Đề tài “ Giải pháp phát triển tài khoản tiền gửi cá nhân nhằm tăng cường huy động vốn tại chi nhánh NHNo&PTNT Láng Thượng"
lượt xem 112
download
Trong xã hội hiện đại ngày nay, một trong những vấn đề mà các ngân hàng quan tâm là làm thế nào để mọi người dân biết đến ngân hàng và sử dụng các dịch vụ do ngân hàng cung cấp để phục vụ chính cuộc sống của họ và cũng để góp phần phát triển làm thay đổi bộ mặt kinh tế của đất nước. Một trong những biện pháp tiếp cận khu vực dân cư và kết nối họ với ngân hàng là phát triển tài khoản cá nhân để tạo ra những dịch vụđơn giản, tiện lợi cho...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề tài “ Giải pháp phát triển tài khoản tiền gửi cá nhân nhằm tăng cường huy động vốn tại chi nhánh NHNo&PTNT Láng Thượng"
- Chuyên đề tốt nghiệp Đề tài “ Giải pháp phát triển tài khoản tiền gửi cá nhân nhằm tăng cường huy động vốn tại chi nhánh NHNo&PTNT Láng Thượng"
- Chuyên đề tốt nghiệp MỤC LỤC Lời mởđầu ........................................................................................................ 1 Chương I: Tổng quan về ngân hàng thương mại và nghiệp vụ huy động vốn thông qua tài khoản tiền gửi cá nhân. ............................................................. 7 1.1 NHTM và hoạt động kinh doanh của NHTM trong nền kinh tế thị trường. 7 1.1.1. Khái niệm NHTM. ............................................................................ 7 1.1.2 Vai trò của NHTM. ............................................................................ 8 1.1.3 Các chức năng cơ bản của NHTM ..................................................... 9 1.1.3.1 Chức năng làm thủ quỹ của xã hội và làm trung gian thanh toán ..... 10 1.1.3.2 Chức năng làm trung gian tín dụng:.................................................. 12 1.1.2.3 Chức năng tạo tiền ............................................................................ 12 1.1.3 Các nghiệp vụ chủ yếu của NHTM. ................................................. 13 1.1.3.1 Nghiệp vụ nguồn vốn: ..................................................................... 13 1.1.3.2 Nghiệp sử dụng vốn:........................................................................ 14 1.1.3.3 Các nghiệp vụ trung gian và nghiệp vụ khác: .................................. 15 1.2 Tài khoản tiền gửi cá nhân và vai trò của tài khoản tiền gửi cá nhân trong hoạt động huy động vốn của NHTM. ............................................................ 15 1.2.1 Tài khoản và hệ thống tài khoản. .................................................... 15 1.2.2 Tài khoản tiền gửi cá nhân – Vai trò của tài khoản tiền gửi cá nhân trong hoạt dộng huy động vốn của NHTM. .............................................. 17 1.2.2.1 Khái niệm tài khoản tiền gửi cá nhân................................................ 17 1.2.2.2 Vai trò của tài khoản tiền gửi cá nhân trong hoạt động huy động vốn của NHTM. .................................................................................................. 17 1.2.3 Qui trình mở và sử dụng trên cơ sở tài khoản tiền gửi cá nhân. ........ 25 1.2.3.1 Qui trình mở TK TGCN: ................................................................. 25 1.2.3.2 Quản lý và sử dụng tài khoản: .......................................................... 26 1.2.3.3 Đóng tài khoản................................................................................. 28 1.3 Các nhân tố tác động đến việc phát triển loại hình tài khoản tiền gửi cá nhân. ............................................................................................................ 29 1.3.1 Nhân tố môi trường. ........................................................................ 29 1.3.1.1 Môi trường pháp luật. ....................................................................... 29 1.3.1.2 Mức độ phát triển của nền kinh tế và thu nhập của người dân. ........ 30 1.3.1.3 Tâm lý, thói quen tiêu dùng của người dân. ..................................... 30 1.3.1.4 Chủ trương, chính sách của chính phủ trong quản lý các hoạt động thanh toán. .................................................................................................... 31
- Chuyên đề tốt nghiệp 1.3.2 Nhân tố thuộc Ngân hàng. ............................................................... 31 1.3.2.1 Dịch vụ và công nghệ của ngân hàng. ............................................. 31 1.3.2.2. Uy tín, hình ảnh của ngân hàng........................................................ 32 1.3.2.3.Năng lực và trình độ của cán bộ ngân hàng: ..................................... 32 Chương II: Thực trạng về hoạt động huy động vốn thông qua mở và sử dụng tài khoản tiền gửi cá nhân tại chi nhánh NHNo&PTNT Láng thượng. ........................................................................................................... 34 2.1 Khái quát về chi nhánh NHNo&PTNT Láng Thượng. ........................... 34 2.1.1 Khái quát vềđặc điể m kinh tế – xã hội của địa bàn và những khó khăn, thuận lợi của chi nhánh NHNo&PTNT Láng Thượng. .................... 34 2.1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHNo&PTNT Láng Thượng. .................................................................................................... 35 2.1.2.1 Sự hình thành và phát triển của chi nhánh NHN&PTNT Láng Thượng. ........................................................................................................ 35 2.1.2.2 Cơ cấu tổ chức của chi nhánh NHNo & PTNT Láng Thượng........ 36 2.1.2.3 Kết quả hoạt động trong năm qua của chi nhánh. ............................ 38 2.2 Thực trạng về hoạt động mở và sử dụng tài khoản tiền gửi cá nhân tại chi nhánh NHNo & PTNT Láng Thượng. ........................................................... 42 2.2.1 Tình hình huy động vốn tiền gửi tại chi nhánh NHNo&PTNT Láng Thượng. .................................................................................................... 42 2.2.2 Thực trạng về việc mở và sử dụng tài khoản tiền gửi cá nhân tại chi nhánh NHNo&PTNT Láng Thượng. ........................................................ 46 2.3 Đánh giá kết quảđạt được của chi nhánh Láng Thượng những hạn chế và nguyên nhân. ................................................................................................ 50 2.3.1 Những kết quảđạt được của chi nhánh ............................................. 50 2.3.2 Những hạn chế của chi nhánh ......................................................... 51 Chương III: Giải pháp phát triển tài khoản tiền gửi cá nhân nhằm tăng cường huy động vốn tại chi nhánh NHNo&PTNT Láng Thượng. .............. 54 3.1 Định hướng hoạt động kinh doanh của chi nhánh Láng Thượng trong thời gian tới. ................................................................................................. 54 3.2 Giải pháp phát triển tài khoản tiền gửi cá nhân nhằm tăng cường huy động vốn tại chi nhánh NHNo&PTNT Láng Thượng. ................................... 56 3.2.1 Một số giải pháp thuộc về ngân hàng: .............................................. 56 3.2.1.1. Giải pháp mở rộng và nâng cao chất lượng mạng luới phân phối.... 56 3.2.1.2 Đa dạng hoá và nâng cao chất lượng các dịch vụ ngân hàng. ........... 57 3.2.1.3 Đẩy mạnh các biện pháp tuyên truyền thông tin về ngân hàng. ....... 58
- Chuyên đề tốt nghiệp 3.2.1.4 Thực hiện việc khuyếch trương và “đánh bóng” sản phẩm ............. 59 3.2.1.5 Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực cho ngân hàng ........................ 60 3.2.1.6. Thực hiện tốt chính sách khách hàng. .............................................. 61 3.2.1.7 Tiếp tục đẩy mạnh hiện đại hoá công nghệ ngân hàng và hệ thống thanh toán. .................................................................................................... 63 3.2.2 Giải pháp phát triển tài khoản tiền gửi cá nhân. ............................... 63 3.2.2.1 Một số giải pháp khuyến khích việc mở tài khoản cá nhân: ............. 65 3.2.2.2 Đưa ra các hình thức tài khoản mới dành cho cá nhân..................... 68 3.2.3 Một số giải pháp hỗ trợ nhằm mở rộng sử dụng và thanh toán qua tài khoản tiền gửi cá nhân. ............................................................................. 69 3.3 Kiến nghị về việc mở và sử dụng tài khoản tiền gửi cá nhân. .................. 70 3.3.1 Kiến nghị với NHNN ....................................................................... 70 3.3.2 Kiến nghị với NHNo&PTNT Việt Nam. ......................................... 72 3.3.3 Kiến nghị với chính phủ .................................................................. 72 Kết luận........................................................................................................... 73 Tài liệu tham khảo ......................................................................................... 74
- Chuyên đề tốt nghiệp LỜIMỞĐẦU Trong xã hội hiện đại ngày nay, một trong những vấn đề mà các ngâ n hàng quan tâm là làm thế nào để mọi người dân biết đến ngân hàng và sử dụng các dịch vụ do ngân hàng cung cấp để phục vụ chính cuộc sống của họ và cũng để góp phần phát triển là m thay đổi bộ mặt kinh tế của đất nước. Một trong những biện pháp tiếp cận khu vực dân cư và kết nối họ vớ i ngân hàng là phát triển tài khoản cá nhân để tạo ra những dịch vụđơn giản, tiệ n lợi cho họ, đó cũng nhằm mục đích khác tiềm năng khách hàng đông đảo từ mọi tầng lớp dân cư. Việc phát triển tài khoản tiền gửi cá nhân cho khu vực dân cư là biện pháp tích cực tạo ra lợi ích cho các bên, thúc đẩy ngân hàng phát triển các dịch vụ mới đáp ứng nhu cầu của mọi tầng lớp nhân dân đồng thời giúp cho ngân hàng kinh doanh hiệu quả hơn. Tuy nhiên tình hình mở và sử dụng tài khoản tiền gửi cá nhân hiện nay ở nước ta còn nhiều hạn chế và tỷ lệ còn thấp. Điều đó chứng tỏ chúng ta chưa huy động hết tiềm lực về vốn trong dân cư. Do đó việc phát triển các tài khoản tiền gửi cá nhân nhằm thu hút ngồn vốn nhàn rỗi trong xã hội, tạo cho người dân có thói quen sử dụng tiền và thanh toán qua ngân hàng là nhiệm vụ có tầm quan trọng cần phải thực hiện rộng rãi nhằm đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế. Đặc biệt trong xu thế nền kinh tế toàn cầu hoá hiện nay, hệ thống ngân hàng đang từng bước đổi mới và hiện đại hoá trong quản lý và hoạt động nghiệp vụđể thực hiện mục tiêu kinh tế – xã hội của Đảng và Nhà nước, bắt kịp với kinh tế trong khu vực và trên thế giới. Để giúp cho ngân hàng thực hiện tốt mục tiêu trên thì việc đưa ra các biệ n pháp mở rộng và phát triển tài khoản tiền gửi cá nhân nhằ m tăng cường huy động vốn cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng đang là vấn đề cấp thiết trong điều kiện cơ chế thị trường hiện nay. Vì vậy trong quá trình thực tập, được khảo sát thực tế tại chi nhánh NHNo&PTNT Láng Thượng em đã mạnh dạ n chọn đề tài :
- Chuyên đề tốt nghiệp “ Giải pháp phát triển tài khoản tiền gửi cá nhân nhằm tăng cường huy động vốn tại chi nhánh NHNo&PTNT Láng Thượng" Ngoài phần mởđầu và kết luận chuyên đềđược kết cấu gồm ba chương: Chương I: Tổng quan về NHTM và các nghiệp vụ huy động vốn thông qua tài khoản tiền gửi cá nhân. Chương II: Thực trạng mở và sử dụng tài khoản tiền gửi cá nhân tại chi nhánh NHNo&PTNT Láng Thượng. Chương III: Giải pháp phát triển tài khoản tiền gửi cá nhân nhằm tăng cường huy động vốn tại chi nhánh NHNo&PTNT Láng Thượng. Do điều kiện và khả năng có hạn nên bài viết của em không tránh khỏ i những thiếu sót. Vì vậy em rất mong được sự chỉ bảo, góp ý của các thầy cô giáo, ban lãnh đạo và các anh chị trong chi nhánh NHNo&PTNT Láng Thượng để chuyên đề tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn ! Sinh viên thực hiện LÊTHANHHÀ
- Chuyên đề tốt nghiệp Chương I TỔNGQUANVỀNGÂNHÀNGTHƯƠNGMẠIVÀNGHIỆPVỤHUYĐỘNG VỐNTHÔNGQUATÀIKHOẢNTIỀNGỬICÁNHÂN. 1.1 NHTM và hoạt động kinh doanh của NHTM trong nền kinh tế thị trường. 1.1.1. Khái niệm NHTM. Như chúng ta đã biết, ngân hàng xuất hiện rất sớm trong lịch sử nhân loại. Ban đầu chỉ là việc đổi tiền của các thương nhân cho các nhà buôn, dần dần có uy tín các thương nhân này giữ hộ tiền, thanh toán nội bộ và do tích luỹđược nhiều tiền nên họ kiêm luôn cả cho vay. Cuối thế kỷ XVIII ở các nước Tây Âu các ngân hàng dần dần được thành lập mới hoặc chuyển từ các ngân hàng cho vay nặng lãi. Với sự phát triển kinh tế hàng hoáđã thúc đẩy sự hình thành ngâ n hàng phát hành tiền thống nhất các tổ chức chuyên kinh doanh tiền tệ. NHTM còn được gọi là ngân hàng ký thác là hình thái ngân hàng ra đời sớm nhất, một sản phẩm tất yếu của nền kinh tế hàng hoá và tồn tại tất yếu trong đời sống kinh tế-xã hội. Có rất nhiều cách định nghĩa về NHTM: Theo Luật ngân hàng Pháp năm 1941 định nghĩa: “ Được coi là ngân hàng là những xí nghiệp hay cơ sở nào hành nghề thường xuyên nhận của công chúng dưới hình thức ký thác hay hình thức khác các số tiền mà họ dùng cho chính họ vào các nghiệp vụ chiết khấu, tín dụng hay dịch vụ tài chính” . Hay như Luật ngân hàng của Ấn Độ năm 1950 đã nêu: “Ngân hàng là cơ sở nhận các khoả n tiền ký thác để cho vay hay tài trợ, đầu tư”….Còn theo Luật các tổ chức tín dụng ở Việt Nam thì “NHTM là một tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yế u là thường xuyên nhận tiền gửi với trách nhiệ m hoàn trả và sử dụng số tiền đó cho vay thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán”. Mặc dù có nhiều định nghĩa khác nhau nhưng các NHTM đều có chung mục đích hoạt động nhằ m thu lợi nhuận thông qua các khoản vốn ngắn hạn.
- Chuyên đề tốt nghiệp Qua quá trình phát triển lâu dài cùng với thời gian, hoạt động của các NHTM ngày càng hoàn thiện, phong phú vàđa dạng hơn. Là tổ chức trung gian tài chính, NHTM vừa đóng vai trò là người đi vay, vừa đóng vai trò là người cho vay trong quan hệ tín dụng với các chủ thể của nền kinh tế. Trong nền kinh tế thị trường việc thừa vốn ở nơi này và thiếu vốn ở nơi khác thường xuyên xảy ra và với tư cách là trung gian tài chính, NHTM thu hút mọi khoản vốn nhàn rỗi trong xã hội để cung cấp vốn từ nơi thừa sang nơi thiếu vốn, làm cho luồng tiền luôn ở trạng thái vận động mang lại lợi nhuận đồng thời góp phần điều hoà vốn trong nền kinh tế. Qua đó cũng thể hiện bản chất của NHTM chính là một tổ chức chuyên kinh doanh tiền tệ. 1.1.2 Vai trò của NHTM. Có thể khẳng định ngân hàng là mạch máu quan trọng của của nền kinh tế, không thể có một nền kinh tế mạnh mà hệ thống ngân hàng lại yếu kém. Ngược lại một nền kinh tế trì trệ và chậm phát triển thì khó có thể tồn tại một hệ thống ngân hàng vững mạnh. Vai trò của ngân hàng được thể hiện cụ thể như sau: Thứ nhất NHTM là trung gian tài chính cung cấp vốn cho nền kinh tế. NHTM là chủ thể chính đáp ứng nhu cầu về vốn cho sản xuất kinh doanh. Xuất phát là một trung gian tài chính, NHTM đứng ra huy động các nguồn vốn nhàn rỗi và tạm thời ở mọi tổ chức, cá nhân, mọi thành phần kinh tế trong xã hội và thông qua nghiệp vụ tín dụng, NHTM cung cấp vốn cho mọi hoạt động kinh tế, đáp ứng mọi nhu cầu về vốn kịp thời cho quá trình tái sản xuất. Như vậy với khả năng cung ứng vốn NHTM đã trở thành một trong những điểm khởi đầu cho sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Thứ hai: NHTM là cầu nối giữa doanh nghiệp với thị trường. Hoạt động trong nền kinh tế thị trường đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với một môi trường năng động và cạnh tranh rất gay gắt. Để có thể tồn tại và phát triển thì doanh nghiệp phải không ngừng đổi mới trang thiết bị, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật…tuy nhiên không phải doanh
- Chuyên đề tốt nghiệp nghiệp nào cũng có vốn để thực hiện được các yêu cầu trên…Lúc này nguồn vốn tín dụng của NHTM sẽ giúp doanh nghiệp giải quyết những khó khăn đó. Thứ ba: NHTM đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện chính sách tiền tệ của Quốc gia. Phần lớn các công cụ thực hiện chính sách tiền tệ của NHTW chỉđược thực thi có hiệu quả khi có sự hợp tác tích cực của các NHTM, từ việc chấp hành qui chế dự trữ bắt buộc, qui chế thanh toán không dùng tiền mặt, đến việc nâng cao hiệu quảđầu tư. NHTM góp phần ổn định giá cả khi có hiện tượng lạm phát xảy ra. Để kiềm chế lạm phát ngân hàng sẽ ngừng phát hành tiền vào lưu thông và tăng lãi suất tiền gửi đặc biệt là tiền gửi tiết kiệm. Biện pháp này đã thu hút được một lượng tiền mặt khá lớn từ lưu thông vào ngân hàng. Thứ tư : NHTM là cầu nối tài chính quốc gia với nền tài chính quốc tế Trong xu thế khu vực hoá, toàn cầu hoá như hiện nay thì vai trò của ngân hàng ngày càng quan trọng hơn. Áp lực cạnh tranh buộc các quốc gia khi mở cửa phải có tiềm lực lớn về mọi mặt, đặc biệt là tiề m lực về tài chính. Thông qua các loại hình dịch vụ như thanh toán quốc tế, nghiệp vụ hối đoái, cho vay uỷ thác đầu tư … đã giúp cho luồng vốn vào, ra một cách hợp lý, đưa nền tài chính nước nhà bắt kịp với nền tài chính quốc tế. Đây là một trong những điều kiệ n tiên quyết cho tiến trình hội nhập kinh tếở mỗi quốc gia trên thế giới. 1.1.3 Các chức năng cơ bản của NHTM NHTM là một loại hình NH trung gian mà hoạt động chủ yếu là nhận tiền gửi ngắn hạn và cho vay ngắn hạn trong nền kinh tế nhằ m mục đích thu lợ i nhuận. Tuy nhiên hiện nay khái niệm về NHTM đang thay đổi vì sự pha trộn của các hoạt động truyền thống của NHTM với các loại hình trung gian tài chính khác. Hệ thống các NHTM hiện đại đã không chỉ kinh doanh các khoản vốn ngắn hạn mà còn kinh doanh các khoản vốn trung và dài hạn khác. Việc phâ n biệt NHTM với các ngân hàng và tổ chức tài chính khác hiện nay chủ yếu dựa trên tài sản Có. NTHM có tỷ lệ vốn cho vay vào mục đích thương mại và công
- Chuyên đề tốt nghiệp nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản có của nó. Và bản chất của NHTM được bộc lộ ra thông qua các chức năng cơ bản của nó. Trong điều kiện của hệ thống ngân hàng phát triển các NHTM thực hiện 3 chức năng sau: 1.1.3.1 Chức năng làm thủ quỹ của xã hội và làm trung gian thanh toán Cùng với quá trình phát triển của nền kinh tế, quy mô thanh toán qua ngân hàng ngày càng được mở rộng, vai trò trung gian thanh toán ngày càng được khẳng định bởi ngân hàng luôn áp dụng những thành tựu của khoa học công nghệ mới vào hoạt động thanh toán và thật khó tưởng tượng được một nền kinh tế phát triển mà lại không có ngân hàng tham gia với tư cách là trung gian thanh toán. NHTM làm trung gian thanh toán khi thực hiện chi trả theo yêu cầu của khách hàng trích tiền từ tài khoản để thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ hoặc nhập vào tài khoản của khách hàng và các khoản thu khác…ởđây ngân hàng đóng vai trò là người “thủ quỹ” của xã hội vì ngân hàng giữ tài khoản và thực hiện thu - chi hộ khách hàng. Đây cũng là một chức năng quan trọng của NHTM không những thể hiệ n khá rõ bản chất của NHTM mà còn cho thấy tính chất “đặc biệt” trong hoạt động kinh doanh của NHTM. Khi trong nền kinh tế chưa có hoạt dộng của ngân hàng hoặc mới có những hoạt động sơ khai nhận bảo quản tiền đúc thì những khoả n nhận thanh toán giữa những người sản xuất kinh doanh và các đối tượng khác đều được thực hiện một cách trực tiếp người trả tiền và người thụ hưởng tự kiể m soát các giao dịch thanh toán đồng thời sử dụng tiền mặt để chi trả trực tiếp. Phương thức thanh toán này có nhược điểm là tốn chi phí vận chuyển, chi phí kho quỹ, bảo quản, tốn nhiều công sức và thời gian đồng thời gây sự lãng phí do vốn bị tồn đọng trước khi thanh toán. NHTM thực hiện tốt chức năng này cóý nghĩa to lớn đối với nền kinh tế. Phương thức thanh toán qua ngân hàng tiết kiệm được chi phí, thời gian vàđảm
- Chuyên đề tốt nghiệp bảo an toàn. Qua đó thúc đẩy lưu thông hàng hoá, đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn góp phần tăng trưởng kinh tế.
- Chuyên đề tốt nghiệp 1.1.3.2 Chức năng làm trung gian tín dụng: Trung gian tín dụng là chức năng quan trọng và cơ bản nhất của NHTM nó không những cho thấy bản chất của NHTM mà còn cho thấy nhiệm vụ chính yếu của NHTM. NHTM là m trung gian tín dụng khi nó là cầu nối giữa người thừa vốn và người có nhu cầu về vốn. Thông qua việc huy động các nguồn vố n tiền tệ tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế, NHTM hình thành nên quỹ cho vay rồi nóđem cho vay với nền kinh tế mà chủ yếu là cho vay ngắn hạn đáp ứng vố n nhu cầu kinh doanh và vốn đầu tư cho các ngành kinh tế và nhu cầu vốn tiê u dùng của xã hội, góp phần đảm bảo sự vận động liên tục của guồng máy kinh tế – xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. 1.1.2.3 Chức năng tạo tiền Khi thực hiện chức năng trung gian tín dụng với nhiệ m vụ cụ thể và tập trung của mình là huy động vốn dưói nhiều hình thức và cấp tín dụng cho nền kinh tế. Khi cho vay đối với nền kinh tế hệ thống NHTM có khả năng tạo ra một khối lượng tiền mới- tiền trên tài khoản, người ta gọi là khả năng tạo tiền chứ không phải là chức năng vốn có của NHTM. Trong thực tế hoạt động cho vay của ngân hàng tuy có tạo ra một lượng tiền ghi sổ mới nhưng người ta chỉ nhìn nhận và xem xét nó trong trạng thái “tĩnh” trạng thái sự vật đứng im không vận động. nhưng nếu ở trạng thái “động” nghĩa là tài khoản đang hoạt động thì số tiền được “tạo ra” trên tài khoản nói trên không thể tồn tại lâu hơn bởi vì người chủ tài khoản rút ra để sử dụng. Tiền “bút tệ” do các NHTM tạo ra bằng khả năng biến mức tiền gửi ban đầu hoặc một khoản nhận được từ NHTW thông qua việc cấp tín dụng cho các khách hàng là tổ chức phi ngân hàng. Từ một khoả n tiền gửi ban đầu khoản tiền này do NHTW mới đưa vào lưu thông thông qua cho vay bằng chuyển khoản trong hệ thống NHTM số tiền gửi đã tăng lên gấp bội so với tiền gửi ban đầu. Khả năng tạo tiền phụ thuộc vào lượng tiền mà NHTW bơm thêm vào và hệ số mở rộng tiền gửi của NHTM, hệ số mở rộng tiền gửi lại
- Chuyên đề tốt nghiệp phụ thuộc vào tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tỷ lệ dự trữ dư thừa, tỷ lệ tiền mặt so với tiền gửi thanh toán. 1.1.3 Các nghiệp vụ chủ yếu của NHTM. Nghiệp vụ của ngân hàng hình thành rất sớm nhất vào thế kỷ XIV nhưng từ cuối thế kỷ XIX cùng với cuộc cách mạng khoa học công nghệ và sự phát triển như vũ bão về kinh tế mà hệ thống ngân hàng ngày càng phát triển mạnh mẽ, các ngân hàng đáp ứng mọi nhu cầu của sản xuất kinh doanh trực tiếp đố i với doanh nghiệp và cá nhân thông qua thực hiện các nghiệp vụ: 1.1.3.1 Nghiệp vụ nguồn vốn: Nghiệp vụ nguồn vốn hay còn gọi là nghiệp vụ Nợ và là nghiệp vụ tiền đề, nghiệp vụ cơ bản. Bao gồ m tất cả các nghiệp vụ tạo lập nguồn vốn taọ cơ sở vật chất cho hoạt động của ngân hàng, chủ yếu là nhận tiền gửi từ các tổ phiếu, chứng khoán có giá. Nghiệp vụ nguồn vốn của NHTM bao gồm: - Nghiệp vụ tiền gửi: Đây là nghiệp vụ phản ánh các khoản tiền gửi của doanh nghiệp vào ngân hàng với mục đích bảo quản tài sản. Ngoài ra ngân hàng còn huy động các khoản tiền nhàn rỗi của các cá nhân hay hộ gia đình gửi vớ i mục đích hưởng lãi. Tiền gửi là nền tảng của sự thịnh vượng, sự phát triển của ngân hàng vìđây là nguồn vốn chính trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. - Nghiệp vụđi vay: Khi nguồn vốn tiền gửi không đáp ứng đủ cho hoạt động kinh doanh, hoặc khi ngân hàng gặp tình trạng thiếu khả năng thanh toán, lúc đó các NHTM tiến hành tạo vốn cho mình bằng việc đi vay tại ngân hàng nhà nước, vay các tổ chức tín dụng hoặc vay của các NHTM khác dưới các hình thức tái chiết khấu hay vay có bảo đảm. - Nghiệp vụ phát hành giấy tờ có giá: Các giấy tờ có giá là các công cụ nợ do ngân hàng phát hành để huy động vốn trên thị trường. Nguồn vốn nà y tương đối ổn định, có thời hạn dài nhằm đảm bảo khả năng đầu tư các khoản vốn dài hạn của ngân hàng vào nền kinh tế.
- Chuyên đề tốt nghiệp - Nghiệp vụ huy động vốn khác: Vốn phát sinh trong quá trình hoạt động không thuộc các nguồn vốn nói trên như : vốn phát sinh trong khi làm đại lý chuyển tiền, thanh toán, công nợ chưa đến hạn phải trả… - Vốn chủ sở hữu: Là nguồn vốn ngân hàng tự tạo lập nên, tuỳ thuộc vào từng loại ngân hàng mà chủ sở hữu đóng góp tương ứng. Sau khi tạo lập nguồ n vốn này có thểđược bổ sung thê m từ lợi nhuận. Vốn này chiế m tỷ lệ nhỏ trong tổng nguồn vốn của ngân hàng song làđiều kiện pháp lý bắt buộc khi thành lập ngân hàng. Tạo nguồn vốn ổn định và ngày càng lớn với chi phí tối thiểu là một yê u cầu quan trọng của kinh doanh ngân hàng. Chính qua nghiệp vụ này NHTM đã thực hiện chức năng tạo tiền - một trong những chức năng cơ bản của mình. 1.1.3.2 Nghiệp sử dụng vốn: Nghiệp vụ sử dụng vốn hay nghiệp vụ tài sản có, đây là nghiệp vụ phản ánh việc sử dụng vốn của ngân hàng vào các mục đích khác nhau sao cho hiệu quả tạo khả năng sinh lời cho nguồn vốn vàđảm bảo an toàn cho hoạt động của NHTM. - Nghiệp vụ ngân quỹ: Phản ánh các khoản vốn của ngân hàng được dùng vào với mục đích nhằm đả m bảo an toàn và khả năng thanh toán và thực hiện qui định dự trữ bắt buộc do NHTW đề ra. - Nghiệp vụ tín dụng: Đây là nghiệp vụ chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các nghiệp vụ của NHTM về mặt giá trịđồng thời là nghiệp vụ chủ yếu đem lại lợ i nhuận cho ngân hàng (chiếm 60-90 % tổng lợi nhuận). Tín dụng của NHTM rất đa dạng bao gồ m các khoản cho vay ngắn hạn và trung dài hạn đối với nền kinh tế, các khoản bảo lãnh chiết khấu, cho thuê tài chính. Hoạt động này mang lại lợ i nhuận cơ bản cho ngân hàng nhưng đồng thời cũng chứa đựng rủi ro rất cao. - Nghiệp vụđầu tư tài chính: Các NHTM thực hiện quá trình đầu tư bằng vốn của mình thông qua cấc hoạt động hùn vốn, góp vốn liên doanh, liên kết hay đầu tư chứng khoán thậm chí có thể kinh doanh bất động sản và các hình thức đầu tư khác…
- Chuyên đề tốt nghiệp 1.1.3.3 Các nghiệp vụ trung gian và nghiệp vụ khác: Theo xu hướng phát triển của nền kinh tế và nhất là trong giai đoạn phát triển của nền kinh tế thị trường như hiện nay, NHTM không chỉđơn thuần thực hiện hai nghiệp vụ chính là huy động vốn và sử dụng vốn mà ngoài ra đểđáp ứng nhu cầu của nền kinh tế nó còn thực hiện các nghiệp vụ khác trên thị trường như: kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc và kim khí, đá quí, thực hiện các dịch vụ tư vấn, dịch vụ ngân quỹ, dịch vụ uỷ thác vàđại lý, kinh doanh và dịch vụ bảo hiểm các dịch vụ khác liên quan đến hoạt động của ngân hàng như: dịch vụ bảo quản hiện vật quí, giấy tờ có giá, cho thuê két sắt….và các dịch vụ khác theo qui định của pháp luật. Nhìn chung các hoạt động này cũng mang lợi nhuận đáng kể cho ngân hàng. …… Tóm lại dịch vụ ngân hàng rất đa dạng và phong phú, bất kỳ một lĩnh vực nào có liên quan đến hoạt động của ngân hàng các ngân hàng đều cung ứng cho khách hàng theo yêu cầu của họ. Qua dịch vụđó ngân hàng có thể thu phí, hưởng hoa hồng hay miễn phí cho khách hàng … chứng tỏ một mặt dịch vụ của ngân hàng là một mảng hoạt động kinh doanh có hiệu quả mặt khác góp phần mở rộng và phát triển các mảng hoạt động kinh doanh cơ bản khác của NHTM. 1.2 Tài khoản tiền gửi cá nhân và vai trò của tài khoản tiền gửi cá nhân trong hoạt động huy động vốn của NHTM. 1.2.1 Tài khoản và hệ thống tài khoản. Để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ sách kế toán một cách có hệ thống thì nhất thiết phải có tài khoản kế toán. Mỗi tài khoản thực chất là một chi tiêu hạch toán ứng với nội dung vật chất nhất định (thuộc nguồn vốn hoặc sử dụng vốn) và quan hệ chặt chẽ với hệ thống chỉ tiêu hạch toán khác trong mỗi đơn vị kế toán cũng như toàn bộ hệ thống quản lý. Bảng danh mục các tài khoản kế toán được hình thành trên cơ sở phân loại, hệ thống hoá, xắp sếp một cách khoa học thìđược gọi là hệ thống kế toán. Nó chính là bộ khung hay bộ sườn của công tác kế toán ngân hàng.
- Chuyên đề tốt nghiệp Kể từ khi thành lập tới nay ngân hàng nhà nước đã 14 lần thay đổi hệ thống kế toán nhằm làm cho nó phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế, lần thay đổi gần nhất có hiệu lực từ ngày1/1/2005 theo quyết định số 479/2004 QĐ - NHNN 29/4/2004. Hệ thống tài khoản kế toán hiện hành của NHNo&PTNT Việt Nam (theo Quyết định số : 1161/ NHNo - TCKT ngày 03/08/2004 của Tổng Giám Đốc NHNo&PTNT Việt Nam) bao gồ m các tài khoản trong bảng cân đối kế toán và các tài khoản ngoài bảng cân đối kế toán, được bố trí thành 9 loại: Loại 1: Vốn khả dụng và các khoản đầu tư Loại 2: Hoạt động tín dụng Loại 3: Tài sản cốđịnh và tài sản có khác Loai 4: Các khoản phải trả Loại 5: Hoạt động thanh toán Loại 6: Nguồn vốn chủ sở hữu Loại 7: Thu nhập Loại 8: Chi phí Loại 9: Các tài khoản ngoài bảng cân đối kế toán. - Các tài khoản trong bảng cân đối kế toán gồm 8 loại (từ loại 1 đến loại 8). - Các tài khoản ngoài bảng cân đối kế toán có 1 loại (loại 9) - Các tài khoản trong bảng và ngoài bảng cân đối kế toán được bố trí theo hệ thống số thập phân nhiều cấp từ tài khoản cấp I đến tài khoản cấp V, ký hiệ u từ 2 đến 6 chữ số. - Tài khoản cấp I, II, III là những tài khoản tổng hợp do Thống đốc NHNN quản lí, làm cơ sởđể hạch toán và lập báo cáo gửi NHNN. - Tài khoản cấp V trên cơ sở tài khoản cấp II, III của NHNN phù hợp với yêu cầu hạch toán kế toán của NHNo&PTNT Việt Nam quyết định.
- Chuyên đề tốt nghiệp - Tài khoản cấp V ký hiệu bằng 6 chữ số, 3 sốđầu (từ trái sang phải) là số hiệu tài khoản cấp II, số thứ 4 là số thứ tự tài khoản cấp III trong tài khoản cấp II, ký hiệu từ 1 đến 9 (những tài khoản NHNN chỉ mởđến cấp II thì số thứ tư là số 0), 2 số thứ 5 và thứ 6 bắt đầu từ 01 đến 99 (chữ số cuối cùng khác 0) là số thứ tự của tài khoản cấp V (NHNo không mở tài khoản cấp IV). Trong hệ thống tài khoản của NHNo&PTNT còn qui định vềđịnh khoản ký hiệu tài khoản chi tiết. Tài khoản chi tiết (tiểu khoản) dùng để theo dõi phả n ánh chi tiết các đối tượng hạch toán của tài khoản tổng hợp. vIệc mở tài khoản chi tiết được qui định tại phần nội dung hạch toán các tài khoản. 1.2.2 Tài khoản tiền gửi cá nhân – Vai trò của tài khoản tiền gửi cá nhân trong hoạt dộng huy động vốn của NHTM. 1.2.2.1Khái niệm tài khoản tiền gửi cá nhân Theo Quyết định số 1284/2002/QĐ-NHNN ngày 21/11/2002 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước qui định tài khoản tiền gửi là tài khoản thanh toán do người sử dụng dịch vụ thanh toán mở tại các ngân hàng với mục đích gửi, giữ tiền hoăc thực hiện các giao dịch thanh toán qua ngân hàng bằng các phương tiện thanh toán. Tuỳ theo từng đối tượng khách hàng tài khoản tiền gửi có thể mở theo nhiều hình thức như: - Tài khoản tiền gửi của tổ chức tín dụng - Tài khoản tiền gửi của các đồng chủ tài khoản - Tài khoản tiền gửi cá nhân Trong đó tài khoản tiền gửi cá nhân là loại tài khoản mà chủ tài khoản là một cá nhân độc lập đứng tên mở tài khoản. Đây là loại tài khoản thông dụng, khách hàng mở tài khoản này chủ yếu nhằm mục tiêu chi trả, thanh toán bằng những phương thức thanh toán qua ngân hàng. 1.2.2.2Vai trò của tài khoản tiền gửi cá nhân trong hoạt động huy động vốn của NHTM. a: Hoạt động huy động vốn của NHTM
- Chuyên đề tốt nghiệp Nói tới “nấc thang” cho nền kinh tế phát triển là nói tới đầu tư vốn. Hoạt động huy động vốn là tiền đề, làđiểm tựa của sự phát triển. Nước ta là một nước có nền kinh tếđang phát triển, cơ sở hạ tầng còn yếu kém, nền kinh tế còn đi sau nhiều nước trong khu vực cũng như trên thế giới. Để phát triển kinh tế giúp cho đất nước thoát khỏi tình trạng lạc hậu, nghèo nàn thì nhất thiết chúng ta phải tiến hành công nghiệp hoá hiện đại hoáđất nước làm tiề n đề cho sự phát triển. Do vậy vấn đềđầu tư vốn là vấn đề quan trọng hàng đầu, bằng mọi cách phải huy động vốn và cung cấp vốn cho nền kinh tế. Hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp bắt đầu từ sản xuất, phải có tư liệu sản xuất và công cụ sản xuất là yếu tố hàng đầu của sản xuất kinh doanh. Cũng vậy, NHTM là tổ chức kinh tế chuyên kinh doanh tiền tệ nên trước tiên phải có nguồn vốn để mua sắm TSCĐ và công cụ phục vụ cho hoạt động đồng thời hoạt động tốt công tác huy động vốn là tạo hàng hoá cho ngân hàng hoạt động. Vốn huy động là nguồn vốn không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Trong cơ cấu tổng nguồn vốn của ngân hàng thì vốn huy động chiế m tỷ trọng lớn, nguồn vốn này càng lớn thì tạo điều kiện cho ngân hàng thực hiện thanh toán và tăng cường khả năng cho vay đầu tư tín dụng là một lợi thế lớn của ngân hàng trong cơ chế cạnh tranh ngày càng gay gắt hiện nay. Ngân hàng có nguồn vốn lớn thu hút được nhiều khách hàng tạo niềm tin của khách hàng với ngân hàng, khi nguồn vốn lớn thì khả năng thanh toán chi trả của ngân hàng cao, tạo điều kiện cho ngân hàng cung cấp nhiều dịch vụ cho khách hàng. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ và thuận lợi của ngân hàng qua sức mạnh của nguồn vốn huy động được, ngân hàng đã tạo ra được điều kiện thuậ n lợi để NHTM thực hiện chính sách tiền tệ như lãi suất đầu tư, xoáđói giả m nghèo, ổn định giá cả hàng hoá trên thị trường tạo hành lang kinh doanh an toà n cho ngân hàng. Huy động vốn được nhiều là tạo được nhiều thế mạnh trong cạnh tranh, khai thác và sử dụng có hiệu quả, tạo điều kiện tốt trong hoạt động của ngân hàng. b: Huy động vốn thông qua tài khoản tiền gửi cá nhân.
- Chuyên đề tốt nghiệp Để thực hiện tốt những chính sách đề ra ngân hàng đãđưa ra nhiều hình thức huy động vốn trong đó huy động vốn qua tài khoản tiền gửi là hình thức huy động chính của NHTM. Hiện nay ở nước ta hệ thống ngân hàng chưa được mở rộng và cung cấp nhiều dịch vụ ngân hàng đến cụm dân cư và từng cá nhân, hiện nay ngân hàng áp dụng các tài khoản: + Tài khoản tiền gủi không kỳ hạn + Tài khoản tiền gửi có kỳ hạn + Tài khoản tiền gửi tiết kiệm thông qua các tài khoản này ngân hàng huy động được nguồn vốn lớn cho hoạt động kinh doanh của mình. Với tài khoản tiền gửi không kỳ hạn ngân hàng cung cấp dịch vụ thanh toán, thu hộ, chi hộ cho khách hàng, dịch vụ rút tiền, chuyển tiền hộ. Việc sử dụng séc thanh toán rất thuận tiện cho khách hàng với nhiều thể loại như séc rút tiền mặt, séc chuyển khoản, séc bảo chi, séc chuyển tiền…Chính từ sự tiện ích cho khách hàng khi mở tài khoản và sử dụng chủ yếu cho nhu cầu thanh toá n không dùng tiền mặt, các dịch vụ thanh toán hiện đại…ngoài ra khách hàng cò n được đảm bảo lợi ích từ việc mở và sử dụng tài khoản là lãi suất qui định. Điều này giúp cho ngân hàng huy động được nguồn vốn đáng kể. Việc huy động vốn thông qua tài khoản tiền gửi có kỳ hạn ngân hàng huy động được một nguồn vốn lớn từ nguồn vốn này ngân hàng có thể chủđộng cho vay và có thể chuyển cho vay đầu tư trung hạn. Không những huy động nguồ n vốn lớn mà ngân hàng còn chủđộng sử dụng nóđiều này đem lại một lợi ích rất lớn cho ngân hàng thông qua hình thức huy động này. Một trong những hình thức huy động vốn cũng rất hiệu quả nữa phả i kểđến hình thức huy động qua tài khoản tiền gửi tiết kiệ m. Tài khoản tiền gủi tiết kiệm được mở nhằm đáp ứng nhu cầu gửi tiền hưởng lãi của khách hàng vừa đáp ứng nhu cầu rút tiền của khách hàng bất kể lúc nào. Với hình thức này ngâ n hàng huy động được một nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư góp phần tạo ra hiệ u quả trong hoạt động huy động vốn của NHTM.
- Chuyên đề tốt nghiệp Bên cạnh các hình thức huy động vốn của ngân hàng thìđáng kể nhất vẫn phải nói đến hình thức huy động vốn qua tài khoản tiền gửi nói chung và trong khu vực dân cư nói riêng vì dân cư vẫn là một đối tượng khách hàng đông đảo của ngân hàng nếu các NHTM biết tận dụng và khai thác hiệu quả tiềm năng ấy. Điều này cũng có nghĩa là vai trò của tài khoản tiền gửi trong hoạt động huy động vốn của NHTM được khẳng định là hết sức quan trọng, nó là cơ sở, tiền đề cho một sự phát triển vững chắc của các NHTM. Đó là mối quan hệ hai chiều có sự tác động qua lại, chung qui vẫn là biện pháp tích cực giúp cho hoạt động kinh doanh của NHTM ngày càng phát triển đạt được mục tiêu lợi nhuận cuối cùng. c: Vai trò của tài khoản tiền gửi cá nhân Tài khoản tiền gửi với vai trò quan trọng trong hoạt động huy động vốn của ngân hàng cũng đã tạo ra lợi ích cho các bên, điều này đã góp phần kích thích sự phát triển chung của đất nước. Trước tiên phải kểđến lợi ích : * Đối với cá nhân mở tài khoản: Sau khi mở tài khoản tại ngân hàng khách hàng sẽ có cơ hội được hưởng rất nhiều dịch vụ chính xác, tiện lợi, an toàn và hiệu quả do hệ thống ngân hàng bán lẻ và hệ thống dịch vụ khác như thẻ thanh toán, máy rút tiền tựđộng, chuyể n tiền điện tử, ngân hàng điện tử cung cấp. Tất cả những công nghệ hàng đầu đó tạo bước đột phá về chất lượng, cũng như tính đa dạng của các dịch vụ ngân hàng, thay đổi cách thức khách hàng tiếp xúc và sử dụng các dịch vụ của ngân hàng và mang lại cho họ lợi ích to lớn hơn nhiều so với thanh toán bằng tiền mặt. - Lợi ích trực tiếp từ việc mở tài khoản Công nghệ có tính tựđộng cao giúp khách hàng vừa kiếm được nhiều lời, lại vừa yên tâm về khả năng thanh toán trên tài khoản bằng cách đảm bảo tài khoản tiền gửi luôn luôn duy trì sốđủ cho nhu cầu thanh toán hàng ngày, số vượt mức được tựđộng chuyển sang tài khoản đầu tưđể hưởng lãi cao hơn. - Lợi ích gián tiếp từ việc sử dụng các dịch vụ của ngân hàng Cách thức tiếp cận với dịch vụ ngân hàng : Dù mở tài khoản cá nhân ở chi nhánh nào, khi có nhu cầu khách hàng có thể tới bất kỳ chi nhánh nào trong
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề tài: Giải pháp phát triển thị trường trái phiếu Việt Nam
35 p | 1540 | 420
-
Luận văn tốt nghiệp: Giải pháp phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm tại công ty giầy Thượng Đình Hà Nội”
147 p | 773 | 274
-
Luận văn tốt nghiệp cao học: Giải pháp phát triển văn hóa doanh nghiệp tại thành phố Đà Lạt đến năm 2020
91 p | 398 | 153
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
114 p | 399 | 146
-
Luận văn Thạc sỹ Kinh tế: Nghiên cứu giải pháp phát triển nông nghiệp bền vững tại các xã nghèo của huyện Sóc Sơn, Hà Nội
131 p | 420 | 96
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá tiềm năng du lịch sinh thái và đề xuất các giải pháp phát triển du lịch sinh thái bền vững
80 p | 572 | 90
-
đề tài: NHỮNG GIẢI PHÁP GIẢ M THIỂU RỦI RO KINH DOANH CHO CÁC DOANH NGHIỆ P HÀ NỘI TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬ P KINH TẾ QUỐ C TẾ
219 p | 167 | 43
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn hóa du lịch: Đề xuất một số giải pháp phát triển du lịch Hải Phòng giai đoạn 2011 – 2015
86 p | 189 | 42
-
Đề tài: Giải pháp phát triển du lịch Tiền Giang
10 p | 320 | 40
-
Đề tài “Những giải pháp phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam?”
17 p | 178 | 31
-
Đề tài: Thực trạng, thuận lợi, khó khăn và giải pháp phát triển du lịch ở Việt Nam
31 p | 154 | 19
-
Đề tài " Các giải pháp Marketing nâng cao khả năng cạnh tranh trong đấu thầu lắp đặt máy phát điện của công ty trách nhiệm hữu hạn Cát Lâm "
73 p | 121 | 16
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Hòa Bình
3 p | 71 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp phát triển thẻ thanh toán tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam
182 p | 29 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế Phát triển: Một số giải pháp phát triển kinh tế huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam
12 p | 13 | 4
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp phát triển dịch vụ Mobile Banking tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Tỉnh Quảng Ngãi
26 p | 16 | 4
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế Phát triển: Giải pháp phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định
12 p | 10 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Giải pháp phát triển nông nghiệp tại vùng đô thị của tỉnh Thái Nguyên
24 p | 11 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn