Đề KTCL HK1 Văn 12 - THPT TX Sa Đéc 2012-2013 (kèm đáp án)
lượt xem 5
download
Để phục vụ cho công tác giảng dạy và làm bài thi tốt mời thầy cô và các bạn học sinh 12 tham khảo đề kiểm tra chất lượng học kỳ 1 môn Văn lớp 12 của trường THPT TX Sa Đéc năm 2013.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề KTCL HK1 Văn 12 - THPT TX Sa Đéc 2012-2013 (kèm đáp án)
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I ĐỒNG THÁP Năm học:2012 -2013 Môn thi: Ngữ văn – Lớp 12 Thời gian: 120 phút ( không kể thời gian phát đề) Ngày thi: 11/12/2012 ĐỀ ĐỀ XUẤT ( Đề gồm có 01 trang) Đơn vị ra đề: Trường THPT TX Sa Đéc I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5.0 điểm) Câu 1.(2.0 điểm) Thanh Thảo đã lấy câu thơ được coi là di chúc của Lor-ca khi tiên cảm về cái chết làm đề từ cho bài thơ “ Đàn ghi-ta của Lor-ca” của mình. Anh (chị) hãy ghi lại chính xác câu thơ đề từ đó và nêu ý nghĩa? Câu 2. (3.0 điểm) “Sống trong đời sống Cần có một tấm lòng Để làm gì em biết không?” ( Để gió cuốn đi -Trịnh Công Sơn) Lời bài hát trên gợi cho anh/chị suy nghĩ gì? II. PHẦN RIÊNG – PHẦN TỰ CHỌN (5.0 điểm) Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu ( câu 3a hoặc 3b) Câu 3a. Theo chương trình chuẩn (5.0 điểm) Cảm nhận của anh (chị) về đoạn thơ sau: Trong anh và em hôm nay Đều có một phần Đất Nước Khi hai đứa cầm tay Đất Nước trong chúng ta hài hòa nồng thắm Khi chúng ta cầm tay mọi người Đất Nước vẹn tròn, to lớn Mai này con ta lớn lên Con sẽ mang Đất Nước đi xa Đến những tháng ngày mơ mộng Em ơi em, Đất Nước là máu xương của mình Phải biết gắn bó và san sẻ Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở Làm nên Đất Nước muôn đời… (Đất Nước, trích trường ca Mặt đường khát vọng, Nguyễn Khoa Điềm Ngữ văn 12, tập Một, Nxb Giáo dục,2008) Câu 3b. Theo chương trình nâng cao (5.0 điểm) Cảm nhận của anh (chị) về vẻ đẹp của dòng sông Hương ( đoạn từ thượng nguồn đến thành phố Huế) qua bài bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” ( Hoàng Phủ Ngọc Tường).HẾT.
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I ĐỒNG THÁP Năm học:2012 -2013 Môn thi: Ngữ văn – Lớp 12 HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ ĐỀ XUẤT (Hướng dẫn chấm gồm có 04 trang) Đơn vị ra đề: Trường THPT TX Sa Đéc. A. MA TRẬN Chủ đề Mức độ Tổng số Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Câu Điểm Văn học 1.0 1.0 01 2.0 Làm văn (NLXH) 1.5 1.0 0.5 01 3.0 Làm văn (NLVH) 2.5 1.0 1.5 01 5.0 Tổng số điểm 5.0 3.0 2.0 03 10.0 B.Hướng dẫn chấm: Câu Ý Nội dung Điểm Câu 1 a * Câu thơ đề từ: (2.0đ) “ khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn” 1,0 b * Ý nghĩa của lời đề từ: - Tình yêu say đắm của Lorca với nghệ thuật. 0,25 - Tình yêu tha thiết của Lorca với đất nước Tây Ban Nha. 0,25 - là lời nhắn gửi: cần biết quên nghệ thuật của ông để tìm 0,25 hướng đi mới ( cần biết sáng tạo để đem đến cái mới cho nghệ thuật). Câu thơ gợi nguồn cảm hứng cho Thanh Thảo viết về 0,25 Lorca và là chìa khóa mở cửa cho người đọc đi vào tác phẩm. Câu 2 Yêu cầu về kĩ năng: (3.0 đ) Biết cách làm bài văn nghị luận XH. Bài viết phải có bố cục hợp lí; diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. Yêu cầu về kiến thức: HS có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng lí lẽ và dẫn chứng phải hợp lí, cơ bản đáp ứng được các ý chính sau: MB * Giới thiệu vấn đề nghị luận 0,5 TB * Giải thích: 0,5 - Tấm lòng: là những tình cảm chân thành và cao đẹp mà mỗi người dành cho gia đình, cho những người xung quanh, cho XH, cho đất nước… Tình cảm đó có thể là tình yêu thương, sự sẻ chia, đồng cảm, trân trọng, cống hiến, sự hi sinh. - Người có tấm lòng là người nhân hậu, dễ rung động, là người biết sống vì người khác, sẵn sàng hành động vì người khác, đem lại hạnh phúc cho người khác. Ý nghĩa: Trong cuộc sống mỗi người cần có tấm lòng chân
- thành để đem lại hạnh phúc cho mình và cho mọi người. * Bàn luận: 1,0 - Tấm lòng là biểu hiện của bản chất người, có tấm lòng để xứng đáng là NGƯỜI, để được là NGƯỜI. - Đất nước, xã hội và từng cá nhân luôn cần đến những con người biết yêu thương và quan tâm đến cộng đồng, biết sống vì mọi người, biết dâng hiến, trao tặng, biết đem niềm vui, hạnh phúc cho người khác. - Khi đó cuộc sống của mỗi người sẽ trở nên ấm áp, hạnh phúc, con người mới khẳng định được ý nghĩa tồn tại của cá nhân. - Nếu thiếu đi một tấm lòng tức là sống ích kỉ, vô cảm, chỉ biết hưởng thụ cá nhân thì cuộc sống sẽ trở nên đơn điệu, nhàm chán, vô nghĩa… - Cần biểu dương những tấm lòng và phê phán lối sống vô tâm, vô cảm, thiếu trách nhiệm với gia đình và xã hội. (Dẫn chứng: các phong trào Hiến máu nhân đạo, Trái tim cho em…) * Bài học nhận thức và hành động: 0,5 - Sống trong đời sống/Cần có một tấm lòng: là lời nhắc nhở, nhắn nhủ bình dị mà sâu sắc đến tất cả mọi người, giúp mỗi người luôn trau dồi đạo đức, nhân cách để biết yêu thương và được yêu thương, góp phần tạo nên một xã hội tốt đẹp, đem lại hạnh phúc cho tất cả mọi người. - Cần có ước vọng, mục tiêu phấn đấu và hành động trong thực tiễn để thực sự là một tấm lòng trong những tấm lòng giữa cộng đồng. KB * Khẳng định lại vấn đề nghị luận 0,5 * Lưu ý: - Nếu học sinh có những suy nghĩ riêng mà hợp lí thì v ẫn chấp nhận - Chỉ cho điểm tối đa với những bài làm đạt yêu cầu về kĩ năng và kiến thức Câu 3a Yêu cầu về kĩ năng (5.0 đ) Biết cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dung từ, ngữ pháp. Yêu cầu về kiến thức Trên cơ sở những hiểu biết về nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm và đoạn trích Đất Nước, có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần làm rõ được các ý cơ bản sau đây: MB - Nêu được vấn đề cần nghị luận 0,5 TB - Cảm nhận chung về đoạn thơ: 0,5 Đoạn thơ vừa mang yếu tố triết lí, chính luận vừa đậm đà chất trữ tình. Đất Nước là sự gắn bó giữa cái riêng và cái chung, giữa cá nhân và cộng đồng, giữa thế hệ này với thế hệ khác trách nhiệm đối với Đất Nước
- - Cảm nhận cụ thể: 3,0 + Đất Nước hiện hữu trong máu thịt của mỗi người, trong vóc dáng, tiếng nói, tình cảm của mọi người Việt Nam. + Đất Nước là sự hòa quyện của tình yêu đôi lứa với tình cảm cộng đồng Tình yêu đất nước. + Trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với đất nước: Đất Nước là máu xương của mình, là sinh mệnh của mỗi người nên cần thiết phải có ý thức và trách nhiệm giữ gìn, bảo vệ Phải biết: gắn bó (yêu quý), san sẻ (cống hiến), hóa thân (hi sinh) Đất Nước bền vững muôn đời 0,5 - Nghệ thuật: + Thể thơ tự do linh hoạt biểu thị cho tiếng nói đối thoại giữa anh và em nhưng thực chất là lới tự nhủ chân thành của nhà thơ. + Từ Đất Nước được viết hoa, được lặp lại: sự tôn kính thiêng liêng đối với đất nước. - Đánh giá chung: 0,5 + Đoạn thơ nói riêng, đoạn trích nói chung đã góp phần vào đề tài Đất Nước trong thơ ca Việt Nam thời kháng chiến một tứ thơ rất đẹp, thấm đẫm dư ba:thể hiện niềm tin vào tương lai Đất Nước. + Đoạn thơ mang tính chính luận, chất trữ tình, hàm ẩn Câu 3b tính công dân trong thời đại mới. Giọng thơ tâm tình ngọt (5.0 đ) ngào, tứ thơ dạt dào, giàu cảm xúc, sáng tạo về ngôn từ hình ảnh thể hiện một hồn thơ giàu chất suy tư… Yêu cầu về kĩ năng Biết cách làm bài văn nghị luận về một tác phẩm văn xuôi, trình bày những suy nghĩ riêng về một hình tượng nhân vật. Bài viết phải có kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. Yêu cầu về kiến thức Trên cơ sở hiểu biết về Hoàng Phủ Ngọc Tường và bài bút kí “ Ai đã đặt tên cho dòng sông?” thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần nêu bật được các ý cơ bản sau: MB - Nêu được vấn đề cần nghị luận 0,5 - Cảm nhận chung: Ai đã đặt tên cho dòng sông? là bài bút 0,5 kí đặc sắc, thể hiện phong cách tài hoa, uyên bác, giàu chất thơ của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Bài kí đã ca ngợi vẻ đẹp của dòng sông Hương như một biểu tượng của Huế. - Cảm nhận cụ thể về vẻ đẹp của dòng sông Hương: 3,0 + Vẻ đẹp của dòng sông được phát hiện ở cảnh sắc thiên nhiên rất đa dạng: Lúc ở rừng già: phóng khoáng và man dại, rầm rộ và mãnh liệt như “ một bản trường ca của rừng già”. Khi ra khỏi rừng: dịu dàng và trí tuệ của “ người mẹ phù
- sa”. Lúc qua hai dãi đồi sừng sững như thành quách: dòng sông mềm như tấm lụa, với vẻ đẹp biến ảo “ sớm xanh, trưa vàng, chiều tím”. Khi qua vùng ngoại ô Kim Long: vui tươi hẳn lên. Khi đến thành phố: uốn một cánh cung rất nhẹ làm cho dòng sông mềm hẳn đi và trôi đi chậm,thật chậm như một mặt hồ yên tĩnh. Dòng sông trữ tình, êm ả, hiền hòa như một thiếu nữ dịu dàng và duyên dáng. + Vẻ đẹp của dòng sông được miêu tả bằng một tình yêu say đắm với Huế, với một vốn văn hóa phong phú và một vốn ngôn ngữ giàu có, đậm chất thơ của tác giả. - Cảm nhận của cá nhân: ( trình bày những suy nghĩ, tình 0,5 cảm riêng của cá nhân về vẻ đẹp của dòng sông) KB Đánh giá chung 0,5 Lưu ý: Chỉ cho điểm tối đa đối với những bài làm đạt cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức - HẾT-
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề KTCL HK1 Văn 12 - THPT Lai Vung 2 (2012-2013) -Kèm đáp án
5 p | 71 | 9
-
Đề KTCL HK1 Văn 12 - THPT Thanh Bình 1 (2012-2013) - Kèm đáp án
5 p | 150 | 9
-
Đề KTCL HK1 Văn 12 - THPT Nguyễn Đình Chiểu 2012-2013 (kèm đáp án)
7 p | 106 | 5
-
Đề KTCL HK1 Văn 12 - THPT Tháp Mười 2012-2013 (kèm đáp án)
7 p | 89 | 5
-
Đề KTCL HK1 Văn 12 - THPT Đỗ Công Tường 2012-2013 (kèm đáp án)
4 p | 95 | 5
-
Đề KTCL HK1 Văn 12 - THPT Hòa Bình 2012-2013 (kèm đáp án)
5 p | 101 | 4
-
Đề KTCL HK1 Văn 12 - THPT Thanh Bình 2 (2012-2013) - Kèm đáp án
5 p | 64 | 4
-
Đề KTCL HK1 Văn 12 - THPT Cao Lãnh 1 (2012-2013) - Kèm đáp án
7 p | 61 | 4
-
Đề KTCL HK1 Văn 12 - THPT Nguyễn Văn Khải 2012-2013 (kèm đáp án)
4 p | 55 | 4
-
Đề KTCL HK1 Văn 12 - THPT Long Khánh A (2012-2013) - Kèm đáp án
5 p | 64 | 4
-
Đề KTCL HK1 Văn 12 - THPT Hồng Ngự 3 (2012-2013) - Kèm đáp án
4 p | 62 | 4
-
Đề KTCL HK1 Văn 12 - THPT Châu Thành 1 (2012-2013) - Kèm đáp án
5 p | 48 | 3
-
Đề KTCL HK1 Văn 12 - THPT Lấp Vò 1 (2012-2013) - Kèm đáp án
6 p | 57 | 3
-
Đề KTCL HK1 Văn 12 - THPT Phú Điền 2012-2013 (kèm đáp án)
6 p | 59 | 3
-
Đề KTCL HK1 Văn 12 - THPT Thiên Hộ Dương 2012-2013 (kèm đáp án)
5 p | 50 | 2
-
Đề KTCL HK1 Văn 12 - THPT Thống Linh 1 (2012-2013) - Kèm đáp án
7 p | 45 | 2
-
Đề KTCL HK1 Văn 12 - THPT Nha Mân 2012-2013 (kèm đáp án)
3 p | 78 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn