intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề KTCL HK1 Văn 12 - THPT Thanh Bình 2 (2012-2013) - Kèm đáp án

Chia sẻ: Nguyen Nha Linh | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:5

65
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề kiểm tra chất lượng học kỳ 1 môn Văn lớp 12 của trường THPT Thanh Bình 2 là tư liệu tham khảo hữu ích dành cho các bạn học sinh lớp 12 để chuẩn bị bước vào kỳ thi cuối kì 1 sắp tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề KTCL HK1 Văn 12 - THPT Thanh Bình 2 (2012-2013) - Kèm đáp án

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I ĐỒNG THÁP Năm học: 2012-2013 Môn thi: NGỮ VĂN- Lớp 12 Thời gian: 120 phút (không kể thời gian phát đề) Ngày thi: 10/12/2012 ĐỀ ĐỀ XUẤT (Đề gồm có 01 trang) Đơn vị ra đề: THPT Thanh Bình 2 I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm) Câu 1: (2,0 điểm) Trong bài thơ Đàn ghi ta của Lor- ca của nhà thơ Thanh Thảo, những dòng thơ nào tái hiện di chúc của thiên tài Lor- ca ? Qua đó, anh (chị) hãy cho biết những ý nghĩa trong lời di chúc của Lor- ca. Câu 2: (3,0 điểm) Đức Phật dạy : “Giọt nước chỉ hòa vào biển cả mới không cạn mà thôi.” Viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về lời dạy trên. II. PHẦN RIÊNG – PHẦN TỰ CHỌN ( 5,0 điểm ) Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu ( câu 3a hoặc câu 3b) Câu 3.a. Theo chương trình Chuẩn (5,0 điểm) Trong đoạn trích Đất Nước (trích trường ca Mặt đường khát vọng), Nguyễn Khoa Điềm viết: Trong anh và em hôm nay Đều có một phần Đất Nước Khi hai đứa cầm tay Đất Nước trong chúng ta hài hòa nồng thắm Khi chúng ta cầm tay mọi người Đất Nước vẹn tròn, to lớn Mai này con ta lớn lên Con sẽ mang Đất Nước đi xa Đến những tháng ngày mơ mộng Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình Phải biết gắn bó và san sẻ Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở Làm nên Đất Nước muôn đời…” (Ngữ văn 12, tập một, tr. 119, NXB Giáo dục- 2008) Anh (chị) hãy phân tích đoạn thơ trên. Câu 3.b. Theo chương trình Nâng cao (5,0 điểm) Phân tích vẻ đẹp của hình tượng sông Hương trong tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông? của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường (phần trích trong Ngữ văn 12 Nâng cao, Tập một, tr. 177, NXB Giáo dục – 2008). . HẾT.
  2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I ĐỒNG THÁP Năm học: 2012-2013 Môn thi: NGỮ VĂN – Lớp 12 HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ ĐỀ XUẤT (Hướng dẫn chấm gồm có 04 trang) Đơn vị ra đề: THPT Thanh Bình 2 MA TRẬN Cấp độ Biết Hiểu Vận dụng Tổng Chủ điểm cộng Câu hỏi kiến thức văn - Tái hiện kiến thức - Giải thích học - Ý nghĩa Số câu: 1 Số điểm: 2,0 1,0 1,0 2,0 Nghị luận - Nêu vấn đề - Phân tích – chứng - Đánh giá – xã hội - Giải thích minh mở rộng - Bố cục - Rút bài học nhận thức và hành động Số câu: 1 Số điểm: 3 1,0 1,0 1,0 3,0 Nghị luận - Nêu vấn đề - Phân tích các luân văn học -Giới thiệu tác giả, tác điểm - Đánh giá – phẩm. mở rông vấn - Giải thích đề - Bố cục rõ - Rút bài học - Thuộc dẫn chứng. v.v… Số câu: 1 Số điểm: 5,0 3,0 1,0 1,0 5,0 Tổng cộng: Số câu: 2 5,0 – 50% 3.0 – 30% 2,0- 20% 10,0 Số điểm: 10 I. Hướng dẫn chung - Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của Hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh; tránh đếm ý cho điểm. - Giám khảo cần chủ động linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm, nên sử dụng nhiều mức điểm, đặc biệt không quá khắt khe đối với các mức điểm khá giỏi. Chú ý khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo.
  3. - Nếu thí sinh làm bài theo cách riêng nhưng đáp ứng yêu cầu cơ bản của đề bài, giám khảo vẫn cho đủ điểm. - Điểm từng câu cho đến 0,25- không làm tròn số. Sauk hi cộng điểm toàn bài, làm tròn đến 0,5 (lẻ 0,25 làm tròn đến 0,5; lẻ 0,75 làm tròn thành 1,0 điểm). II. Đáp án và thang điểm Câu Nội dung yêu cầu Điểm I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm) Câu 1 Trong bài thơ Đàn ghi ta của Lor- ca của nhà thơ Thanh Thảo, (2,0 đ) những dòng thơ nào tái hiện di chúc của thiên tài Lor- ca ? Qua đó, anh (chị) hãy cho biết những ý nghĩa trong lời di chúc của Lor- ca. Những dòng thơ tái hiện di chúc của thiên tài Lor- ca : 1,0 - Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn - Không ai chôn cất tiếng đàn Lời di chúc của Lor- ca những ý nghĩa: 1,0 - Tình yêu say đắm, tha thiết của Lor- ca đối với nghệ thuật và xứ sở Tây Ban cầm. - Nhà thơ cách tân là Lor- ca biết thơ của mình một ngày nào đó sẽ án ngữ, ngăn cản những người sau trong sáng tạo nghệ thuật nên đã dặn lại cần phải biết chôn nghệ thuật của ông, phải biết vượt qua ông để đi tới. Câu 2 Đức Phật dạy : “ Giọt nước chỉ hòa vào biển cả mới không cạn (3,0 đ) mà thôi.” Viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về lời dạy trên. a. Yêu cầu về kỹ năng Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội; bài viết có kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi về chính tả, dùng từ và ngữ pháp. b. Yêu cầu về kiến thức Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng lý lẽ và dẫn chứng phải hợp lý, cần làm rõ được các ý sau: - Nêu được vấn đề cần nghị luận: lời dạy của Đức Phật “Giọt nước 0,50 chỉ hòa vào biển cả mới không cạn mà thôi.” - Giải thích: 0,50 + Giọt nước mắt nhỏ bé kia rất dễ bị khô cạn khi tồn tại đơn lẻ, chỉ khi hòa mình vào biển cả nó mới trường tồn. + Lời dạy của Đức Phật nêu lên mối tương quan giữa cá nhân và tập thể. - Bàn luận: 1,00 + Sự tồn tại của cá nhân chỉ thực sự có ý nghĩa khi hòa nhập vào cộng đồng. Mỗi người phải hòa đồng với tập thể, cùng chia sẻ trách nhiệm, cùng chung vai, góp sức với mọi người.
  4. + Cá nhân tách rời với tập thể, tách rời cộng đồng, sẽ cạn khô, biến mất như giọt nước khi tách rời biển cả. - Bài học nhận thức và hành động: 1,00 + Cá nhân và tập thể có mối quan hệ sâu sắc không thể tách rời + Phải có ý thức đoàn kết; có trách nhiệm với tập thể; tránh những suy nghĩ hẹp hòi, những hành động mang tính cá nhân chủ nghĩa,… + Liên hệ bản thân Lưu ý: Nếu thí sinh có kỹ năng làm bài tốt nhưng chỉ đi sâu bàn luận vào một vài khía cạnh và có những suy nghĩ riêng, hợp lý thì vẫn đạt điểm tối đa. II. PHẦN RIÊNG – PHẦN TỰ CHỌN (5,0 điểm) Câu 3.a Theo chương trình Chuẩn (5,0 đ) Phân tích đoạn thơ trong đoạn trích Đất Nước (trích trường ca Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm) a. Yêu cầu về kỹ năng Biết cách làm bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. b. Yêu cầu về kiến thức Trên cơ sở những hiểu biết về Nguyễn Khoa Điềm và trường ca Mặt đường khát vọng, phần trích Đất Nước, thí sinh có thể phân tích đoạn thơ theo nhiều cách nhưng cần làm rõ được các ý cơ bản sau: - Nêu được vấn đề cần nghị luận: Đất Nước găn bó thân thiết với 0,50 mỗi con người Việt Nam. - Đất Nước gần gũi và gắn bó thân thiết với mỗi chúng ta 075 - Mở rộng ý thơ từ hai đứa đến mọi người; khẳng định sự hài hòa, 075 thống nhất riêng chung giữa tình yêu đôi lứa và tình yêu quê hương Đất Nước; khẳng định sự đoàn kết, yêu thương để tạo nên sức mạnh Việt Nam. - Mở rộng ý thơ từ “hôm nay” đến “ngày mai” và “muôn đời”…Tác 075 giả nhắn nhủ, kỳ vọng vào trí tuệ và bản lĩnh của thế hệ tương lai trên hành trình xây dựng Đất Nước. - Tác giả kêu gọi ý thức trách nhiệm của mỗi chúng ta: gắn bó, san 075 sẻ, hóa thân để làm nên Đất Nước muôn đời, trường tồn với thời gian. - Nghệ thuật: 1,00 + Từ Đất Nước được viết hoa, trở thành “mĩ tự” gợi không khí cao cả, thiêng liêng và biểu lộ cảm xúc yêu mến, tự hào về Đất Nước. + Cấu trúc đoạn thơ Khi hai đứa…to lớn cân xứng hài hòa; giọng điệu tâm tình ngọt ngào Em ơi em; điệp ngữ Phải biết như mệnh lệnh - Đánh giá chung về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ 0,50 + Đoạn thơ nói riêng, phần trích nói chung góp phần vào đề tài Đất Nước trong thơ ca Việt Nam thời kháng chiến một tứ thơ đẹp, thấm đẫm dư ba + Đoạn thơ mang tính chính luận, trữ tình.
  5. + Giọng thơ tâm tình ngọt ngào, ngôn từ giàu hình ảnh, giàu cảm xúc, … Câu 3.b Theo chương trình Nâng cao Phân tích vẻ đẹp của hình tượng sông Hương trong tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông? của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường a. Yêu cầu về kỹ năng Biết cách làm bài nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi; biết cách phân tích một hình tượng văn học. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. b. Yêu cầu về kiến thức Trên cơ sở những hiểu biết về nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường và tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông?, thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần làm rõ được các ý cơ bản sau: - Nêu được vấn đề cần nghị luận 0,50 - Vẻ đẹp phát hiện ở cảnh sắc thiên nhiên: sông Hương là một công 1,25 trình tuyệt vời của tạo hóa. - Vẻ đẹp nhìn từ góc độ văn hóa: sông Hương là dòng sông của âm 0,75 nhạc, của thơ ca,… - Vẻ đẹp nhìn từ góc độ lịch sử: sông Hương là dòng sông của 0,75 những chiến công hiển hách. - Vẻ đẹp trong trí tưởng tượng của tác giả: sông Hương đẹp như 1,25 một thiếu nữ Huế tài hoa, dịu dàng, đa tình…Sông Hương càng đáng yêu, quến rũ hơn khi gắn liền với cái tôi của Hoàng Phủ Ngọc Tường – tài hoa, uyên bác, giàu tình cảm và trí tưởng tượng lãng mạn, say mê cái đẹp của thiên nhiên. - Đáng giá chung về giá trị của hình tượng 0,50 Lưu ý: - Thí sinh có thể bám theo bố cục tác phẩm để phân tích vẻ đẹp của hình tượng sông Hương qua từng đoạn: ở thượng nguồn; qua đồng bằng Châu Hóa; qua kinh thành Huế,…nhưng vẫn phải đảm bảo được các ý cơ bản trên. - Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được cả yêu cầu về kỹ năng và kiến thức. - Hết-
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
17=>2