intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề KTCL HK1 Văn 12 - THPT Lấp Vò 1 (2012-2013) - Kèm đáp án

Chia sẻ: Nguyen Nha Linh | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:6

58
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm chuẩn bị kiến thức cho kì thi kết thúc học kì 1 mời các bạn tham khảo đề kiểm tra chất lượng học kỳ 1 môn Văn lớp 12 của trường THPT Lấp Vò 1.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề KTCL HK1 Văn 12 - THPT Lấp Vò 1 (2012-2013) - Kèm đáp án

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I ĐỒNG THÁP Năm học : 2012-2013 ------------------ Môn thi : Ngữ Văn – Lớp 12 Thời gian: 120 phút (không kể thời gian phát đề) Ngày thi: 11/12/1012 ĐỀ THAM KHẢO (Đề thi gồm có 01 trang) Trường THPT Lấp Vò 1 I.PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH: (4 điểm) Câu 1: (2 điểm) Viết câu thơ lời đề từ trong tác phẩm “Đàn ghi ta của Lorca” và cho biết ý nghĩa của câu thơ ấy? Câu 2: (2 điểm) Viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay. II.PHẦN RIÊNG: (6 điểm) Thí sinh được chọn một trong hai câu (Câu 3.a hoặc 3.b) Câu 3.a: Chương trình chuẩn ( 6 điểm) Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau trong bài Tây Tiến – Quang Dũng: “Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc, Quân xanh màu lá dữ oai hùm Mắt trừng gửi mộng qua biên giới Đêm mơ Hà nội dáng kiều thơm Rải rác biên cương mồ viễn xứ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh Áo bào thay chiếu anh về đất Sông Mã gầm lên khúc độc hành” (Theo sách Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục. 2008) Câu 3.b: Chương trình Nâng cao ( 6 điểm) Phân tích hình tượng con sông Hương qua bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông” của Hoàng Phủ Ngọc Tường để thấy được phong cách nghệ thuật độc đáo của tác giả. (Theo sách Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục. 2008). Hết
  2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I ĐỒNG THÁP Năm học : 2012-2013 ------------------ Môn thi : Ngữ Văn – Lớp 12 Thời gian: 120 phút Ngày thi: 11/12/1012 A.Ma trận: Mức độ Tổng số Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng câu Điểm Văn học 1.0 1.0 1 2.0 NLXH 1.0 1.0 1.0 1 2.0 NLVH 3.0 1.0 1.0 1 6.0 Tổng số điểm 5.0 3.0 2.0 3 10 B.HƯỚNG DẪN CHẤM I.Hướng dẫn chấm chung: -Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh đếm ý cho điểm. -Giám khảo cần chủ động linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm, nên sử dụng nhiều mức điểm, không quá khắc khe với mức điểm 9, 10. Cần trân trọng bài làm có tính sáng tạo, có cách diễn đạt riêng. -Nếu thí sinh làm bài theo cách riêng nhưng đáp ứng được những yêu cầu cơ bản của đề bài, giám khảo vẫn cho đạt số điểm tương ứng. -Bài chấm đến 0.25 điểm. Điểm toàn bài quy tròn đến một số thập phân (5.25 = 5.5, 7.75 = 8.0) II.Đáp án và thang điểm Câu ĐÁP ÁN Điể m Câu 1 Câu thơ lời đề từ trong bài “Đàn ghi ta của Lorca” : 1.0 Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn Ý nghĩa: 1.0 -Là người nghệ sĩ say mê sáng tạo. -Muốn thế hệ sau phải dũng cảm vượt qua những chừng mực để sáng tạo những đỉnh cao nghệ thuật mới. Câu 2 a. Yêu cầu về kĩ năng -Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội (hiện tượng đời sống). -Có luận điểm, luận cứ rõ ràng -Bố cục chặt chẽ, diễn đạt rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. b. Yêu cầu về kiến thức Làm rõ hiện tượng: “Tình trạng ô nhiễm môi trường sống”.
  3. Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau; Mở bài : 0.5 Nêu được vấn đề nghị luận Thân bài: -Tình trạng ô nhiễm môi trường sống hiện nay ( thực trạng ): chất 0.5 thải công nghiệp, động cơ xe xe ô tô, xe máy các loại làm vẩn đục bầu không khí. Các ngành nghề thủ công, dùng túi ni lông, lượng rác thải nhiều,.. -Nguyên nhân của Tình trạng ô nhiễm môi trường : 0.5 + Khách quan : CNH, HĐH phát triển, dân số tăng, điều kiện tự nhiên, tài nguyên cạn kiệt… + Chủ quan : con người thiếu ý thức, khai thác rừng bừa bãi, nhà nước quản lí chưa nghiêm,.. -Những hậu quả : làm ảnh hưởng sức khoẻ, tuổi thọ người dân giảm 0.5 sút, góp phần lớn trì trệ sự phát triển hoà nhập của đất nước. -Giải pháp khắc phục : 0.5 + Phê phán những việc làm ảnh hưởng tới môi trường + Thường xuyên tuyên truyền việc giữ gìn môi trường + Thông điệp đến với tất cả mọi người : “Bảo vệ môi trường là bảo vệ chính bạn” + Xử lí triệt để những hành vi làm ảnh hưởng môi trường sống Kết bài : 0.5 Đánh giá chung Lưu ý: - Điểm trừ tối đa đối với bài viết không đảm bài bố cục bài văn nghị luận là 3,0 điểm. - Điểm trừ tối đa với những bài làm mắc nhiều lỗi lập luận là 2,0 điểm. - Điểm trừ tối đa đối với bài viết có nhiều lỗi diễn đạt, chính tả là 1,0 điểm. PHẦN RIÊNG – PHẦN TỰ CHỌN Câu a. Yêu cầu về kĩ năng 3.a -Biết cách làm bài văn nghị luận về bài thơ, đoạn thơ -Có luận điểm, luận cứ rõ ràng -Bố cục chặt chẽ, diễn đạt rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp b. Yêu cầu về kiến thức : Trên cơ sở những hiểu biết về tác giả Quang Dũng và bài thơ “Tây Tiến”, Học sinh phát hiện và phân tích những đặc sắc nghệ thuật để làm nổi bật hình ảnh người lính Tây Tiến. Thí sinh làm nhiều cách miễn sau làm rõ các ý sau:
  4. A. Mở bài : 0,5 -Giới thiệu về tác giả, tác phẩm. -Giới thiệu về đoạn trích. B. Thân bài: - Vẻ đẹp hào hùng: 2.0 + Trong cuộc trường chinh gian khổ: người lính ở đây là những trí thức, học sinh, sinh viên xuất thân Hà Nội, chưa quen với gian lao, lại phải ném vào cuộc hành quân dài ngày, địa hình hiểm trở, khắc nghiệt, phải đối mặt với cái chết từ nhiều phía. +Dáng vẻ dữ dội khác thường của người lính (chú ý một số hình ảnh: đoàn binh không mọc tóc, xanh màu lá, dữ oai hùm, mắt trừng…) + Lí tưởng chiến đấu cao đẹp và tinh thần hi sinh cho Tổ quốc (đi sâu phân tích các hình ảnh: những nấm mồ viễn xứ, chẳng tiếc đời xanh, âm thanh trầm hùng của sông Mã đưa tiễn những người con hi sinh về đất mẹ. - Vẻ đẹp hào hoa, lãng mạn: 1.0 + Vẻ đẹp của tình người: gian khổ, ác liệt, hi sinh, người lính ở đây vẫn là những con người mơ mộng, lãng mạn, (dáng kiều thơm của cô gái Hà thành). + Tâm hồn lạc quan, yêu đời, nguyện dấn thân vào cuộc chiến đấu được thể hiện qua quan niệm lãng mạn về người anh hùng (coi cái chết nhẹ tựa lông hồng). - Nghệ thuật của ngòi bút Quang Dũng trong khắc hoạ hình 1.0 tượng người lính: + Hình ảnh đặc sắc (đoàn binh không mọc tóc, xanh màu lá, giữ oai hùm), ngôn từ mới lạ và sự kết hợp của các từ cổ với các từ ngữ dân dã, đời thường (biên cương, viễn xứ, kiều thơm, chiếu, đất, bỏ quên đời) tạo được vẻ cứng cỏi ngang tàng của người lính gần với các tráng sĩ trong văn học cổ mà vẫn hiện đại. + Bút pháp hiện thực đan xen bút pháp lãng mạn, thủ pháp đối lập - tạo nên vẻ lãng mạn, bay bổng của người lính mà vẫn rất chân thực, tạo âm hưởng bi tráng cho bài thơ. C.Kết bài : 0,5 -Thành công trong việc khắc hoạ hình tượng ngời lính xuất thân Hà Nội đã làm hoàn thiện gương mặt người lính kháng chiến chống Pháp năm xưa, đặt Tây Tiến vào vị trí không thể thay thế trong thơ ca về đề tài người lính. - Sự tài hoa, tấm lòng xúc động chân thành của Quang Dũng đã dựng nên tượng đài bất tử về người lính vô danh trong cuộc chiến đấu hi sinh cho Tổ quốc. Lưu ý: Cho trọn điểm khi bài làm đạt cả hai yêu cầu về kĩ năng và kiến thức Điểm tối đa cho những bài diễn xuôi (đúng) là : 2,5 đ
  5. Điểm tối đa cho những bài suy diễn gán ghép chưa phù hợp là : 1,0 đ Câu a. Yêu cầu về kĩ năng 3.b -Biết cách làm bài văn nghị luận văn học, phân tích tác phẩm tự sự. -Có luận điểm, luận cứ rõ ràng -Bố cục chặt chẽ, diễn đạt rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp b. Yêu cầu về kiến thức : Trên cơ sở những hiểu biết về tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường và bài bút kí “Ai đã dặt tên cho dòng sông”, Học sinh phát hiện và phân tích những đặc sắc nghệ thuật để làm rõ về hình tượng sông Hương ở các góc độ. Thí sinh làm nhiều cách miễn sau làm rõ các ý sau: A. Mở bài : 0,5 -Giới thiệu về tác giả, tác phẩm. -Giới thiệu về đoạn trích B. Thân bài: -Dòng sông địa lí: 2.5 +Vẻ đẹp của Sông Hương ở thượng nguồn: Sông Hương - “bản trường ca của rừng già” +Vẻ đẹp của Sông Hương ở đồng bằng: Sông Hương được thay đổi về tính cách “mang một sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ”. Cảnh đẹp như bức tranh. +Vẻ đẹp của Sông Hương ở thành phố Huế: dòng chảy thực chậm như điệu slow tình cảm dành cho Huế, uốn một cánh cung thật mềm như tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu. Sông Hương không muốn xa thành phố “Nó đột ngột đổi dòng rẽ ngặt sang hướng Đông Tây để gặp lại thành phố ở góc Bao Vinh”->là nỗi vương vấn, cả một chút lẳng lơ kín đáo của tình yêu. - Dòng sông lịch sử: chứng nhân lịch sử 0.5 - Dòng sông văn hoá, thi ca: gắn bó với kinh thành Huế, với văn 0.5 hoá dân gian xứ Huế và những nghệ sĩ. - Dòng sông đời thường: là một người con gái dịu dàng của đất 0.5 nước. - Nghệ thuật: 1.0 +Sự liên tưởng, tưởng tượng phong phú cộng với sự uyên bác về các phương diện địa lí, lịch sử, văn hóa, nghệ thuật đã tạo nên áng văn đặc sắc này. +Ngôn ngữ phong phú, giàu hình ảnh, bộc lộ cảm xúc, sử dụng nhiều biện pháp tu từ như so sánh, ẩn dụ, nhân hóa. +Có sự kết hợp hài hòa giữa cảm xúc và trí tuệ, chủ quan và khách
  6. quan. Chủ quan là sự trải nghiệm của bản thân. Khách quan là đối tượng miêu tả - dòng sông Hương. C.Kết bài : 0,5 -Vẻ đẹp về con sông của quê hương đất nước -Tình yêu quê hương và niềm tự hào của tác giả. Lưu ý: Cho trọn điểm khi bài làm đạt cả hai yêu cầu về kĩ năng và kiến thức Điểm tối đa cho những bài diễn xuôi (đúng) là: 2,5 đ Điểm tối đa cho những bài suy diễn gán ghép chưa phù hợp là: 1,0 đ Giáo viên : Đào Minh Trung Trường THPT Lấp Vò 1
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2