Đề tài: Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại xã Tào Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An
lượt xem 271
download
Xã hội phát triển, dân số tăng nhanh kéo theo những đòi hỏi ngày càng tăng về lương thực, thực phẩm, chỗ ở cũng như các nhu cầu về văn hóa, xã hội. Con người đã tìm mọi cách để khai thác đất đai nhằm thỏa mãn những nhu cầu ngày càng tăng đó. Như vậy đất đai, đặc biệt là đất nông nghiệp mặc dầu hạn về diện tích nhưng lại có nguy cơ suy thoái ngày càng cao dưới tác động của thiên nhiên và sự thiếu ý thức của con người trong quá trình sử dụng....
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề tài: Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại xã Tào Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An
- Luận văn Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại xã Tào Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An
- MỤC LỤC 2.1.1.2. Phân loại đất nông nghiệp ........................... 8 - Theo Luật Đất Đai 2003, nhóm đất nông nghiệp được phân thành các loại sau: ................................................ 8 + Đất trồng cây hàng năm (đất canh tác) là loại đất dùng trồng các loại cây ngắn ngày, có chu kỳ sinh trưởng không quá một năm. Đất trồng cây hàng năm bao gồm: ......................................... 8 * Đất 3 vụ là đất gieo trồng và thu hoạch được 3 vụ/năm với các công thức 3 vụ lúa, 2 vụ lúa + 1 vụ màu,… .............................. 8 * Đất 2 vụ có công thức luân canh như lúa - lúa, lúa - màu, màu - màu,… .. 8 * Đất 1 vụ là đất trên đó chỉ trồng được 1 vụ lúa hay 1 vụ màu/năm. ..... 8 N goài ra đất trồng cây hàng năm còn được phân theo các tiêu thức khác và được chia thành các nhóm đất chuyên trồng lúa, đất chuyên trồng màu,… .. 8 + Đất trồng cây lâu năm gồm đất dùng để trồng các loại cây có chu kỳ sinh trưởng kéo dài trong nhiều năm, phải trải qua thời kỳ kiến thiết cơ bản mới đưa vào kinh doanh, trồng một lần nhưng thu hoạch trong nhiều năm. .... 8 + Đất rừng sản xuất là diện tích đất được dùng để chuyên trồng các loại cây rừng với mục đích sản xuất. ................................ 8 + Đất rừng phòng hộ: là diện tích đất để trồng rừng với mục đích phòng hộ. 9 + Đất rừng đặc dụng: là diện tích đất được Nhà nước quy hoạch, đưa vào sử dụng với mục đích riêng. .................................. 9 + Đất nuôi trồng thuỷ sản là diện tích đất dùng để nuôi trồng thuỷ sản như tôm, cua, cá… ......................................... 9 + Đất làm muối là diện tích đất được dùng để phục vụ cho quá trình sản xuất muối. ............................................... 9 2.1.2. Vai trò của sản xuất nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân....... 9 2.1.3. C ơ sở thực tiễn ................................... 10 2.1.3.1. Thực trạng đất nông nghiệp Việt Nam ................. 10 H iện nay Việt Nam có khoảng 9.345,3 nghìn ha đất nông nghiệp chiếm 28,4 % d iện tích tự nhiên. Bình quân đất nông nghiệp tính theo đầu người là 1.224m2/ người. Trong đó: ................................ 10 + Đất trồng cây hàng năm: 6.129,5 nghìn ha chiếm 65,6 % diện tích đất nông nghiệp. ............................................. 10 + Đất trồng cây lâu năm: 2.181,9 nghìn ha chiếm 23,3 % diện tích đất nông nghiệp. ............................................. 10 + Đất vườn tạp: 628,5 nghìn ha chiếm 6,7 % diện tích đất nông nghiệp. .. 10 + Đất mặt nước nuôi trồng thuỷ sản: 367,8 % diện tích đất nông nghiệp. . 10 D iện tích đất nông nghiệp của nước ta có xu hướng ngày càng tăng ( so với năm 1990 tăng 2.351,9 nghìn ha ). Trong đó, tỷ trọng diện tích trồng cây hàng
- năm giảm ( bằng 76,3% diện tích đất nông nghiệp năm 1990; 69,1 % diện tích đất nông nghiệp năm 1997; 65,5 % diện tích đất nông nghiệp năm 2000) và tỷ trọng diện tích đất trồng cây lâu năm tăng ( bằng 14,9% diện tích đất nông nghiệp năm 1990; 19,2% diện tích đất nông nghiệp năm 1997; 23,3 % diện tích đất nông nghiệp năm 2000). ............................ 10 Tổng diện tích trồng cây hàng năm .......................... 19 - Đ ánh giá hệ thống sản xuất cây trồng. ....................... 19 - Sự thích hợp với môi trường đất khi thay đổi loại hình sử dụng đất. ...... 20 - Đ ánh giá về quản lý và bảo vệ tự nhiên. ...................... 20 Phần 4 ............................................. 20 KẾT QUẢ NGHIÊN C ỨU ............................... 20 4.1 Đặc điểm khu vực nghiên cứu .......................... 20 4.1.1 Điều kiện tự nhiên ................................. 20 4.1.1.1 Vị trí địa lý .................................... 20 Tào Sơn là một xã trung du miền núi, nằm về phía Tây huyện Anh Sơn, tỉnh N ghệ An, cách trung tâm huyện 12 km về phía Đông. Trải dài theo quốc lộ 7B và dọc bờ sông Lam. Ranh giới hành chính được xác định như sau : .. 20 + Phía Bắc giáp huyện Tân Kỳ; ............................. 20 + Phía Nam giáp xã Lĩnh Sơn; ............................. 20 + Phía Tây giáp xã Lạng Sơn; .............................. 20 + Phía Đông giáp xã Ngọc Sơn, huyện Đô Lương. ................ 20 4.1.1.2 Địa hình, địa mạo ................................ 20 Là một xã trung du miền núi nên đ ịa hình bao quanh là đồi núi, ở giữa là vùng đồng bằng. Phía Nam giáp sông Lam nên tạo được vùng bãi bồi ven sông khá thích hợp cho sản xuất nông nghiệp........................... 20 Có thể chia địa hình thành 2 dạng : đồng bằng và đồi núi thấp. ........ 20 4.1.1.3. Điều kiện khí hậu, thời tiết ......................... 20 Tào Sơn nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Mùa hè thì nóng bức, nhiệt độ từ 33 -370 C, có khi lên đến 390 C. V ề mùa đông nhiệt độ lại khá thấp, trung bình từ 14 - 200 C, có lúc xuống tới 100 C. Nói chung khí hậu khá phức tạp, nắng nóng thì gay gắt, mưa bão thì rất dữ dội. V ì nằm về phía Tây tỉnh Nghệ An nên chịu ảnh hưởng của 2 mùa rõ rệt. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 chủ yếu gió Đông Bắc, mùa mưa tháng 4 đến tháng 10 nóng ẩm, gió thịnh hành là gió Tây Nam. Mùa khô không khí khô hanh, độ ẩm bình quân là 30 – 60%, mùa mưa khí hậu ẩm ướt, độ ẩm từ 80 – 90 % không khí thấp ảnh hưởng trực tiếp đến độ bền của công trình. ..................... 20 Y ếu tố khí hậu Tào Sơn nói chung thuận lợi để phát triển cây trồng vật nuôi, song biên độ nhiệt giữa các mùa trong năm lớn, mưa tập trung, mùa nắng
- nóng khô hanh, đó là nguyên nhân gây ra hạn hán, lũ lụt, xói mòn, bồi lấp, hủy hoại đất. ......................................... 21 4.1.1.4 Thủy văn ...................................... 21 Sông Lam: Đây là sông chảy qua trên địa bàn xã. Chiều dài của sông là 0,8 km, chảy theo hướng từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Diện tích lưu vực sông là 17.730 km2, m ật độ lưới sông là 0,60 km/km2. Lưu lượng trung bình hàng năm của sông đạt 688 m3/s. Mực nước b ình quân lớn nhất là 5,03 m, lưu lượng lớn nhất bình quân là 2.260 m3/s ( đo tại trạm Cửa Rào). Đây là tuyến đường thuỷ quan trọng và duy nhất nối nước bạn Lào với Nghệ An và thông ra biển Đông.......................................... 21 N goài ra, trên địa bàn xã một mạng lưới hồ, đập, các con hói nhỏ và kênh rạch khác. ........................................... 21 4.1.1.5 Tài nguyên đất .................................. 21 Đ ất đai trên địa bàn xã gồm có hai loại chính: đất phù sa phân bố ở vùng đồng bằng của xã và đ ất Feralit ở vùng đồi núi thấp. ................... 21 Đ ất phù sa ( 562,42 ha) là tầng đất phù sa được bồi đắp hàng năm, loại đất có thành phần cơ giới chủ yếu là thịt nhẹ đến trung bình, thích hợp cho việc trồng lúa và một số cây trồng hàng năm khác, phân bố dọc sông Lam và vùng đồng bằng của xã....................................... 21 Đ ất Feralit ( 119,40 ha) chủ yếu là đất Feralit đỏ vàng, phát triển trên đá thạch sét và đá biến chất, tầng đất trung bình. Vùng đất này thuận lợi cho việc phát triển cho trồng cây lâm nghiệp như: keo, tràm.... ................. 21 4.1.1.6 Tài nguyên rừng ................................. 21 Theo số liệu thống kê của huyện năm 2009 của x ã diện tích đất lâm nghiệp của x ã là 1191,40 ha. Trong đó rừng sản xuất chiếm 867,90 ha và 323,50 ha là đất rừng phòng hộ. ..................................... 21 Tiềm năng về lâm nghiệp của xã Tào Sơn là khá lớn và đa dạng, đất lâm nghiệp của xã chủ yếu đồi núi thấp, độ dốc nhỏ, thổ nhưỡng tốt. ....... 22 4.1.1.7 Tài nguyên về khoáng sản .......................... 22 Tào Sơn có nguồn cát sạn ven bờ sông Lam, được người dân khai thác làm nguyên liệu trong xây dựng. ............................... 22 4.1.1.8 Cảnh quan môi trường ............................ 22 Là xã trung du miền núi có mật độ dân số không cao, các ngành kinh tế phi nông nghiệp chưa phát triển vì vậy những tác động không tích cực tới môi trường không đáng kể.................................... 22 Tuy nhiên việc khai thác khoáng sản không có quy hoạch cụ thể và không đáp ứng các yếu tố kỹ thuật về vảo vệ môi trường đã gây ô nhiễm nguồn nước và gây sạt lở đất. ........................................ 22 4.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội ............................ 22
- 4.1.2.1 Dân số và lao động ............................... 22 Nguồn[13] .......................................... 22 4.1.2.2. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng ................... 23 Trong quá trình sử dụng đất nông nghiệp đã làm ảnh hưởng rất lớn đến môi trường do đó để cho quá trình sản xuất được bền vững ngoài vấn đề về kinh tế - xã hội, chúng ta phải xem xét đến vấn đề môi trường. Một loại hình sử dụng đất được gọi là b ền vững về mặt môi trường khi các hoạt động trong loại hình sử dụng đất đó không có ảnh hưởng xấu đến môi trường và có khả năng cải thiện đất đai. Đánh giá tính bền vững về mặt môi trường là một việc làm quan trọng, qua đó giúp cho ta biết được phương thức canh tác đã hợp lý hay chưa, vấn đề sử dụng đất còn gì b ất cập hay không? Và từ đó ta có thể hạn chế đến mức tối thiểu những tiêu cực của loại hình sử dụng đất đó gây ra cho môi trường xung quanh. ..................................... 54 H ệ số sử dụng đất hay còn gọi cách khác là số vụ /năm, là một xã bán sơn địa thì dựa vào bảng cho ta biết hệ số sử dụng đất của xã ở mức trung bình. N guyên nhân là do:..................................... 55 - Hầu hết là diện tích đất trồng lúa trồng được 2 vụ còn lại các diện tích trồng màu khác chỉ trồng được 1 vụ do điều kiện thời tiết khắc nghiệt. ........ 55 - Đ ất đai không đa dạng nên khó khăn trong việc bố trí cây trồng làm giảm diện tích gieo trồng. .................................... 55 - Địa hình thường bị ngập úng vào mùa mưa và hạn hán vào mùa khô. ..... 55 - N gười dân thiếu vốn để đầu tư sản xuất. ...................... 55 - N gười dân còn thiếu kiến thức về khoa học kĩ thuật. .............. 55 - Phần lớn diện tích đất đai là đồi núi, nên diện tích đất canh tác ít. ..... 55 Trong tương lai, khi dân số ngày càng tăng lên dẫn tới nhu cầu lương thực ngày càng lớn. Do vậy vấn đề nâng cao hệ số sử dụng đất là điều rất cần thiết, trong thời gian tới cần có sự thay đổi cây trồng phù hợp để nâng số vụ gieo trồng trong năm, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật chọn lựa những giống cây trồng có giá trị và phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương nâng cao hệ số sử dụng đất. ................................... 55
- Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề X ã hội phát triển, dân số tăng nhanh kéo theo những đòi hỏi ngày càng tăng về lương thực, thực phẩm, chỗ ở cũng như các nhu cầu về văn hóa, xã hội. Con người đã tìm mọi cách để khai thác đất đai nhằm thỏa mãn những nhu cầu ngày càng tăng đó. Như vậy đất đai, đặc biệt là đất nông nghiệp mặc dầu hạn về diện tích nhưng lại có nguy cơ suy thoái ngày càng cao dưới tác động của thiên nhiên và sự thiếu ý thức của con người trong quá trình sử dụng. Đó còn chưa kể đến sự suy giảm về diện tích đất nông nghiệp do quá trình đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ, trong khi khả năng khai hoang đất mới lại rất hạn chế. Do vậy, việc đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp từ đó lựa chọn các loại hình sử dụng đất có hiệu quả để sử dụng hợp lý theo quan điểm sinh thái và phát triển bền vững đang trở thành vấn đề mang tính to àn cầu đang được các nhà khoa học trên thế giới quan tâm. Đối với một nước có nền nông nghiệp chủ yếu như Việt Nam, nghiên cứu, đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Tào Sơn là một xã nằm ở cửa ngõ phía đông của huyện Anh Sơn, nằm giữa hai thị trấn Anh Sơn và Đô Lương. Cách cả hai thị trấn khoảng 12km về phía Tây và Đông. Là một xã thuần nông điều kiện kinh tế còn gặp nhiều khó khăn. Việc thu hẹp đất do nhu cầu chuyển đổi mục đích: đất ở, đất chuyên dùng đã có tác động rất đáng kể đối với nông hộ. Vì vậy, làm thế nào để có thể sử dụng hiệu quả diện tích đất nông nghiệp hiện có trên địa b àn là vấn đề đang được các cấp chính quyền quan tâm nghiên cứu để xây dựng cơ sở cho việc đề ra các phương án chuyển dịch cơ c ấu cây trồng một cách hợp lý nhất, nhằm đem lại hiệu quả sử dụng đất cao nhất có thể. Xuất phát từ thực tế trên, đươc sự đồng ý của khoa Tài nguyên đất và Môi trường nông nghiệp dưới sự hướng dẫn của cô giáo TS.Trần Thị Thu H à chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại xã Tào Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An”.
- 1.2 Mục đích - Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của xã Tào Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An. - Đề xuất những giải pháp kinh tế kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đ ất trên địa bàn nghiên cứu. 1.3 Yêu cầu - Đánh giá đúng, khách quan, khoa học và phù hợp với tình hình thực tiễn ở địa phương. - Phải thu thập số liệu một cách chính xác và tin cậy - Các giải pháp đề xuất phải khoa học và có tính khả thi. - Đ ịnh hướng phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.
- Phần 2 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1 Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu 2.1.1. Cơ sở lý luận 2.1.1.1. Khái niệm đất nông nghiệp Đ ất nông nghiệp là tất cả những diện tích được sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, diện tích nghiên cứu thí nghiệm phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Kể cả diện tích đất lâm nghiệp và các công trình xây dựng cơ bản phục vụ cho sản xuất nông lâm nghiệp. 2.1.1.2. Phân loại đất nông nghiệp - Theo Luật Đất Đai 2003, nhóm đất nông nghiệp được phân thành các loại sau: + Đ ất trồng cây hàng năm (đất canh tác) là lo ại đất dùng trồng các loại cây ngắn ngày, có chu kỳ sinh trưởng không quá một năm. Đất trồng cây hàng năm bao gồm: * Đ ất 3 vụ là đ ất gieo trồng và thu hoạch được 3 vụ/năm với các công thức 3 vụ lúa, 2 vụ lúa + 1 vụ màu,… * Đất 2 vụ có công thức luân canh như lúa - lúa, lúa - màu, màu - màu,… * Đất 1 vụ là đất trên đó chỉ trồng được 1 vụ lúa hay 1 vụ màu/năm. N goài ra đất trồng cây hàng năm còn đ ược phân theo các tiêu thức khác và được chia thành các nhóm đất chuyên trồng lúa, đất chuyên trồng màu,… + Đ ất trồng cây lâu năm gồm đất dùng để trồng các loại cây có chu kỳ sinh trưởng kéo d ài trong nhiều năm, phải trải qua thời kỳ kiến thiết cơ b ản mới đưa vào kinh doanh, trồng một lần nhưng thu hoạch trong nhiều năm. + Đ ất rừng sản xuất là diện tích đất được dùng để chuyên trồng các loại cây rừng với mục đích sản xuất.
- + Đ ất rừng phòng hộ: là diện tích đ ất để trồng rừng với mục đích phòng hộ. + Đất rừng đặc dụng: là diện tích đất được Nhà nước quy hoạch, đưa vào sử dụng với mục đích riêng. + Đ ất nuôi trồng thuỷ sản là diện tích đất dùng để nuôi trồng thuỷ sản như tôm, cua, cá… + Đ ất làm muối là diện tích đất được dùng để phục vụ cho quá trình sản xuất muối. 2.1.2. Vai trò của sản xuất nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân 2.1.2.1. Cung cấp lương thực, thực phẩm cho toàn xã hội Lương thực, thực phẩm là yếu tố đầu tiên có tính chất quyết định sự tồn tại phát triển của con người và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Những hàng hoá có chứa chất dinh dưỡng nuôi sống con người này chỉ có thể có được thông qua hoạt động sống của cây trồng và vật nuôi, hay nói cách khác là thông qua quá trình sản xuất nông nghiệp 2.1.2.2 Nông nghiệp là một trong những nhân tố quan trọng góp phần thúc đẩy sản xuất công nghiệp và khu vực thành thị phát triển - Nông nghiệp cung cấp nguồn nguyên liệu cho công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến. - Nông nghiệp đặc biệt là nông nghiệp của các nước đang phát triển là khu vực dự trữ và cung cấp lao động cho phát triển công nghiệp, các ngành kinh tế quốc dân khác và đô thị. - Nông thôn là thị trường tiêu thụ rộng lớn cho hàng hoá công nghiệp và các ngành kinh tế khác. 2.1.2.3. Nông nghiệp là nguồn thu ngân sách quan trọng của Nhà nước Nông nghiệp là ngành kinh tế sản xuất có quy mô lớn nhất của nước ta. Tỷ trọng giá trị tổng sản lượng và thu nhập quốc dân trong khoảng 25% tông thu ngân sách trong nước. Việc huy động một phần thu nhập từ nông nghiệp được thực hiện dưới nhiều hình thức: thuế nông nghiệp, các loại thuế kinh
- doanh khác…Hiện nay xu hướng chung tỷ trọng GDP của nông nghiệp sẽ giảm dần trong quá trình tăng trưởng kinh tế. 2.1.2.4. Nông nghiệp là hoạt động sinh kế chủ yếu của đại bộ phận dân nghèo nông thôn N ước ta với hơn 80% dân cư tập trung ở nông thôn họ sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, với hình thức sản xuất tự cấp tự túc đã đáp ứng được nhu cầu cấp thiết hàng ngày của người dân. 2.1.3. Cơ sở thực tiễn 2.1.3.1. Thực trạng đất nông nghiệp Việt Nam H iện nay Việt Nam có khoảng 9.345,3 nghìn ha đất nông nghiệp chiếm 28,4 % diện tích tự nhiên. Bình quân đất nông nghiệp tính theo đ ầu người là 1.224m2/ người. Trong đó: + Đ ất trồng cây hàng năm: 6.129,5 nghìn ha chiếm 65,6 % diện tích đất nông nghiệp. + Đ ất trồng cây lâu năm: 2.181,9 nghìn ha chiếm 23,3 % diện tích đất nông nghiệp. + Đất vườn tạp: 628,5 nghìn ha chiếm 6,7 % diện tích đất nông nghiệp. + Đất mặt nước nuôi trồng thuỷ sản: 367,8 % diện tích đất nông nghiệp. D iện tích đất nông nghiệp của nước ta có xu hướng ngày càng tăng ( so với năm 1990 tăng 2.351,9 nghìn ha ). Trong đó, tỷ trọng diện tích trồng cây hàng năm giảm ( bằng 76,3% diện tích đất nông nghiệp năm 1990; 69,1 % diện tích đất nông nghiệp năm 1997; 65,5 % d iện tích đất nông nghiệp năm 2000) và tỷ trọng diện tích đất trồng cây lâu năm tăng ( bằng 14,9% diện tích đất nông nghiệp năm 1990; 19,2% diện tích đất nông nghiệp năm 1997; 23,3 % d iện tích đất nông nghiệp năm 2000). 2.1.3.2 . Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp Nông nghiệp là một trong hai ngành sản xuất vật chất chủ yếu của xã hội. Khác với công nghiệp, sản xuất nông nghiệp có những đặc điểm riêng bởi sự chi phối của điều kiện tự nhiên, kinh tế - x ã hội. Những đặc điểm đó là:
- * Đất đai đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong sản xuất nông nghiệp - Trong nông nghiệp đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu, đặc biệt và không thể thay thế. - Đất đai là sản phẩm của tự nhiên và có giới hạn nhất định. * Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là các sinh vật Trong nông nghiệp, đối tượng sản xuất là các sinh vật, bao gồm: các loại cây trồng, vật nuôi và các loại sinh vật khác. Chúng sinh trưởng và phát triển theo một quy luật sinh lý nội tại và đồng thời chịu tác động rất nhều từ ngoại cảnh như thời tiết, khí hậu, môi trường. Giữa sinh vật và môi trường sống của chúng là một khối thống nhất, mỗi một biến đổi của môi trường lập tức sinh vật biến đổi để thích nghi nếu quá giới hạn chịu đựng chúng sẽ bị chết. Các quy luật sinh học và điều kiện ngoại cảnh tồn tại độc lập với ý muốn chủ quan của con người. * Sản xuất nông nghiệp tiến hành trên phạm vi không gian rộng lớn và mang tính chất khu vực rõ rệt Các nhà máy, khu công nghiệp dù có lớn thế nào đi chăng nữa thì cũng đều bị giới hạn về mặt không gian nhưng đối với nông nghiệp thì khác hẳn: ở đâu có đất ở đó có sản xuất nông nghiệp. Phạm vi của sản xuất nông nghiệp rộng khắp có thể ở đồng bằng rộng lớn, có thể ở khe suối, triền núi, vì đất nông nghiệp phân tán kéo theo việc sản xuất nông nghiệp mang tính phân tán, manh mún. Sản xuất nông nghiệp được tiến hành trên phạm vi không gian rộng lớn, do đó ở mỗi vùng địa lý nhất định của lãnh thổ các yếu tố sản xuất ( đất đai, khí hậu, nguồn nước, các yếu tố về xã hội) là hoàn toàn khác nhau. Mỗi vùng đất có một hệ thống kinh tế sinh thái riêng vì vậy mỗi vùng có lợi thế so sánh riêng. Việc lựa chọn vấn đề kinh tế trong nông nghiệp trước hết phải phù hợp với đặc điểm của tự nhiên kinh tế - xã hội của khu vực. Như việc lựa chọn giống cây trồng vật nuôi, bố trí cây trồng, quy trình kỹ thuật…là nhằm khai thác triệt để các lợi thế của vùng.
- * Sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ Đó là nét đặc thù điển hình nhất của sản xuất nông nghiệp. Tính thời vụ này không những thể hiện ở nhu cầu về đầu vào như: lao động, vật tư, phân bón rất khác nhau giữa các thời kỳ của quá trình sản xuất mà còn thể hiện ở khâu thu hoạch, chế biến, dự trữ và tiêu thụ trên thị trường. Nguồn [7]. 2.2 Quan diểm về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp 2.2.1 Quan điểm sử dụng đất nông nghiệp bền vững 2.2.1.1 Khái quát về sử dụng đất bền vững Sử dụng đất đai bền vững là nhu cầu cấp bách của nhà nước ta cũng như nhiều nước trên thế giới. Những hiện tượng sa mạc hoá, lũ lụt, diện tích đất trống đồi núi trọc ngày càng gia tăng là nguyên nhân của việc sử dụng đất kém b ền vững làm cho môi trường tự nhiên ngày càng bị suy thoái. K hái niệm bền vững được nhiều nhà khoa học trên thế giới và trong nước nêu ra hướng vào 3 yêu cầu sau: - Bền vững về mặt kinh tế : cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao, được thị trường chấp nhận. - Bền vững về môi trường: loại sử dụng đất phải bảo vệ được đất đai, ngăn chặn sự thoái hoá đất, bảo vệ được môi trường tự nhiên. - Bền vững về xã hội: thu hút được lao động, đảm bảo đời sống xã hội .[4]. 2.2.1.2 Những quan điểm sử dụng đất nông nghiệp bền vững Theo FAO, nông nghiệp b ền vững bao gồm quản lý hiệu quả tài nguyên cho nông nghiệp ( đất đai, lao động...) để đáp ứng nhu cầu cuộc sống của con người đồng thời giữ gìn và cải thiện tài nguyên thiên nhiên môi trường và b ảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Hệ thống nông nghiệp bền vững là hệ thống có hiệu quả kinh tế, đáp ứng cho nhu cầu xã hội về an ninh lương thực, đồng thời giữ gìn và cải thiện tài nguyên thiên nhiên và chất lượng của môi trường sống cho đời sau. Một hệ thống nông nghiệp bền vững phải đáp ứng cho nhu cầu ngày càng cao về ăn mặc thích hợp cho hiệu quả kinh tế, môi trường và xã hội gắn
- với việc tăng phúc lợi trên đầu người. Đáp ứng nhu cầu là một phần quan trọng , vì sản lượng nông nghiệp cần thiết phải được tăng trưởng trong những thập kỷ tới. Phúc lợi cho mọi người vì phúc lợi của đa số dân trên thế giới đều còn rất thấp. Các quan điểm trên có nhiều cách biểu thị khác nhau, song về nội dung thường bao gồm 3 thành phần cơ bản : - Bền vững về an ninh lương thực trong thời gian dài trên cơ sở hệ thống nông nghiệp phù hợp điều kiện sinh thái và không tổn hại môi trường. - Bền vững về tổ chức quản lý, hệ thống nông nghiệp phù hợp trong mối quan hệ con người hiện tại và cho cả đời sau . - Bền vững thể hiện ở tính cộng đồng trong hệ thống nông nghiệp hợp lý. Phát triển nông nghiệp bền vững chiếm vị trí quan trọng, nhiều khi có tính quyết định trong sự phát triển chung của xã hội. Điều cơ bản nhất của phát triển nông nghiệp bền vững là cải thiện chất lượng cuộc sống trong sự tiếp cận đúng đắn về môi trường để giữ gìn tài nguyên đất đai cho thế hệ sau và điều quan trọng nhất là phải biết sử dụng hợp lý tài nguyên đất đai, giữ vững, cải thiện chất lượng môi trường, có hiệu quả kinh tế, năng suất cao và ổn định, tăng trưởng chất lượng cuộc sống, bình đ ẳng các thế hệ và hạn chế rủi ro.[4 ] 2.2.2 Về hiệu quả sử dụng đất 2.2.2.1 Khái niệm về hiệu quả K hái niệm về hiệu quả được sử dụng trong đời sống xã hội, nói đến hiệu quả người ta sẽ hiểu là công việc đạt kết quả tốt. Như vậy hiệu quả là kết quả mong muốn, cái sinh ra kết quả mà con người mong đợi và hướng tới. Nó có nội dung khác nhau ở những lĩnh vực khác nhau. Trong sản xuất hiệu quả có nghĩa là hiệu suất, năng suất. Trong kinh doanh hiệu quả là lãi suất, lợi nhuận, trong lao động hiệu quả là năng suất lao động được đánh giá bằng số lượng thời gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm hoặc là b ằng số lượng sản phẩm được sản xuất ra trong một đ ơn vị thời gian. Trong xã hội, hiệu quả x ã hội là có tác dụng tích cực đối với một lĩnh vực xã hội nào đó.
- - Hiệu quả kinh tế H iệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánh chất lượng của các hoạt động kinh tế. Theo ngành thống kê định nghĩa thì hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế, biểu hiện của sự tập trung phát triển theo chiều sâu, phản ánh trình độ khai thác các nguồn lực và sự chi phí các nguồn lực trong quá trình sản xuất. Nâng cao hiệu quả kinh tế là một tất yếu của mọi nền sản xuất xã hội, yêu cầu của công tác quản lý kinh tế buộc phải nâng cao chất lượng các hoạt động kinh tế làm xuất hiện phạm trù hiệu quả kinh tế. N ền kinh tế của mỗi quốc gia đều phát triển theo hai chiều: chiều rộng và chiều sâu, phát triển theo chiều rộng là huy động mọi nguồn lực vào sản xuất, tăng đầu tư chi phí vật chất, lao động, kỹ thuật, mở mang thêm nhiều ngành nghề, xây dựng thêm nhiều nhà máy, xí nghiệp… Phát triển theo chiều sâu là đẩy mạnh việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ sản xuất, tiến hành hiện đại hóa, tăng cường chuyên môn hóa và hợp tác hóa, nâng cao trình độ sử dụng các nguồn lực, chú trọng chất lượng sản phẩm và dịch vụ. Phát triển theo chiều sâu là nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế. Hiệu quả kinh tế là tiêu chuẩn cao nhất của mọi sự lựa chọn kinh tế của các tổ chức kinh tế trong nền kinh tế thị trường có sự lựa chọn kinh tế kinh tế của các tổ chức kinh tế trong kinh tế trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Theo C.Mác thì quy luật kinh tế đầu tiên trên cơ sở sản xuất tổng thể là quy luật tiết kiệm thời gian và phân phối một cách có kế hoạch thời gian lao động theo các ngành sản xuất khác nhau. N hư vậy, hiệu quả kinh tế được hiểu là mối tương quan so sánh giữa lượng kết quả đạt được với lượng chi phí bỏ trong các hoạt động sản xuất. Kết quả đạt được là phần giá trị thu được của sản phẩm đầu ra, lượng chi phí bỏ ra là phần giá trị của các nguồn lực đầu vào. Mối tương quan đó cần xét cả về phần so sánh tuyệt đối với tương đối cũng như xem xét mối quan hệ chặt chẽ giữa hai đại lượng đó.
- H iệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất đạt hiệu quả kinh tế và hiệu quả phân bổ. Điều đó có nghĩa là cả hai yếu tố hiện vật và giá trị đều tính đến khi xem xét sử dụng các nguồn lực trong nông nghiệp. Nếu đạt được một trong 2 yếu tố hiệu quả kỹ thuật và phân bổ thì khi đó hiệu quả sản xuất mới đạt được hiệu quả kinh tế. Từ những vấn đề trên có thể kết luận rằng bản chất của hiệu quả kinh tế sử dụng đất là: Trên một diện tích đất nhất định sản xuất ra một khối lượng của cải vật chất nhiều nhất, với một lượng đầu tư chi phí về vật chất và lao động thấp nhất nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng tăng về vật chất của xã hội. X uất phát từ vấn đề này mà trong quá trình đánh giá đất nông nghiệp cần phải chỉ ra được loại hình sử dụng đất hiệu quả kinh tế cao. - Hiệu quả xã hội H iệu quả xã hội là mối tương quan so sánh giữa kết quả xét về mặt xã hội và tổng chi phí bỏ ra. Hiệu quả về mặt xã hội trong sử dụng đất nông nghiệp chủ yếu được xác định bằng khả năng tạo việc làm trên một dơn vị diện tích đất nông nghiệp. Từ những quan niệm trên cho thấy giữa hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội có mối quan hệ mật thiết với nhau, chúng là tiền đề của nhau và là một phạm trù thống nhất, phản ánh mối quan hệ giữa kết quả sản xuất với các lợi ích xã hội mà nó mang lại. Trong giai đoạn hiên nay, việc đánh giá hiệu quả xã hội của các loại hình sử dụng đất nông nghiệp là nội dung đ ược nhiều nhà khoa học quan tâm. - Hiệu quả môi trường H iệu quả môi trường là xem xét sự phản ứng của môi trường đối với ho ạt động sản xuất. Từ các hoạt động sản xuất, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp đều ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường. Đó có thể là ảnh hưởng tích cực đồng thời có thể là ảnh hưởng tiêu cực. Thông thường, hiệu quả kinh tế thường mâu thuẫn với hiệu quả môi trường. Chính vì vậy khi xem xét cần phải đảm bảo tính cân bằng với phát triển kinh tế, nếu không thường sẽ bị thiên lệch và có những kết luận không tích cực.
- X ét về khía cạnh hiệu quả môi trường, đó là việc đảm bảo chất lượng đất không bị thoái hóa, bạc màu và nhiễm các chất hóa học trong canh tác. Bên cạnh đó còn có các yếu tố như độ che phủ, hệ số sử dụng đất, mối quan hệ giửa các hệ thống phụ trợ trong sản xuất nông nghiệp như chế độ thủy văn, bảo quản chế biến, tiêu thụ hàng hóa. N guồn [5].
- Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng nghiên cứu Toàn bộ quỹ đất nông nghiệp của xã Tào Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An. 3.2. Phạm vi nghiên cứu + Nghiên cứu điểm về tình hình quản lý sử dụng đất, hiệu quả sử dụng đất qua đó phát hiện những thuận lợi và khó khăn trong quá trình sử dụng đất. Phân tích và phát hiện những mặt được và chưa được trong việc sử dụng đất nông nghiệp tại xã Tào Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An. + Đánh giá hiệu quả sử dụng đất chỉ đi sâu đánh giá hiệu quả kinh tế. Còn hiệu quả về mặt x ã hội và môi trường chủ yếu dựa vào các tiêu chí định tính để đánh giá. Hiệu quả kinh tế chỉ tính cho một số loại cây trồng chính/1ha. 3.3. Nội dung nghiên cứu + Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Tào Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An. + Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp về các mặt : kinh tế, xã hội và môi trường. + Đề xuất định hướng các giải pháp sử dụng đất bền vững. 3.4. Phương pháp nghiên cứu 3.4.1. Phương pháp nghiên cứu + Phương pháp điều tra khảo sát, thu thập số liệu Đây là phương pháp dùng để thu thập số liệu, thông tin qua các báo cáo, thống kê của các phòng, ban ngành để phục vụ cho quá trình thực hiện đề tài. + Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
- Đây là phương pháp phân tích và xử lý các số liệu thô đ ã thu thập được để thiết lập các bảng biểu để so sánh được sự biến động và tìm nguyên nhân c ủa nó. Trên cơ sở đó đưa ra các biện pháp cần thực hiện. + Phương pháp điều tra, phỏng vấn hộ nông dân Đây là phương pháp tiến hành bằng cách sử dụng bảng câu hỏi đ ể điều tra ngẫu nhiên một số hộ nông dân nhằm đảm bảo tính thực tế, khách quan cũng như chính xác của số liệu thu đ ược. + Phương pháp kế thừa Đây là phương pháp mà trong quá trình thực hiện nghiên cứu đã kế thừa các phương pháp, các số liệu có sẵn để làm tài liệu tham khảo và nghiên cứu. + Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo Tham khảo các ý kiến của cán bộ địa chính, cán bộ phòng tài nguyên, các chủ hộ sản xuất,... 3.4.2. H ệ thống các chỉ tiêu đánh giá Hiệu quả sử dụng đất là tiêu chí đánh giá mức độ khai thác sử dụng đất và được đánh giá thông qua một số chỉ tiêu sau: + Tỷ lệ sử dụng đất đai: là tỷ số giữa hiệu của tổng diện tích đất đai và diện tích đất chưa sử dụng với tổng diện tích đất đai. Tổng diện tích đất đai - D iện tích đất chưa sử dụng + Tỷ lệ sử dụng đất đai (%) = Tổng diện tích đất đ ai D iện tích của các lo ại đất (đất NN, LN…) + Tỷ lệ sử dụng loại đất (%) = Tổng diện tích đất đai * Chỉ tiêu hiệu quả về mặt kinh tế, bao gồm các chỉ tiêu sau:
- - Giá trị sản xuất (GO): là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ được tạo ra trong một thời kỳ nhất định ( thường là một năm). - Chi phí trung gian (IC): là khoản chi phí vật chất thường xuyên bằng tiền mà chủ thể bỏ ra để thuê và mua các yếu tố đầu vào và d ịch vụ sử dụng trong quá trình sản xuất. - Giá trị gia tăng (VA): là hiệu số giữa giá trị sản xuất (GO) và chi phí trung gian (IC), là giá trị sản phẩm xã hội được tạo ra thêm trong thời kỳ sản xuất đó: VA=GO - IC - H iệu quả kinh tế trên một đồng chi phí trung gian (IC):GO/IC; V A/IC. - H iệu quả kinh tế trên một ngày công lao động (LĐ) quy đổi: GO/ LĐ; V A/LĐ. Các chỉ tiêu phân tích được đánh giá định lượng (giá trị) bằng tiền theo thời giá hiện hành và định tính (phân cấp) được tính bằng mức độ cao, thấp. Các chỉ tiêu đạt mức càng cao thì hiệu quả kinh tế càng lớn. * Chỉ tiêu hiệu quả về mặt xã hội, bao gồm các chỉ tiêu: - Bình quân diện tích đất nông nghiệp trên đầu người. - Thu hút lao động, giải quyết công ăn việc làm. - Thu nhập bình quân trên đầu người ở vùng nông thôn. - Đ ảm bảo an to àn lương thực và gia tăng lợi ích của nông dân. - Trình độ dân trí, trình độ hiểu biết x ã hội. * Chỉ tiêu hiệu quả về môi trường, bao gồm các chỉ tiêu: Diện tích trồng cây lâu năm + diện tích đất lâm nghiệp có rừng - Độ che phủ = D iện tích đất tự nhiên Tổng diện tích gieo trồng hàng năm - H ệ số sử dụng đất = Tổng diện tích trồng cây hàng năm - Đ ánh giá hệ thống sản xuất cây trồng.
- - Sự thích hợp với môi trường đất khi thay đổi loại hình sử dụng đất. - Đ ánh giá về quản lý và bảo vệ tự nhiên. Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN C ỨU 4.1 Đặc điểm khu vực nghiên cứu 4.1.1 Điều kiện tự nhiên 4.1.1.1 Vị trí địa lý Tào Sơn là một xã trung du miền núi, nằm về phía Tây huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An, cách trung tâm huyện 12 km về phía Đông. Trải dài theo quốc lộ 7B và dọc bờ sông Lam. Ranh giới hành chính được xác định như sau : + Phía Bắc giáp huyện Tân Kỳ; + Phía Nam giáp xã Lĩnh Sơn; + Phía Tây giáp xã Lạng Sơn; + Phía Đông giáp xã Ngọc Sơn, huyện Đô Lương. 4.1.1.2 Địa hình, địa mạo Là một x ã trung du miền núi nên địa hình bao quanh là đồi núi, ở giữa là vùng đồng bằng. Phía Nam giáp sông Lam nên tạo được vùng bãi bồi ven sông khá thích hợp cho sản xuất nông nghiệp. Có thể chia địa hình thành 2 dạng : đồng bằng và đồi núi thấp. 4.1.1.3. Điều kiện khí hậu, thời tiết Tào Sơn nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Mùa hè thì nóng bức, nhiệt độ từ 33 -370 C, có khi lên đến 390 C. V ề mùa đông nhiệt độ lại khá thấp, trung bình từ 14 - 200 C, có lúc xuống tới 100 C. Nói chung khí hậu khá phức tạp, nắng nóng thì gay gắt, mưa bão thì rất dữ dội. Vì nằm về phía Tây tỉnh Nghệ An nên chịu ảnh hưởng của 2 mùa rõ rệt. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 chủ yếu gió Đông Bắc, mùa mưa tháng 4 đ ến tháng 10 nóng ẩm, gió thịnh hành là gió Tây Nam. Mùa khô không khí khô hanh, đ ộ ẩm bình quân là
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề tài "Đánh giá hiệu quả sử dụng công cụ nghiệp vụ thị trường mở của ngân hàng nhà nước Việt Nam và giải pháp"
20 p | 647 | 291
-
Chuyên đề tốt nghiệp: Đánh giá hiệu quả các chương trình PR tại Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Du lịch Mekong
121 p | 365 | 78
-
Đề tài: Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất cà phê của nông hộ tại xã Hòa Thắng, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk
71 p | 379 | 72
-
Đề tài: Đánh giá hiệu quả kinh tế các trang trại trên địa bàn huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh
130 p | 211 | 53
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Xây dựng hệ thống đánh giá hiệu quả công việc theo chỉ số hiệu quả (KPI) tại Công ty cổ phần Suất ăn Hàng không Nội Bài (NCS)
119 p | 127 | 35
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH Bia Huế
77 p | 216 | 32
-
Tiểu luận: Công tác đánh giá hiệu quả làm việc cuối năm tại bệnh viện Hùng Vương
30 p | 169 | 25
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp tư nhân Hòa Nga
78 p | 110 | 21
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty cổ phần Xây dựng Giao thông Thừa Thiên Huế
78 p | 115 | 16
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiệu quả kinh tế cây chè xanh trên địa bàn xã Thanh Thủy - huyện Thanh Chương - tỉnh Nghệ An
82 p | 98 | 13
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiệu quả kinh tế nuôi tôm của các nông hộ trên địa bàn xã Trung Hải, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị
92 p | 101 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiệu quả sản xuất hương trầm của các hộ gia đình ở phường Thủy Xuân, thành phố Huế
59 p | 105 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc chuyển đổi đất trồng cây hàng năm sang trồng hoa đào tại địa bàn phường Cam Giá thành phố Thái Nguyên
63 p | 33 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiệu quả sử dụng đất trồng ớt tại trang trại 14 Paran - israren
65 p | 32 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện hệ thống đánh giá hiệu quả công việc tại Điện lực Cẩm Khê
85 p | 11 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Đánh giá hiệu quả của hoạt động tự đánh giá ở các trường trung học phổ thông huyện Nam Sách tỉnh Hải Dương
130 p | 37 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học Lâm nghiệp: Đánh giá hiệu quả của một số mô hình rừng trồng kinh tế tại lâm trường Phúc Tân tỉnh Thái Nguyên
135 p | 20 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Đánh giá hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp ở Việt Nam
27 p | 18 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn