Khóa luận tốt nghiệp<br />
<br />
GVHD: Th.S Hoàng Thị Diệu Thúy<br />
<br />
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
Nguồn nhân lực là yếu tố không thể thiếu đối với bất kỳ một tổ chức nào và nó<br />
có vai trò vô cùng quan trọng, quyết định đến sự thành công hay thất bại của tổ chức,<br />
đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay. Trong xu thế cạn h tranh ngày càng gay gắt , nguồn<br />
nhân lực đủ về số lượng và chất lượng là một lợi thế cạnh tranh hàng đầu giúp doanh<br />
nghiệp tồn tại, đứng vững và phát triển trên thị trường. Theo Jimkeyser, Giám đốc phụ<br />
trách nhân sự của tập đoàn tư vấn Cooper và Lybrand đ ã nhận định “các công ty ngày<br />
nay hơn nhau hay không là do phẩm chất, trình độ và sự gắn bó giữa nhân viên với<br />
công ty – nghĩa là các nhà quản trị phải nhận thức và đề ra chiến lược quản trị tài<br />
nguyên nhân sự của mình một cách hiệu quả”. Nhận định đó đã c ho ta thấy được tầm<br />
quan trọng của công tác quản trị nhân lực trong các tổ chức.<br />
Trong thời kỳ hội nhập kinh tế, các tổ chức kinh tế nói chung và khách sạn kinh<br />
doanh dịch vụ nói riêng gặp rất nhiều cơ h ội phát triển nhưng cũng gặp không ít thách<br />
thức trong cạnh tranh. Đặc biệt trên địa bàn thành phố Huế - một thành phố du lịch hấp<br />
dẫn, một địa điểm thu hút nhiều khách tham quan trong cũng như ngoài nước – nhiều<br />
khách sạn, nhà nghỉ mọc lên t hì sự cạnh tranh càng gay gắt hơn.<br />
Đối với một khách sạn thì việc duy trì và phát triển nguồn nhân lực là rất quan<br />
trọng. Tuy nhiên làm thế nào để tuyển đúng người yêu cầu, đào tạo người lao động<br />
hiệu quả thì đó là cả một quá trình phức tạp .<br />
Nguồn tài nguyên con người có vai trò vô cùng to lớn đối với sự phát triển của<br />
một doanh nghiệp, một khách sạn và tại đơn vị thực tập, khách sạn chưa tiến hành các<br />
cuộc điều tra tổng quát để đánh giá về hoạt động tuyển dụng và đào tạo tại đơn vị<br />
mình. Xuất phát từ những lý do đó, tôi quyết định chọn đề tài: “Đánh giá hoạt động<br />
tuyển dụng và đào tạo tại khách sạn Huế Queen 1” để làm khóa luận tốt nghiệp.<br />
Thông qua đó, bài làm sẽ góp phần đưa ra một số giải pháp gợi ý nhằm hoàn thiện hơn<br />
công tác tuyển dụng và đào tạo tại khách sạn này.<br />
<br />
SVTH: Đoàn Văn Bin K42QTKD.TH<br />
<br />
1<br />
<br />
Khóa luận tốt nghiệp<br />
<br />
GVHD: Th.S Hoàng Thị Diệu Thúy<br />
<br />
2. Mục tiêu nghiên cứu<br />
+ Phân tích hoạt động tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực tại khách sạn Huế<br />
Queen 1.<br />
+ Tổng hợp những đánh giá của nhân nhân viên trong khách sạn về hoạt động<br />
tuyển dụng và đào tạo.<br />
+ Đánh giá chung về thực trạng tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực tại khách<br />
sạn Huế Queen 1.<br />
+ Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn công tác tuyển dụng và đào<br />
tạo tại khách sạn Huế Queen 1.<br />
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br />
Đối tượng nghiên cứu của đề tài :<br />
Các hoạt động về tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực được thực hiện tại<br />
khách sạn Huế Queen 1.<br />
Phạm vi nghiên cứu:<br />
- Phạm vi về nội dung: Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu các hoạt động tuyển<br />
dụng và đào tạo thực tiễn được áp dụng tại khách sạn Huế Queen 1.<br />
- Phạm vi về không gian: Đề tài thực hiện hoạt động nghiên cứu đối với khách<br />
sạn Huế Queen 1 tại 29 Trần Quang Khải, thành phố Huế.<br />
- Phạm vi về thời gian:<br />
+ Thu thập dữ liệu thứ cấp trong giai đoạn từ năm 2009 đến tháng 4 năm 2012.<br />
+ Dữ liệu sơ cấp thu thập được thông qua phỏng vấn, điều tra nhân viên làm<br />
việc tại khách sạn trong 4 tháng từ tháng 2 đến tháng 5 năm 2012.<br />
4. Phương pháp nghiên cứu<br />
4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp<br />
- Thu thập các số liệu về cơ cấu nhân sự, nhu cầu tuyển dụng, quy trình, số<br />
lượng tuyển dụng, số liệu về số lượng nhân viên được đào tạo hàng năm, số liệu về ch i<br />
phí đào tạo, dữ liệu về các khóa đào tạo đã triển khai... trong giai đoạn từ năm 2009<br />
đến những tháng đầu năm 2012.<br />
- Những số liệu trên được thu thập từ các nguồn sau:<br />
<br />
SVTH: Đoàn Văn Bin K42QTKD.TH<br />
<br />
2<br />
<br />
Khóa luận tốt nghiệp<br />
<br />
GVHD: Th.S Hoàng Thị Diệu Thúy<br />
<br />
+ Thông tin về nội bộ doanh ngh iệp từ bộ phận hành chính nhân sự, bộ phận kế<br />
toán, bộ phận kinh doanh.<br />
+ Thu thập thông tin từ các khóa luận tốt nghiệp tại thư viện trường.<br />
4.2 Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp<br />
Phương pháp phỏng vấn trực tiếp trưởng bộ phận và nhân viên của tất cả các bộ<br />
phận tại khách sạn (điều tra nghiên cứu với bảng câu hỏi được thiết kế sẵn).<br />
Phương pháp xác định số lượng điều tra:<br />
+ Kích thước: 40 người.<br />
+ Phương pháp: do khách sạn với quy mô nhỏ, tổng số nhân viên đang làm việc tại<br />
khách sạn Huế Queen 1 chỉ là 40 người nên đề tài đã thực hiện cuộc điều tra tổng thể.<br />
Phương pháp xử lý dữ liệu sơ cấp: sử dụng chương trình SPSS 16.0 với<br />
những công việc sau:<br />
+ Với tập dữ liệu thu về sẽ thực hiện việc gạn lọc, kiểm tra mã hóa, nhập dữ<br />
liệu, làm sạch dữ liệu.<br />
+ Phân tích thống kê mô tả: sử dụng bảng tần số để mô tả các thuộc t ính của<br />
tổng thể như: giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc , bộ phận, vị trí<br />
làm việc tại bộ phận...<br />
+ Đánh giá sự tin cậy của thang đo bằng hệ số Conbach’s Alpha. Dùng hệ số<br />
Conbach’s Alpha giúp loại bỏ các biến không phù hợp và hạn chế các biến rác trong<br />
quá trình nghiên cứu.<br />
+ Sử dụng thống kê mô tả để tổng hợp lại các đánh giá của nhân viên về các<br />
hoạt động tuyển mộ, tuyển chọn, đào tạo nguồn nhân lực tại khách sạn.<br />
<br />
SVTH: Đoàn Văn Bin K42QTKD.TH<br />
<br />
3<br />
<br />
Khóa luận tốt nghiệp<br />
<br />
GVHD: Th.S Hoàng Thị Diệu Thúy<br />
<br />
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU<br />
1.1 Những khái niệm cơ bản về nguồn nhân lực<br />
1.1.1 Lao động<br />
Theo Bộ Luật Lao Động Việt Nam, lao động là người ít nhất đủ 15 tuổi, có khả<br />
năng lao động và có giao kết hợp đồng lao động.<br />
Theo số liệu mà Tổng cục Thống kê vừa công bố, dân số trung bình cả nước<br />
năm 2011 ước tính 87,84 triệu người. Trong đó lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên<br />
năm 2011 của cả nước là 51,39 triệu người, chiếm một tỷ trọng rất lớn. Tuy nhiên, lực<br />
lượng lao động có kỹ năng tay nghề cao, có chuyên môn giỏi và có năng lực làm việc<br />
tốt lại chiếm một phần nhỏ và khó tuyển dụng cũng như giữ chân vì số lượng các công<br />
ty, doanh nghiệp cần có họ rất lớn.<br />
1.1.2 Nhân lực<br />
Nhân lực được hiểu là toàn bộ các khả năng về thể lực và trí lực của con người<br />
được thể hiện ra trong quá t rình lao động sản xuất. Nó cũng được xem là sức lao động<br />
của con người – một nguồn lực quý giá nhất trong các yếu tố của sản xuất của các<br />
doanh nghiệp. Nhân lực của doanh nghiệp bao gồm tất cả những người lao động đang<br />
làm việc trong doanh nghiệp.<br />
Nhân lực vừa là nguồn lực mang tính chiến lược vừa là nguồn lực vô tận . Trong<br />
điều kiện xã hội đang phát triển theo hướng kinh tế tri thức, thì các nhân tố công nghệ,<br />
vốn, nguyên vật liệu đang giảm bớt vai trò quyết định. Bên cạnh đó, nhân tố tri thức<br />
con người ng ày càng chiếm vị trí quan trọng. Do đó, nếu biết khai thác nguồn lực này<br />
đúng cách sẽ giúp cho doanh nghiệp phát triển bền vững; ngày càng tạo ra nhiều của<br />
cải vật chất cho xã hội và đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của con người.<br />
1.1.3 Nguồn nhân lực<br />
Nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực là một trong những vấn đề cốt lõi<br />
của sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội ở mỗi quốc gia. Đặc biệt trong thời đại ngày<br />
nay, đối với các nước đang phát triển, giải quyết vấn đề này đang là yêu cầu đặt ra hết<br />
<br />
SVTH: Đoàn Văn Bin K42QTKD.TH<br />
<br />
4<br />
<br />
Khóa luận tốt nghiệp<br />
<br />
GVHD: Th.S Hoàng Thị Diệu Thúy<br />
<br />
sức cấp bách. Hiện nay, k hái niệm nguồn nhân lực đang được hiểu theo nhiều quan<br />
điểm khác nhau:<br />
Theo Liên Hiệp Quốc “nguồn nhân lực là trình độ lành nghề, là kiến thức và<br />
năng lực của toàn bộ cuộc sống con người hiện có thực tế, hoặc tiềm năng để phát<br />
triển kinh tế - xã hội trong một cộng đồng”. Nghĩa là, nguồn nhân lực bao gồm những<br />
người đang làm việc và những người trong độ tuổi lao động và có khả năng lao động.<br />
Theo quan điểm của Đảng Cộng Sản Việt Nam: “nguồn lực con người là quý<br />
báu nhất, có vai trò quyết định, đặc biệt đối với nước ta khi nguồn lực tài chính và<br />
nguồn lực vật chất còn hạn hẹp”, đó là “người lao động có trí tuệ cao, tay nghề thành<br />
thạo, có phẩm chất tốt đẹp, được đào tạo, bồi dưỡng và phát huy bởi một nền giáo dục<br />
tiên tiến gắn liền với một nền khoa học hiện đại”. Quan điểm của Đảng Cộng Sản Việt<br />
Nam đã phản ánh một cách tổng quát khái niệm nguồn nhân lực trên cả ba phương<br />
diện trí lực, thể lực, nhân cách cùng với cơ sở khoa học cho sự phát triển các yếu tố đó<br />
là nền giáo dục tiên tiến gắn liền với nền khoa học hiện đại .<br />
Nguồn nhân lực là nhân tố chủ yếu tạo lợi nhuận cho doanh nghiệp: nguồn nhân<br />
lực đảm bảo mọi nguồn sáng tạo trong tổ chức. Chỉ có con người mới sáng tạo ra các<br />
hàng hóa, dịch vụ và kiểm tra được quá trình sản xuất kinh doan h đó. Tuy nhiên, như<br />
Bác Hồ đã nói: “ Có đức mà không có tài, làm việc gì cũng khó; nhưng có tài mà<br />
không có đức là người vô dụng”. Bởi vậy, khi nói đến nguồn nhân lực chúng ta phải<br />
đề cập đến sự kết hợp hài hòa giữa ba yếu tố trí lực, thể lực và nhân cách thẩm mỹ; đó<br />
chính là điều kiện tạo nên sức mạnh trong mỗi con người, cộng đồng và hướng người<br />
lao động đến sự phát triển toàn diện .<br />
1.1.4 Quản trị nguồn nhân lực<br />
Quản trị nguồn nhân lực có thể được hiểu ở nhiều cách khác nhau:<br />
Sách quản trị nhân sự trong d oanh nghiệp (2005), Giáo sư người Mỹ Dinock<br />
cho rằng: "Quản trị nhân sự bao gồm toàn bộ những biện pháp và thủ tục áp dụng cho<br />
nhân viên của một tổ chức và giải quyết tất cả những trường hợp xảy ra có liên quan<br />
đến một loại công việc nào đó”.<br />
Sách quản trị nhân sự trong doanh nghiệp (2005), Giáo sư Felix Migro thì cho<br />
rằng: “Quản trị nhân sự là nghệ thuật chọn lựa những nhân viên mới và sử dụng những<br />
SVTH: Đoàn Văn Bin K42QTKD.TH<br />
<br />
5<br />
<br />