intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại công ty Cổ phần Dược trung ương Medipharco-Tenamyd

Chia sẻ: Thangnamvoiva29 Thangnamvoiva29 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:116

122
lượt xem
17
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài tìm hiểu, đánh giá hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty giai đoạn 2009-2011; từ thực trạng tìm hiểu, phân tích kết quả và hiệu quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty, tìm hiểu xem các nhà thuốc là khách hàng của công ty trên địa bàn thành phố Huế đánh giá về chính sách hỗ trợ công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty như thế nào;... Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại công ty Cổ phần Dược trung ương Medipharco-Tenamyd

Khóa luận tốt nghiệp<br /> <br /> GVHD: Th.s Lê Thị Phương Thanh<br /> <br /> PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> <br /> 1. Lý do chọn đề tài<br /> Trong nền kinh tế thị trường phát triển, cạnh tranh ngày càng gay gắt, một trong<br /> những vấn đề khó khăn nhất đối với các doanh nghiệp đó chính là khâu tiêu thụ sản<br /> phẩm. Hoạt động tiêu thụ sản phẩm trở thành một hoạt động vô cùng quan trọng, đó là<br /> vấn đề sống còn đối với mỗi doanh nghiệp. Tuy nhiên, ở nước ta hiện nay vẫn có nhiều<br /> doanh nghiệp chưa quan tâm đúng mức đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm của mình,<br /> làm cho doanh nghiệp phải gánh chịu những thiệt hại không nhỏ. Thực tế cho thấy<br /> rằng, những doanh nghiệp chỉ chú trọng sản xuất mà không chú trọng đến công tác tiêu<br /> thụ sẽ không trụ lại trên thị trường khi mà sự cạnh tranh ngày càng gay gắt. Trái lại các<br /> doanh nghiệp có chiến lược và kế hoạch đầu tư nguồn lực cho hoạt động tiêu thụ sản<br /> phẩm thì doanh nghiệp sẽ có ưu thế cạnh tranh trên thị trường, giúp doanh nghiệp hoạt<br /> động hiệu quả hơn trong bối cảnh thế giới hiện nay.<br /> Con người sinh ra và lớn lên trong cuộc sống tất yếu sẽ trải qua những bước đi<br /> của cuộc đời sinh, lão, bệnh, tử. Trong suốt các giai đoạn đó con người luôn cần được<br /> chăm sóc, bảo vệ sức khỏe của mình. Ngành dược phẩm ra đời và gánh vác sứ mạng<br /> đó cho nhân loại. Không chỉ nhận sứ mạng đó, ngành dược phẩm còn phải đấu tranh<br /> để tự hoàn thiện mình, cạnh tranh gay gắt với nhau để tồn tại và phát triển.<br /> Trải qua gần một thế kỷ hình thành và phát triển, ngành dược phẩm đã có những<br /> bước tiến vượt bậc, với số lượng kinh doanh ngày càng nhiều, sản phẩm đa dạng, quy<br /> trình sản xuất hiện đại, việc đầu tư phát triển sản phẩm được đẩy mạnh. Tuy mới phát<br /> triển những năm gần đây, ngành Dược của Việt Nam cũng không ngừng nâng cao năng<br /> lực sản xuất, nhanh chóng tạo lập thương hiệu, đa dạng hóa sản phẩm, đáp ứng nhu cầu<br /> tiêu dùng trong và ngoài nước. Từ năm 2008 đến nay, ngành Dược phẩm Việt Nam tiếp<br /> tục có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển, song cũng gặp không ít những khó khăn<br /> nhất định. Khủng hoảng kinh tế đã tác động tiêu cực đến ngành Dược, làm cho thị<br /> trường tiêu thụ bị thu hẹp, giá nguyên liệu đầu vào tăng, giá thuốc sản xuất tăng, nhu cầu<br /> nội địa giảm sút. Bên cạnh đó thị trường dược phẩm trong nước được mở cửa, mức độ<br /> cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước ngày càng cao.<br /> <br /> SVTH: Nguyễn Thị Dạ Thảo<br /> <br /> Trang 1<br /> <br /> Khóa luận tốt nghiệp<br /> <br /> GVHD: Th.s Lê Thị Phương Thanh<br /> <br /> Là một công ty đóng trên địa bàn thành phố Huế Công ty cổ phần Dược Trung<br /> Ương Medipharco-Tenamyd cần phải làm như thế nào để mở rộng thị trường, tăng khả<br /> năng tiêu thụ sản phẩm cũng như đáp ứng tốt nhu cầu khách hàng, để có thể đứng<br /> vững trên thị trường cạnh tranh đầy khốc liệt như hiện nay. Vấn đề đặt ra là công ty<br /> cần phải có kế hoạch gì và công tác tổ chức tiêu thụ ra sao trong môi trường đầy rẫy sự<br /> cạnh tranh ấy.<br /> Vì những lí do trên mà tôi đã quyết định chọn đề tài “Đánh giá hoạt động tiêu<br /> thụ sản phẩm tại công ty Cổ phần Dược Trung Ương Medipharco-Tenamyd”<br /> 2. Câu hỏi và mục tiêu nghiên cứu<br /> 2.1. Mục tiêu nghiên cứu<br /> - Tìm hiểu, đánh giá hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty giai đoạn 20092011.<br /> - Từ thực trạng tìm hiểu, phân tích kết quả và hiệu quả hoạt động tiêu thụ sản<br /> phẩm của công ty.<br /> - Tìm hiểu xem các nhà thuốc là khách hàng của công ty trên địa bàn thành phố<br /> Huế đánh giá về chính sách hỗ trợ công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty như thế nào.<br /> - Đề xuất giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty.<br /> 2.2. Câu hỏi nghiên cứu<br /> - Tình hình tiêu thụ sản phẩm tại công ty Cổ phần Dược Trung Ương<br /> Medipharco-Tenamyd như thế nào?<br /> - Làm thế nào để đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại công ty Cổ phần<br /> Dược Trung Ương Medipharco-Tenamyd?<br /> 3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu<br /> - Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty Cổ<br /> phần Dược Trung Ương Medipharco-Tenamyd.<br /> - Đối tượng điều tra: Các nhà thuốc là khách hàng của công ty trên địa bàn<br /> Thành phố Huế.<br /> - Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu thực hiện tại Công ty CP Dược TW<br /> Medipharco- Tenamyd và tiến hành điều tra thu thập số liệu trên địa bàn TP Huế.<br /> - Phạm vi thời gian: Đề tài thu thập số liệu thứ cấp tại công ty CP Dược TW từ<br /> năm 2009-2011 và tiến hành thu thập số liệu sơ cấp từ 01/02/2012- 01/05/2012.<br /> SVTH: Nguyễn Thị Dạ Thảo<br /> <br /> Trang 2<br /> <br /> Khóa luận tốt nghiệp<br /> <br /> GVHD: Th.s Lê Thị Phương Thanh<br /> <br /> 4. Phương pháp nghiên cứu<br /> 4.1 Dữ liệu thứ cấp<br /> - Thu thập thông tin từ trang web của công ty và các trang web khác.<br /> - Thu thập từ các đề tài, các công trình nghiên cứu đã được thực hiện liên quan<br /> đến đề tài nghiên cứu.<br /> - Thu tập thông tin từ công ty CP Dược Trung Ương Medipharco- Tenamyd.<br /> 4.2 Dữ liệu sơ cấp:<br /> - Sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp bằng cách phát bảng hỏi cho các<br /> khách hàng của công ty.<br /> - Tổng thể điều tra: 35 nhà thuốc là khách hàng của công ty trên địa bàn TP Huế.<br /> * Thiết kế bảng câu hỏi: gồm 3 phần:<br />  Phần 1: Mã số phiếu và lời giới thiệu<br />  Phần 2: Nội dung chính những thông tin mà khách hàng đánh giá về chính<br /> sách hỗ trợ công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty CP Dược TW Medipharco-Tenamyd<br />  Phần 3: Thông tin cá nhân.<br /> - Sử dụng các loại thang đo dạng Likert 5 mức độ, thang đo xếp hạng theo thứ tự.<br /> * Đánh giá thang đo<br /> Dữ liệu thu thập được xử ký bằng phần mềm SPSS phiên bản 16.0. Sau khi mã<br /> hóa và làm sạch dữ liệu sẽ tiếp tục được đưa vào để kiểm tra độ tin cậy của thang đo.<br /> Một thang đo được coi là có giá trị khi nó đo lường đúng cái cần đo. Hay nói<br /> cách khác đo lường đó vắng mặt cả hai loại sai lệch: sai lệch hệ thống và sai lệch ngẫu<br /> nhiên. Điều kiện cần để một thang đo đạt giá trị là thang đo đó phải đạt độ tin cậy,<br /> nghĩa là cho cùng một kết quả khi đo lặp đi lặp lại.<br /> Độ tin cậy của thang đo được đánh giá bằng phương pháp nhất quán nội tại<br /> (internal connsistentcy) thông qua hệ số Cronbach Alpha và hệ số tương quan biến<br /> tổng (item-total correclation).<br /> Hệ số Cronbach Alpha<br /> Nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng Cronbach Alpha từ 0,8 trở lên đến gần 1 thì<br /> thang đo lường là tốt, từ 0,7 đến gần 0,8 là sử dụng được. Cũng có nhà nghiên cứu đề<br /> nghị rằng Cronbach Alpha từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp khái<br /> niệm đang nghiên cứu là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu<br /> SVTH: Nguyễn Thị Dạ Thảo<br /> <br /> Trang 3<br /> <br /> Khóa luận tốt nghiệp<br /> <br /> GVHD: Th.s Lê Thị Phương Thanh<br /> <br /> (Hoàng Trọng - Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Vì vậy đối với nghiên cứu này thì<br /> Cronbach Alpha từ 0,6 trở lên là chấp nhận được.<br /> Hệ số tương quan biến tổng (item-total correclation)<br /> Hệ số tương quan biển tổng là hệ số tương quan của một biến với điểm trung<br /> bình của các biến khác trong cùng một thang đo, do đó hệ số này càng cao thì sự tương<br /> quan của biến này với các biến khác trong nhóm càng cao. Theo Nunnally & Burnstein<br /> (1994), các biến có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0,3 được coi là biến rác và sẽ<br /> bị loại khỏi thang đo.<br /> => Kiểm tra độ tin cậy của thang đo bằng cách sử dụng hệ số Cronbach’s<br /> Alpha: Từ thực đơn chọn Analyze/Scale/Reliablity Analysis, sau đó chọn các biến có<br /> cùng thang đo Scale vào hộp Items rồi nhấn nút OK.<br /> 4.3 Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu:<br /> Kết quả bảng câu hỏi thu thập ý kiến đánh giá của khách hàng về chính sách sản<br /> phẩm, chính sách giá, chính sách phân phối, chính sách xúc tiến của công ty được xử lí<br /> trên phần mềm SPSS. Số phiếu phát ra 35, số phiếu thu về 35, tất cả đều hợp lệ và đã<br /> tiến hành xử lí trên 35 phiếu đó. Đối với các vấn đề định tính được nghiên cứu trong đề<br /> tài, tôi đã sử dụng thang đo dạng Likert 5 mức độ để lượng hóa các mức độ đánh giá của<br /> khách hàng và trở thành các biến định lượng. Bằng phần mềm SPSS tôi sử dụng:<br /> + Kiểm tra độ tin cậy của thang đo cronbach’s anpha.<br /> + Phương pháp thống kê mô tả: bảng tần số và đồ thị.<br /> * Đề tài đã sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp phân tích như:<br /> + Phương pháp thu thập xử lí số liệu, tổng hợp, phân tích và đánh giá thực trạng<br /> tiêu thụ hàng hóa<br /> + Phương pháp phân tích hoạt động kinh doanh để xem sự ảnh hưởng của các<br /> nhân tố.<br /> + Phương pháp so sánh.<br /> + Một số phương pháp khác.<br /> <br /> SVTH: Nguyễn Thị Dạ Thảo<br /> <br /> Trang 4<br /> <br /> Khóa luận tốt nghiệp<br /> <br /> GVHD: Th.s Lê Thị Phương Thanh<br /> <br /> PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br /> CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU<br /> 1.1. Khái niệm liên quan:<br /> 1.1.1. Tổng quan về tiêu thụ sản phẩm<br /> 1.1.1.1. Khái niệm về tiêu thụ sản phẩm<br /> Triết lí kinh doanh sản xuất hàng hóa là sản phẩm sản xuất ra để bán nhằm thu<br /> lợi nhuận. Do đó, tiêu thụ sản phẩm là một trong những nội dung quan trọng trong<br /> hoạt động sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp để thực hiện triết lí đó.<br /> Thực tế cho thấy, thích ứng với mỗi cơ chế quản lí kinh tế khác nhau, công tác<br /> tiêu thụ sản phẩm được thực hiện bằng các hình thức khác nhau. Trong nền kinh tế kế<br /> hoạch hóa tập trung, hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp được thực hiện<br /> theo kế hoạch giao nộp sản phẩm với giá cả và địa chỉ do nhà nước chỉ định. Còn trong<br /> nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp phải tự mình quyết định cả ba vấn đề cơ bản<br /> của sản xuất kinh doanh: sản xuất cái gì, bằng cách nào, và cho ai. Do vậy, tiêu thụ sản<br /> phẩm trở thành vấn đề sống còn của doanh nghiệp. Sản phẩm sản xuất ra không tiêu<br /> thụ được sẽ gây nên sự ách tắc trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.<br /> Việc cần phải nhận thức đầy đủ hơn về vấn đề tiêu thụ sản phẩm được đặt ra cấp thiết<br /> đối với tất cả doanh nghiệp.<br /> Quan điểm tiêu thụ sản phẩm khá đa dạng nếu nhìn nhận trên các phương diện<br /> khác nhau. Theo quan điểm của các nhà phân tích kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm là<br /> quá trình thực hiện giá trị và giá trị sử dụng của sản phẩm hàng hóa. Qua tiêu thụ, hàng<br /> hóa được chuyển từ hình thái hiện vật sang hình thái giá trị và đồng thời vòng chu<br /> chuyển vốn kinh doanh của doanh nghiệp được hoàn thành. Có tiêu thụ sản phẩm mới<br /> có vốn để tiến hành sản xuất và mở rộng, tăng nhanh tốc độ chu chuyển vốn, nâng cao<br /> hiệu quả sử dụng vốn.<br /> Theo quan điểm của các nhà quản trị, tiêu thụ sản phẩm có thể được hiểu theo<br /> hai nghĩa sau:<br /> Theo nghĩa hẹp, quá trình tiêu thụ sản phẩm gắn liền với sự thanh toán giữa<br /> người mua và người bán và chuyển quyền sở hữu hàng hóa.<br /> <br /> SVTH: Nguyễn Thị Dạ Thảo<br /> <br /> Trang 5<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2