Đề tài: Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của vụ pháp chế-Uỷ ban dân tộc
lượt xem 23
download
Đồng bào dân tộc thiểu số hiện chiếm gần 14% dân số cả nước (trên 12 triệu người), trong đó thanh niên dân tộc thiểu số có gần 4 triệu người cư trú trên địa bàn rộng thuộc các vùng xung yếu chiến lược của đất nước. Trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến đồng bào dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề tài: Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của vụ pháp chế-Uỷ ban dân tộc
- HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Đề tài: CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CỦA VỤ PHÁP CHẾ - ỦY BAN DÂN TỘC SV thực tập : PHẠM THỊ THANH DUNG Lớp : KH6C GV hướng dẫn : TH.S THIỀU THU HƯƠNG Đoàn thực tập : Số 09 Nơi thực tập : Vụ Pháp chế - Ủy ban Dân tộc Hà Nội, ngày 27 tháng 05 năm 2009
- www.HanhChinhVN.com C«ng t¸c phæ biÕn, gi¸o dôc ph¸p luËt cña Vô Ph¸p chÕ – Uû ban d©n téc LỜI GIỚI THIỆU Đồng bào dân tộc thiểu số hiện chiếm gần 14% dân số cả nước (trên 12 triệu người), trong đó thanh niên dân tộc thiểu số có gần 4 triệu người cư trú trên địa bàn rộng thuộc các vùng xung yếu chiến lược của đất nước. Trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến đồng bào dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn. Phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) là một bộ phận của công tác giáo dục chính trị tư tưởng, là nhiệm vụ của toàn bộ hệ thống chính trị, với mục tiêu “Phổ biến kịp thời, đầy đủ những nội dung pháp luật liên quan đến cuộc sống của các tầng lớp nhân dân, tạo điều kiện để công dân sử dụng pháp luật làm phương tiện, công cụ bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của mình, của nhà nước và xã hội. Nâng cao ý thức tự giác, chủ động tìm hiểu và chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân. Tạo bước phát triển mới trong công tác PBGDPL để hỗ trợ tích cực hơn nữa nhu cầu hiểu biết pháp luật, nâng cao dân trí pháp lý trong cán bộ, nhân dân, góp phần thực hiện nhiệm vụ phát triển toàn diện con người Việt Nam” Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật là một công việc đặc thù cũng như là nhiệm vụ thường xuyên của Vụ Pháp chế (Ủy ban Dân tộc), trong thời gian vừa qua Vụ Pháp chế đã thực hiện công tác này theo đúng chức năng nhiệm vụ, thực hiện công việc phổ biến, giáo dục pháp luật cho hệ thống các cơ quan làm công tác dân tộc từ Trung ương đến địa phương và đối với đồng bào dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, đó là một nhiệm vụ quan trọng mà Đảng và Nhà nước giao phó. 1 Ph¹m ThÞ Thanh Dung – KH6C
- www.HanhChinhVN.com C«ng t¸c phæ biÕn, gi¸o dôc ph¸p luËt cña Vô Ph¸p chÕ – Uû ban d©n téc Phần MỞ ĐẦU 1. MỤC ĐÍCH THỰC TẬP - Tìm hiểu tổ chức hoạt động của Vụ Pháp chế - Ủy ban Dân tộc; - Nắm vững chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của cán bộ, công chức trong bộ máy hành chính nhà nước; - Vận dụng kiến thức đã học ở Học viện vào thực tế, qua đó củng cố những kiến thức đó và bước đầu rèn luyện kĩ năng, nghiệp vụ quản lý nhà nước; - Bổ sung kiến thức thực tế. 2. NỘI DUNG THỰC TẬP - Nắm được chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và quy chế hoạt động của Ủy ban Dân tộc; - Nắm được chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và quy chế hoạt động của Vụ Pháp chế; - Nắm đuợc mối quan hệ giữa Ủy ban Dân tộc và Vụ Pháp chế với các cơ quan khác trong hệ thống cơ quan quản lí nhà nước; - Thực hiện đúng vai trò của người cán bộ, công chức. 3. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM THỰC TẬP - Thời gian: Từ ngày 02/03/2009 đến 02/05/2009 - Địa điểm: Vụ Pháp chế - Ủy ban Dân tộc 4. BÁO CÁO QUÁ TRÌNH THỰC TẬP Nơi thực tập: Vụ Pháp chế - Ủy ban Dân tộc - Thời gian thực tập: + Từ ngày 02/03/2009 đến 02/05/2009 + Quá trình thực tập được tóm lược như sau 2 Ph¹m ThÞ Thanh Dung – KH6C
- www.HanhChinhVN.com C«ng t¸c phæ biÕn, gi¸o dôc ph¸p luËt cña Vô Ph¸p chÕ – Uû ban d©n téc NGƯỜI HƯỚNG STT THỜI GIAN NỘI DUNG CÔNG VIỆC DẪN 1 Tuần thứ 1 - Học quy chế cơ quan. (Từ ngày 02/03/2009 Chuyên viên Nguyễn đến ngày 06/03/2009) - Tìm hiểu tổng quan về vị trí, Chí Tuấn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban Dân tộc, Vụ Pháp chế, những công việc cụ thể của Vụ Pháp chế. 2 Từ tuần thứ 2 đến hết - Chính thức bước vào công việc tuần thứ 4 tại phòng. Chuyên viên Nguyễn (Từ ngày 09/03/2009 - Tìm hiểu những công việc liên Chí Tuấn đến ngày 27/03/2009) quan. - Lập bản kế hoạch thực tập cá nhân. 3 Tuần thứ 5 đến tuần - Nghiên cứu, tìm tài liệu xây dựng thứ 7 bản báo cáo thực tập sau khi đã ( Từ ngày 30/03/2009 hiểu rõ về chức năng, nhiệm vụ, đến ngày 17/04/2009) quyền hạn..cũng như cơ cấu tổ chức của Ủy ban Dân tộc và của Chuyên viên Nguyễn Vụ Pháp chế. Chí Tuấn - Hoàn thành công việc nhà trường giao cho , hoàn thành các công việc các anh chị hướng dẫn giao cho trong quá trình thực tập. 4 Tuần thứ 8 - Viết báo cáo thực tập sau khi đã nghiên cứu, tìm hiểu kĩ toàn bộ Chuyên viên Nguyễn (Tuần cuối cùng) Từ ngày 20/4/2009 những gì đã nêu trên. Chí Tuấn đến ngày 24/4/2009) - Hoàn thành những công việc cuối cùng được giao dưới sự huớng dẫn của các anh chị trong cơ quan và của thầy cô trong nhà trường. 3 Ph¹m ThÞ Thanh Dung – KH6C
- www.HanhChinhVN.com C«ng t¸c phæ biÕn, gi¸o dôc ph¸p luËt cña Vô Ph¸p chÕ – Uû ban d©n téc CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ VỤ PHÁP CHẾ - ỦY BAN DÂN TỘC 1.1. Khái quát về Ủy ban Dân tộc Ủy ban Dân tộc là cơ quan ngang Bộ thuộc Chính phủ, thực hiện chức năng quản lí nhà nước về công tác dân tộc trong phạm vi cả nước; quản lí nhà nước về các dịch vụ công thuộc phạm vi của Ủy ban Dân tộc theo quy định tại Nghị định số 60/NĐ-CP ngày 09/5/2008 của Chính phủ về Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Dân tộc Cơ cấu tổ chức của Ủy ban Dân tộc bao gồm có 17 Vụ, đơn vị trực thuộc, trong đó có Vụ Pháp chế, bao gồm: - Vụ Kế hoạch - Tài chính. - Vụ Tổ chức cán bộ. - Vụ Pháp chế. - Vụ Hợp tác quốc tế - Thanh Tra - Văn phòng. - Vụ Tổng hợp. - Vụ Chính sách dân tộc. - Vụ Tuyên truyền. - Vụ Địa phương I. - Vụ Địa phương II. - Vụ Địa phương III. - Viện Dân tộc. - Trường Cán bộ dân tộc. - Trung tâm Thông tin. - Tạp chí Dân tộc. - Báo Dân tộc và Phát triển. 4 Ph¹m ThÞ Thanh Dung – KH6C
- www.HanhChinhVN.com C«ng t¸c phæ biÕn, gi¸o dôc ph¸p luËt cña Vô Ph¸p chÕ – Uû ban d©n téc 1.2. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Vụ Pháp chế Vụ Pháp chế là đơn vị của Uỷ ban Dân tộc, có chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc (sau đây gọi tắt là Bộ trưởng, Chủ nhiệm) thực hiện quản lý nhà nước bằng pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc; tổ chức thực hiện công tác xây dựng pháp luật, thẩm định, rà soát, hệ thống hoá, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật; phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Uỷ ban Dân tộc, kiểm tra việc thực hiện pháp luật và thực hiện các công tác khác được giao. Nhiệm vụ và quyền hạn của Vụ Pháp chế - Ủy ban Dân tộc được quy định tại Quyết định số 343/QĐ – UBDT ngày 11/11/2008 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Vụ Pháp chế và theo Nghị định số 122/2004/NĐ-CP ngày 18/5/2004 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức pháp chế ở các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và doanh nghiệp nhà nước, cụ thể như sau: 1.2.1 Công tác xây dựng pháp luật: - Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan lập dự kiến chương trình xây dựng pháp luật dài hạn, hằng năm và theo dõi, đôn đốc, giám sát, kiểm tra việc thực hiện chương trình kế hoạch đó; - Chủ trì hoặc tham gia soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật theo sự phân công của Bộ trưởng, Chủ nhiệm; - Thẩm định các dự thảo văn bản quy phạp pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ trưởng, Chủ nhiệm, văn bản quy phạm pháp luật liên tịch giữa Uỷ ban Dân tộc với cơ quan có thẩm quyền, do các Vụ, đơn vị thuộc Uỷ ban Dân tộc soạn thảo hoặc liên tịch soạn thảo trước khi trình Bộ trưởng, Chủ nhiệm ban hành; Tham gia ý kiến về mặt pháp lý các dự thảo văn bản có chứa quy phạm pháp luật hoặc văn bản khác khi được Bộ trưởng, Chủ nhiệm giao; 5 Ph¹m ThÞ Thanh Dung – KH6C
- www.HanhChinhVN.com C«ng t¸c phæ biÕn, gi¸o dôc ph¸p luËt cña Vô Ph¸p chÕ – Uû ban d©n téc - Chủ trì hoặc phối hợp với các đơn vị có liên quan chuẩn bị tài liệu, hồ sơ về dự thảo văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của cấp trên để Bộ trưởng, Chủ nhiệm đề nghị cơ quan, tổ chức góp ý kiến, đề nghị Bộ Tư pháp thẩm định và trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; - Chủ trì hoặc phối hợp với các đơn vị có liên quan giúp Bộ trưởng, Chủ nhiệm tham gia ý kiến đối với các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do các bộ, cơ quan ngang bộ, hoặc địa phương gửi lấy ý kiến. 1.2.2 Công tác rà soát, hệ thống hoá, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật: - Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch và tổ chức rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực công tác dân tộc, tổng hợp, trình Bộ trưởng, Chủ nhiệm phương án xử lý kết quả rà soát trong phạm vi được giao; - Chủ trì, phối hợp với các Vụ, đơn vị liên quan xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật do Uỷ ban Dân tộc ban hành hoặc liên tịch ban hành; văn bản do các bộ, cơ quan ngang bộ, địa phương ban hành thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Uỷ ban Dân tộc; - Báo cáo kết quả kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật và đề xuất Bộ trưởng, Chủ nhiệm xem xét, xử lý đối với các văn bản trái pháp luật. 1.2.3 Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, kiểm tra việc thực hiện pháp luật: - Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật dài hạn và hàng năm thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Uỷ ban Dân tộc; - Thực hiện nhiệm vụ thường trực Hội đồng phổ biến, giáo dục pháp luật của Uỷ ban Dân tộc; - Phối hợp với các Vụ, đơn vị liên quan kiểm tra việc thực hiện pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc, theo dõi, đôn đốc việc thực hiện pháp luật, tổng kết thực tiễn việc thi hành pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc; 6 Ph¹m ThÞ Thanh Dung – KH6C
- www.HanhChinhVN.com C«ng t¸c phæ biÕn, gi¸o dôc ph¸p luËt cña Vô Ph¸p chÕ – Uû ban d©n téc - Tham gia ý kiến đối với văn bản xử lý các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực công tác dân tộc thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Uỷ ban Dân tộc được Bộ trưởng, Chủ nhiệm giao. 1.2.4 Chủ trì, phối hợp với các Vụ, đơn vị xây dựng, trình Bộ trưởng, Chủ nhiệm ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành tiêu chí xác định thành phần các dân tộc thiểu số; quy định việc xác định lại thành phần dân tộc theo yêu cầu của công dân và theo quy định của pháp luật. 1.2.5 Quản lý, phân công, nhận xét, đánh giá, theo dõi việc chấp hành nội quy và hiệu quả công tác của cán bộ, công chức thuộc Vụ; quản lý tài sản được Uỷ ban giao cho đơn vị. Đề xuất việc thực hiện các chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức thuộc biên chế của Vụ, trình Bộ trưởng, Chủ nhiệm quyết định. 1.2.6 Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng, Chủ nhiệm giao. 1.3. Cơ cấu tổ chức của Vụ Pháp chế - Ủy ban Dân tộc 1.3.1 Vụ Pháp chế có Vụ trưởng, các Phó Vụ trưởng và các chuyên viên, làm việc theo chế độ trực tuyến theo Quy chế làm việc của Vụ. 1.3.2 Vụ trưởng do Bộ trưởng, Chủ nhiệm bổ nhiệm và miễn nhiệm, chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng, Chủ nhiệm về toàn bộ hoạt động của Vụ. Các Phó Vụ trưởng do Bộ trưởng, Chủ nhiệm bổ nhiệm và miễn nhiệm theo đề nghị của Vụ trưởng. Phó Vụ trưởng giúp Bộ trưởng phụ trách một số mặt công tác của Vụ và chịu trách nhiệm trước Vụ trưởng về nhiệm vụ được phân công. 1.3.3 Vụ trưởng Vụ pháp chế có trách nhiệm xây dựng Quy chế làm việc của Vụ, trình Bộ trưởng, Chủ nhiệm phê duyệt. 1.4. Mối quan hệ công tác của Vụ Pháp chế với cơ quan cấp trên, cùng cấp và tổ chức, đơn vị trong và ngoài ngành 1.4.1. Quan hệ công tác với lãnh đạo Ủy ban Dân tộc Vụ Pháp chế tuân thủ sự lãnh đạo của Ủy ban Dân tộc, phái báo cáo xin chỉ thị của lãnh đạo Ủy ban Dân tộc dối với những vấn đề vượt quá quyền hạn 7 Ph¹m ThÞ Thanh Dung – KH6C
- www.HanhChinhVN.com C«ng t¸c phæ biÕn, gi¸o dôc ph¸p luËt cña Vô Ph¸p chÕ – Uû ban d©n téc được giao và công việc đột xuất; chịu sự kiểm tra, kiểm soát của lãnh đạo Ủy ban Dân tộc giao cho Vụ. Vụ không được chuyển các vấn đề thuộc thàm quyền giải quyết của mình lên lãnh đạo Ủy ban Dân tộc. Các báo cáo, đề án và tờ trình lên lãnh đạo Ủy ban Dân tộc phải do lãnh đạo Vụ kí, có đầy đủ hồ sơ kèm theo và theo đúng quy trình gửi báo cáo, tờ trình đã được Ủy ban Dân tộc quy định. Khi lãnh đạo Ủy ban Dân tộc yêu cầu các công chức của VỤ báo cáo hoặc làm việc trực tiếp thì phải chấp hành nghiêm túc. Lãnh đạo Vụ được kí các văn bản chuyên môn theo thẩm quyền. Đối với các văn bản khác, lãnh đạo Vụ chỉ được kí sau khi báo cáo và được lãnh đạo Ủy ban Dân tộc đồng ý. Các công chức trong Vụ Pháp chế phải tham gia đầy đủ các cuộc họp do lãnh đạo Ủy ban Dân tộc triệu tập. 1.4.2. Quan hệ với các Vụ, đơn vị thuộc Ủy ban Dân tộc. Quan hệ giữa Vụ Pháp chế với các Vụ, đơn vị thuộc Ủy ban Dân tộc là quan hệ hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau để cùng hoàn thành nhiệm vụ của u. Tôn trọng thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các Vu, đơn vị khác; chịu sự hướng dẫn, kiểm tra của các Vụ chức năng thuộc Ủy ban Dân tộc đối với các hoạt động của Vụ. Tham gia giải quyết các công việc chung của Ủy ban Dân tộc, phối hợp tham gia ý kiến với Vụ trưởng, thủ trưởng các đơn vị khác để xử lí các vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ của Vụ hoặc của các đơn vị đó nhưng có liên quan đến chức năng của Vụ Pháp chế. Đối với những vấn đề liên quan còn ý kiến khác thì báo cáo lãnh đạo Ủy ban Dân tộc quyết định. 1.4.3. Quan hệ với các địa phương, ngành Quan hệ với địa phương, ngành để hỗ trợ, phối hợp, tổ chức thực hiện pháp luật trong hoạt động quản lí nhà nước về dân tộc. Phổ biến, hướng dẫn, kiểm tra các địa phương, ngành việc thực hiện pháp luật trong hoạt động thể dục, thể thao. 8 Ph¹m ThÞ Thanh Dung – KH6C
- www.HanhChinhVN.com C«ng t¸c phæ biÕn, gi¸o dôc ph¸p luËt cña Vô Ph¸p chÕ – Uû ban d©n téc Khi giải quyết các nhiệm vụ chuyên môn có liên quan đến địa phương, ngành cần báo cáo với lãnh đạo Ủy ban Dân tộc và trao đổi với địa phương, ngành sau đó mới tiến hành công việc theo chức năng của Vụ. 9 Ph¹m ThÞ Thanh Dung – KH6C
- www.HanhChinhVN.com C«ng t¸c phæ biÕn, gi¸o dôc ph¸p luËt cña Vô Ph¸p chÕ – Uû ban d©n téc CHƯƠNG 2: CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CỦA VỤ PHÁP CHẾ - ỦY BAN DÂN TỘC 2.1. Mục đích của công tác giáo dục, phổ biến pháp luật Thứ nhất, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật của Đảng và Nhà nước tới các cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống cơ quan làm công tác dân tộc, nâng cao kiến thức pháp luật để triển khai tốt công việc chuyên môn theo quy định. Thứ hai, nâng cao hiểu biết pháp luật cho đồng bào dân tộc vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, giúp người dân nắm rõ được các chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước để thực hiện tốt vai trò công dân của mình. 2.2. Đối tượng và nội dung của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật Công tác phổ biến giáo dục pháp luật hướng đến hai nhóm đối tượng chính: 2.2.1. Nhóm đối tượng thứ nhất : Phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống cơ quan làm công tác dân tộc - Phổ biến, quán triệt, triển khai các Luật, Pháp lệnh, Nghị định, Nghị quyết của Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về dân tộc, công tác dân tộc; Các văn bản quy phạm pháp luật do Uỷ ban Dân tộc ban hành theo thẩm quyền hoặc phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ để ban hành theo thẩm quyền và kế hoạch triển khai thực hiện các văn bản này. - Phổ biến, quán triệt, học tập các quy định pháp luật về cán bộ, công chức, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng, phòng chống tội phạm, hội nhập kinh tế quốc tế; bình đẳng giới; phòng, chống các tệ nạn xã hội; an toàn giao thông; vệ sinh an toàn thực phẩm; thực hiện quy chế dân chủ cơ sở; phát huy truyền thống, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc; quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan, đơn vị … 10 Ph¹m ThÞ Thanh Dung – KH6C
- www.HanhChinhVN.com C«ng t¸c phæ biÕn, gi¸o dôc ph¸p luËt cña Vô Ph¸p chÕ – Uû ban d©n téc - Đối với cán bộ làm công tác dân tộc ở địa phương: phổ biến, quán triệt gắn với việc triển khai kế hoạch thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về dân tộc, công tác dân tộc tại địa phương. 2.2.1 Nhóm đối tượng thứ hai: Phổ biến pháp luật đối với đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào vùng biên giới Phổ biến sâu rộng về đường lối chủ trương, chính sách dân tộc của Đảng, pháp luật của Nhà nước, Chỉ thị, Nghị quyết, các chủ trương của địa phương về phát triển kinh tế - xã hội, an ninh biên giới; các quy định pháp luật gắn trực tiếp với cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào vùng biên giới như quy định pháp luật về đất đai, bảo vệ phát triển rừng, khiếu nại, tố cáo, phòng chống ma tuý, hôn nhân và gia đình; phổ biến giáo dục kiến thức và chính sách, pháp luật về bình đẳng giới cho đồng bào dân tộc thiểu số. Vận động đồng bào dân tộc thiểu số phát huy các phong tục tập quán và truyền thống tốt đẹp của dân tộc mình phù hợp với mục tiêu bình đẳng giới; an toàn giao thông, bảo vệ môi trường; vệ sinh an toàn thực phẩm, chính sách chế độ mà người dân được hưởng, các quy định về thực hiện quy chế dân chủ phù hợp với các đặc thù địa bàn nông thôn miền núi. Phổ biến và hướng dẫn đồng bào dân tộc thực hiện các quyền, nghĩa vụ cụ thể theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định; gắn với việc vận động đồng bào các dân tộc định canh định cư, xoá đói giảm nghèo.... 2.3. Nhiệm vụ của Vụ Pháp chế trong công tác phổ biến giáo dục pháp luật: Vụ Pháp chế có trách nhiệm là Trường trực của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của Uỷ ban; đầu mối phối hợp với các Vụ, đơn vị để triển khai thực hiện kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật trong hệ thống cơ quan làm công tác dân tộc. - Xây dựng kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật hằng năm và dài hạn của Uỷ ban Dân tộc trình Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc phê duyệt; hướng dẫn hệ thống cơ quan làm công tác dân tộc ở địa phương xây dựng kế hoạch hằng năm về phổ biến, giáo dục pháp luật vùng đồng bào dân tộc thiểu 11 Ph¹m ThÞ Thanh Dung – KH6C
- www.HanhChinhVN.com C«ng t¸c phæ biÕn, gi¸o dôc ph¸p luËt cña Vô Ph¸p chÕ – Uû ban d©n téc số, đồng bào vùng biên giới và đưa công tác này vào nề nếp; chủ trì, đôn đốc các đơn vị thuộc Uỷ ban Dân tộc và Ban Dân tộc các tỉnh thực hiện Kế hoạch này. - Chủ trì, phối hợp với các Vụ, đơn vị thuộc Bộ, ngành có liên quan tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức của Uỷ ban Dân tộc; biên soạn tài liệu, xây dựng đề cương, hướng dẫn nội dung phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật về công tác dân tộc cho cán bộ, công chức và đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào vùng biên giới. - Phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan thực hiện tốt các đề án của Chính phủ về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đối với đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới. - Định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về dân tộc; đề xuất khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về công tác dân tộc theo quy định và đề nghị Bộ Tư pháp trình cơ quan có thẩm quyền khen thưởng đối với cơ quan, đơn vị, cá nhân có thành tích đặc biệt xuất sắc trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa, đồng bào vùng biên giới. 2.4. Các cách thức phổ biến, giáo dục pháp luật của Vụ Pháp chế Trong thời gian vừa qua, Vụ Pháp chế đã thực hiện phổ biến giáo dục pháp luật bằng các cách thức sau: Thứ nhất, tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật qua các phương tiện thông tin đại chúng, tăng cường nội dung giới thiệu các quy định pháp luật thông qua hình thức tuyên truyền miệng, kết hợp với chương trình giáo dục của nhà trường ở vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa và vùng biên giới; Thứ hai, thông báo, phổ biến văn bản pháp luật theo các hình thức thảo luận, trao đổi, cung cấp tài liệu qua các loại hình như sách, báo, đĩa hình, đĩa 12 Ph¹m ThÞ Thanh Dung – KH6C
- www.HanhChinhVN.com C«ng t¸c phæ biÕn, gi¸o dôc ph¸p luËt cña Vô Ph¸p chÕ – Uû ban d©n téc tiếng, panô, áp phích quảng cáo, trong đó có cả tài liệu song ngữ dành cho đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào vùng biên giới; Thứ ba, Vụ đã xây dựng các câu lạc bộ phổ biến chính sách, pháp luật, trợ giúp pháp lí cho các dân tộc thiểu số, đồng bào biên giới. Tuyên truyền phổ biến cho nhiều đối tượng heo hinh thức lồng ghép các buổi sinh hoạt văn hóa, lễ hội truyền thống trong cộng đồng thôn, bản, phum, sóc, play..; Thứ tư, phổ biến giáo dục pháp luật thông qua những người tiêu biểu như: già làng, trưởng bản, chức sắc tôn giáo, người làm kinh tế giỏi..., thông qua các cuộc vận động, các phong trào của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, của các Ban Dân tộc, Ban Dân vận ở địa phương cùng các ban ngành có liên quan, tạo điều kiện cho các cán bộ ở cơ sở hiểu biết đầy đủ tầm quan trọng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, từ đó nhằm tham gia hiệu quả của hoạt động trên đối với đồng bào dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới. 2.5. Thực trạng thực công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của Vụ pháp chế thời gian qua Trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến đồng bào dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn, trong đó rất chú trọng tới công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Công tác phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật cho cán bộ và nhân dân là nhiệm vụ rất khó khăn. Nhờ có sự quan tâm chỉ đạo sát sao, nghiêm túc của các cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức đoàn thể trong hệ thống chính trị, Vụ Pháp chế của Ủy ban Dân tộc trong thời gian vừa qua đã thực hiện công tác theo đúng thẩm quyền của mình và thực hiện đổi mới nhiều nội dung, hình thức tuyên truyền phù hợp với từng địa bàn dân cư, đồng thời có sự phối hợp chặt chẽ với các cấp, các ngành trong việc tổ chức tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cho đồng bào vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới. 13 Ph¹m ThÞ Thanh Dung – KH6C
- www.HanhChinhVN.com C«ng t¸c phæ biÕn, gi¸o dôc ph¸p luËt cña Vô Ph¸p chÕ – Uû ban d©n téc 2.5.1. Những kết quả đạt được trong năm 2008 và quý I năm 2009 a, Kết quả đạt được trong năm 2008 Thực hiện Quyết định số 37/2008/QĐ-TTg ngày 12/03/2008 của Thủ tướng Chính phủ ban hành chương trình phổ biến giáo dục pháp luật giai đoạn năm 2008-2012 và Công văn hướng dẫn số 612/BTP-PBGDPL ngày 07/03/2008 của Bộ Tư pháp, Vụ Pháp chế đã tham mưu cho lãnh đạo Ủy ban Dân tộc xây dựng và trình Bộ trưởng, Chủ nhiệm ban hành Chương trình phổ biến giáo dục pháp luật của Ủy ban Dân tộc cho đối tượng là cán bộ làm công tác dân tộc, đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2008-2012. Tham mưu cho lãnh đạo Ủy ban Dân tộc chuẩn bị ban hành Quyết định thành lập hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật của Ủy ban Dân tộc. Vụ đã cử chuyên viên tham gia cùng cùng đồng chí Phó Chủ nhiệm Ủy ban vào đoàn kiểm tra số 2 của Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật của Chính phủ do đồng chí Phan Trung Kiên-Ủy viên Trung ương Đảng, Thượng tướng Thứ trưởng Bộ Quốc phòng làm trưởng đoàn đi kiểm tra công tác phổ biến giáo dục pháp luật tại các tỉnh Lào Cai, Yên Bái và Bộ Xây dựng..kiến nghị những giải pháp thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả của công tác này tại các địa phương và đơn vị nêu trên. Vụ cũng đã chủ trì và phối hợp với các Vụ, đơn vị có liên quan tổ chức 10 cuộc phổ biến giáo dục pháp luật tại Ủy ban Dân tộc và các địa phương, tổ chức thành công hai cuộc thi tìm hiểu pháp luật dưới hình thức sân khấu hóa và tiến hành 02 cuộc kiểm tra việc thực hiện các tiểu đề án của Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng và Ủy ban trung ương mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cụ thể như sau: - Phổ biến, giáo dục pháp luật tại Ủy ban Dân tộc: Phối hợp với các Vụ, đơn vị chức năng của Bộ Tư pháp, Bộ Nội vụ tiến hành 02 cuộc phổ biến, giáo dục pháp luật cho gần 400 lượt cán bộ, công chức, viên chức…của Ủy ban Dân tộc về 04 đạo luật gồm: Luật ban hành văn 14 Ph¹m ThÞ Thanh Dung – KH6C
- www.HanhChinhVN.com C«ng t¸c phæ biÕn, gi¸o dôc ph¸p luËt cña Vô Ph¸p chÕ – Uû ban d©n téc bản quy phạm pháp luật; Luật thuế thu nhập cá nhân; Luật khiếu nại,tố cáo sửa đổi, bổ sung; Luật cán bộ,công chức…đạt kết quả tốt. - Phổ biến, giáo dục pháp luật tại các địa phương: Thực hiện Quyết định số 21/QĐ_UBDT của Bộ trưởng, Chủ nhiệm về việc giao nhiệm vụ công tác năm 2008, tiếp tục triển khai đề án “Nâng cao hiểu biết pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào vùng biên giới” theo QĐ số 13/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phòng chống ma túy, mại dâm, HIV/AIDS của Ủy ban Dân tộc, Vụ Pháp chế đã chủ trì và phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức 08 cuộc phổ biến, giáo dục pháp luật tại các địa phương cho khoảng 800 lượt đối tượng là cán bộ làm công tác dân tộc cảu 7 tỉnh và các già làng, trưởng bản, trưởng thôn có uy tín trong cộng đồng ở các thôn, bản, buôn, ấp, phum, sóc..của 82 xã, cụ thể như sau: + Thực hiện Quyết định số 21 và triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phòng chống ma túy, mại dâm, HIV/AIDS của Ủy ban Dân tộc: Vụ Pháp chế phối hợp với Trường Cán bộ Dân tộc, Vụ Tuyên truyền, Ban Dân tộc các địa phương đã tiến hành bốn cuộc tuyên truyền, phổ biến , giáo dục pháp luật cho cán bộ làm công tác dân tộc, gài làng, trưởng ban, trưởng thôn của 42 xã của các tỉnh Bắc Kạn, Quảng Trị và Quảng Bình về Luật Phòng chống ma túy; Luật Đất đai, Luật Khiếu nại, tố cáo; Luật giao thông đường bộ; Luật Hôn nhân và Gia đình(01 cuộc theo Quyết định giao nhiệm vụ của Bộ trưởng, Chủ nhiệm; 03 cuộc theo Chương trình mục tiêu quốc gia phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm, HIV/AIDS) + Triển khai và tổng kết việc thực hiện Đề án “Nâng cao hiểu biết pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào vùng biên giới”: Vụ Pháp chế phối hợp với Ban Dân tộc các địa phương đã tiến hành bốn cuộc tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào vùng biên giới tại 40 xã của huyện Mường Lát tỉnh Thanh Hóa; 15 Ph¹m ThÞ Thanh Dung – KH6C
- www.HanhChinhVN.com C«ng t¸c phæ biÕn, gi¸o dôc ph¸p luËt cña Vô Ph¸p chÕ – Uû ban d©n téc huyện Bình Liêu tỉnh Quảng Ninh; huyện Cao Lộc tỉnh Lạng Sơn và huyện Hướng Hóa tỉnh Quảng Trị. Nội dung tuyên truyển phổ biến các luật mà ở địa phương còn xảy ra nhiều vi phạm, qua đó một bước nhận thức cho các đại biểu tham dự hội nghị, để khi về địa phương, các đại biểu này trở thành những tuyên truyền viên tích cực vận động thực hiện các luật này trong cộng đồng dân cư. Phối hợp với Bộ Tư pháp biên soạn, xuất bản 05 tờ gấp pháp luật và 01 Sổ tay phổ biến giáo dục pháp luật cho đối tượng là đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào vùng biên giới. Biên soạn và phát hành cuốn Sổ tay phổ biến giáo dục pháp luật dành cho đồng bào dân tộc thiểu số với nội dung về Luật Biên giới quốc gia; Luật Trợ giúp pháp lí; Luật bảo vệ môi trường; Luật Thanh niên; Luật Khiếu nại tố cáo và các văn bản hướng dẫn thi hành. Đã phát hành đến một số xã vùng sâu, vùng xa của các huyện Chợ Mới, Bạch Thông tỉnh Bắc Kạn; huyện Minh Hóa tỉnh Quảng Bình và huyện Hướng Hóa tỉnh Quảng Trị… Bổ sung một số đầu sách như: Luật Hôn nhân Gia đình; Luật Biên giới quốc gia; Luật Bảo vệ và phát triển rừng….cho tủ sách pháp luật của 6 xã thuộc hai huyện là Bình Liêu tỉnh Quảng Ninh và Mường Lát tỉnh Thanh Hóa. Phối hợp với các Sở, Ban, ngành có liên quan ở địa phuwogn tổ chức hai cuộc thi tìm hiểu pháp luật dưới hình thức sân khấu hóa tại tỉnh Lào Cai và Kiên Giang đạt kết quả tốt. Cuộc thi “Tìm hiểu pháp luật” dành cho đối tượng là đồng bào dân tộc thiểu sô, đồng bào vùng biên giới là nhằm đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, phù hợp với trình độ dân trí, phong tục, tập quán của các dân tộc thiểu số, nang cao hiệu quả của công tác nay, góp phần nâng cao nhận thức pháp luật của đồng bào, đáp ứng yêu cầu thiết thực của địa phương. Tiến hành hai cuộc kiểm tra việc thực hiện các tiểu Đề án do Bộ tư lệnh Bộ đội biên phòng thực hiện tại Hà Giang và do Ủy ban trung ương mặt trận Tổ quốc Việt Nam thực hiện tại Trà Vinh. Qua kiểm tra cho thấy, nội dung 16 Ph¹m ThÞ Thanh Dung – KH6C
- www.HanhChinhVN.com C«ng t¸c phæ biÕn, gi¸o dôc ph¸p luËt cña Vô Ph¸p chÕ – Uû ban d©n téc triển khai của các tiểu đề án ở các tỉnh trên đều đúng đối tượng, sát với nội dung được phê duyệt và có hienhf thức tuyên truyển thực hiên khá đa dạng, có hiệu quả khá tốt. Nhận thức và chấp hành pháp luật của đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào vùng biên giới ở các địa phương được triển khai đề án đã co những chuyển biến tích cực. Trong năm 2008, Vụ Pháp chế đã phối hợp với các đơn vị và địa phương có liên quan, hoàn thành tốt các nhiệm vụ, mục tiêu của đề án “ Nâng cao hiểu biết pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào vùng biên giới”. Tại Hội nghị tổng kết việc thực hiện Quyết định số 13/2003/QĐ-TTg, căn cứ vào thành tích đã đạt được của Ủy ban Dân tộc, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã trao tặng Bằng khen cho tập thể Vụ Pháp chế và băng khen cho 01 đồng chí lãnh đạo vụ vì đã có những thành tích xuất sắc trong công tác phổ biến giáo dục pháp luật. Nằm trong chương trình triển khai đề án “Nâng cao hiểu biết pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số và vùng biên giới” đã được Chính phủ phê duyệt năm 2007, có thể đưa ra cuộc phổ biến giáo dục pháp luật tiêu biểu sau: Trong 3 ngày (18-20/3/2008), tại Mường Lát (Thanh Hóa), Vụ Pháp chế - Uỷ ban Dân tộc (UBDT) đã phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hoá và UBND huyện Mường Lát tổ chức Hội nghị phổ biến giáo dục pháp luật cho hơn 100 đại biểu đại diện cho cán bộ tư pháp, công an và các già làng, trưởng bản của trên 50 thôn bản trong 7 xã và thị trấn huyện Mường Lát. Mường Lát là một huyện vùng cao biên giới khó khăn nhất của tỉnh Thanh Hoá, với số dân trên 33 nghìn nhân khẩu, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm đến 90%, nhiều nơi trên địa bàn huyện còn tồn tại những tập tục lạc hậu trong việc hôn ước như: tục cướp vợ, tục ngủ thăm... Đặc biệt, tình trạng đốt phá rừng vẫn còn diễn ra phổ biến ở những bản vùng sâu; trình độ dân trí giữa các dân tộc không đồng đều, tỷ lệ hộ đói nghèo chiếm tới trên 70%. Do đó, Mường Lát đã được UBDT chọn là nơi triển khai 17 Ph¹m ThÞ Thanh Dung – KH6C
- www.HanhChinhVN.com C«ng t¸c phæ biÕn, gi¸o dôc ph¸p luËt cña Vô Ph¸p chÕ – Uû ban d©n téc 7 luật: Luật Hôn nhân gia đình; Luật Đất đai; Luật Trợ giúp pháp lý; Luật Bảo vệ và Phát triển rừng; Luật Tài nguyên Môi trường; Luật Thanh niên và Luật Biên giới quốc gia nhằm giúp nâng cao nhận thức và năng lực cho cán bộ xã, thôn, bản. Tại Hội nghị, các đại biểu đã được nghe các báo cáo viên Sở Tư Pháp, Ban Dân tộc và Đồn Biên phòng 485 (Thanh Hoá) phổ biến cụ thể về nội dung của 7 luật. Đặc biệt, nhấn mạnh phân tích rõ Luật Hôn nhân và Gia đình, nhằm đề cao vai trò của gia đình trong đời sống xã hội, giúp đồng bào giữ gìn và phát huy truyền thống và những phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc mình, bên cạnh đó xoá bỏ những phong tục, tập quán lạc hậu của đồng bào về vấn đề hôn nhân. Hay như giúp đồng bào hiểu rõ Luật Biên giới quốc gia..., qua đó khẳng định thêm ý nghĩa về công tác chấp hành và bảo vệ chủ quyền biên giới thiêng liêng của Tổ quốc. Từ đó, đồng bào có ý thức xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới, góp phần giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế-xã hội, giữ vững an ninh của đất nước... Cũng tại Hội nghị, Ban Dân tộc tỉnh đã lồng ghép thêm Luật Phòng chống ma tuý vào chương trình phổ biến pháp luật với mong muốn giúp đồng bào và cán bộ xã nhận thức được tác hại và hiểm hoạ do ma tuý gây ra. Nhân dịp này, UBDT đã tặng thêm 126 đầu sách có nội dung liên quan đến pháp luật vào tủ sách pháp luật cho các xã Trung Lý, Mường Chanh và Pù Nhi. Qua chương trình phổ biến giáo dục pháp luật cho đồng bào DTTS ở vùng cao Mường Lát, các đại biểu tham dự đã nắm bắt thêm được nhiều thông tin, kiến thức về pháp luật, từ đó trở thành những tuyên truyền viên tích cực để phổ biến cho đồng bào nơi mình đang sinh sống chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước; giữ gìn an ninh trật tự nơi thôn, bản, đoàn kết vươn lên xoá đói giảm nghèo. Thực hiện kế hoạch công tác năm 2008 của Ủy ban dân tộc về Chương trình Phổ biến pháp luật, ngày 24/7/2008, lãnh đạo Ủy ban Dân tộc giao cho 18 Ph¹m ThÞ Thanh Dung – KH6C
- www.HanhChinhVN.com C«ng t¸c phæ biÕn, gi¸o dôc ph¸p luËt cña Vô Ph¸p chÕ – Uû ban d©n téc Vụ Pháp chế chủ trì, tổ chức Hội nghị Phổ biến pháp luật cho cán bộ, công chức, viên chức Ủy ban Dân tộc. Hội nghị tập trung giới thiệu 3 luật của Quốc hội do Báo cáo viên Pháp luật Nguyễn Đắc Bình, chuyên viên chính Vụ Hành chính Hình sự, Bộ Tư pháp trình bày: - Luật số 04/2007/QH12 ngày 21/11/2007 về Thuế thu nhập cá nhân - Luật số 17/2008/QH12 ngày 21/11/2007 về Ban hành văn bản quy phạm phápluật - Luật số 58/2005/QH11 ngày 29/11/2005 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo của Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Ngày 12/12/2008, Ủy ban Dân tộc tổ chức Hội nghị Phổ biến Giáo dục Pháp luật cho cán bộ, công chức, viên chức. Đồng chí Hoàng Phương Hoa, Vụ Trưởng Vụ Pháp chế chủ trì Hội nghị. Sau khi được phổ biến, các cán bộ, công chức đã nắm bắt và hiểu sâu hơn nội dung của Luật Cán bộ, Công chức. Từ đó, vận dụng tốt hơn vào chuyên môn nghiệp vụ, đặc biệt là trong lĩnh vực thực hiện công tác dân tộc. b, Những kết quả đạt được trong quý 3 tháng đầu năm 2009 Vụ Pháp chế đã xây dựng kế hoạch và dự toán chi tiết trình Bộ trưởng, Chủ nhiệm ký gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để phối hợp thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người dân nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số” theo Quyết định số 37/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Dự thảo văn bản trình Lãnh đạo Uỷ ban ký gửi các địa phương triển khai thực hiện Quyết định số 08/2008/QĐ-UBDT của Bộ trưởng, Chủ nhiệm ban hành Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật của UBDT giai đoạn 2008-2012 đối với đối tượng là cán bộ làm công tác dân tộc, đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa, vùng cao, biên giới, hải đảo, vùng đặc biệt khó khăn. 19 Ph¹m ThÞ Thanh Dung – KH6C
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận quản lý nhà nước ngạch chuyên viên: Tăng cường công tác phổ biến pháp luật, giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức cho học sinh, sinh viên, trong các trường Đại học, Cao đẳng, TCCN
21 p | 1994 | 486
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học đề tài " Nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đáp ứng yêu cầu tăng cường quản lý nhà nước trong giai đoạn hiện nay "
0 p | 532 | 115
-
Đề tài: Công tác tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật ở địa phương
25 p | 1688 | 111
-
Báo cáo: "Tăng cường công tác phổ biến pháp luật, giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức cho học sinh, sinh viên, trong các trường Đại học, Cao đẳng, TCCN ”
33 p | 313 | 74
-
Đề tài " công tác hạch toán kế toán "
91 p | 136 | 47
-
Đề tài: Công tác hạch toán kế toán
105 p | 105 | 43
-
Đề tài : Chính sách trợ giúp xã hội đối với “Người Lang Thang Xin Ăn”ở Việt Nam
14 p | 145 | 24
-
Khoá luận tốt nghiệp Quản lý nhà nước: Công tác tiếp công dân tại Ủy ban nhân dân phường Đông Ngạc, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội
71 p | 36 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý công tác phổ cập giáo dục cho trẻ 5 tuổi tại các trường mầm non thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương
215 p | 13 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý Nhà nước về phổ biến pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
118 p | 49 | 7
-
Luận văn thạc sĩ Luật học: Tổ chức thực hiện phổ biến pháp luật cho đồng bào dân tộc Êđê tỉnh Đắk Lắk
154 p | 58 | 7
-
Đề tài cấp Bộ: Thực trạng, điều kiện và biện pháp thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở tại một số tỉnh thành phía Nam
60 p | 84 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng cán bộ quản lý trường mầm non tại thành phố Đà Nẵng
127 p | 16 | 6
-
Tóm tắt Đề án ngành Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua trung tâm trợ giúp pháp lý – Nghiên cứu tại Thành phố Hồ Chí Minh
28 p | 7 | 4
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật hiến pháp và Luật hành chính: Phổ biến pháp luật cho thanh niên trên địa bàn huyện Minh Long, tỉnh Quảng Ngãi
26 p | 34 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong trợ giúp người nghèo trên địa bàn quận Long Biên, thành phố Hà Nội
0 p | 128 | 3
-
Luận án Tiến sĩ Biến đổi khí hậu: Nghiên cứu cơ chế, chính sách nhằm huy động nguồn lực tài chính từ khu vực tư nhân trong hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam
185 p | 3 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý công tác nội trú của học sinh ở các trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Quảng Nam
124 p | 8 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn