Đề KTCL HK1 Văn 12 - THPT Đỗ Công Tường 2012-2013 (kèm đáp án)
lượt xem 5
download
Để phục vụ cho công tác giảng dạy và làm bài thi tốt mời thầy cô và các bạn học sinh 12 tham khảo đề kiểm tra chất lượng học kỳ 1 môn Văn lớp 12 của trường THPT Đỗ Công Tường.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề KTCL HK1 Văn 12 - THPT Đỗ Công Tường 2012-2013 (kèm đáp án)
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I ĐỒNG THÁP Năm học: 2012-2013 Môn thi: NGỮ VĂN- Lớp 12 Thời gian: 120 phút (không kể thời gian phát đề) Ngày thi: 11/12/2012 ĐỀ ĐỀ XUẤT (Đề gồm có 01 trang) Đơn vị ra đề: THPT ĐỖ CÔNG TƯỜNG Câu 1: (2,0 điểm) Nguyễn Tuân đã phát hiện ra những đặc điểm nổi bật nào của sông Đà trong tác phẩm Người lái đò sông Đà ? Nêu những biện pháp nghệ thuật đặc sắc được Nguyễn Tuân vận dụng để làm nổi bật những phát hiện ấy . Câu 2: (3, 0 điểm) Anh/ chị hãy viết một văn bản ngắn ( khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ về niềm tin vào bản thân. Câu 3: (5,0 điểm) Cảm nhận của anh / chị về đọan thơ sau trong bài Việt Bắc của Tố Hữu: “Nhớ gì như nhớ người yêu Trăng lên đầu núi nắng chiều lưng nương Nhớ từng bản khói cùng sương Sớm khuya bếp lửa người thương đi về. Nhớ từng rừng nứa bờ tre Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê vơi đầy. Ta đi ta nhớ những ngày Mình đây ta đó, đắng cay ngọy bùi Thương nhau chia củ sắn lùi Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng.” (Ngữ văn 12, tập 1, trang 110 – 111, NXB Giáo dục - 2011) . HẾT.
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I ĐỒNG THÁP Năm học: 2012-2013 Môn thi: NGỮ VĂN – Lớp 12 HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ ĐỀ XUẤT (Hướng dẫn chấm gồm có 03 trang) Đơn vị ra đề: THPT ĐỖ CÔNG TƯỜNG Câu Nội dung yêu cầu Điểm Câu 1 Nguyễn Tuân đã phát hiện ra những đặc điểm nổi bật nào của (2,0 đ) sông Đà trong tác phẩm Người lái đò sông Đà ? Nêu những thủ pháp nghệ thuật đặc sắc được Nguyễn Tuân vận dụng để làm nổi bật những phát hiện ấy. - Những đặc điểm nổi bật của sông Đà mà Nguyễn Tuân đã phát 1,0 hiện là : hung bạo và trữ tình. - Những thủ pháp nghệ thuật được vận dụng : nhân hóa, so sánh, 1,0 miêu tả, trùng điệp… Câu 2 Viết một văn bản ngắn ( khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ (3,0 đ) về: niềm tin vào bản thân. 1.Yêu cầu về kỹ năng : Thí sinh biết cách làm một bài văn nghị luận xã hội, trình bày vấn đề một cách hợp lý, dẫn chứng cụ thể, thuyết phục; kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng; văn viết tốt, không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp. b. Yêu cầu về kiến thức Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng luận điểm phải rõ ràng, lí lẽ và dẫn chứng hợp lí; cần làm rõ được các ý chính sau: - Nêu được vấn đề cần nghị luận 0,5 - Giải thích vấn đề: niềm tin vào bản thân là tin tưởng vào bản thân, 0,5 ý thức cao về năng lực, phẩm chất, giá trị của mình trong cuộc sống, biết đánh giá được vị trí, vai trò của mình trong các mối quan hệ của cuộc sống… - Bàn luận: + Biểu hiện: Niềm tin vào bản thân thể hiện ở ý chí tự học, tự tin 0,5 vào việc làm, suy nghĩ của bản thân; ở nghị lực vươn lên trong cuộc sống, học tập; ở tinh thần lạc quan, vững tin vào tương lai… ( nêu dẫn chứng những tấm gương vượt khó học giỏi, vượt lên hoàn cảnh nhờ niềm tin bản thân) + Ý nghĩa: • Mình là người hiểu rõ mình nhất, niềm tin vào bản thân sẽ 0,5 giúp ta thêm ý chí, nghị lực, quyết tâm • Không có niềm tin vào bản thân sẽ không thể có cuộc sống độc lập, dễ bỏ qua các cơ hội trong cuộc sống, dễ đổ vỡ, sa
- ngã, đánh mất chính mình… + Phê phán việc đánh mất niềm tin vào bản thân của một bộ phận 0,5 giới trẻ: bạc nhược, ăn bám, ỷ lại thậm chí là hư hỏng. + Tin vào bản thân, khẳng định giá trị của mình không có nghĩa là tự phụ, kiêu ngạo. Đánh giá được vị trí của mình trong cuộc sống không có nghĩa là coi thường người khác. Niềm tin vào bản thân càng không có nghĩa là bằng mọi cách để đạt được những điều mình muốn bất chấp cương thường đạo lý, bất chấp lẽ phải. - Bài học nhận thức và hành động: nâng cao ý thức tự giác, tự chủ 0,5 học tập, trau dồi về kiến thức và đạo đức, sớm hình thành lý tưởng sống , tin tưởng vào năng lực của bản thân và dám đấu tranh để thực hiện lý tưởng đó. Lưu ý: - Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt yêu cầu về kỹ năng và kiến thức. - Nếu thí sinh có những suy nghĩ riêng mà hợp lý thì vẫn chấp nhận. Câu 3 Cảm nhận của anh / chị về đọan thơ sau trong bài Việt Bắc của (5,0 đ) Tố Hữu: “Nhớ gì như nhớ người yêu ……………………………………… Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng.” (Ngữ văn 12, tập 1, trang110 – 111, NXB Giáo dục - 2011) 1.Yêu cầu về kỹ năng : Biết cách làm một bài văn nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ. Bài viết có bố cục rõ ràng, kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp. 2. Yêu cầu về kiến thức : Trên cơ sở hiểu biết bài thơ Việt Bắc và đoạn thơ của Tố Hữu, học sinh có thể cảm nhận theo nhiều cách khác nhau, nhưng cơ bản phải đáp ứng được các ý sau: - Nêu vấn đề cần nghị luận (trích dẫn đọan thơ) 0,5 - Giới thiệu chung ( tác giả, hoàn cảnh ra đời, vị trí đọan trích…) 0,5 Cảm nhận đọan thơ: (3,5 điểm) * Về nội dung: - Đọan thơ là nỗi nhớ mênh mang da diết, nhiều cung bậc thể hiện 1,5 sâu sắc và cảm động tình cảm của người cán bộ kháng chiến đối với đất và người Việt Bắc: + Nỗi nhớ thiên nhiên, núi rừng Việt Bắc: gắn liền với thời gian ( trăng lên – nắng chiều – sớm – khuya) và trải ra với các không gian (bản khói cùng sương, rừng nứa, bờ tre, ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê…) + Nỗi nhớ cuộc sống lao động và con người Việt Bắc (nắng chiều
- lưng nương, bản khói cùng sương, sớm khuya bếp lửa người thương đi về) 1,0 - Đoạn thơ cũng là lời khẳng định tình cảm (ta đi ta nhớ) và thể hiện nỗi nhớ những kỉ niệm kháng chiến: cùng chia sẻ những gian khổ, vất vả, thiếu thốn nhưng đầy nghĩa tình sâu đậm (đắng cay ngọt bùi, chia củ sắn lùi, bát cơm sẻ nửa, chăn sui đáp cùng) * Về nghệ thuật: 1,0 - Nghệ thuật sử dụng phép điệp (nhớ gì, nhớ từng…), so sánh, liệt kê,… - Các đại từ mình - ta, đây – đó. - Dùng thành ngữ và hình ảnh chân thực, bình dị - Giọng thơ tâm tình ngọt ngào, tha thiết … - Đánh giá chung: 0,5 + Bức tranh Việt Bắc hiện lên qua nỗi nhớ của chủ thể trữ tình, trong hoài niệm thật tha thiết, ân tình. + Đọan thơ tiêu biểu cho phong cách thơ trữ tình – chính trị, giọng thơ tha thiết ngọt ngào, đậm tính dân tộc… Lưu ý: - Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh nêu đủ các ý trên, diễn đạt rõ ràng và biểu cảm. - Nếu thí sinh có những cảm nhận riêng mà hợp lý thì vẫn chấp nhận. .
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề KTCL HK1 Văn 12 - THPT Thanh Bình 1 (2012-2013) - Kèm đáp án
5 p | 154 | 9
-
Đề KTCL HK1 Văn 12 - THPT Lai Vung 2 (2012-2013) -Kèm đáp án
5 p | 71 | 9
-
Đề KTCL HK1 Văn 12 - THPT Nguyễn Đình Chiểu 2012-2013 (kèm đáp án)
7 p | 106 | 5
-
Đề KTCL HK1 Văn 12 - THPT TX Sa Đéc 2012-2013 (kèm đáp án)
5 p | 65 | 5
-
Đề KTCL HK1 Văn 12 - THPT Tháp Mười 2012-2013 (kèm đáp án)
7 p | 89 | 5
-
Đề KTCL HK1 Văn 12 - THPT Thanh Bình 2 (2012-2013) - Kèm đáp án
5 p | 65 | 4
-
Đề KTCL HK1 Văn 12 - THPT Nguyễn Văn Khải 2012-2013 (kèm đáp án)
4 p | 55 | 4
-
Đề KTCL HK1 Văn 12 - THPT Long Khánh A (2012-2013) - Kèm đáp án
5 p | 64 | 4
-
Đề KTCL HK1 Văn 12 - THPT Hồng Ngự 3 (2012-2013) - Kèm đáp án
4 p | 64 | 4
-
Đề KTCL HK1 Văn 12 - THPT Hòa Bình 2012-2013 (kèm đáp án)
5 p | 101 | 4
-
Đề KTCL HK1 Văn 12 - THPT Cao Lãnh 1 (2012-2013) - Kèm đáp án
7 p | 62 | 4
-
Đề KTCL HK1 Văn 12 - THPT Phú Điền 2012-2013 (kèm đáp án)
6 p | 59 | 3
-
Đề KTCL HK1 Văn 12 - THPT Châu Thành 1 (2012-2013) - Kèm đáp án
5 p | 49 | 3
-
Đề KTCL HK1 Văn 12 - THPT Thống Linh 1 (2012-2013) - Kèm đáp án
7 p | 46 | 2
-
Đề KTCL HK1 Văn 12 - THPT Thiên Hộ Dương 2012-2013 (kèm đáp án)
5 p | 50 | 2
-
Đề KTCL HK1 Văn 12 - THPT Nha Mân 2012-2013 (kèm đáp án)
3 p | 78 | 2
-
Đề KTCL HK1 Văn 12 - THPT Tam Nông 2012-2013 (kèm đáp án)
5 p | 41 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn