Đề tài: Đánh giá hoạt động ưu đãi xã hội ở Việt Nam
lượt xem 23
download
ƯĐXH là một hệ thông chính sách quan trọng đặc biệt trong hệ thống chính sách ASXH, là sự đãi ngộ đặc biệt cả về vật chất và tinh thần của nhà nước và xã hội nhằm ghi nhớ đền đáp công lao của cá nhân, tổ chức có cống hiến hy sinh đặc biệt cho tổ quốc. Cơ chế ưu đãi xã hội là nét riêng có trong hệ thống ASXH Việt Nam. Cơ chế này nhằm đảm bảo cho 2 nhóm người chủ yếu như sau: Nhóm những người đã có công sức đóng góp cho vận mệnh của đất nước, công cuộc cách mạng...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề tài: Đánh giá hoạt động ưu đãi xã hội ở Việt Nam
- Đề tài: Đánh giá hoạt động ưu đãi xã hội ở Việt Nam I. Mở đầu 1. Định nghĩa: ƯĐXH là một hệ thông chính sách quan trọng đặc biệt trong hệ thống chính sách ASXH, là sự đãi ngộ đặc biệt cả về vật chất và tinh thần của nhà nước và xã hội nhằm ghi nhớ đền đáp công lao của cá nhân, tổ chức có cống hiến hy sinh đặc biệt cho tổ quốc. Cơ chế ưu đãi xã hội là nét riêng có trong hệ thống ASXH Việt Nam. Cơ chế này nhằm đảm bảo cho 2 nhóm người chủ yếu như sau: Nhóm những người đã có công sức đóng góp cho vận mệnh của đất nước, công cuộc cách mạng của dân tộc bao gồm: những người đã gắn bó cả cuộc đời của mình với sự nghiệp cách mạng, sự nghiệp của cộng đồng; những người gặp rủi ro trong quá trình hoạt động cho sư nghiệp chung của cộng đồng. Phần lớn những người thuộc nhóm này thường bị suy giảm, mất khả năng lao động, khả năng cầu tiến trong điều kiện cạnh tranh của thị trường trong khi sự đóng góp của họ là vô giá (tính mạng, thân thể, gia sản, …). Việc ưu đãi đặc biệt những người này so với những người lao động bình thường kể cả những người lao động bất hạnh khác là phù hợp với truyền thống lâu đời của dân tộc: uống nước nhớ nguồn. Các chính sách đãi ngộ nhóm người này gồm có: • Chính sách ưu đãi đối với thương binh, bệnh binh, những người tham gia kháng chiến và con đẻ của họ bị nhiễm chất độc da cam. • Chính sách ưu đãi đối với gia đình liệt sỹ, gia đình có công giúp đỡ Cách mạng. Sau khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, bước vào cuộc kháng chiến chống Pháp, năm 1946, Hồ Chủ tịch đã kêu gọi thành lập Hội Binh sĩ bị thương, khởi xướng phong trào “Mùa đông binh sĩ”, luôn quan tâm thăm hỏi, động viên thương binh, gia đình liệt sĩ, … Sắc lệnh 20/SL ngày 18/02/1947 ban hành chính sách đối với thương binh, gia đình liệt sĩ qui định những khoản BHXH đặc biệt như: hưu bổng, thương tật, tử tuất. Sắc lệnh 77/SL ngày 22/05/1950 đều có những chính sách bảo đảm cho công nhân viên ngành quân giới bị thương được hưởng quyền lợi giống như quân nhân và quyền lợi ưu tiên như đối với thương binh. Tháng 05/1954, Ủy ban kháng chiến hành chính Nam bộ có văn bản qui định cho nhân viên, cán bộ dân chính, công an dân quân hoặc thường dân tham gia dân công, tham gia chiến đấu mà bị thương thì cũng coi là thương binh. 1 Sau khi hòa bình lập lại ở miền Bắc, chính sách ưu đãi đối với người có công được tiếp tục bổ sung, đổi mới: xác định khái niệm thương binh và người hưởng chính sách như thương binh, qui định chế độ trợ cấp thương
- tật, chế độ đối với thương binh ở trại, chế độ miễn, giảm tiền tàu xe, ưu tiên sắp xếp việc làm, xác định khái niệm “liệt sĩ”thay cho “tử sĩ”, trợ cấp tử tuất cho gia đình liệt sĩ, chính sách trợ giúp thương binh, gia đình liệt sĩ trong hoạt động hợp tác xã nông nghiệp. Nghị định 161/CP ngày 30/10/1964 của Chính phủ ban hành Điều lệ tạm thời về chế độ đãi ngộ đối với quân nhân, thanh niên xung phong, quân dân du kích, tự vệ, quân nhân dự bị, sửa đổi chế độ phụ cấp thương tật, trợ cấp tử tuất. Chính sách ưu đãi đối với người có công tiếp tục được mở rộng trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ đối với mọi đối tượng trực tiếp tham gia chiến đấu hoặc phục vụ chiến đấu mà bị thương tật, hy sinh như: thanh niên xung phong, dân công thời chiến, lực lượng vận tải nhân dân, lao động nghĩa vụ, cán bộ y tế xã, hợp tác xã, khối phố … Sau giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, rồi cuộc chiến biên giới phía Bắc, biên giới Tây Nam, chiến tranh tình nguyện ở Campuchia xảy ra, công việc xác định liệt sỹ, tìm kiếm, qui tập hài cốt, xây dựng nghĩa trang liệt sỹ, xác nhận thương binh, thống nhất chính sách đối với người có công và gia đình có công được làm hàng ngày, hàng giờ liên tục từ đó đến nay. Ngoài những chính sách hỗ trợ trực tiếp (trợ cấp), trong thời kỳ này, nhà nước ta cũng đã qui định nhiều chính sách ưu tiên trong các hoạt động kinh tế đối với người và gia đình có công. Năm 1994, Pháp lệnh ưu đãi người hoạt động cách mạng, liệt sỹ và gia đình liệt sỹ, thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến, người có công giúp đỡ cách mạng và Pháp lệnh qui định danh hiệu danh dự nhà nước Bà Mẹ Việt Nam anh hùng được công bố đã hoàn thiện chính sách ưu đãi xã hội về nhiều mặt đối với người có công với cách mạng. 2. Cơ chế ƯĐXH là nét riêng trong hệ thống ASXH ở VN nhằm đảm bảo cho hai đối tượng: • Đối tượng 1: Những người có cống hiến đặc biệt cho công cuộc bảo vệ tổ quốc. Liệt sĩ và gia đình liệt sĩ: liệt là những người đã hi sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ hòa bình của thế giới, bảo vệ tổ quốc, đấu tranh chống tội phạm, họ vì lợi ích của cả dân tộc được nhà nước ghi tặng bằng “tổ quốc ghi công” trong các trường hợp sau: chiến đấu trực tiếp phục vụ chiến đấu, trực tiếp đấu tranh chính trị, hoạt động cách mạng khi bị bắt tra tấn vấn không chiụ khai, dũng cảm phục vụ công tác cấp bách nguy hiểm, phục vụ nhân dân, ốm đau tử nạn trong khi hoạt động ở những khu vực nguy hiểm thương binh chết vì bệnh tật tái phát. Gia đình liệt sĩ: có quan hệ máu thịt hay có công 2 nuôi dưỡng liệt sĩ. Thương binh, bệnh binh: thương binh thuộc lực lượng vũ trang, bị suy giảm khả năng lao động do chiến đấu hay phục vụ chiến đấu.
- Bệnh binh thuộc quân nhân, mắc bệnh làm giảm khả năng lao động từ 61% trở lên do chiến đấu và hoạt động trong điều kiện thiếu thốn. Những người hoạt động cách mạng: Những người lấy sự nghiệp giải phóng làm mục tiêu lý tưởng cho cả đời mình. Tham gia giúp đỡ cách mạng nưng không thoát ly làm chiến sĩ. Những người tham gia hoạt động cách mạng bị địch bắt nhưng không khai, không làm ảnh hưởng đến cách mạng. Tham gia chiên đấu trong điều kiện gian khổ làm sức khỏa suy kiệt, sinh con dị dạng… • Đối tượng 2: Những người có cống hiến đặc biệt trong quá trình xây dựng đất nước như giáo sư,bác sĩ, anh hùng lao động, các vị lãnh đạo nhà nước. 3. Vai trò của ƯĐXH: • Giáo dục cho thế hệ trẻ, thế hệ tương lai ý thức được trách nhiệm của mình đối với xã hội, sẵn sàng xả thân vì sự nghiệp dân tộc. • Thực hiện chính sách ưu đãi xã hội sẽ góp phần ổn định xã hội, giữ vững thể chế chính trị. Đây là tiền đề cho phát triển kinh tế . • Thực hiện ưu đãi xã hội là góp phần thực hiện chính sách con người của quốc gia, thể hiện truyền thống đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây”. Thực hiện ưu đãi xã hội không chỉ là sự bảo vệ, giúp đỡ mà còn thể hiện nghĩa vụ trách nhiện của nhà nước, của xã hội đối với người đã có cống hiến đặc biệt cho cộng đồng và xã hội. Chính vì vậy, chính sách ƯĐXH luôn có vị trí đặc biệt quan trọng trong hệ thống chính sách ở mỗi quốc gia. Đây là yếu tố thực hiên công bằng xã hội góp phần ổn định chính trị xã hội; thúc đẩy sự nghiêp đổi mơi với tiến trình hội nhập và phát triển. 4. Chính sách : • Chính sách ƯĐXH với thương binh, bệnh binh, những người tham gia kháng chiến và con đẻ của họ bị nhiễm chất độc màu da cam. • Chính sách ưu đãi đối với gia đình liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng. • Chính sách đối với người cao tuổi (pháp lệnh người cao tuổi). • Chính sách đối với bà mẹ trẻ em. 5. Các hình thức ưu đãi xã hội: • Bằng tinh thần : tặng bằng khen,huân huy chương,dựng tượng đài,ưu tiên con em gia đình trong vấn đề việc làm. • Bằng tiền mặt vật chất. Tiền: hàng tháng bằng lương chi trả cho chi phí y tế, mai táng. 3 Trường hợp mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước là nhà một hoặc nhiều tầng (có một hộ ở) thì được hỗ trợ một phần hoặc toàn bộ tiền sử
- dụng đất theo các mức cụ thể tùy đối tượng. Chẳng hạn, Bà mẹ VN Anh hùng, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động, thương bệnh binh có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên, thân nhân của liệt sĩ đang hưởng tiền tuất nuôi dưỡng hàng tháng được hỗ trợ toàn bộ tiền sử dụng đất. Các mức hỗ trợ khác (90%, 80%...) được áp dụng tùy theo đối tượng. Các mức nêu trên được tính trong định mức đất ở do UBND tỉnh, TP trực thuộc TƯ quy định và tính trên số tiển sử dụng đất mà người được hỗ trợ phải nộp. Trong quyết định số 117/2007/QĐ-TTg, Thủ tướng CP Nguyễn Tấn Dũng cũng điều chỉnh một số nội dung trong các quyết định đã ban hành trước đó (năm 1996 và 2000) về hỗ trợ người có công với CM cải thiện nhà ở. Ngoài các đối tượng vừa nêu, Thủ tướng cũng quy định thêm, với người tham gia tổ chức CM từ 01/01/1945 đến trước Tổng khởi nghĩa 16/8/1945 khi mua nhà ở đang thuê thuộc sở hữu nhà nước theo Nghị định số 61/CP thì được miễn tiền sử dụng đất đối với nhà nhiều tầng nhiều hộ ở hoặc được giảm 80% tiền sử dụng đất đối với nhà ở một tầng và nhà ở nhiều tầng một hộ ở... Bộ Tài chính chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ KH&ĐT bố trí kinh phí thực hiện. Những ưu đãi trên của CP là nhằm để hỗ trợ cho những người có công "yên ổn về vật chất, vui vẻ về tinh thần" như Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã phát biểu trong mit tinh kỷ niệm 60 năm ngày Thương binh liệt sỹ. Theo đó, ngoài việc trợ cấp tiền, Nhà nước còn thực thi nhiều ưu đãi khác như miễn giảm thuế, xây nhà, cấp đất... và nhiều nhà cho nhiều hộ gia đình Chiều 17/4, Uỷ ban Thường vụ QH đã xem xét cùng lúc 2 nội dung: Nghị định chế độ ưu đãi đối với thân nhân của người hoạt động cách mạng trước ngày 1/1/1945 và từ 1/1/1945 đến trước Tổng khởi nghĩa 19/8/1945; Việc thực hiện chính sách pháp luật về bảo hiểm y tế. Còn 39.000 đối tượng trong diện ưu đãi. Trước ngày 1/1/1945 và khoảng 25.000 người khác hoạt động cách mạng từ ngày 1/1/1945 đến trước Tổng khởi nghĩa 19/8/1945 đã hy sinh, từ trần mà chưa được hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước (trợ cấp hàng tháng 7 hoặc chế độ hỗ trợ cải thiện nhà ở). Ước có khoảng 70% người còn thân nhân: vợ, chồng, con... Cho hay, cả nước có khoảng 14.000 người hoạt động cách mạng. Để
- chi trả trợ cấp một lần cho số đối tượng trên, dự kiến mức kinh phí là khoảng 1.000 tỷ đồng thực hiện trong 3 năm: 2007 (400 tỷ); 2008 (400 tỷ) và 2009 (200 tỷ). Để thực hiện điều này, Chính phủ trình xin ý kiến của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho phép ban hành một nghị định có 4 điều. Dự thảo nghị định quy định về chế độ trợ cấp một lần đối với thân nhân của người hoạt động cách mạng trước ngày 1/1/1945 (2 mức: 50 và 10 triệu đồng) và thân nhân người hoạt động cách mạng từ ngày 1/1/1945 đến trước 19/8/1945 (25 và 5 triệu đồng) chết trước 1/1/1995. Tuy nhiên, Chủ nhiệm Uỷ ban các vấn đề xã hội (CVĐXH) của QH Nguyễn Thị Hoài Thu cho rằng, quy định này chưa đảm bảo sự công bằng về chế độ ưu đãi giữa thân nhân của những người hoạt động trước cách mạng tháng Tám đã được công nhận (hưởng các chế độ ưu đãi theo quy định hiện hành) và thân nhân của những người sẽ được công nhận (hưởng chế độ ưu đãi theo dự thảo nghị định). Nhiều ý kiến trong Uỷ ban CVĐXH cũng cho rằng việc ban hành nghị định là không phù hợp vì các vấn đề mà Chính phủ trình xin ý kiến về cơ bản đã được quy định trong Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng. Ngoài ra chế độ ưu đãi đối với người có công luôn được nâng lên cùng với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Chính phủ đã trình UBTVQH 3 lần sửa đổi, bổ sung Pháp lệnh. Do đó, để thực hiện chế độ trợ cấp một lần đối với các đối tượng trên, Uỷ ban CVĐXH đề nghị Chính phủ nghiên cứu trình UBTVQH sửa đổi lại điều 9, 10 Pháp lệnh người có công với cách mạng. Ngoài ra, uỷ ban này cũng đề nghị Chính phủ cần xây dựng dự luật ưu đãi người có công với cách mạng để việc đãi ngộ những đối tượng này được toàn diện, đồng bộ và công bằng với sự đóng góp của họ. 3. Quy định cụ thể về mức trợ cấp, ưu đãi hàng tháng đối với người có công với cách mạng. Chính phủ vứa mới ban hành Nghị định số 35/2010/NĐ-CP ngày 6/4/2010 quy định cụ thể về mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng. Mức chuẩn để xác định các mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng theo quy định tại Nghị định này là 770.000đ. Điều 1. Quy định mức chuẩn để xác định mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng và các mức trợ cấp, phụ cấp. 8 1. Mức chuẩn để xác định các mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có
- công với cách mạng theo quy định tại Nghị định này là 770.000 đồng. 2. Ban hành kèm theo Nghị định này các bảng mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với từng đối tượng người có công với cách mạng, bao gồm: a) Bảng số 1: mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng; b) Bảng số 2: mức trợ cấp thương tật đối với thương binh, người hưởng chính sách như thương binh. c) Bảng số 3: mức trợ cấp thương tật đối với thương binh loại B. Điều 2. Kinh phí thực hiện Ngân sách nhà nước bảo đảm kinh phí thực hiện chế độ trợ cấp, phụ cấp quy định tại Nghị định này. Điều 3. Hiệu lực thi hành 1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 5 năm 2010. 2. Nghị định này thay thế Nghị định số 38/2009/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2009 của Chính phủ quy định mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng. 3. Các khoản trợ cấp, phụ cấp ưu đãi quy định tại Nghị định này được thực hiện kể từ ngày 01 tháng 5 năm 2010. Điều 4. Trách nhiệm thi hành 1. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm hướng dẫn thi hành Nghị định này. 2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./. Chất lượng đền ơn đáp nghĩa 9 (HNM) - Nếu tính từ sắc lệnh đầu tiên "Quy định chế độ hưu bổng, thương tật và tiền tuất tử sĩ" do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký ngày 16-2-1947, thì đến nay Nhà nước ta đã ban hành 1.400 văn bản về việc đãi ngộ, ưu đãi thương binh, gia đình liệt sỹ, người có công (gọi tắt là người có công). Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và xã hội, đến nay có: 20.000 thương, bệnh binh, 60.000 bố, mẹ liệt sỹ cô đơn, già yếu, 100% các Mẹ Việt Nam Anh hùng, được Nhà nước chu cấp, các cơ quan, đoàn thể phụng dưỡng suốt đời; hàng triệu vợ, con, cháu thương binh, liệt sỹ được chăm sóc; 14.500 cán bộ lão thành cách mạng được giải quyết nhà ở; 1.104.000 người được cấp bảo hiểm y tế; hàng chục vạn thanh niên xung phong, người bị nhiễm chất độc da cam được trợ cấp. Cũng có thêm hàng vạn hài cốt liệt sỹ được tìm thấy, tìm ra danh tính, quê quán từ năm 1975 đến nay… Với truyền thống uống nước nhớ nguồn, Nhà nước và nhân dân ta đã
- không tiếc công sức, tiền của để thực hiện việc đền ơn, đáp nghĩa với nhiều hình thức phong phú như xây nhà tình nghĩa (đã tặng được 244.000 nhà), xây và chỉnh trang nghĩa trang liệt sỹ (hơn 3.000 nghĩa trang), xây nhà bia (1.995 nhà), lập vườn cây tình nghĩa (14.700 vườn), quỹ đền ơn đáp nghĩa (1.400 tỷ đồng), quỹ học bổng, quỹ chăm sóc y tế… Nhờ sự quan tâm này, 90% gia đình người có công đã có cuộc sống ổn định, bằng hoặc hơn mức sống trung bình tại địa phương, con em và gia đình người có công được học hành, nhiều em đạt thành tích cao trong học tập, công tác. Vì vậy, từ tình hình đời sống của người dân và ngân sách nhà nước đã được cải thiện, cần mở rộng hơn diện người và gia đình có công, từ đó mở rộng hơn diện đãi ngộ. Chẳng hạn, cần mở rộng diện đãi ngộ với dân quân, du kích, công an xã, cán bộ xã, thanh niên xung phong, các gia đình vì che giấu, bảo vệ cán bộ, ủng hộ cách mạng mà phải hy sinh, thương tật, những người bị chất độc da cam và di chứng đau thương trong gia đình họ, những người không ở chiến trường nhưng chiến đấu nhiều năm ở khu 4 cũ, vùng vô cùng ác liệt trong chiến tranh phá hoại… Nếu mở rộng tới những diện vừa kể, sẽ có thêm hàng chục triệu người được cách mạng đãi ngộ vì công lao của họ. Cần nói thêm rằng tuy đã có chủ trương nhưng cho tới nay, mới có 50% cựu TNXP trong diện được hưởng chế độ đãi ngộ, vài chục vạn trong số hàng triệu người bị ảnh hưởng chất độc da cam được chăm sóc, bù đắp những thiệt thòi trong đời sống vật chất và tinh thần khi chiến tranh đã đi qua 35 năm. Thời gian trôi nhanh, những người có công nay đều đã già, nhiều người đã mất, đòi hỏi công tác đền ơn đáp nghĩa ngày càng phải khẩn trương và nâng cao chất lượng. Điều này khẳng định sự quan tâm chăm lo của Nhà nước đối với những người và gia đình có công với số lượng rất lớn ở Việt Nam, đặc biệt đề cao tính công bằng, góp phần ổn định tình hình của Đất nước, góp phần thực hiện chương trình an sinh xã hội Mức trợ cấp kể trên rõ ràng chưa thể coi đã là ưu đãi bởi chưa đảm bảo nhu cầu tối thiểu nhất cho bản thân, thực tế họ còn phải gánh vác việc nuôi con, phụ giúp gia đình. Một yếu tố khẳng định khác, là mức trợ cấp còn phụ thuộc vào chính sách tiền lương, điều chỉnh theo mức lương tối thiểu là không hợp lý, chính sách tiền lương tạo động lực thúc dẩy năng suất lao động , chất lượng và hiệu quả công việc, chuyển việc phân phối bằng hiện vật là chủ yéu sang phân phối theo giá trị thông qua tiền lương, trong khi chính sách ưu đãi thông qua trợ cấp phải phù hợp với tình hình kinh tế xã hội, được đảm bảo bằng ngân sách nhà nước và tính chất xã hội hóa ngày càng cao.
- Có thể khẳng định, thành tựu nổi bật và đã trở thành định hướng, phương châm hành động, đó là: Người có công với cách mạng được toàn xã hội quan tâm chăm lo về vật chất, tinh thần; được trân trọng, tôn vinh, biết ơn, đền ơn trả nghĩa…. Ưu đãi xã hội đối với người có công là tình cảm và trách nhiệm của Nhà nước và của toàn xã hội. Đây là yếu tố thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, góp phần ổn định chính trị xã hội; thúc đẩy sự nghiệp đổi mới với tiến trình hội nhập và phát triển. Pháp lệnh ra đời với nhiều mục tiêu, đó là: Mở rộng phạm vi, đối tượng điều chỉnh, mở rộng diện đối tượng, bổ sung chế độ ưu đãi; Qui định điều kiện, tiêu chuẩn xác nhận người có công phù hợp với thực tiễn của các thời kì cách mạng khác nhau, phù hợp với tiến trình cải cách thủ tục hành chính; Qui định chế độ trợ cấp mới gắn liền với lộ trình cải cách tiền lương, bảo hiểm xã hội, đạt yêu cầu tương ứng với mức tiêu dùng bình quân của toàn xã hội; Qui định cụ thể trách nhiệm, thẩm quyền của các bộ, ngành, cơ quan chức năng trong quản lý Nhà nước về ưu đãi xã hội; Qui định chế độ khen thưởng, xử lý vi phạm đầy đủ, chính xác, phù hợp với hoạt động cải cách tư pháp, hoạt động xây dựng luật pháp của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa... Để thực hiện mục tiêu đã đề ra, chuyển tải Pháp lệnh vào đời sống xã hội, hàng loạt văn bản qui phạm ra đời, từng bước hoàn thiện hệ thống pháp 11 luật ưu đãi xã hội, như: Nghị đ ịnh s ố 54/2006/NĐ-CP, Ngh ị đ ịnh số 45/2006/ NĐ-CP, Nghị định số 16/2007/ NĐ-CP, Nghị định số 105/2008/ NĐ-CP, Nghị định số 89/2008/ NĐ-CP, Nghị định số 38/2009/ NĐ-CP… cùng nhiều thông tư của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và các thông tư liên tịch khác. Có một thành tựu khá nổi bật là chế độ trợ cấp ưu đãi xã hội đã có sự đổi mới căn bản. Gắn liền với lộ trình cải cách tiền lương, bảo hiểm xã hội, mức trợ cấp ưu đãi xã hội được điều chỉnh trên cơ sở mức tiêu dùng bình quân của toàn xã hội, phù hợp với đặc điểm của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trợ cấp ưu đãi xã hội 3 năm qua có 3 lần điều chỉnh. Đây là một minh chứng rõ nét nhất sự quan tâm, trách nhiệm của Nhà nước, nỗ lực đảm bảo nguồn lực tài chính chi cho lĩnh vực này. Năm 2007, nguồn lực tài chính dành riêng ưu đãi xã hội là 13.000 tỷ đồng, năm 2008 là 15.000 tỷ đồng, năm 2009 là 17.000 tỷ đồng (riêng năm 2009, cùng với nguồn lực tài chính từ địa phương, nguồn huy động từ xã hội hóa, chi ưu đãi xã hội đối với người có công lên tới 20.000 tỷ đồng).
- Nhìn chung, chế độ ưu đãi người có công đã được xây dựng và thực hiện tương đối toàn diện, ngoài trợ cấp còn có chế độ chăm sóc sức khỏe, cải thiện nhà ở, ưu đãi trong y tế, giáo dục đào tạo, sản xuất kinh doanh, tạo việc làm; chế độ ưu đãi đối với con của người có công đang theo học ở nhà trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân; Người có công đang hưởng trợ cấp thường xuyên (hoặc đã mất) thì con của họ đang theo học ở nhà trường được hưởng chế độ trợ cấp mỗi năm một lần mua đồ dùng, sách vở, dụng cụ học tập, được miễn giảm học phí và các khoản đóng góp khác, học sinh học ở các trường chuyên nghiệp, dạy nghề, dân tộc nội trú được hưởng trợ cấp hàng tháng. Người có công (đặc biệt là người hoạt động kháng chiến không hưởng lương bảo hiểm xã hội- khoảng 2,1 triệu người) được Nhà nước cấp thẻ bảo hiểm y tế với mức 3% lương tối thiểu. Nguồn ngân sách chi bảo hiểm y tế, ưu đãi trong giáo dục đào tạo đối với người có công và thân nhân của họ mỗi năm lên tới trên 1000 tỷ đồng…Cùng với chế độ trợ cấp thường xuyên hàng tháng, chế độ ưu đãi ngoài trợ cấp (về kinh tế xã hội) đã góp phần nâng cao mức sống người có công, đảm bảo tính toàn diện, đồng bộ trong ưu đãi xã hội. Ngay sau khi đất nước hòa bình, nhà nước ta đã giải quyết chế độ cho hơn 8 triệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng, cán bộ tiền khởi nghĩa, lão thành cách mạng, các thương binh, gia đình liệt sĩ. Cả nước đã xây dựng hơn 300.000 căn nhà tình nghĩa, 600.000 sổ tiết kiệm tình nghĩa, hàng nghìn vườn cây, ao cá tình nghĩa. Hiện nay, ngân sách nhà nước giành hàng chục 12 nghìn tỷ đồng mỗi năm thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công. Theo thống kê của Bộ Lao động – Thương binh xã hội, đến nay đã có 85% gia đình chính sách có mức sống bằng và cao hơn mức sống trung bình tại địa phương. Phong trào 'Đền ơn đáp nghĩa', chăm sóc người có công với Cách mạng ở đã được khơi dậy và ngày càng phát triển mạnh, đã cuốn hút mọi cấp, mọi ngành, mọi đơn vị tham gia; nhờ sự đóng góp đầy trách nhiệm và nghĩa tình này, trong những năm qua tổng số quỹ 'Đền ơn đáp nghĩa' toàn thành phố vận động được: 31.599 triệu đồng; trong đó: Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc thành phố vận động được 4.100 triệu đồng, các địa phương vận động được 31.499 triệu đồng. Bên cạnh đó, vấn đề xã hội hóa và phong trào chăm sóc người có công với cách mạng được đẩy mạnh, kế thừa và phát huy đạo lý tốt đẹp của dân tộc “uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cay”. Năm chương trình tình nghĩa (nhà tình nghĩa, phụng dưỡng Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, chăm sóc cha mẹ liệt sĩ già yếu cô đơn, con liệt sĩ mồ coi, xã (phường) làm tốt công tác thương binh liệt sĩ) tiếp tục được duy trì, đi vào chiều sâu, căn cứ
- hiệu quả thiết thực, góp phần ổn định chính trị xã hội,tính ưu việt của đời sống xã hội, nền văn hóa Việt Nam. B. Một số hoạt động đền ơn đáp nghĩa tiêu biểu năm 2010 Nhân dịp kỷ niệm 63 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27-7-1947 – 27- 7-2010), sáng 26-7, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đã đến thăm và tặng quà các gia đình chính sách ở Hà Nội. Đến thăm Mẹ Việt Nam Anh hùng Nguyễn Thị Chỉ, 101 tuổi có một người con duy nhất là liệt sĩ và ông Nguyễn Văn Lũy, 82 tuổi, là thương binh hạng 1/4, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh ân cần thăm hỏi sức khỏe và đời sống mọi mặt của gia đình. 13 Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh tới thăm và tặng quà Mẹ Việt Nam Anh hùng Nguyễn Thị Chỉ, Hà Nội.Ảnh: TTX Thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Tổng Bí thư bày tỏ sự cảm ơn những đóng góp vô cùng to lớn của các thương binh, liệt sĩ vào sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc; khẳng định sự nghiệp cách mạng, đất nước Việt Nam có được như ngày hôm nay là nhờ sự hy sinh xương máu của các liệt sĩ, thương binh. Đảng, Nhà nước và nhân dân ta sẽ gìn giữ những thành quả vô cùng quý báu đó. Các liệt sĩ, thương binh mãi mãi là những tấm gương sáng cho các thế hệ trẻ noi theo. Tối 26-7, hơn 14.000 ngôi mộ tại Nghĩa trang liệt sĩ TPHCM (quận 9) lung linh ánh nến tưởng nhớ các anh hùng, liệt sĩ đã hy sinh anh dũng cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Hòa trong gần 1.500 bạn trẻ đến thắp nến, dâng hương tại đây còn có các đồng chí: Chủ tịch UBND TPHCM Lê Hoàng Quân; Phó Bí thư Thành ủy TP Huỳnh Thị Nhân; Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP Nguyễn Văn Đua cùng các cựu chiến binh, cựu tù binh chiến tranh… Cùng thời điểm này, gần 1.500 đoàn viên thanh niên của TPHCM cũng đã thắp những ngọn nến tri ân tại hơn 15.000 ngôi mộ ở các nghĩa trang liệt sĩ, bia, đền tưởng niệm anh hùng liệt sĩ trên địa bàn TP. 14 Đoàn viên thanh niên TPHCM thắp nến tri ân các anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ TPHCM đêm 26-7. Ảnh: Đức Trí Dịp này, Trung ương Đoàn TNCS HCM phối hợp Tỉnh ủy, UBND tỉnh Tây Ninh, Bộ LĐTB-XH tổ chức chương trình “Tuổi trẻ tri ân các anh hùng liệt sĩ” tại Nghĩa trang liệt sĩ Đồi 82, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh. Tại tất cả các nghĩa trang liệt sĩ trên cả nước, nơi yên nghỉ của các anh hùng liệt sĩ, đông đảo đoàn viên thanh niên cũng đã đồng loạt thắp nến tri ân, hưởng ứng tuần lễ “Đền ơn đáp nghĩa” do Trung ương Đoàn tổ chức.
- Ngày 26-7, đoàn đại biểu Ủy ban MTTQ TPHCM do đồng chí Dương Quan Hà, Chủ tịch Ủy ban MTTQ TP đã đến thăm, tặng quà Trung tâm dưỡng lão Thị Nghè và 5 thương binh nặng hiện đang cư ngụ tại quận Bình Thạnh. Trong đợt hoạt động kỷ niệm 63 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ, Ủy ban MTTQ TP đã chia thành nhiều đoàn đến thăm, tặng quà cho 24 Mẹ Việt Nam Anh hùng ở quận 12, huyện Hóc Môn, Củ Chi, Bình Chánh và 51 thương binh, bệnh binh ở 24 quận huyện. Cùng ngày, tại Nghĩa trang liệt sĩ tỉnh Đắc Nông, Sở LĐTB-XH Đắc Nông và Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh làm lễ truy điệu, an táng 18 hài cốt liệt sĩ vừa được khai quật ở một ngôi mộ chôn tập thể nằm sát ranh giới giữa tỉnh Đắc Nông (Việt Nam) và Mundulkiri (Campuchia), thuộc địa bàn xã Quảng Trực (huyện Tuy Đức). Tại Nghĩa trang liệt sĩ huyện Đô Lương (Nghệ An), lãnh đạo Quân khu 4, tỉnh Nghệ An và nhân dân huyện Đô Lương đã long trọng tổ chức lễ an táng 7 hài cốt liệt sĩ, trong đó có 3 liệt sĩ biết tên và 4 liệt sĩ chưa biết tên. Cùng ngày, tỉnh Hậu Giang tổ chức gặp gỡ thân mật trên 500 đại biểu là Mẹ Việt Nam Anh hùng và các gia đình có công cách mạng trong tỉnh. Tại Sóc Trăng dịp này có hơn 14.000 đối tượng chính sách được tặng quà với tổng giá trị gần 3 tỷ đồng. Ngoài ra, tỉnh còn bàn giao 33 căn nhà tình nghĩa cho các đối tượng chính sách. Tại Tiền Giang, Tỉnh đoàn phối hợp 15 cùng Sở LĐTB-XH Tiền Giang tổ chức thắp nến tri ân các anh hùng liệt sĩ tại nghĩa trang liệt sĩ tỉnh. Dịp này, Công ty Trí Tuệ Việt, Sở Khoa học và Công nghệ TPHCM phối hợp trao tặng Ban Quản lý di tích Côn Đảo kiosk thông tin cảm ứng điện tử, phần mềm quản lý và thăm viếng nghĩa trang trực tuyến Hàng Dương, Côn Đảo. Qua hệ thống phần mềm, internet, ban quản lý có thể quản lý, tra cứu thông tin liệt sĩ trực tuyến, người dân có thể tham quan ảo trực tuyến trên nền tảng bản đồ kỹ thuật số 3D, tra cứu thông tin liệt sĩ ngay tại nghĩa trang, tham quan (Chinhphu.vn) - Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân yêu cầu các cấp, các ngành, các địa phương tiếp tục thực hiện tốt hơn nữa chính sách đối với người có công với cách mạng. Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân thăm thương binh Nguyễn Tiến Lợi - Ảnh Chinhphu.vn Nhân dịp kỷ niệm 63 năm ngày Thương binh – Liệt sĩ, ngày 27/7, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân và Đoàn công tác Chính phủ đã đi thăm các thương bệnh binh, gia đình liệt sĩ, các đối tượng bị nhiễm chất độc da cam/dioxin trên địa bàn TP Hà Nội. Tới thăm và nói chuyện với 150 thương bệnh binh (30 người nhiễm
- chất độc da cam/dioxin) đang điều trị tại Quân y viện 103 (Hà Đông, Hà Nội), Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân chia sẻ những đau thương mất mát của các thương bệnh binh mà chiến tranh để lại. Đảng, Nhà nước và nhân dân không bao giờ quên công lao của những người đã cống hiến cả cuộc đời 16 và một phần máu xương cho sự bình yên của đất nước, Phó thủ tướng nhấn mạnh. Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân thăm Trung tâm dạy nghề cho trẻ em nhiễm chất độc da cam/dioxin tại Làng Hữu Nghị - Ảnh Chinhphu.vn Phó Thủ tướng bày tỏ cảm thông với những cố gắng, tận tụy ngày đêm của đội ngũ cán bộ trung tâm điều dưỡng đang làm công tác phục vụ, chăm sóc sức khỏe cho thương, bệnh binh và người có công với đất nước. Tại đây, Phó Thủ tướng đã tặng quà cho các thương bệnh binh, đồng thời yêu cầu các cấp, các ngành, các địa phương phải tiếp tục tổ chức tốt hơn nữa công tác thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng. Phó Thủ tướng giao ngành Y tế cũng như Quân y viện 103 cần tiếp tục dành những quan tâm đặc biệt trong chăm sóc và điều trị đối với những đối tượng chính sách này. Chiều 27/7, tại Làng Hữu Nghị (Xuân Canh, Hoài Đức), Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã tới thăm hỏi và tặng quà cho 40 cựu chiến binh bị nhiễm chất độc da cam, 120 thiếu niên là con, cháu của họ cũng đang chịu cảnh phơi nhiễm chất độc dioxin từ Quảng Bình trở ra. 17 Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân thăm hỏi sức khỏe cụ Đỗ Thị Lan - Ảnh Chinhphu.vn Phó Thủ tướng giao Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế sớm có báo cáo đánh giá về những mô hình như làng Hữu Nghị, đánh giá về công tác chăm sóc và điều trị bệnh nhân nhiễm chất độc da cam/dioxin để các thương binh, bệnh nhân có thể tái hòa nhập với cộng đồng và có cuộc sống tốt hơn. Trước đó, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã tới phường Phúc La, quận Hà Đông thăm và tặng quà cho cụ Đỗ Thị Lan (97 tuổi) là mẹ liệt sĩ và thương binh hạng 1/4 Nguyễn Tiến Lợi. Thăm và động viên bệnh nhân Bùi Văn Nam (48 tuổi) là bệnh nhân ghép tim đầu tiên thành công tại bệnh viện Quân đội 103. C. Thành tựu đạt được 1. Làm mới và sửa chữa nhà tình nghĩa. Đã từng bước xã hội hoá chính sách người có công với Cách mạng, đã thực hiện ngói hoá nhà ở các gia đình liệt sỹ, thương binh, những bố mẹ liệt
- sỹ khó khăn từ rất sớm, toàn thành phố đã làm mới và sửa chữa được 8.670 nhà, kinh phí 100.925 triệu đồng, trong đó làm mới 2.111 nhà, kinh phí 54.268 triệu đồng, sửa chữa 6.559 nhà, kinh phí 46.657 triệu đồng. Từ năm 1998 đến nay, mỗi năm thành phố trích 1.000 triệu đồng từ nguồn chi đảm bảo xã hội của ngân sách thành phố để hỗ trợ các quận, huyện để làm mới và sửa chữa nhà tình nghĩa. Số kinh phí còn lại có sự hỗ trợ từ nguồn ngân sách địa phương, sự ủng hộ đóng góp của cộng đồng và của gia đình chính sách. 18 Đến nay gia đình thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ không còn ở nhà tranh vách đất. Ngoài ra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã cùng với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc thành phố trong nhiều năm qua đã tham mưu cho thành phố trích ngân sách hỗ trợ cho tỉnh Quảng Nam 200 triệu đồng để xây dựng nhà tình nghĩa, vận động trên 300 triệu đồng để xây dựng tượng đài mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Thứ, hỗ trợ tỉnh Quảng Trị 1.100 triệu đồng làm nhà tình nghĩa và hỗ trợ cho các tỉnh có thiên tai, lũ lụt hàng trăm triệu đồng. 2. Tặng sổ tiết kiệm tình nghĩa: Phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” của các cơ quan, ban ngành, đoàn thể, doanh nghiệp, các tổ chức xã hội; Các quận, huyện, thị xã và các xã phường đã có nhiều hình thức phong phú trong việc nâng cao đời sống cho các gia đình chính sách. Trong những năm qua từ các quận huyện đến các xã phường đã huy động nhân dân đóng góp tặng 19.177 sổ tiết kiệm, kinh phí 7.196 triệu đồng cho các gia đình chính sách thương binh, liệt sỹ. 3. Thực hiện các phong trào 'Đền ơn đáp nghĩa' khác tại một số địa phương tiêu biểu Vào các ngày Lễ, Tết (27/7, 2/9, Tết nguyên đán) Thành uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân và Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố và các địa phương đều có quà tặng các gia đình liệt sỹ, thương binh, gia đình có công với Cách mạng, các Cán bộ lão thành cách mạng, Anh hùng lực lượng vũ trang, Anh hùng lao động và đi thăm hỏi các gia đình chính sách tiêu biểu với kinh phí hàng chục tỷ đồng/năm. Các cơ quan, ban ngành, đoàn thể, doanh nghiệp, các tổ chức xã hội nhận đỡ đầu bố, mẹ, vợ liệt sỹ cô đơn, con liệt sỹ mồ côi trên 100 người, kinh phí 685 triệu đồng; sửa chữa 112 đài, nghĩa trang liệt sỹ và nhà bia ghi tên liệt sỹ, sửa chữa, nâng cấp 11.467 mộ liệt sỹ, kinh phí 34.393 triệu đồng. Như vậy, việc chăm sóc giúp đỡ người có công với Cách mạng thực hiện khá toàn diện, có bề rộng và có cả chiều sâu. Tất cả các địa phương, các ngành, các đoàn thể có chương trình hành động cụ thể, thiết thực. Thành đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Sở Giáo dục - đào tạo có quỹ hỗ trợ học sinh là con liệt sỹ, thương binh và học sinh nghèo vượt khó,
- Hội cựu chiến binh, Liên đoàn lao động đều có các chương trình huy động nguồn lực vốn quỹ giúp hội viên là người có công về giống vốn vật tư kỹ thuật để phát triển sản xuất, học nghề, tạo nghề, tạo việc làm, tăng thu nhập, ổn định cải thiện cuộc sống; Công TNHH một thành viên Điện lực Công ty Da giầy, Quỹ thiện tâm Công ty cổ phần VINCOM .... hàng năm vận động cán bộ công nhân viên chức ủng hộ quỹ “Đền ơn đáp nghĩa”, làm mới sửa chữa nhà tình nghĩa, hỗ trợ, đỡ đầu gia đình chính sách xã hội có khó khăn. 19 Mặt khác thực hiện lời dạy của Bác Hồ 'Thương binh tàn nhưng không phế' và phát huy truyền thống 'Anh bộ đội cụ Hồ' đến nay thành phố đã có trên 60 cơ sở sản xuất của thương bệnh binh và người tàn tật, thu hút trên 1.000 lao động. Thành phố đã công nhận 223/223 xã phường hoàn thành việc nâng cao mức sống cho 37.934 thương bệnh binh, gia đình liệt sỹ có mức sống bằng và cao hơn mức sống trung bình của nhân dân nơi cư trú, trong đó : Số gia đình ở mức giàu có 1.022 gia đình, khá 11.245 gia đình và trung bình 25.667 gia đình. Hàng năm thành phố, các địa phương trích kinh phí để tặng quà thăm hỏi động viên các bà mẹ VNAH, thương bệnh binh, gia đình liệt sỹ và gia đình có công với nước nhân ngày lễ, Tết. Thay thế nghị định số 147/2005/NĐ-CP ngày 30/11/2005 của Chính phủ và được thực hiện kể từ ngày 1/1/2007. Thực tế đã có nhiều địa phương bằng nhiều hình thức huy động đã vận động nhân dân đóng góp ngày công, kinh phí để cùng với ngân sách nhà nước hỗ trợ xây dựng, tu sửa nghĩa trang liệt sĩ khang trang hơn. Hiện nay 100% Bà mẹ Việt Nam Anh hùng còn sống đã được các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh nhận phụng dưỡng đến cuối đời Ngoài việc phụng dưỡng về vật chất, nhiều cơ quan, đơn vị thường xuyên cử cán bộ đến thăm, tặng quà. Toàn tỉnh hiện có trên 400 thương-bệnh binh nặng đang được chăm sóc, nuôi dưỡng tại gia đình. Được sự chăm sóc, giúp đỡ của chính quyền địa phương, gia đình và nhân dân, nên hầu hết anh chị em thương- bệnh binh nặng đều hoà nhập cộng đồng, có cuộc sống ổn định. Những năm qua, cán bộ, nhân dân; các tổ chức, các nhà hảo tâm trong và ngoài tỉnh đã ủng hộ xây dựng Quỹ "Đền ơn đáp nghĩa", với tổng số tiền lên đến hàng chục tỷ đồng, thực hiện xây dựng mới và sửa chữa được hàng ngàn nhà. . Hoạt động đó đã góp phần cùng ngân sách nhà nước tổ chức thực hiện tốt phong trào chăm sóc đời sống người có công, đặc biệt là công tác chăm sóc thương binh, gia đình liệt sĩ neo đơn. Các hoạt động của phong trào "Đền ơn đáp nghĩa" ngày càng phát triển và đi vào chiều sâu, từng bước thực hiện xã hội hóa và phong trào chăm sóc người có công với cách mạng được
- đẩy mạnh, kế thừa và phát huy đạo lý tốt đẹp của dân tộc “uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây”. Năm chương trình tình nghĩa (nhà tình nghĩa, phụng dưỡng Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, chăm sóc cha mẹ liệt sĩ già yếu cô đơn, con liệt sĩ mồ côi, xã (phường) làm tốt công tác thương binh liệt sĩ) tiếp tục được duy trì, đi vào chiều sâu, có hiệu quả thiết thực, góp phần ổn định chính trị xã hội, làm nên nét đẹp, tính ưu việt của đời sống xã hội, nền văn hóa Việt Nam phát triển đất nước. 20 D. Một số tồn tại, vướng mắc Bên cạnh những thành tựu nêu trên, sau 3 năm thực hiện Pháp lệnh, cả trong hoạch định và tổ chức thực thi cũng còn khá nhiều tồn tại, vướng mắc. Về hệ thống chính sách, pháp luật: Hiện có 3 Pháp lệnh điều chỉnh lĩnh vực ưu đãi xã hội (Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng, Pháp lệnh qui định danh hiệu Nhà nước Bà mẹ Việt Mam Anh hùng, Pháp lệnh số 35/2007/PL/UBTVQH11 sửa đổi bổ sung một số điều về Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng). Hệ thống văn bản hướng dẫn thực hiện khá đồ sộ, luôn thay đổi, thiếu tính thống nhất, thiếu chặt chẽ và nhiều nội dung cần được thể chế; việc thực thi cũng chưa thật đồng bộ. Các trình tự, thủ tục ưu đãi về đất đai, nhà ở, thuế, tín dụng, y tế, giáo dục đào tạo…chưa được thể chế hoá kịp thời để sớm tổ chức thực hiện trong cuộc sống). Một số chính sách, pháp luật hiện hành cũng còn nhiều nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho phù hợp. Chẳng hạn như, cần sớm có văn bản hướng dẫn xác nhận, thực hiện ưu đãi người hoạt động cách mạng trước năm 1945, người hoạt động cách mạng từ 1/1/1945 đến trước tổng khởi nghĩa 19/8/1945; văn bản xác nhận thương binh, liệt sĩ trong điều kiện hoàn cảnh mới (đấu tranh chống tội phạm, dũng cảm thực hiện công việc cấp bách, nguy hiểm phục vụ quốc phòng an ninh, dũng cảm cứu tài sản của Nhà nước và nhân dân, thương binh chết do vết thương tái phát…); văn bản qui định chi tiết, hướng dẫn thực hiện các Điều 34 đến Điều 41 liên quan đến trách nhiệm, chức năng của các bộ, ngành…Một số chế độ ưu đãi về giáo dục đào tạo, về chăm sóc sức khỏe, trang cấp dụng cụ chỉnh hình phục hồi chức năng, chế độ trợ cấp…. cũng cần phải sửa đổi, bổ sung để việc ưu đãi xã hội đồng bộ, đầy đủ và có tính khoa học hợp lý hơn…. Tuy thành tích là rất lớn nhưng cũng còn một số thiếu sót, khuyết điểm cần được khắc phục trong công tác chăm sóc, đền đáp người và gia đình có công. Trước đây, khi đời sống của người dân nói chung còn khó khăn, mức hỗ trợ tiền tuất, tiền thương tật và các loại tiền chính sách khác như vậy là thỏa đáng. Nhưng ngày nay, khi mức sống bình quân được nâng lên, đi cùng với nó giá cả nhiều mặt hàng thiết yếu cũng tăng theo, chẳng hạn như giá - điện, nước, lương thực thực phẩm, vật liệu xây dựng, vật tư
- sản xuất nông nghiệp tăng ít nhất gấp 2 lần trong 10 năm qua, thì mức trợ cấp tuy đã tăng nhưng trên thực tế là sút giảm so với trước. Sự sút giảm về đãi ngộ và tình trạng thiếu vốn sản xuất đã khiến nhiều người, gia đình có công rất khó khăn trong việc thoát nghèo. Việc thực thi Pháp lệnh chưa đồng bộ. Ngoài trợ cấp, người có công còn được hưởng các chế độ ưu đãi về kinh tế - xã hội khác như nhà ở, đất 21 đai, thuế, vốn tín dụng, giáo dục đào tạo, y tế, việc hướng dẫn, tổ chức thực hiện còn có những hạn chế. Ưu đãi trợ cấp được chú trọng, song những ưu đãi ngoài trợ cấp còn bị xem nhẹ. Mức sống hộ gia đình người có công còn thấp... Trong những năm tới, thực hiện ưu đãi xã hội đối với người có công trong hệ thống an sinh xã hội vẫn là một thách thức to lớn. Sau hơn 20 năm đổi mới, Đảng và Nhà nước ta đã cố gắng thực hiện nhiều chính sách đối với người có công, nhưng vẫn còn gia đình chính sách đời sống hàng ngày còn nhiều khó khăn, thiếu thốn về cả vật chất lẫn tinh thần, chúng ta phải làm tốt hơn nữa để thực hiện Di chúc của Bác về người có công. Ngoài ra, vấn đề xã hội hóa công tác chăm sóc người có công (tăng cường nguồn lực đầu tư, đổi mới cơ chế chính sách, huy động nguồn lực xã hội) và phong trào đền ơn đáp nghĩa 3 năm qua có xu hướng giảm. Quĩ Đền ơn đáp nghĩa mỗi năm chỉ đạt được mức dưới 150 tỷ đồng, phong trào đền ơn đáp nghĩa chưa thực sự phát triển… Trong số gần 1,7 triệu hộ gia đình người có công vẫn còn xấp xỉ 40% số hộ có mức sống nghèo và cận nghèo (gần 10% số hộ nghèo, gần 30% số hộ diện cận nghèo). III. Nhiệm vụ và giải pháp Nhằm phát huy những kết quả đã đạt được, khắc phục những tồn tại, hạn chế nêu trên,cần thực hiện tốt một số nhiệm vụ và giải pháp sau đây.Tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách, chế độ ưu đãi xã hội đối với người có công với cách mạng, phấn đấu đến năm 2020 hoàn chỉnh hành lang pháp lý trong lĩnh vực này. Trước mắt, cần thể chế hoá đầy đủ các qui định về xác nhận thương binh, liệt sĩ, người hoạt động kháng chiến và con nhiễm chất độc hóa học; các chế độ ưu đãi về kinh tế - xã hội. 1. Điều chỉnh chế độ trợ cấp ưu đãi trên cơ sở mức tiêu dùng bình quân xã hội; triển khai thực hiện đồng bộ các chế độ ưu đãi về kinh tế-xã hội nhằm nâng cao mức sống người có công để bản thân và gia đình họ có mức sống trên mức trung bình của xã hội. 2. Tăng cường xã hội hóa, đẩy mạnh phong trào chăm sóc người có công
- thông qua các chương trình tình nghĩa, toàn dân tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa nhằm huy động nguồn lực từ cộng đồng, xã hội cùng Nhà nước quan tâm chăm lo đời sống vật chất, tinh thần người có công. 22 3. Thông qua các chính sách phát triển kinh tế - xã hội, chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục và đào tạo, dạy nghề, việc làm, giảm nghèo…tạo điều kiện cho bản thân người có công và gia đình họ (đặc biệt là con của họ) học tập, học nghề, tạo việc làm, phát triển về kinh tế nhằm ổn định, nâng cao đời sống gia đình, đồng thời góp phần phát triển kinh tế - xã hội chung của đất nước. 4. Đổi mới quản lý Nhà nước về ưu đãi xã hội, chú trọng cả 3 nội dung thể chế chính sách, tổ chức bộ máy và công chức công vụ. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, ngăn ngừa, xử lý những sai sót, tiêu cực, trong lĩnh vực này, tăng niềm tin, sự tôn vinh, lòng biết ơn của xã hội đối với người có công với nước. 5. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục sâu rộng trong nhân dân, nhất là thế hệ trẻ về truyền thống đạo lý 'uống nước nhớ nguồn', xã hội hóa công tác chăm sóc thương binh, gia đình chính sách và người có công, mở rộng các chương trình tình nghĩa phong phú, đa dạng thiết thực, tập trung thực hiện có hiệu quả các chương trình tình nghĩa như: xây dựng Quỹ đền ơn đáp nghĩa, xây dựng nhà tình nghĩa, chăm sóc, giúp đỡ thương, bệnh binh nặng, bố mẹ liệt sĩ già yếu, cô đơn, phụng dưỡng bà mẹ Việt Nam anh hùng, ưu tiên đào tạo và tạo việc làm đối với con thương binh, bệnh binh, con liệt sĩ và người có công. 6. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ đảng, chính quyền trong việc thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các chính sách ưu đãi của Đảng và Nhà nước đối Với thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ, gia đình có công với cách mạng; Phối hợp, tập trung giải quyết việc xác nhận kịp thời, đảm bảo đúng chế độ chính sách đối với những người có công chưa được hưởng ưu đãi trong các cuộc kháng chiến. 7. Khuyến khích, động viên và tạo điều kiện để anh chị em thương, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, người có công tích cực tham gia các hoạt động xã hội, phát triển kinh tế, mở rộng sản xuất kinh doanh, góp phần ổn định và nâng cao đời sống của gia đình, xứng đáng người công dân kiểu mẫu, gia đình cách mạng gương mẫu. 8. Biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân làm tốt phong trào 'đền ơn đáp nghĩa', thương binh, gia đình liệt sĩ và người có công có nhiều cố gắng trong học tập, công tác, phát triển kinh tế và tham gia hoạt
- động xã hội, chấp hành tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, phát huy truyền thống cách mạng là những tấm gương sáng cho thế hệ con cháu noi theo. Nhân rộng điển hình tiên tiến của phong trào, phát huy dân chủ, công khai mọi chính sách về lĩnh vực người có công. 23 9. Ưu đãi xã hội đối với người có công phải thực thi tiến bộ và công bằng xã hội, gắn liền với tăng trưởng kinh tế, với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Tóm lại : Công tác thương binh - liệt sĩ và người có công với cách mạng có vị trí hết sức quan trọng, làm tốt công tác này là góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội, củng cố an ninh - quốc phòng, thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới đất nước. Các cấp ủy, chính quyền cần nêu cao vai trò, trách nhiệm, thường xuyên quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời, phù hợp với tình hình của địa phương, cơ quan đơn vị, khơi dậy truyền thống yêu nước, động viên mọi tầng lớp nhân dân tham gia cùng Nhà nước dành những điều kiện tốt nhất về đời sống vật chất, tinh thần cho thương binh, gia đình liệt sĩ và người có công trong tiến trình hội nhập và phát triển đất nước. Mục Lục: I. Mở đầu II. Đánh giá thực trạng chính sách ưu đãi xã hội ở Việt Nam A. Tổng quan chung 1. Quan điểm của đảng và nhà nước về ưu đãi xã hội 2. Chính sách ưu đãi xã hội Việt Nam qua các thời kỳ 3. Quan điểm cụ thể về mức độ trợ cấp,ưu đãi hàng tháng đối với người có công với cách mạng. B. Một số hoạt động đền ơn đáp nghĩa tiêu biểu năm 2010 C. Thành tựu đạt được D. Một số vướng mắc và tồn tại III. Nhiệm vụ và Giải pháp Tài liệu tham khảo: 1,Giáo trình an sinh xã hội PGS.TS Nguyễn Văn Định trang web chính phủ hhtp:/www.caicachhanhchinh.gov.vn/Uploads/bai %202.doc 3,http://www.chinhphu.vn/portal/page? _pageid=578,33345598&_dad=portal&_schema=PORTAL&docid=94053 4,trang web báo mới .http://www.baomoi.com/Info/Chinh-sach-nguoi-co-
- cong-trong-he-thong-an-sinh-xa-hoi/144/4586431.epi 5,trang web báo giaothông.http://giaothongvantai.com.vn/Desktop.aspx/Noi- dung/Bandoc/Chinh_sach_nguoi_co_cong_can_phai_duoc_quy_dinh_cu_th e_hon/ 6,Việt Báo 7, www.thuvienphapluat.vn
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hoạt động marketing online tại Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Lion Group
111 p | 127 | 32
-
Luận văn tốt nghiệp Kinh tế vận tải: Đánh giá hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại Công Ty TNHH Thương Mại Vận Tải Hợp Nhất Việt Nam
87 p | 56 | 28
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hoạt động tuyển dụng và đào tạo tại khách sạn Huế Queen 1
78 p | 194 | 25
-
Luận văn tốt nghiệp Khai thác vận tải: Đánh giá hoạt động khai thác kho hàng thiết bị y tế tại Công ty TNHH IDS Medical Systems Việt Nam năm 2019
124 p | 46 | 23
-
Luận văn tốt nghiệp Khai thác vận tải: Đánh giá hoạt động giao nhận hàng hóa nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại Công ty cổ phần Giao nhận và vận chuyển in Do Trần năm 2019
108 p | 63 | 23
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hoạt động marketing online của Ccông ty TNHH MTV Truyền thông và Giải trí Philip Entertainment
135 p | 81 | 20
-
Luận văn tốt nghiệp Khai thác vận tải: Đánh giá hoạt động gia công xuất khẩu mặt hàng máy may gia đình tại Công ty TNHH Zeng Hsing Industrial năm 2021
102 p | 34 | 17
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại công ty Cổ phần Dược trung ương Medipharco-Tenamyd
116 p | 122 | 17
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam 1 năm sau khi gia nhập WTO
102 p | 113 | 16
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam sử dụng hệ thống chỉ tiêu CAMEL
88 p | 103 | 16
-
Luận văn Tốt nghiệp Khai thác vận tải: Đánh giá hoạt động phân phối tại Công ty TNHH Vagabond Việt Nam
95 p | 37 | 15
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, chi nhánh Thừa Thiên Huế
86 p | 108 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động Ngân hàng xanh tại Việt Nam
109 p | 64 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Đánh giá hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại Công ty cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế
106 p | 52 | 11
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Đánh giá hoạt động truyền thông bằng báo mạng đối với các loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống
83 p | 25 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Đánh giá hoạt động quản lý của Hiệu trưởng các trường THCS huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang
92 p | 36 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý khoa học và công nghệ: Lộ trình áp dụng chỉ số đổi mới SII vào đánh giá hoạt động đổi mới ở Việt Nam trong xu thế hội nhập
193 p | 19 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Vận dụng phương pháp thẻ điểm cân bằng để đánh giá hoạt động tại tổng Công ty Sông Thu
119 p | 23 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn