intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề KTCL HK1 Văn 12 - THPT Phú Điền 2012-2013 (kèm đáp án)

Chia sẻ: Nguyen Nha Linh | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:6

60
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo đề kiểm tra chất lượng học kỳ 1 môn Văn lớp 12 của trường THPT Phú Điền giúp cho các bạn học sinh lớp 12 có thêm tài liệu ôn tập, chuẩn bị cho kỳ thi sắp tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề KTCL HK1 Văn 12 - THPT Phú Điền 2012-2013 (kèm đáp án)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I ĐỒNG THÁP Năm học: 2012-2013 Môn thi: NGỮ VĂN- Lớp 12 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề) Ngày thi: 11/12/2012 ĐỀ ĐỀ XUẤT (Đề gồm có 01 trang) Đơn vị ra đề: THPT Phú Điền I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Anh (chị) hãy giải thích y nghĩa nhan đề và lời đề t ừ bài th ơ “ Đàn ghi ta của Lor- ca” của nhà thơ Thanh Thảo. Câu 2: (3,0 điểm) Anh/chị hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) bàn luận v ề câu nói n ổi tiếng của nhà bác học I. Newton: “Những điều chúng ta biết chỉ là một giọt nước. Những gì chúng ta chưa biết là cả đại dương” II. PHẦN RIÊNG – PHẦN TỰ CHỌN (5,0 điểm) Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu 3.a hoặc câu 3.b) Câu 3.a. Theo chương trình Chuẩn (5,0 điểm) Sự cảm nhận mới mẻ về Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm qua đoạn thơ : “ Trong anh và em hôm nay Đều có một phần Đất Nước Khi hai đứa cầm tay Đất Nước trong chúng ta hài hòa nồng thắm Khi chúng ta cầm tay mọi người Đất Nước vẹn tròn, to lớn Mai này con ta lớn lên Con sẽ mang Đất Nước đi xa Đến những tháng ngày mơ mộng Em ơi em Đất nước là máu xương của mình Phải biết gắn bó và san sẻ Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở Làm nên đất Nước muôn đời…” (Đoạn trích Đất Nước - Trích trường ca Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm, tr 119 và 120, Ngữ văn 12 tập 1, NXB giáo dục) Câu 3.b. Theo chương trình Nâng cao (5,0 điểm) Phân tích vẻ đẹp của hình tượng sông Hương trong tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông? Của nhà văn Hồng Phủ Ngọc Tường (phần trích trong Ngữ văn 12 Nâng cao, Tập một, NXB Giáo dục – 2008). HẾT.
  2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I ĐỒNG THÁP Năm học: 2012-2013 Môn thi: NGỮ VĂN – Lớp 12 HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ ĐỀ XUẤT (Hướng dẫn chấm gồm có 05 trang) Đơn vị ra đề: THPT Phú Điền Cấp độ Biết Hiểu Vận dụng Tổng Chủ điểm cộng Câu hỏi kiến - Tái hiện kiến thức - Giải thích thức văn học - Ý nghĩa Số câu: 1 Số điểm: 2,0 1,0 1,0 2,0 Nghị luận - Nêu vấn đề - Phân tích – chứng - Đánh giá – xã hội - Giải thích minh mở rộng - Bố cục - Rút bài học nhận thức và hành động Số câu: 1 Số điểm: 3 1,0 1,0 1,0 3,0 Nghị luận - Nêu vấn đề - Phân tích các luân văn học -Giới thiệu tác giả, tác điểm - Đánh giá – phẩm. mở rông vấn - Giải thích đề - Bố cục rõ - Rút bài học - Thuộc dẫn chứng. v.v… Số câu: 1 Số điểm: 5,0 3,0 1,0 1,0 5,0 Tổng cộng: Số câu: 2 5,0 – 50% 3.0 – 30% 2,0- 20% 10,0 Số điểm: 10 Câu Nội dung yêu cầu Điểm Câu 1 *Nhan đề: (2,0 đ) - Đàn ghi ta là niềm tự hào, là một phần hồn của đất nước Tây 0,5
  3. Ban Nha (nên còn được gọi là Tây Ban cầm). - Đàn ghi ta là biểu tượng cho tình yêu của Lor-ca đối với đ ất 0,5 nước Tây Ban Nha, cho con đường nghệ thuật của tác giả, cho khát vọng cao cả mà Lor-ca nguyện phấn đấu suốt đời. * Lời đề từ: “Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn” - Đây là lời di chúc của Lor-ca bộc lộ tình yêu say đ ắm c ủa Lor- 0,5 ca với nghệ thuật, vớt xứ sở Tây Ban Nha. - Là một nhà cách tân nghệ thuật, Lor-ca biết một ngày nào đó, 0,5 thơ ca của mình sẽ án ngữ, ngăn cản những người đến sau trong sáng tạo nghệ thuật nên ông đã dặn lại những thế hệ sau: Hãy “chôn” nghệ thuật của ông để bước tiếp, để sáng tạo những đỉnh cao nghệ thuật mới. Bàn luận về câu danh ngôn của nhà bác học I. Newton 3,0 Giải thích 0,5 - Những hiểu biết của chúng ta về những gì nhân loại đã khám 0,25 phá cũng chỉ bằng một giọt nước trong đại dương bao la; nghĩa là những điều ta đã biết là vô cùng ít ỏi so v ới nh ững đi ều ta chưa biết. - Sự đối lập giữa điều đã biết “chỉ là một giọt nước” còn nh ững 0,25 Câu 2 điều chưa biết “là cả đại dương” đã tạo thành động lực thôi (3,0 đ) thúc con người khám phá, tìm hiểu về thế giới. Bàn luận 1,5 - Khẳng định ý nghĩa đúng đắn của câu danh ngôn: 0,5 + Khi ta càng học tập, khám phá ra những điều mới mẻ trong đại dương kiến thức bao la của nhân loại thì ta l ại càng th ấy những gì ta biết còn quá nhỏ bé, ít ỏi + Tác dụng tích cực của câu danh ngôn: giúp mỗi người tự nhìn nhận lại mình, để luôn nỗ lực học tập, tích lũy tri thức. 0,5 - Phê phán thái độ tự mãn, tự kiêu. 0,5 - Chứng minh: nêu dẫn chứng trong các lĩnh vực : + Khoa học tự nhiên + Khoa học xã hội Bài học nhận thức và hành động 1,0 - Nhận thức sâu sắc về tác dụng giáo dục của câu danh ngôn đối 0,5 với mỗi người, nhất là các bạn trẻ đang ngồi trên ghế nhà trường 0,5 - Thấy rõ sự cần thiết phải trau dồi đức tính khiêm tốn, không ngừng học tập, rèn luyện. Câu 3a Sự cảm nhận mới mẻ về Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm (5,0đ)
  4. a. Yêu cầu kĩ năng : Biết cách làm bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ, phân tích được những hình ảnh, hình tượng tho trong tác phẩm văn học. Biết vận dụng thao tác phân tích, ch ứng minh …đặc biệt là so sánh . Kết cấu ch ặt ch ẽ, diễn đ ạt l ưu l ốt, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp . b. Yêu cầu về kiến thức : Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần làm rõ các ý sau : - Nêu được vấn đề nghị luận 0,5 - Giới thiệu khái quát sự cảm nhận mới mẻ, độc đáo của 0,5 Nguyễn Khoa Điềm về Đất Nước trong cả đoạn thơ đầu - Đất Nước không phải là những gì xa lạ mà có ngay trong sự 1,0 sống, trong máu thịt của mỗi con người. (Dẫn chứng) - Đất Nước là sự hài hòa, thống nhất giữa riêng và chung, giữa 1,0 cnhân và cđồng. Đó là sự gắn bó giữa số phận cá nhân và vận mệnh chung của cộng đồng, dân tộc . - Đất Nước được gìn giữ, lưu truyền và phát huy qua nhi ều th ế 0,5 hệ- Đất Nước được gìn giữ, lưu truyền và phát huy qua nhiều thế hệ (Dẫn chứng) - Suy ngẫm về trách nhiệm mỗi người đối với Đất Nước : Đất 1,0 Nước là máu xương, là sinh mệnh nên trách nhiệm với Đất Nước trước tiên là trách nhiệm với bản thân. Đồng thời mỗi người phải biết gắn bó, san sẻ và hi sinh để làm nên Đ ất N ước bền vững muôn đời (Dẫn chứng) - Đánh giá chung : Đoạn thơ thể hiện quan niệm cụ thể, gần 0,5 gũi, mới mẻ và độc đáo về Đất Nước cùng lối th ơ tự do nhẹ nhàng, dễ đi vào lòng người… *Lưu ý : Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được yêu cầu cả kĩ năng và kiến thức Câu 3b I. Giới thiệu: tác giả, tác phẩm, vẻ đẹp hình tượng dòng sông 0,5 (5,0 đ) qua bút pháp tài hoa của Hồng Phủ Ngọc Tường. II. NỘI DUNG CHÍNH: (thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng phải đảm bảo những ý chính sau đây) Tác phẩm ca ngợi vẻ đẹp sông hương ở nhiều góc độ: từ thượng nguồn tới khi qua kinh thành Huế; từ tự nhiên, lịch sử văn hố, nghệ thuật.
  5. 1,0 1. Vẻ đẹp sông Hương ở thương nguồn: - Dòng sông đẹp, mạnh mẽ được ví như “cô gái Di-gan phóng khống và man dại”, sông như bản trường ca; sông như cơn lốc, sông như cô gái Di gan và nâng lên thành vẻ đẹp cao cả: “người mẹ phù sa” - Nghệ thuật nhân hố, so sánh. 1,0 2. Vẻ đẹp sông Hương trước khi về kinh thành Huế: - Hương giang như “người gái đẹp nằm ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hố đầy hoa dại” - Dòng sông mềm như tấm lụa (hình dáng) - Sớm xanh, trưa vàng, chiều tím (màu sắc) - Trôi chậm như mặt hồ yên tĩnh (dòng chảy) ->Vẻ đẹp trầm mặc, như triết lí như cổ thi. 1,0 3. Vẻ đẹp sông Hương chảy về đồng bằng và ngoại vi thành phố Như xa lâu ngày gặp lại cố nhân kinh thành thân yêu nên sông Hương “vui tươi hẳn lên giữa những biền bãi xanh biếc của cùng ngoại ô Kim Long”. + Cảm xúc như trào dâng, dòng sông chợt mềm hẳn đi, say đắm lạ thường “như tiếng vâng không nói ra của tình yêu” + Dòng sông như lưu luyến lúc rời xa kinh thành, Nó tựa như một “nỗi vấn vương” và cả “một chút lẳng lơ kín đáo của tình yêu”. 1,0 Lối so sánh tài tình và nhân cách hố độc đáo làm người đọc ngây ngất và tâm hồn thăng hoa theo dòng sông đa tình như một khách hào hoa phong nhã . 4. Vẻ đẹp khác của sông Hương: - Dòng chảy lịch sử. - Dòng chảy của văn hố và thi ca. 0,5
  6. - Dòng sông đi vào đời thường “nó trở về với cuộc sống bình thường, làm một cô gái dịu dàng của đất nước”. *Đánh giá: - Sông Hương được cảm nhận với nhiều góc độ, bằng bút pháp tài hoa và văn phong mềm mại, tạo nên đường nét thật tinh tế làm nên vẻ đẹp cổ kính của kinh thành. - Đó là những phát hiện thú vị của tác giả, giúp chúng ta thêm tự hào và yêu đất nước.  Lưu ý: - Thí sinh có thể điễn đạt theo nhiều cách, tùy mức độ làm bài của các em mà giám khảo chấm. - Các em có thể kết hợp nội dung và nghệ thuật, nếu phù hợp vẫn cho điểm tối đa
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2