Đề tài: Các giải pháp quản lý vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng đối với các Sở, Ban, Ngành của thành phố Hà nội
lượt xem 46
download
Vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng là vốn từ nguồn NSNN cấp cho các đơn vị HCSN để chi sửa chữa, cải tạo, mở rộng nâng cấp cơ sở vật chất hiện có nhằm phục hồi hoặc tăng giá trị tài sản cố định (bao gồm cả việc xây dựng mới các hạng mục công trình trong các cơ sở đã có của các cơ quan đơn vị HCSN). Chi vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng là một loại chi “lưỡng tính” vừa mang tính chất thường xuyên vừa mang tính không thường xuyên. Mang tính không thường xuyên...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề tài: Các giải pháp quản lý vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng đối với các Sở, Ban, Ngành của thành phố Hà nội
- BÁO CÁO TỐT NGHIỆP Đề tài Các giải pháp quản lý vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng đối với các Sở, Ban, Ngành của thành phố Hà nội
- MỤC LỤC Mục lục ......................................................................................................... 1 Danh mục chữ viết tắt .................................................................................. 3 Lời nói đầu .................................................................................................... 4 Nội dung ................................ ........................................................................ 6 C hương I. Khái quát chung về quả n lý vốn sự nghiệp có tính chất đầ u tư xâ y dựng................................ ........................................................................ 6 1.1 Vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng trong ngân sách Nhà nước. .. 6 1.1.1 Khái niệm về vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng. ..... 6 1.1.1.1 Khá i niệ m và nội dung của Chi NSNN ....................................... 6 1.1.1.2 Khá i niệ m vố n s ự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng. ............. 8 1.1.1.3. Đối tượng sử d ụng vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xâ y dựng. 9 1.1.2 Vai trò của vốn sự nghiệ p có tính chất đầu tư xây dựng. .............. 10 1.2. Quả n lý vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xâ y dựng.......................... 11 1.2.1 Quản lý vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng .................... 11 1.2.2 Nội dung quản lý vốn sự nghiệp có tính chất đầ u tư xây dựng. .... 13 1.2.2.1. Lập và thông báo kế hoạch vố n đầ u tư ..................................... 14 1.2.2.2 Quản lý thanh toá n vố n đầ u tư .................................................. 15 1.2.2.3 Quản lý quyết toá n vố n đầ u tư. ................................................. 16 1.3. Sự cần thiết phải tă ng c ường quản lý vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng. ................................................................................................. 18 C hương 2. thực trạng công tác quản lý vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xâ y dựng đố i với các sở, ban, ngành của thành phố Hà Nội .................... 20 2.1 Những quy định, pháp lý về quả n lý vốn s ự nghiệp có tính chất đầ u tư xây dựng được quy định trong thông tư 44/2003/TT-BTC và 45/2004/TT-BTC. 20 2.1.1. Quản lý việc lập kế hoạch vố n. ................................................... 20 2.1.1.1. Kế hoạch năm ................................................................ .......... 20 2.1.1.2. Kế hoạch quý ........................................................................... 22 2.1.2. Quản lý việc thanh toá n vố n ....................................................... 22 2.1.2.1. Điều kiệ n để thanh toán vốn sự nghiệp có tính chất xây dựng .. 22 2.1.2.2. Tạm ứng và thu hồi vốn tạ m ứng ............................................. 23 2.1.2.3 Thanh toá n khố i lượng hoà n thà nh ............................................ 24 2.1.3. Quản lý việc quyết toá n vố n ....................................................... 27
- 2.1.3.1 Lập báo cáo quyết toá n vố n đầ u tư. ........................................... 27 2.1.3.2 Thẩm tra và phê duyệt quyết toán vốn đầu tư............................ 28 2.1.4. Đánh giá c hung về những quy đ ịnh pháp lý về quả n lý vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xâ y dựng. ............................................................ 29 2.2. Thực trạng công tác quản lý vốn sự nghiệp có tính chất xây dựng đối với các Sở, Ban, Ngành của thành phố Hà Nội. ............................................ 32 2.2.1. Phân công, phâ n cấp quản lý vố n sự nghiệp có tính chất đầ u tư XD đố i với các Sở, Ban, Ngành của thà nh phố Hà Nội hiệ n nay. ........................ 33 2.2.2. Tình hình thực hiện vố n sự nghiệp có tính chất đầu tư XD trong những năm qua. ................................ ............................................................ 35 2.2.3. Đánh giá chung về công tác quả n lý vốn s ự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng. ................................................................................................. 42 2.2.3.1 Những ưu điể m ................................ ........................................ 42 2.2.3.2. Những hạn chế cò n tồn tại. ....................................................... 43 C hương 3. Một số biện pháp nhằm tăng cường quản lý vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư x ây dựng. ......................................................................... 47 3.1. Xu hướ ng quả n lý và p hát triển vốn sự nghiệ p có tính chất đầu tư XĐ đối với các Sở, Ban Ngành của thà nh phố Hà Nội. ................................ 47 3.2. Một số biện pháp nhằm tă ng cườ ng quả n lý vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư XD đối với các Sở, Ban, Ngà nh của thành phố Hà Nộ i. ............. 49 3.2.1. Nâng cao chất lượng ở từng khâu c ủa nội dung quả n lý và trên cả quá trình quả n lý .......................................................................................... 49 3.2.1.1. Khâu lập và phân bổ kế hoạch vốn đầu tư ................................ 49 3.2.1.2. Khâu thanh toán vốn. ............................................................... 52 3.2.1.3. Khâu quyết toán. ...................................................................... 53 3.2.1.4. Trên toàn bộ quá trình quả n lý ................................................. 55 3.2.2. Nâng cao trách nhiệm, tăng quyền tự chủ của đơn vị sử dụng vố n. ......................................................................................... 58 3.2.3. Nâng cao độ i ngũ cán bộ công chức ............................................ 59 3.2.4. Hoàn thiệ n hệ thống chế độ chính sách hiện tạ i. ......................... 60 3.3. Một số kiến nghị nhằm tăng cường quản lý vố n sự nghiệp có tính chất đầu tư XD đối với các Sở, Ban Ngà nh của thành phố Hà nội. ............... 61 Kết luận ................................ ................................ ................. 63 Danh mục tài liệu tham khảo ..................................................................... 65
- DANH MỤC C HỮ V IẾT TẮT CT: Công trình DT: Dự toán ĐV: Đơn vị HCSN: Hành chính s ự nghiệp KBNN: Kho bạc nhà nước NSNN: Ngân sách Nhà nước PTTH: Phổ thông trung học QT: Quyết toán SC: Sửa chữa STT: Số thứ tự TSCĐ: Tà i sản cố định TT: Trung tâ m UBND: Uỷ ban nhân dân XD: Xây dựng XDCB: Xâ y dựng cơ bản
- LỜI NÓI ĐẦU Trong những nă m gầ n đây, vốn đầu tư xây dựng cơ bả n và thực trạ ng quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước là một trong những vấ n đề thu hút sự chú ý của nhiều nhà nghiê n cứu trong và ngoài ngành. Điều này rất dễ hiểu do tầ m quan trọng của loại vốn này đố i với sự phát triển kinh tế – xã hộ i theo mục tiêu công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, do tỷ trọng lớn của vốn trong tổng chi ngân sách Nhà nước cũng như do những hạn chế lớn cò n tồn tại trong việc quản lý vốn. Tuy nhiê n, xuất phát từ yêu cầu phân công, phâ n cấp quả n lý, chi ngân sách Nhà nước c ủa Việt Nam còn có một loạ i vốn cũng mang tính chất đầu tư xây dựng cơ bản nhưng lạ i được quản lý như một loạivốn riêng. Đó là vố n sự nghiệp có tính chất đầu tư xây d ựng. Hiện vốn sự nghiệp có tính chấ t đầu tư xây dựng mặc dù chiếm tỷ trọng không lớn trong chi hà nh chính sự nghiệp trên địa bà n thành phố Hà nội nhưng lại có vai trò quan trọng trong việc duy trì và tăng cường hiệ u quả công việc c ủa các cơ quan, đơ n vị hành chính sự nghiệp. Công tác quả n lý, sử d ụng vốn trong thời gian qua cũng đạt được những hiệu quả nhấ t định. Tuy vậy, thực tế triển khai công tác quả n lý vốn s ự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng theo chính sách chế độ của Nhà nước hiện nay vẫ n tồn tạ i những khó khăn, hạn chế, đòi hỏi phải có những nghiên cứu về cả lý thuyết và thực tiễn nhằm đưa ra các biệ n pháp sửa đổi, hoàn thiện công tác quản lý để gia tă ng hiệu quả quản lý và sử dụng vốn. Thông qua nghiê n cứu lý thuyết và thực tiễn luận vă n “Các giải pháp quản lý vốn sự nghiệp có tính chấ t đầu tư xây dựng đối với các Sở, Ban, Ngành của thành phố Hà nội” thực hiệ n hai mục tiê u chính:
- Thứ nhất, xác định vị trí của vố n sự nghiệp có tính chất đầ u tư xây dựng trong chi ngân sách Nhà nước, so sánh tương quan với vốn xây dựng cơ bản và các khoả n chi khác thuộc chi ngâ n sách. Thứ hai, đánh giá những điều đã là m được và những hạ n chế còn tồ n tại trong việc quản lý vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng đối vớ i các Sở, Ban, Ngà nh thuộc thà nh phố trong những nă m gần đây nhằ m đ ưa ra một số kiến nghị, giải pháp để khắc phục hạ n chế, tăng cường hiệu quả cô ng tác quản lý. Nội dung c ủa luận văn gồm 3 chương: C hương I: Khái quát chung về công tác quản lý vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng. C hươngII: Thực trạng công tác quản lý vốn sự nghiệp có tính chấ t đầu tư xây dựng đối với cá c Sở, Ban, Ngành của thành phố H à nội. C hương III: Một số biện pháp nhằm tăng cường quản lý vốn sự nghiệp có tính chấ t đầu tư xâ y dựng. Trong quá trình thực hiện luận vă n, em đã nhận đ ược sự quan tâm giúp đỡ tận tình c ủa thầy giáo hướng dẫn thực tậ p Phạm Văn Khoan và các cô c hú, anh, chị của Phòng Tài chính Hành chính – Sự nghiệp c ùng các phòng ban khác của Sở Tà i chính Hà nộ i. Em xin chân thành cảm ơn.
- NỘI D UNG CHƯƠNG I. KHÁI QUÁT CHUNG V Ề QUẢN LÝ VỐN SỰ N GHIỆP CÓ TÍNH CHẤT ĐẦU TƯ XÂY DỰNG 1.1 Vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng trong ngân sá ch Nhà nước. 1.1.1 Khái niệm về vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng. Vốn sự nghiệp có tính chất đầ u tư xâ y dựng là mộ t khái niệm thuộc phạ m vi chi NSNN. Để có được hình dung rõ rà ng về vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng, trước hết ta cần tìm hiểu một số khái niệ m và nội dung của chi NSNN. 1.1.1.1 Khá i niệm và nội dung của Chi NSNN Theo luật NSNN nă m 2002, NSNN là toà n bộ các khoản thu chi của Nhà nước đã được cơ quan Nhà nước có thẩ m quyền quyết định và được thực hiệ n trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước. NSNN có hai nội dung lớn là thu NSNN và chi NSNN, Nhà nước thông qua thu nhập để tạo lập quỹ tà i chính – tiền tệ của mình. Nguồn thu chủ yếu của NSNN là thuế. Chi NSNN được hiểu là quá trình phâ n phối và sử dụng quỹ NSNN theo những nguyên tắc nhất đ ịnh nhằ m thực hiện những nhiệ m vụ kinh tế, chính trị, xã hội c ủa Nhà nước. Nội dung chi NSNN rất phong phú và có thể được phâ n loạ i theo nhiề u tiêu thức khác nhau tuỳ theo yêu cầ u nghiên cứu và quản lý. Theo tính chất phát sinh c ủa các khoả n chi, chi NSNN bao gồ m chi thường xuyê n và chi không thường xuyên. Theo mục đích sử dụng cuối c ùng, chi NSNN bao gồ m chi tích luỹ và chi tiê u dùng.
- Theo phương thức chi tiêu, chi NSNN được chia ra chi thanh toá n và chi chuyể n giao. Theo nghị định 60/2003/NĐ-CP, ngày 06/06/2003 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước, Chi NSNN bao gồ m: 1- Chi đầ u tư phát triển: là k hoả n chi phát sinh không thường xuyê n có tính định hướng cao nhằ m mục tiêu: xây dựng cơ sở hạ tầ ng, ổ n định và p hát triể n kinh tế. 2- Chi thường xuyên: là khoản chi phát sinh thường xuyê n liên tục, định kỳ hàng năm nhằm duy trì hoạt động của các cơ quan, đơn vị HCSN: đảm bảo quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội. 3- Chi trả nợ gốc và lã i các khoả n tiền do Chính phủ vay. 4- Chi viện trợ cho các Chính phủ và tổ chức nước ngoài. 5- Chi cho vay theo quy định c ủa pháp luật. 6- Chi trả gốc và lã i các khoả n huy động vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng (theo khoản 3 điề u 8, Luật Ngâ n sách Nhà nước) 7- Chi bổ s ung cho Ngâ n sách địa phương. 9- C hi chuyển nguồn từ N gân sách Trung Ương năm trước sang Ngâ n sách Trung Ương nă m sau. Trong hoạ t động của các cơ quan HCSN, chi của các đơn vị bao gồm: - Chi hoạt động thường xuyên (Chi cho người lao động, Chi hoạt động nghiệp vụ, Chi mua sắm sửa chữa tài sả n cố đ ịnh, Chi hoạt động thường xuyên khác). - Chi hoạt độ ng khô ng thường xuyê n (Chi thực hiệ n đề tà i nghiê n cứu khoa học, Chi thực hiệ n nhiệ m vụ Nhà nước đặt hà ng, Chi thực hiệ n chương trình mục tiêu quốc gia, Chi thực hiệ n tinh giảm biên chế, Chi đầ u tư XDCB, mua sắm thiết bị, Chi khác).
- Các khoả n chi trên được lấy từ hai nguồ n chính là kinh phí Nhà nước cấp và nguồn thu để lại. Kinh phí Nhà nước cấp cho các đơn vị được ghi vào chi NSNN. Số thu đơn vị nộp Ngân sách đ ược ghi vào thu NSNN. 1.1.1.2 Khá i niệm vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây d ựng. Vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng là vốn từ nguồ n NSNN cấp cho các đơn vị HCSN để chi s ửa chữa, cải tạo, mở rộng nâng cấp cơ sở vật chất hiện có nhằm phục hồi hoặc tăng giá trị tà i sả n cố định (bao gồm cả việc xây dựng mớ i các hạ ng mục công trình trong các cơ sở đã có của các cơ quan đơn vị HCSN). Chi vốn sự nghiệp có tính chất đầ u tư xâ y dựng là một loạ i chi “lưỡng tính” vừa mang tính chất thường xuyên vừa mang tính không thường xuyên. Mang tính khô ng thường xuyên vì c hi sửa chữa, cải tạo, mở rộng, nâng cấp cơ sở vật chất c ủa các đơn vị HCSN không phả i là khoản chi ổn định, đều đặn hàng năm như chi cho con người, chi quản lý hành chính. Tuy nhiê n, vì nó là khoản chi phục vụ cho hoạt động quản lý Nhà nước và hoạt độ ng sự nghiệp, không phải là khoả n chi xây dựng những cơ sở hạ tầ ng then chốt như đầu tư XDCB nên trong tổng hợp chi NSNN, nó đ ược xếp vào chi thường xuyê n. Một loại chi Ngân sách có thể có nhiều nguồn chi khác nhau. Nhưng một loại vốn Ngâ n sách chỉ được d ùng cho loại chi đã xác đ ịnh c ủa nó. Theo quy định hiệ n nay, chỉ những dự á n sửa chữa cải tạo. mở rộng, nâng cấp có giá trị từ 20 triệu đồng trở lê n mới được bố trí danh mục riêng để chi vốn s ự nghiệp có tính chất đầu tư xâ y dựng. Với các dự án d ưới 20 triệ u đồ ng đơn vị phải tự sắp xếp nhiệ m vụ chi hoặc phải chi bằ ng nguồn khác. Vốn sự nghiệp có tính chất đầ u tư xây dựng cơ bản là vốn đầu tư, do dùng để lại chi thường xuyê n của các đơn vị HCSN nên được gọi là vố n sự nghiệp. Vốn s ự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng không phải là một khái niệm cơ bản trong lý thuyết về tài chính cô ng mà là một khái niệ m được đặt ra xuất
- phát từ yêu cầu quả n lý và phâ n cấp quản lý Ngân sách. Tạ i cơ q uan tài chính luô n có bộ p hận chuyên trách quả n lý cấp phát các khoản chi HCSN. Bộ phận này nắm chắc tình hình chi Ngâ n sách thực tế của đơn vị. Khoản chi sửa chữa, cải tạo, mở rộng, nâng cấp cơ sở vật chất của các cơ quan, đơn vị HCSN đ ược bố trí nguồn vốn s ự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng và quả n lý cấp phát chung với các khoản chi thường xuyê n khác, vì vậy, cơ quan quản lý dễ theo dõ i tình hình chi Ngâ n sách của các đơ n vị đồng thời b ố trí kế hoạch chi phù hợp với thực tế và yê u cầ u nhiệm vụ được giao c ủa đơn vị. “Vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xâ y dựng” được dùng để c hi cho việc sửa chữa, cải tạo, mở rộng, nâng cấp cơ sở vật chất sẵ n có của các đơn vị HCSN, nhằm duy trì hoặc tăng cường chức nă ng hoạt động của các cơ sở vật chất nà y. Khô ng được dùng nguồ n vốn sự nghiệp có tính chất đầ u tư xây dựng để đầu tư xâ y dựng mới, trừ việccả i tạo, nâng cấp các hạng mục công trình trong các cơ sở đã có của các cơ quan, đơn vị HCSN. Các dự án xâ y dựng mới phả i xin khinh phí từ nguồ n vốn đầu tư XDCB. Vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng thườ ng có quy mô nhỏ, chỉ bao gồ m các dự án nhó m B, C và cũng chỉ giới hạn mức vố n từ 20 triệu lên đến mức vố n hợp lý dành cho s ửa chữa, cải tạo, mở rộng, nâng cấp. Bản thân vốn s ự nghiệp có tính đầ u tư xâ y dựng là mộ t bộ phận c ủa chi thường xuyên mà chi thường xuyên lại là một bộ phận c ủa tổng chi NSNN. Tỷ trọng chi vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư XDCB trong chi thường xuyên HCSN c ũng không cao. V ì vây, trong tổng chi NSNN, vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây d ựng chiếm tỷ trọng khô ng đáng kể. Vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng được phân cấp quản lý về đến cấp huyện, tức là, Ngâ n sách quận, huyện được bố trí một khoả n vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng và U BND quận, huyện được UBND tỉnh, thành phố p hân cấp quyết đ ịnh đầu tư với c ác dự án thuộc phạm vi nà y.
- 1.1.1.3. Đối tượng sử dụng vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng. Đối tượng sử d ụng vốn sự nghiệp có tính chất đầ u tư xâ y dựng là các cơ quan, đơn vị HCSN, tổ chức Đảng, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp. Cơ quan hà nh chính Nhà nước là các cơ quan thuộc bộ máy hà nh pháp có chức nă ng quản lý N hà nước đối với việc chấp hành luật pháp và chỉ đạo thực hiện các chủ trươ ng kế hoạch của Nhà nước. Các cơ quan nà y đ ược NSNN đảm bảo 100% kinh phí hoạt động. Các đơn vị sự nghiệp Nhà nước là các đơn vị do Nhà nước thành lập để thực hiện các hoạt độ ng sự nghiệp (cung cấp các dịch vụ theo chuyê n môn của mình) như s ự nghiệp y tế, giá o dục - đào tạo, văn hoá,…Các đơ n vị sự nghiệp Nhà nước hoạt động vì mục tiê u phi lợi nhuận và được Nhà nước đảm bảo toàn bộ hoặc một phần kinh phí. Ngân sách Nhà nước c ũng đảm bảo cân đối chi phí hoạt động của Đả ng cộng sản Việt Nam và các tổ chức chính trị – xã hộ i, Kinh phí hoạt động c ủa các tổ chức xã hội, tổ c hức xã hội - nghề nghiệp được thực hiện theo nguyên tắc tự bảo đảm và có thể được Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí. Như vậ y, thực ra các tổ c hức Đảng, tổ chức chính trị – xã hội, tổ c hức xã hội, tổ c hức xã hội – nghề nghiệp không phải là cơ quan, đơn vị HCSN nhưng vì chúng đề u có sử d ụng NSNN và có các nội dung chi tương tự như các đơn vị HCSN nê n trong q uản lý NSNN, các khoả n chi Ngân sách c ủa các đơn vị HCSN, các tổ c hức Đảng, tổ c hức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, tổ c hức xã hộ i – nghề nghiệp được quả n lý chung và được gọi chung là chi HCSN. Và trong luận văn này, khi đề cập đế n các đơn vị HCSN là bao gồm toàn bộ các cơ quan, đơn vị tổ chức nêu trê n. 1.1.2 Vai trò của vốn sự nghiệp có tính chấ t đầu tư xây dựng.
- Như đã nêu trong khái niệm, vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng dùng để sửa chữa, cải tạo, mở rộng, nâng cấp các cơ sở vật chất hiện có c ủa các cơ quan, đơn vị HCSN nhằ m phục hồi hoặc tăng giá trị tài sả n cố đ ịnh. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hoạt động và nâ ng cao hiệu quả công việc của các đơn vị HCSN bởi vì các cơ sở vật chất là yế u tố k hông thể thiếu được đ ối với hoạt động của mọi cơ quan đơn vị và trạ ng thái, chất lượng của các cơ sở vật chất là một trong những yếu tố ả nh hưởng đến chất lượng hiệu quả công tác của các đơn vị. Vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng góp phầ n tạo nên cơ sở vật chất phục vụ c ho hoạt động quả n lý hà nh chính Nhà nước, hoạt độ ng sự nghiệp kinh tế, giáo d ục - đào tạo và nghiên cứu khoa học, ytế, vă n hoá, xã hội, thông tin, thể thao và các sự nghiệp khác do Nhà nước quản lý. Hoạt động quả n lý hà nh chính Nhà nước, hoạt động sự nghiệp của Nhà nước rất quan trọng đối với nề n kinh tế – xã hội c ủa mọi quốc gia, đặc biệt trong đ iều kiện Việt Nam, phần lớn hoạt động sự nghiệp đều do các đơn vị của Nhà nước thực hiệ n mà chưa có sự tham gia nhiều c ủa các thà nh phầ n kinh tế khác. Hiện nay, nhiề u trụ sở, tài sản và cơ sở vật chất khác của các đơn vị HCSN đã được xâ y dựng, mua sắm cách đây nhiều nă m, bị xuống cấp nghiê m trọng. Ngay đ ối với những cơ sở vật chất mới được tạo lập thì trong quá trình hoạt độ ng cũng dầ n bị hao mòn, xuống cấp. Trong khi đó, cùng với sự p hát triể n kinh tế xã hội, yê u cầ u về khối lượng, chất lượng, tính phức tạp, tốc độ thực hiệ n đối với cô ng việc của các cơ quan quả n lý hà nh chính Nhà nước và các đơn vị sự nghiệp ngà y càng tăng. Vì vậ y, luôn có nhu cầu về xây dựng mới hoặc sửa chữa, cải tạo, mở rộng, nâ ng cấp cơ sở vật chất c ủa đơn vị HCSN. Trong đ iều kiện nguồn vốn Ngân sách còn hạn hẹp, đồng thời do yêu cầu về tính hiệu quả và tiết kiệ m trong sử dụng vốn NSNN, cả i tạo, sửa chữa,
- mở rộ ng, nâ ng cấp là giải pháp hà nh chính hiệ n nay (thay cho xây mới toàn bộ). Điều này thể hiệ n rất rõ đối với ngành giáo dục và ytế. Đây là hai ngà nh có vai trò xã hội quan trọ ng, yê u cầu tă ng cường cơ sở vật chất ngày cà ng nhiều theo sự gia tă ng c ủa dân số và mức sống. Đâ y cũng là hai ngà nh nhận được sự quan tâm rất lớn c ủa Nhà nước. 1.2. Quản lý vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xâ y dựng. 1.2.1 Quản lý vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng Quản lý nói chung là một hoạt độ ng khách quan nảy sinh khi cần có nỗ lực tập thể để thực hiện mục tiê u chung V ề nội dung, thuật ngữ “ quả n lý” có nhiều cách diễn đạt khác nhau. Với ý nghĩa thông thường, phổ biế n thì quản lý có thể hiểu là việc chủ thể (thường là Nhà nước hoặc người đứng đầu tổ chức) s ử dụng các công cụ hành chính, kinh tế, pháp luật vv… nhằm tác đ ộng một cách có tổ chức và định hướng vào mộ t đối tượ ng nhất đ ịnh để điề u chỉnh các quá trình xã hội và hành vi của con người nhằm duy trì tính ổn định và phát triể n của đối tượng theo những mục tiêu đã định. Như vậ y, bản thân khái niệm quản lý vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng cũng có thể hiểu hai nghĩa. Nó có thể là hoạt động quản lý của Nhà nước, cũng có thể là hoạt độ ng quản lý c ủa đơn vị sử dụng vốn. Trong phạm vi luận vă n này, quản lý vố n sự nghiệp có tính chất đầu tư xâ y dựng đ ược hiểu là một nội dung quản lý N hà nước trong lĩnh vực tài chính công. Với cách hiể u nà y ta có định nghĩa sau: Quản lý vốn s ự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng là sự tác động liê n tục, có hướng đích của chủ thể quản lý (Nhà nước) lê n đố i tượng (các đơn vị HCSN) và khách thể quả n lý (vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xâ y dựng) nhằ m thực hiện mục tiêu chung.
- - Chủ thể q uản lý: Các cơ quan được Nhà nước giao thẩ m quyền, trách nhiệ m quản lý vố n đầu tư nói chung và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng nó i riêng. + Đối với cấp Trung ương: Bộ Kế hoạch và Đầ u tư, Bộ Xâ y dựng, Bộ Tài chính, các bộ, ngành có liên quan. + Đối vớ i cấp tỉnh: UBND tỉnh, thành phố, các Sở chức năng giúp việc. + Đối với cấp huyện: UBND quậ n, huyện và các Phòng chức năng giúp việc. - Đố i tượng quản lý: Các đối tượ ng sử dụng vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng là các cơ quan, đơn vị HCSN. Mục tiêu quản lý và sử dụng vốn đúng pháp luật, đúng mục đ ích, đ úng hiệu quả, tiết kiệ m. 1.2.2 N ội dung quản lý vốn sự nghiệp có tính chấ t đầu tư xây dựng. Quản lý vố n sự nghiệp có tính chất đầ u tư xây dựng là một trong rất nhiều nội dung của quản lý Nhà nước trong lĩnh vực tà i chính cô ng mà cụ thể là quản lý một loạ i vốn thuộc Ngân sách Nhà nước. Vì vậ y ta phải xem xét trên hai góc độ: - Xét trê n góc độ quả n lý hành chính Nhà nước, nội dung quản lý bao gồ m: + Xây dựng và ban hành hệ thống văn bản pháp luật, chính sách, chế độ quy định, quyết định để quản lý vốn sự nghiệp có tính chất đầ u tư xây dựng. + Tổ chức thực hiệ n theo hệ thống vă n bản quản lý nê u trên. + Thanh tra, kiể m tra việc chấp hành, thực hiệ n của các cơ quan, đơn vị. Các văn bản quản lý chia ra là m nhiều loại phân theo các tiêu thức khác nhau.
- + Theo cơ quan ra văn bản, có: Văn bản do Quốc hội, Chính phủ, các Bộ ban hành, văn bản của UBND, của các Sở vv… + Theo nội dung văn bản, có văn bả n quản lý chung, văn bản quản lý cụ thể từng lĩnh vực, các văn bả n hỗ trợ. - Xét trên góc độ quả n lý tà i chính Nhà nước, nội dung quả n lý bao gồ m: + Quản lý việc lập kế hoạch và thông báo kế hoạch vốn đầu tư (thuộc nội dung lập và phân bổ dự toán Ngâ n sách trong quả n lý NSNN) + Quản lý việc thanh toá n vốn (thuộc nội dung chấp hành dự toá n Ngân sách). + Quản lý việc quyết toá n vốn (thuộc nội dung chấp hành dự toá n Ngân sách). Đồng thời, quả n lý vốn sự nghiệp có tính chất đầ u tư XDCB là nội dung quản lý các d ự án, công trình xây d ựng sử dụng loại vố n nà y. Vì vậy, nó đ ược thực hiệ n đồng bộ với các nội dung khác như quản lý thiết kế xây dựng, kỹ thuật, chất lượng công trình, vv… của quả n lý đầ u tư và xây dựng nói chung và được tiế n hà nh theo đ úng trình tự đầu tư và xây dựng bao gồm 3 giai đoạ n: + Chuẩ n bị đầu tư. + Thực hiệ n đầ u tư. + Kết thúc xây dựng, đưa công trình vào khai thác sử dụng. Bên cạnh đó, nhằ m đảm bảo mục tiêu quản lý là sử d ụng vốn Ngân sách tiế t kiệm, hiệ u quả, đúng mục đích, đ úng quy định, các dự án do cơ quan Nhà nước có thẩm quyề n quyết định đầu tư p hải chịu sự giám định đầ u tư. Giám định đầ u tư là việc kiể m tra, giá m sát, phâ n tích, đá nh giá từng giai đoạ n hoặc toàn bộ q uá trình đầu tư và xây dựng. Công tác giám đ ịnh đầ u tư được thực hiện ở cả cấp Thủ tướ ng Chính phủ, cấp ngành và cấp địa phương. 1.2.2.1. Lập và thông báo kế hoạch vốn đầu tư
- Theo nội dung và phân bổ dự toá n NSNN, kế hoạch bao gồm danh mục dự án và vố n cho từng dự án. Theo trình tự đầu tư và xâ y dựng, kế hoạch bao gồ m vốn cho chuẩn bị đầ u tư, vốn cho chuẩn bị thực hiện đầu tư, vốn cho thực hiệ n đầu tư. Hàng nă m, theo kế hoạch vốn chuẩ n bị đầ u tư đã bố trí, chủ đầu tư tiến hành lập d ự án đầu tư dưới hình thức báo c áo nghiê n cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc báo cáo đầu tư. (Các cơ quan HCSN là chủ đầu tư các dự án xây dựng cơ sở vậ t chất kỹ thuật của chính mình). Đối với các dự án sử d ụng vố n sự nghiệp có tính chất đầu tư xâ y dựng có mức vốn từ 1 tỷ đồng trở lên, chủ đầu tư lập báo cáo nghiên cứu khả thi. Các dự án có mức vốn dướ i 1 tỷ đồng thì khô ng phải lập báo cáo nghiê n cứu khả thi cho từng dự án mà chỉ lập báo cáo đầu tư. Chủ đầu tư có trách nhiệm trình báo cáo nghiên cứu khả thi tới ngườ i có thẩ m quyền quyết đ ịnh đầ u tư và đồ ng thời gửi cơ quan có chức năng thẩ m định. Các dự á n được lập báo cáo đầu tư thì không phả i thẩ m định. Bộ Kế hoạch - Đầu tư c hủ trì thẩ m định các dự án cấp trung ương quản lý. Sở kế hoạch - Đầ u tư c hủ trì thẩ m đ ịnh các dự án cấp tỉnh, cấp huyệ n. Kết quả của việc thẩ m định dự án là c ho ra quyết đ ịnh đầ u tư hoặc quết định khô ng đầ u tư dự á n. Nếu dự án đầu tư có quyết định đầu tư, nó sẽ đ ược bố trí kế hoạch vốn cho chuẩ n bị thực hiện đầu tư và thực hiện đầu tư. Kế hoạch chuẩn bị thực hiệ n đầ u tư bao gồm vốn để thực hiện công tác khảo sát, thiết kế kỹ thuật, các công tác chuẩn bị xây dựng và các chi phí khác có liê n quan. Kế hoạch thực hiệ n đầu tư bao gồ m vốn đầu tư để thực hiện việc mua sắm vật tư thiết b ị, xâ y dựng và các chi phí khác có liên quan đến đấu thầu và đưa dự án vào khai thác sử dụng. Nó bao gồm kế hoạch năm và kế hoạch quý. Điều kiện để dự án được ghi vào kế hoạch vốn thực hiện đầ u tư nă m là phải có thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán (được lập trong giai đoạn chuẩn bị
- thực hiệ n đầ u tư) được duyệt. Căn cứ vào nhu cầu vốn theo tiế n độ công trình và câ n đối vốn hà ng nă m để thực hiệ n đầ u tư cho dự án. Công tác lập và phân bổ dự toán chi vố n sự nghiệp có tính chất đầu tư XDCB tuân theo các trình tự, thủ tục được quy định trong Luậ t NSNN và các văn bả n hướng dẫn c ủa chính phủ và Bộ Tài chính. Việc lập và phân bổ từ trên xuố ng. Khi lập và phâ n bổ kế hoạch và vốn s ự nghiệ p có tính chất đầu tư xây dựng, cùng lúc phải chú ý tới hai việc: - Cân đối giữa chi vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng với các khoản chi thường xuyên khác của đơn vị HCSN - Cân đối vốn đầ u tư c ủa địa phương và của cả nước. Vì vậ y, trong việc quản lý các loại vốn đầu tư (bao gồ m cả vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư XDCB) có sự phối hợp của cơ quan đầu tư và cơ quan tài chính. 1.2.2.2 Quản lý thanh toán vốn đ ầu tư Việc thanh toá n vốn đầu tư được thực hiện trong cả 3 giai đoạn của trình đầu tư và xây dựng. Các khoản chi phí cần thanh toá n vố n là: - Chi phí xây dựng - Chi phí mua sắm, lắp đặt thiết bị. - Chi phí tư vấ n. - Chi phí khác (chi phí đề n bù giải phó ng mặt bằng, chi phí quả n lý dự án, thuế, lệ phí phả i nộp,vv…) Đối với các dự á n được sử d ụng vố n sự nghiệ p có tính chất đầu tư xây dựng, việc cấp phát vố n được thực hiện dưới hình thức cấp bằ ng hạ n mức kinh phí đầu tư và được thanh toán qua KBNN. Căn cứ c hính để KBNN tiến hà nh thanh toán cho đơ n vị sử dụng vố n Ngân sách là: - Đã có trong dự toá n Ngân sách Nhà nước được giao.
- - Đ úng chế độ, tiê u chuẩ n, định mức do cấp có thẩ m quyề n ra lệnh chuẩn chi. - Có đầy đủ hồ sơ, chứng từ thanh toán hợp lệ. Việc thanh toán vốn đ ược thực hiệ n theo dõi khối lượng cô ng việc hoà n thành nghiệ m thu trong từng thời kỳ. Như vậy, cơ quan quả n lý vừa kiể m tra được tiến độ thực hiệ n dự án vừa kiểm soát được việc thanh toán vốn cho công trình. Đối với những dự án đầu tư hoặc khối lượ ng cô ng việc thuộc dự án đầu tư được phép cấp tạ m ứng thì KBNN sẽ cấp trước vốn tạm ứng cho đơn vị thụ hưởng và thu hồi vố n tạm ứng khi thanh toán khối lượng cô ng việc hoàn thành. 1.2.2.3 Quản lý quyết toán vốn đầ u tư. Khi kế t thúc năm kế hoạch, đơn vị phả i quyết toá n khối lượng xây dựng dở dang đang chuyển sang nă m sau, tổ ng hợp trong báo cáo quyết toán c ùng với các khoản chi Ngâ n sách trong nă m của đơn vị. Đối với dự án có nhiều hạng mục cô ng trình mà mỗi hạng mục (hoặc nhó m hạng mục công trình) khi hoà n thà nh nếu độc lập vậ n hà nh khai thác sử dụng và xét thấy cần thiết thì cấp có thẩ m quyề n phê duyệt quyết toá n có thể cho phép quyết toá n hạng mục (hoặc nhóm hạng mục) bao gồm chi phí xâ y lắp, thiết bị và chi khác có liên quan trực tiếp của hạng mục (hoặc nhóm hạ ng mục cô ng trình) nó i trê n. Sau khi toà n bộ dự á n hoà n thà nh chủ đầu tư p hải tổng quyết toán toàn bộ dự án và p hân bổ chi phí khác cho từng hạng mục theo quy định. Khi kết thúc xâ y dựng, công trình phải được nghiệ m thu, bàn giao, vận hành thử, bảo hà nh, bảo hiể m, vv…, phải tiến hành quyết toán vốn đầu tư, thẩ m tra và phê duyệt quyết toán vốn đầu tư. “Vốn đầu tư đ ược quyết toán” là toà n bộ c hi phí hợp pháp đã thực hiện trong quá trình đầ u tư để đưa d ự án vào khai thác sử dụng. Chi phí hợp pháp
- là chi phí theo đúng quy chuẩn, định mức, đơn giá, chế độ tài chính – kế toán và những quy định hiện hành c ủa Nhà nước có liê n quan. Vốn đầu tư đ ược quyết toán trong giớ i hạn tổng mức đầu tư được cấp có thẩm quyề n phê duyệt và điề u chỉnh (nếu có). Quyế t toán đầu tư phải xác định đẩy đủ, chính xác tổng mức vốn đầu tư đã thực hiệ n; phâ n định rõ nguồn vốn đầ u tư; vốn đầ u tư c huyể n thành tài sản cố định, tà i sả n lưu động, hoặc chi phí k hông thành tà i sản của dự án. Qua quyết toán vốn đầu tư xác định số lượng, năng lực sản xuất, giá trị TSCĐ mới tăng do đầu tư mang lạ i để có kế hoạch huy động, sử d ụng kịp thời và p hát huy hiệu quả c ủa dự á n đầ u tư đã hoàn thành. Trên cơ sở đó xác định trách nhiệ m của chủ đầu tư, cơ quan quản lý Nhà nước về đầu tư và xây dựng trong quá trình quả n lý sử d ụng vốn đầu tư. Quyế t toán vốn đầu tư phả i đầ y đủ, đúng nội dung, bảo đả m thời gian lập thẩ m tra và phê duyệt theo quy định. Chủ đầu tư c hịu trách nhiệ m quyết toá n vốn đầu tư và gửi báo cáo quyết toán vốn đầ u tư cho người có thẩm quyề n phê duyệt quyết toán vốn đầu tư. Đối với các dự á n sử dụng vốn sự nghiệp có tính chất đầ u tư xây dựng thì người có thẩ m quyề n quyết đ ịnh đầu tư đồng thời là ngườ i phê duyệt quyết toán vốn đầ u tư. Trước khi quyết toán vốn đầu tư, tất cả các báo cáo quyết toán phải đ ựơc tổ chức thẩm tra quyết toá n. Tuỳ theo quyết định c ủa người có thẩ m quyề n phê duyệt, hình thức tổ c hức thẩ m tra quyết toán có thể là do cơ quan chức năng trực thuộc cấp có thẩm quyề n phê duyệt quyết toán thực hiệ n hoặc thuê tổ chức kiể m toá n. Chi phí thẩ m tra và phê duyệt quyết toá n vốn đầ u tư được tính trong tổng dự toán được phê duyệt. Công tác quyết toán vốn đầ u tư khô ng chỉ nhằ m kiể m tra các khoản chi xem có đúng với mục đích, tiêu chuẩn định mức, chế độ chính sách, quy trình
- thủ tục c ủa Nhà nước không mà còn để đánh giá kết quả quá trình đầ u tư, rút kinh nghiệm nhằ m tă ng cường công tác quả n lý đầu tư và xây dựng. 1.3. Sự cần thiết phải tăng cường quả n lý vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng. - Xuất phát từ sự cần thiết phả i quả n lý NSNN nói chung: Quỹ N SNN là một quỹ tiền tệ tập trung rất lớn, có nguồ n chủ yếu từ sự đóng góp (thông qua cơ chế thu ngân sách) của các thà nh phần kinh tế. Nhà nước sử dụng quỹ này để chi cho các nhiệ m vụ k inh tế – xã hội c ủa mình. Có 3 lý do chính đòi hỏi phải quản lý c hặt chẽ NSNN: + Quỹ NSNN là một quỹ cô ng được Nhà nước chuyể n giao quyền quản lý và s ử dụng cho một số đối tượng nhất định nê n khó trá nh khỏ i thất thoát, lã ng phí, tham ô. Quản lý c hặt chẽ để làm hạn chế hiện tượng nà y, giả m bớt thiệt hạ i cho Nhà nước và xã hộ i. + Chi NSNN thườ ng là các khoả n chi rất lớn và có ý nghĩa quan trọng đố i với nền kinh tế – xã hội nên nếu không quản lý chặt chẽ, để xả y ra sai lầ m thất thoát, lã ng phí thì hậu quả cũng rất nghiê m trọng. + Ngân sách nước ta còn hạ n hẹp trong khi nhiệ m vụ chi lại rất nhiề u, vì vậy đặt ra yêu cầu phả i quả n lý NSNN để cân đố i giữa nguồn thu và nhiệm vụ chi, giữa các nội dung chi, chống thất thoá t lãng phí nhằm mục tiê u sử d ụng Ngân sách hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả. - Xuất phát từ tính chất của vố n sự nghiệp có tính chất đầ u tư xây dựng: Vốn sự nghiệp có tính chất đầ u tư xây d ựng c ũng là một bộ phận c ủa chi NSNN. Nó được chi cho mục đích đầ u tư và xây dựng, một loạ i chi phức tạp và hiện nay đang tồn tạ i nhiều vấn đề trong quả n lý. Vì vậ y dù có q uy mô không lớ n nhưng vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng cần được quản lý c hặt chẽ để bảo đảm vốn được sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả đồng thời phả i bảo đảm kế hoạch Ngân sách, cân đối thu chi Ngân sách, chống thất thoát, lãng phí, tham ô.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đồ án tốt nghiệp: Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa khoa khu vực Hóc Môn, Tp. HCM
102 p | 963 | 268
-
Luận văn tốt nghiệp đại học: Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương
67 p | 507 | 112
-
Đề tài “Các giải pháp tăng cường quản lý vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng đối với các Sở, Ban, Ngành của thành phố Hà nội”
66 p | 336 | 103
-
Đề cương đồ án, khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Cần Giờ
6 p | 393 | 62
-
Đề tài " các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho Công ty cổ phần mía đường 333 "
74 p | 163 | 40
-
Đồ án tốt nghiệp: Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt cho Thành phố Kon Tum, quy hoạch đến năm 2035
125 p | 50 | 17
-
Đề tài: Các giải pháp marketing đồng bộ nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh ở Công ty Bảo hiểm nhân thọ Bắc Giang
33 p | 112 | 15
-
Đề tài:"Các giải pháp nâng cao hiệu quả của kinh phí trợ giá cho xe buýt ở Hà Nội"
51 p | 109 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Một số giải pháp quản lý thu Bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với Doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh
93 p | 42 | 10
-
Đồ án tốt nghiệp ngành Kỹ thuật môi trường: Nghiên cứu tác động môi trường của dự án xây dựng sửa chữa và đóng mới tàu thủy, kho bãi vật liệu xây dựng của Công ty cổ phần phát triển tàu thủy Nam Sơn tại xã Gia Đức huyện Thủy Nguyên, và đề xuất các giải pháp quản lý môi trường
69 p | 64 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật môi trường: Nghiên cứu đề xuất các giải pháp quản lý và công nghệ để tuần hoàn/tái sử dụng nước thải dệt nhuộm cho công ty TNHH Chyang Sheng Việt Nam tỉnh Bình Dương
102 p | 42 | 7
-
Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất tại các làng nghề tỉnh Bắc Ninh theo quan điểm phát triển bền vững
176 p | 72 | 6
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý đô thị và công trình: Giải pháp quản lý vỉa hè trên địa bàn Quận 3 trực thuộc thành phố Hồ Chí Minh
24 p | 53 | 5
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Quản lý Giáo dục: Cơ sở khoa học và giải pháp quản lý đào tạo theo hướng đảm bảo chất lượng tại các trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật
28 p | 33 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu biến động và đề xuất các giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh
27 p | 70 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu các giải pháp quản lý côn trùng trong khu bảo tồn thiên nhiên rừng Sến Tam Qui - Hà Trung - Thanh Hóa
105 p | 20 | 5
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Quân sự: Nghiên cứu các giải pháp quản lý nhằm nâng cao hiểu quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng
31 p | 48 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất tại các làng nghề tỉnh Bắc Ninh theo quan điểm phát triển bền vững
26 p | 65 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn