Đề KTCL HK1 Văn 12 - THPT Thiên Hộ Dương 2012-2013 (kèm đáp án)
lượt xem 2
download
Để trang bị kiến thức và thêm tự tin hơn khi bước vào kì thi cuối kỳ 1 sắp đến mời các bạn học sinh lớp 12 tham khảo đề kiểm tra chất lượng học kỳ 1 môn Văn lớp 12 của trường THPT Thiên Hộ Dương.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề KTCL HK1 Văn 12 - THPT Thiên Hộ Dương 2012-2013 (kèm đáp án)
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG THÁP KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I Trường THPT Thiên Hộ Dương Năm học: 2012-2013 Môn thi: NGỮ VĂN- Lớp 12 Thời gian: 120 phút (không kể thời gian phát đề) (Đề gồm có 01 trang) I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH (5 điểm) Câu 1. (2 điểm) Ý nghĩa nhan đề bài thơ Đàn ghi ta của Lor- Ca của nhà thơ Thanh Thảo. Câu 2. (3 điểm) Điểm số đối với người học sinh là rất cần thiết, nhưng kiến thức thực sự mới là điều quan trọng nhất. Tuy vậy, vẫn còn không ít học sinh vì chạy theo điểm số mà bất chấp, kể cả việc vi phạm quy chế thi và kiểm tra. Anh ( chị) hãy viết một bài văn nghị luận ngắn ( khoảng 400 từ) bàn về hiện tượng trên. II. PHẦN RIÊNG - PHẦN TỰ CHỌN (5 điểm) Thí sinh được chọn một trong hai đề 3a. Chương trình chuẩn Phân tích vẻ đẹp của sông Hương qua cảnh sắc thiên nhiên được miêu tả trong tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường 3b. Chương trình nâng cao Phân tích đoạn thơ sau: “ Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại Chín mươi chín con voi góp mình dựng Đất tổ Hùng Vương Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳm Người học trò nghèo giúp cho Đất Nước mình núi Bút non Nghiên. Con cóc, con gà quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh Những người dân nào đã góp tên Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha Ôi Đất Nước sau bốn ngàn năm đi đâu ta cũng thấy Những cuộc đời đã hóa núi sông ta...” (Đất Nước (Trích trường ca Mặt đượng khát vọng) - Nguyễn Khoa Điềm)
- Cấp độ Biết Hiểu Vận dụng Tổng Chủ điểm cộng Câu hỏi kiến - Tái hiện kiến thức - Giải thích thức văn học - Ý nghĩa Số câu: 1 Số điểm: 2,0 1,0 1,0 2,0 Nghị luận - Nêu vấn đề - Phân tích – chứng - Đánh giá – xã hội - Giải thích minh mở rộng - Bố cục - Rút bài học nhận thức và hành động Số câu: 1 Số điểm: 3 1,0 1,0 1,0 3,0 Nghị luận - Nêu vấn đề - Phân tích các luân văn học -Giới thiệu tác giả, tác điểm - Đánh giá – phẩm. mở rông vấn - Giải thích đề - Bố cục rõ - Rút bài học - Thuộc dẫn chứng. v.v… Số câu: 1 Số điểm: 5,0 3,0 1,0 1,0 5,0 Tổng cộng: Số câu: 2 5,0 – 50% 3.0 – 30% 2,0- 20% 10,0 Số điểm: 10
- ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM CÂU ĐÁP ÁN ĐIỂM I. PHẦN CHUNG CHO CÁC THÍ SINH Câu 1 Ý nghĩa nhan đề Đàn ghi ta của Loc Ca trong bài thơ cùng tên của 2 điểm Thanh Thảo Ý nghĩa nhan Thuốc trong truyện ngắn của Lỗ Tấn 0.5 - Đàn ghi ta là dụng cụ âm nhạc truyền thống của Tây Ban Nha, nó đại diện cho bản sắc văn hóa Tây ban Nha. - Nó tượng trưng cho cuộc đời, sự nghiệp sáng tác và tổng hợp mọi đóng góp 1.0 của Lorca trên lĩnh vực nghệ thuật. - Nó tượng trưng cho khát vọng cách tân nghệ thuật và đấu tranh vì tự do dân 0.5 chủ của Lorca Câu 2 Điểm số đối với người học sinh là rất cần thiết, nhưng kiến thức 3 điểm thực sự mới là điều quan trọng nhất. Tuy vậy, vẫn còn không ít học sinh vì chạy theo điểm số mà bất chấp, kể cả việc vi phạm quy chế thi và kiểm tra. Anh ( chị) hãy viết một bài văn nghị luận ngắn ( khoảng 400 từ) bàn về hiện tượng trên. a. Yêu cầu về kĩ năng Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội. Kết cấu chặc chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lội chính tả, dùng từ, ngữ pháp. b. Yêu cầu về kiến thức Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng luận điểm phải rõ ràng, lí lẽ và dẫn chứng hợp lí, cần làm rõ các nội dung cơ bản sau: - Nêu được vấn đề cần nghị luận: bệnh thành tích và hiện tượng 0.5 tiêu cực trong thi cử - Nêu thực trạng: 0.5 +Bên cạnh những học sinh chăm ngoan thì vẫn còn không ít học sinh lười học nhưng lại muốn có thành tích trong học tập, dẫn đến hiện tượng tiêu cực trong thi cử. +Hiện tượng xảy ra ngày một tinh vi hơn. - Phân tích - Bình luận + Nguyên nhân: lười học, hỏng kiến thức,chạy theo thành tích, giáo 0.5 viên dạy chưa thu hút học sinh, việc coi thi chưa nghiêm túc… + Hệ quả: Học sinh càng ngày càng hỏng kiến thức nhiều hơn, không đảm bảo tính công bằng trong thi cử - kiểm tra, chất lượng giáo dục 0.5 giảm sút, … + Cách khắc phục: Nâng cao ý thức tự học cho học sinh, đổi mới 0.5 phương pháp dạy học, coi thi nghiêm túc… Rút ra bài học nhận thức và hành động: Tri thức là quan trọng, học sinh 0.5 phải rèn cho mình tính trung thực trong thi cử và nâng cao ý thức tự học.
- Lưu ý: - Chỉ cho điểm tối đa đối với những bài đạt cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức. - Nếu thí sinh có cách nhìn nhận riêng những hợp lí và lập luận chặc chẽ thì vẫn được chấp nhận. II. PHẦN RIÊNG- PHẦN TỰ CHỌN Câu 3a Phân tích vẻ đẹp của sông Hương qua cảnh sắc thiên nhiên được miêu tả trong tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường. a. Về kĩ năng Biết cách làm bài văn nghị luận một đoạn trích, một tác phẩm văn xuôi; phân tích một hình tượng nghệ thuật. Kết cấu chặc chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. b. Về kiến thức Trên cơ sở những hiểu biết về tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường và tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông, thí sinh trình bày theo nhiều cách nhưng cần đảm bảo các ý sau: - Nêu được vấn đề cần nghị luận: Vẻ đẹp về cảnh sắc thiên nhiên của 0.5 sông Hương - Sông Hương ở đầu nguồn(thượng nguồn): Tác giả miêu tả sông Hương ở 1.0 đầu nguồn với sức sống mãnh liệt, hoang dại nhưng cũng dịu dàng và say đắm. ( dẫn chứng) - Sông Hương ở đồng bằng: mang một sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ, mang màu 1.5 sắc triết lí, cổ thi khi đi trong âm hưởng ngân nga của tiếng chuông chùa Thiên Mụ, có vẻ đẹp “vui tươi” khi đi qua những bãi bờ xanh biếc vùng ngoại ô Kim Long, có vẻ đẹp “mơ màng trong sương khói” khi nó rời xa thành phố để đi qua những bờ tre, lũy trúc và những hàng cau thôn Vĩ Dạ. ( phân tích dẫn chứng) - Sông Hương đi qua thành phố Huế và về biển cả. Đấy là hình ảnh chiếc 0.5 cầu bắc qua dòng sông Hương, điệu chảy lững lờ, rồi như sông Hương không muốn xa thành phố, Sông Hương trở lại “để nói một lời thề trước khi về biển cả” - Nghệ thuật: + Sự liên tưởng , tưởng tượng phong phú cộng với sự uyên bác 1.0 về các phương diện địa lí, lịch sử, văn hóa, nghệ thuật đã tạo nên áng văn đặc sắc này. + Ngôn ngữ phong phú, giàu hình ảnh, bộc lộ cảm xúc, sử dụng nhiều biện pháp tu từ như so sánh, ần dụ, nhân hóa. + Có sự kết hợp hài hòa giữa cảm xúc và trí tuệ, chủ quan và khách quan. - Đánh giá chung. 0.5 Lưu ý: Chỉ cho điểm tối đa đối với những bài đạt cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức.
- Câu 3b Phân tích đoạn thơ trong bài Đất Nước - Nguyễn Khoa Điềm a. Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận một đoạn thơ. Kết cấu chặc chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. b. Về kiến thức Trên cơ sở những hiểu biết về tác giả Nguyễn Khoa Điềm và tác phẩm Đất nước và nhân vật Việt, thí sinh trình bày theo nhiều cách nhưng cần đảm bảo các ý sau: - Nêu được vấn đề cần nghị luận. 0.5 - Nội dung chính của đoạn thơ: Tư tưởng “Đất Nước của Nhân dân”. 0.5 - Những phát hiện mới mẻ về không gian – lãnh thổ - địa lí của đất nước 0.5 - Dưới cái nhìn của NGuyễn Khoa Điềm, thiên nhiên địa lí của đất nước 1.0 không chỉ là sản phẩm của tạo hoá mà còn được hình thành từ cuộc đời và số phận của nhân dân. - Những thắng cảnh đẹp, những địa danh nổi tiếng khắp mọi miền của 1.0 đất nước đều do nhân dân tạo ra, đều kết tinh của bao công sức và khát vọng của nhân dân, của những con người bình thường, vô danh. - Nghệ thuật: + Sử dụng nhiều yếu tố văn hóa dân gian, vừa tạo sắc thái 1.0 gần gũi mà trang trọng; bình dị mà đậm sắc màu truyền thống. + Chọn những đ ịa danh với d ụng ý ngh ệ thu ật, đó cũng chính là những phát hiện mới lạ và độc đáo. - Đánh giá chung về đoạn thơ. 0.5 Lưu ý: Chỉ cho điểm tối đa đối với những bài đạt cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề KTCL HK1 Văn 12 - THPT Lai Vung 2 (2012-2013) -Kèm đáp án
5 p | 71 | 9
-
Đề KTCL HK1 Văn 12 - THPT Thanh Bình 1 (2012-2013) - Kèm đáp án
5 p | 150 | 9
-
Đề KTCL HK1 Văn 12 - THPT TX Sa Đéc 2012-2013 (kèm đáp án)
5 p | 65 | 5
-
Đề KTCL HK1 Văn 12 - THPT Nguyễn Đình Chiểu 2012-2013 (kèm đáp án)
7 p | 106 | 5
-
Đề KTCL HK1 Văn 12 - THPT Tháp Mười 2012-2013 (kèm đáp án)
7 p | 89 | 5
-
Đề KTCL HK1 Văn 12 - THPT Đỗ Công Tường 2012-2013 (kèm đáp án)
4 p | 95 | 5
-
Đề KTCL HK1 Văn 12 - THPT Hồng Ngự 3 (2012-2013) - Kèm đáp án
4 p | 62 | 4
-
Đề KTCL HK1 Văn 12 - THPT Long Khánh A (2012-2013) - Kèm đáp án
5 p | 64 | 4
-
Đề KTCL HK1 Văn 12 - THPT Thanh Bình 2 (2012-2013) - Kèm đáp án
5 p | 64 | 4
-
Đề KTCL HK1 Văn 12 - THPT Hòa Bình 2012-2013 (kèm đáp án)
5 p | 101 | 4
-
Đề KTCL HK1 Văn 12 - THPT Nguyễn Văn Khải 2012-2013 (kèm đáp án)
4 p | 55 | 4
-
Đề KTCL HK1 Văn 12 - THPT Cao Lãnh 1 (2012-2013) - Kèm đáp án
7 p | 61 | 4
-
Đề KTCL HK1 Văn 12 - THPT Châu Thành 1 (2012-2013) - Kèm đáp án
5 p | 48 | 3
-
Đề KTCL HK1 Văn 12 - THPT Phú Điền 2012-2013 (kèm đáp án)
6 p | 59 | 3
-
Đề KTCL HK1 Văn 12 - THPT Lấp Vò 1 (2012-2013) - Kèm đáp án
6 p | 57 | 3
-
Đề KTCL HK1 Văn 12 - THPT Thống Linh 1 (2012-2013) - Kèm đáp án
7 p | 45 | 2
-
Đề KTCL HK1 Văn 12 - THPT Nha Mân 2012-2013 (kèm đáp án)
3 p | 78 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn