Đề tài: Mô tả nghiệp vụ huy động vốn bằng phát hành trái phiếu chuyển đổi ngân hàng Á Châu ACB chi nhánh Đà Nẵng
lượt xem 19
download
Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động của bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng đều nhắm đến mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận. NHTM là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực “đặc biệt” và nhạy cảm, đó là lĩnh vực kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng, là người “đi vay để cho vay” với chất liệu kinh doanh chính là tiền tệ.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề tài: Mô tả nghiệp vụ huy động vốn bằng phát hành trái phiếu chuyển đổi ngân hàng Á Châu ACB chi nhánh Đà Nẵng
- Nghiệp vụ ngân hàng thương mại Nhóm QNB BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN KHOA QTKD NGHIỆP VỤ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ĐỀ TÀI: MÔ TẢ NGHIỆP VỤ HUY ĐỘNG VỐN BẰNG PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU CHUYỂN ĐỔI NGÂN HÀNG Á CHÂU ACB CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG GVHD : Th.s Nguyễn Thi Tuyên Ngôn SVTH : Nhóm QNB Nguyễn Minh Tuấn Phan Thị Thanh Nhàn Lâm Thị Ngọc Quyên Nguyễn Đức Tuấn Lê Trọng Lâm Nguyễn Phạm Duy LỚP : K12 QTC Đà Nẵng, Tháng 01, năm 2010 1 GVHD : Nguyễn Thị Tuyên Ngôn
- Nghiệp vụ ngân hàng thương mại Nhóm QNB DANH SÁCH NHÓM 1. Nguyễn Minh Tuấn (NT) 2. Lê Trọng Lâm 3. Nguyễn Đức Tuấn 4. Nguyễn Phạm Duy 5. Phan Thị Thanh Nhàn 6. Lâm Thị Ngọc Quyên 2 GVHD : Nguyễn Thị Tuyên Ngôn
- Nghiệp vụ ngân hàng thương mại Nhóm QNB MỤC LỤC PHẦN 1 – CƠ SỞ LÝ LUẬN ...........................................................................5 1. Ngân hàng thương mại ...................................................................................5 1.1 Khái niệm . .......................................................................................... 5 1.2 Chức năng của ngân hàng thương mại .............................................. 5 2. Trái phiếu chuyển đổi ...................................................................................... .........................................8 2.1 Khái niệm ........................................................................................... 8 2.2 Đặc tính của trái phiếu chuyển đổi ...................................................9 2.3 Ưu, nhược điểm của trái phiếu chuyển đổi...................................11 3. Những quy định của Ngân hàng nhà nước về phát hành trái phiếu chuy ển đổi PHẦN 2 - TÌM HIỂU NGHIỆP VỤ..............................................................19 1. GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT NGÂN HÀNG Á CHÂU................................19 1.1 Giới thiệu chung................................................................................20 1.2 Lịch sử hình thành và phát triển........................................................23 1.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển Ngân hàng Á Châu...........23 1.2.2 Khái quát sơ bộ Ngân hàng Á Châu Chi nhánh Đà Nẵng...23 1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy Ngân hàng Á Châu.....................................23 1.4 Giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ của Ngân hàng Á Châu.............24 2. NGHIỆP VỤ HUY ĐỘNG VỐN BẰNG PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU CHUYỂN ĐỔI CỦA NGÂN HÀNG Á CHÂU ............................................... 27 2.1 Một số quy định cụ thể về phát hành trái phiếu chuyển đổi ngân hàng Á Châu 2.2 Quy trình phát hành trái phiếu chuyển đổi ................................................ 30 2.2.1 Yêu cầu cấp phép phát hành( đăng kí phát hành) ...............30 2.2.2 Công bố thông tin và chào bán cho cổ đông .......................32 2.2.3 Đăng kí và chốt danh sách....................................................34 2.2.4 Thanh toán ........................................................................... 35 2.2.5 Thời hạn và quy trình chuyển đổi ......................................36 3. NHẬN XÉT....................................................................................................40 PHẦN 3 – KẾT LUẬN ................................................................................... 41 Phụ lục ..................................................................................................................... 42 Tài liệu tham khảo................................................................................................... 72 3 GVHD : Nguyễn Thị Tuyên Ngôn
- Nghiệp vụ ngân hàng thương mại Nhóm QNB LỜI MỞ ĐẦU Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động của bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng đều nhắm đến mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận. NHTM là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực “đặc biệt” và nhạy cảm, đó là lĩnh vực kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng, là người “đi vay để cho vay” với chất liệu kinh doanh chính là tiền tệ. Trong xu thế hội nhập quốc tế, đặc biệt là trong bối cảnh Việt Nam là thành viên chính thức của WTO thì việc minh bạch hoá chính sách là điều kiện cần thiết và bắt buộc. Cũng giống như các lĩnh vực khác, lĩnh vực tài chính ngân hàng chịu sự tác động mạnh mẽ của tiến trình hội nhập với những cam kết quốc tế và lộ trình thực hiện cụ thể, đòi hỏi mở c ửa thị trường, đối xử bình đẳng, ban hành luật lệ công khai minh bạch, cạnh tranh công bằng, v.v.... Bên cạnh đó, các tập đoàn tài chính, ngân hàng lớn đều mong muốn được vào đầu tư tại Việt Nam. Điều này xảy ra là cơ hội, đồng thời là thách thức của các doanh nghiệp nước ta, nhất là các đơn vị tài chính ngân hàng. Do vậy, hệ thống các Ngân hàng thương mại phải nâng cao khả năng cạnh tranh, kiểm soát rủi ro, phát triển dịch vụ mới và niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán nhằm tăng nguồn vốn. Bài viết sau xin giới thiệu về một quy trình huy động vốn bằng hình thức phát hành trái phiếu chuyển đổi tại ngân hàng Á Châu ACB. R ất mong sự đóng góp ý kiến của cô thầy và các bạn. 4 GVHD : Nguyễn Thị Tuyên Ngôn
- Nghiệp vụ ngân hàng thương mại Nhóm QNB PHẦN 1 – CƠ SỞ LÝ LUẬN 1. Ngân hàng thương mại 1.1 Khái niệm . Ngân hàng thương mại là tổ chức tín dụng thể hiện nhiệm vụ cơ bản nhất của ngân hàng đó là huy động vốn và cho vay vốn. Ngân hàng thương mại là cầu nối giữa các cá nhân và tổ chức, hút vốn từ nơi nhàn rỗi và bơm vào nơi khan thiếu. Hoạt động của ngân hàng thương mại nhằm mục đích kinh doanh một hàng hóa đ ặc biệt đó là "vốn- tiền", trả lãi suất huy động vốn thấp hơn lãi suất cho vay vốn, và phần chênh lệch lãi suất đó chính là lợi nhuận của ngân hàng thương mại.. Hoạt động của ngân hàng thương mại phục vụ cho mọi nhu cầu về vốn của mọi tầng lớp dân chúng, loại hình doanh nghiệp và các tổ chức khác trong xã hội. Trong ngân hàng thương mại, tiền huy động được của người gửi gọi là tài sản "nợ", tiền cho công ty và các cá nhân vay cũng như tiền gửi ở các ngân hàng khác và số trái phiếu ngân hàng sở hữu gọi là tài sản "có" của ngân hàng. Phần chênh lệch giữa số tiền huy động được và số tiền đem cho vay, gủi ngân hàng và mua trái phiếu gọi là vốn tự có. Phần tài sản có tính thanh khoản cao được giữ để đề phòng trường hợp tiền gửi vào ngân hàng bị rút đột ngột gọi là tỉ lệ dự trữ của ngân hàng. Toàn bộ số vốn của ngân hàng được chia làm hai loại vốn cấp 1 và vốn cấp 2. Vốn cấp 1 còn gọi là vốn nòng cốt, về cơ bản bao gồm vốn điều lệ, lợi nhuận không chia và các quỹ dự trữ lập trên cơ sở trích từ lợi nhuận của tổ chức như quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ dự phòng tài chính và quỹ đầu tư phát triển. Vốn cấp 2 bao gồm: phần giá trị tăng thêm do định giá lại tài sản của tổ chức, nguồn vốn gia tăng hoặc bổ sung từ bên ngoài (như trái phiếu chuyển đổi, cổ phiếu ưu đãi và một số công cụ nợ khác). 1.2 Chức năng của ngân hàng thương mại 1. Chức năng tạo tiền 5 GVHD : Nguyễn Thị Tuyên Ngôn
- Nghiệp vụ ngân hàng thương mại Nhóm QNB Tạo tiền là một chức năng quan trọng, phản ánh rõ bản chất của ngân hàng thương mại. Với mục tiêu là tìm kiếm lợi nhuận như là một yêu cầu chính cho sự tồn tại và phát triển của mình, các ngân hàng thương mại với nghiệp vụ kinh doanh mang tính đặc thù của mình đã vô hình chung thực hiện chức năng tạo tiền cho nền kinh tế. Các nghiệp vụ kinh doanh đặc thù ấy chính là nghiệp vụ tín dụng và đầu tư trong mối liên hệ chặt chẽ với ngân hàng trung ương. Sức mạnh của hệ thống ngân hàng thương mại nhằm tạo ra tiền mang ý nghĩa kinh tế to lớn. Hệ thống tín dụng năng đ ộng là điều kiện cần thiết cho sự phát triển kinh tế trên cơ sở của một mức tăng trưởng vững chắc. Nếu tín dụng ngân hàng không tạo được tiền để mở ra những điều kiện thuận lợi cho quá trình sản xuất như vậy có thể gây ra sự ứ đọng vốn lưu động của quá trình sản xuất cho dù thực tế quá trình sản xuất đang trong thời vụ cao điểm v ới nhu cấu vốn rất lớn. 2. Chức năng tạo cơ chế thanh toán Việc đưa ra một cơ chế thanh toán hay nói cách khác tạo ra sự vận động của vốn là một trong những chức năng quan trọng của ngân hàng thương mại mà cụ thể trong thời gian gần đây là việc phát hành và sử dụng séc và thẻ tín dụng. Hệ thống thanh toán đã và đang phát triển từ nhiều thế ky. Sự đổi mới cơ chế thanh toán chính là khâu then chốt thúc đẩy hệ thống thanh toán phát triển. Cụ thể là cơ chế thanh toán tiền giấy ra đời thay cho tiền kim loại (vàng, bạc…) đã hình thành nên hệ thống thanh toán dựa trên cơ sở tiền giấy. Không dừng lại ở đó trên cơ sở nhu cầu tiện lợi trong thanh toán mà séc đã ra đời tạo ra cơ chế thanh toán không dùng tiền mặt. Trong những năm gần đây đã có những đổi mới quan trọng và được đưa vào sử dụng như nghiệp vụ ngân hàng không séc (checkless banking), nghĩa là sử dụng nghiệp vụ thanh toán và chuyển tiền điện tử. 3. Chức năng huy động tiết kiệm Các ngân hàng thương mại thực hiện một dịch vụ rất quan trọng đối với tất cả các khu vực của nền kinh tế bằng cách cung ứng những điều kiện thuận lợi cho việc gửi tiền tiết kiệm của dân chúng. Người gửi tiền tiết kiệm nhận được một khoản tiền thưởng dưới danh nghĩa lãi suất trên tổng số tiền gửi tiết kiệm ở các ngân hàng 6 GVHD : Nguyễn Thị Tuyên Ngôn
- Nghiệp vụ ngân hàng thương mại Nhóm QNB với mức độ an toàn và khả năng thanh khoản cao. Số tiền huy động đ ược qua hình thức tiết kiệm luôn sẵn sàng đáp ứng nhu cầu vay vốn của các doanh nghệp và cá nhân nhằm mở rộng khả năng sản xuất và các mục đích khác như tiêu dùng cá nhân hay mua nhà cửa. Phần lớn tiền gửi tiết kiệm được huy động qua hệ thống ngân hàng thương mại. 4. Chức năng mở rộng tín dụng Trong việc tạo ra khả năng tín dụng các ngân hàng thương mại đã và đang thực hiện chức năng xã hội của mình làm cho sản phẩm xã hội được tăng lên, vốn đ ầu t ư được mở rộng và từ đó đời sống dân chúng được cải thiện. Tín dụng c ủa các ngân hàng thương mại có ý nghĩa quan trọng đối với toàn bộ nền kinh tế, nó tạo ra khả năng tài trợ cho các hoạt động công nghiệp, thương nghiệp và nông nghiệp của nền kinh tế. Tín dụng với những khả năng đó mà được các nhà kinh tế gọi là “sản ph ẩm gián tiếp” khi đem so sánh với những “sản phẩm trực tiếp” được sản xuất ra có s ử dụng trực tiếp các yếu tố đầu vào như lao động, đất đai, nguồn tài nguyên thiên nhiên… Tuy nhiên, khi so sánh với sản phẩm được các nhà bán buôn mua vào (được đóng gói bảo quản) thì tín dụng lại là sản phẩm trực tiếp. 5. Chức năng tài trợ ngoại thương Mặc dù ngoại thương được hình thành và bắt nguồn từ các hoạt động buôn bán quốc tế nhưng chúng có sự khác nhau đáng kể bắt nguồn từ sự khác nhau về hệ thống tiền tệ ở mỗi nước, năng lực tài chính của người mua và người bán thuộc các nước khác nhau. Chính từ sự khác nhau này, các ngân hàng thương mại cần thiết cung ứng các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế đối với các hoạt động ngoại thương như: chiết khấu hối phiếu, bảo lãnh, tín dụng thư, mua và bán séc du lịch… Bên cạnh việc tài trợ cho hoạt động ngoại thương, tín dụng của các ngân hàng thương mại còn góp phần vào quá trình tự do hoá ngoại thương giữa các nước với nhau, với một chi phí hợp lý. Do quá trình hợp tác và phân công lao động có tính ch ất quốc tế, nghiệp vụ ngân hàng đối ngoại của các ngân hàng thương mại cũng tăng lên không ngừng. 6. Chức năng ủy thác 7 GVHD : Nguyễn Thị Tuyên Ngôn
- Nghiệp vụ ngân hàng thương mại Nhóm QNB Việc thu nhập tăng lên đã tạo ra khả năng tích lũy lành mạnh, và chính khả năng đó đã góp phần vào việc phát triển các dịch vụ ủy thác của ngân hàng th ương mại. Trong bối cảnh như thế mỗi cá nhân có thể tích lũy một khối lượng tài sản lớn, thậm chí chỉ ở mức trung bình cũng có thể xuất hiện nhu cầu muốn phân chia số tài sản đó trước khi qua đời. Với hình thức ủy thác, người ủy thác, các văn phòng ủy thác có trách nhiệm sử dụng vốn để đầu tư và quản lý số vốn này, kể cả phân phối thu nhập theo các điều khoản của hợp đồng ủy thác. 7. Chức năng bảo quản an toàn vật có giá Nhờ ưu thế của các ngân hàng thương mại là nơi kiên cố dùng đ ể bảo quản tiền bạc và các vật có giá khác của bản thân ngân hàng, các ngân hàng thương mại có điều kiện thực hiện chức năng bảo quản an toàn vật có giá của khách hàng. So với các chức năng khác, bảo quản vật có giá ra đời trước ngay cả chức năng tín d ụng v ốn là chức năng cơ bản và chủ yếu của ngân hàng thương mại. Công việc bảo quản vật có giá được phân thành 2 bộ phận khác nhau trong một ngân hàng: Cho thuê két sắt bảo quản; ký thác và trực tiếp bảo quản vật có giá của khách hàng. 8. Chức năng môi giới Do kinh nghiệm tích lũy trong lĩnh vực này mà nhiều ngân hàng đã mua l ại các Công ty môi giới chứng khoán. Dịch vụ lưu ký chứng khoán có thể đem lại nguồn lợi đáng kể cho các ngân hàng thương mại có đủ năng lực tài chính cũng như trình độ nghiệp vụ. Tuy nhiên chính phủ luôn kiểm soát chặt chẽ sự tham gia và mức độ tham gia của các ngân hàng thương mại vào dịch vụ này dựa trên cơ sở tín dụng ngân hàng vượt quá giới hạn đầu cơ chứng khoán có thể gây ra khủng hoảng trong hệ thống ngân hàng. Công nghệ ngân hàng đang tiến triển mạnh mẽ đem, lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế. Và nghiệp vụ môi giới chứng khoán sẽ còn là một nghiệp vụ quan trọng của ngân hàng thương mại và nhận được nhiều tác động tích cực từ sự đổi mới của công nghệ ngân hàng trong tương lai. 2. Trái phiếu chuyển đổi 8 GVHD : Nguyễn Thị Tuyên Ngôn
- Nghiệp vụ ngân hàng thương mại Nhóm QNB 2.1 Khái niệm Theo như tên gọi của nó, trái phiếu chuyển đổi là loại trái phiếu mà người nắm giữ có khả năng chuyển đổi chúng thành một lượng cổ phiếu nhất định của công ty phát hành. Khi được phát hành lần đầu, các trái phiếu này đóng vai trò như một loại trái phiếu doanh nghiệp thông thường, có mức lãi suất thấp hơn một chút. Vì các trái phiếu chuyển đổi thường có khả năng chuyển đổi thành cổ phiếu và người nắm giữ cũng sẽ hưởng lợi từ việc tăng giá của cổ phiếu được chuyển đổi nên các công ty thường đưa ra tỉ lệ lãi suất thấp đối với các trái phiếu chuyển đổi. Nếu như công ty hoạt động kém hiệu quả thì trái phiếu sẽ không có khả năng chuyển đổi, do đó các nhà đầu tư sẽ chỉ nhận được khoản lợi tức nhỏ bé mà trái phiếu này mang l ại. Đi ều này là hoàn toàn bình thường bởi lợi nhuận lúc nào cũng đi kèm với rủi ro! Trái phiếu chuyển đổi là một công cụ nợ cho phép trái chủ thực hiện quy ền (mà không có nghĩa vụ) chuyển đổi sang cổ phiếu theo một tỷ lệ nhất định tại một thời điểm hoặc khoảng thời điểm nhất định trong tương lai. Trước khi trái phiếu chuyển đổi được chuyển đổi thành cổ phiếu, trái chủ được thực hiện các quyền lợi và nghĩa vụ đối với một trái phiếu bình thường như nhận lãi suất và hoàn trả gốc khi đến hạn. Trong trường hợp chủ thể phát hành phá sản trước khi chuyển đổi, trái phiếu chuyển đổi sẽ có quyền ưu tiên thanh toán trước cổ phiếu. Sự khác biệt của trái phiếu chuyển đổi so với trái phiếu thông thường đó là quyền chuyển đổi sang cổ phiếu theo một tỷ lệ cố định trong tương lai của trái chủ. Do đó, trái phiếu chuyển đổi có giá trị hơn trái phiếu thông thường. Trái phiếu chuyển đổi được coi là một công cụ lưỡng tính “hybrid” do có tính chất của cả trái phiếu và cổ phiếu. 2.2 Đặc tính của trái phiếu chuyển đổi Tỷ lệ chuyển đổi Để có thể chuyển đổi được thì cần phải có tỷ lệ chuyển đổi. Tỷ l ệ chuy ển đổi cho biết mỗi trái phiếu có thể chuyển đổi được thành bao nhiêu cổ phiếu. Tỷ l ệ chuyển đổi được thể hiện dưới dạng tỷ số hoặc là mức giá chuyển đổi, và nó đ ược 9 GVHD : Nguyễn Thị Tuyên Ngôn
- Nghiệp vụ ngân hàng thương mại Nhóm QNB xác định trong các hợp đồng mua trái phiếu cùng với các điều kiện và điều khoản khác. Ví dụ : Tỷ lệ chuyển đổi 45:1 có nghĩa là mỗi trái phiếu sẽ đ ổi đ ược 45 cổ phiếu. Hoặc nó cũng được ấn định ở mức 50% lãi có nghĩa là nếu một nhà đầu tư lựa chọn chuyển đổi cổ phiếu, họ sẽ phải mua cổ phiếu thường vào thời điểm phát hành với mức giá là 150%. Nói chung cả hai cách này đều không khác nhau nhiều về bản chất. Đồ thị sau sẽ cho ta thấy những biến động của trái phiếu chuyển đổi khi giá cổ phiếu tăng. Cần chú ý rằng giá của trái phiếu bắt đầu tăng khi giá cổ phiếu tiến tới mức giá chyển đổi. Lúc này thì trái phiếu chuyển đổi cũng tương tự như một quyền chọn cổ phiếu vậy. Khi giá cổ phiếu lên cao hoặc biến động mạnh thì trái phiếu của bạn cũng sẽ biến đổi theo chiều tương tự Chuyển đổi bắt buộc Một nhược điểm của trái phiếu chuyển đổi đó là công ty phát hành trái phiếu sẽ có quyền thu hồi lại trái phiếu. Nói cách khác họ có quyền yêu cầu chuy ển đổi chúng. Như đã nói từ đầu trái phiếu chuyển đổi có thể trở thành một loại chứng khoán rất phức tạp do một số nguyên nhân. Trước tiên chúng mang những đặc điểm của cả trái phiếu và cổ phiếu, khiến cho các nhà đầu tư dễ bị nhầm lẫn. Với trái phiếu chuyển đổi bạn phải tập trung vào các nhân tố tác động đến cả hai loại chứng khoán trên. Đó là sự hoà trộn giữa những tác động của lãi suất (nhân tố ảnh hưởng đ ến giá trái phiếu) và những thay đổi diễn ra trên thị trường của cổ phiếu. Vì vậy nên có một 10 GVHD : Nguyễn Thị Tuyên Ngôn
- Nghiệp vụ ngân hàng thương mại Nhóm QNB thực tế là các công ty phát hành trái phiếu chuyển đổi có thể thu hồi lại chúng tại một mức giá nhất định, từ đó tránh được sự tăng giá cổ phiếu đột ngột. Tất cả các yếu tố này đều rất quan trọng trong việc xác định mức giá chuyển đổi. Chúng ta có thể xét một ví dụ sau để hiểu rõ hơn về loại trái phiếu này: Hãy xem ví dụ sau. Công ty niêm yết ABC hiện có 10 triệu cổ phần, giá thị trường là 30.000 đồng/cổ phiếu. Giả sử công ty phát hành thêm 1 triệu trái phiếu chuyển đổi, mệnh giá 100.000 đồng/trái phiếu, lãi suất 2%/năm. Sau 1 năm kể từ ngày phát hành có thể chuyển đổi thành cổ phiếu ABC theo mệnh giá (10.000 đồng/cổ phiếu) với tỷ lệ 1 trái phiếu: 10 cổ phiếu, 100% được phát hành cho cổ đông với tỷ lệ 10:1 (sở hữu 10 cổ phiếu được mua 1 trái phiếu). Theo ví dụ, có thể thấy rằng loại trái phiếu này tỏ ra rất hấp dẫn đối với người đầu tư, vì tuy mức lãi suất thấp nhưng họ được quyền mua cổ phiếu ABC với mức giá chỉ bằng 1/3 mức giá hiện hành sau thời hạn 1 năm. Giả sử công ty ABC kinh doanh tốt, giá cổ phiếu sau 1 năm có thể cao hơn nhiều so với mức 30.000 đ ồng/cổ phiếu hiện tại. Như vậy, trái phiếu chuyển đổi ABC hàm chứa một giá trị. Giá trị này sẽ do người đầu tư quyết định trên cơ sở đánh giá về triển vọng giá cổ phiếu c ủa công ty ABC. Trên thị trường thứ cấp, vào ngày giao dịch không được hưởng quyền mua trái phiếu chuyển đổi ABC, người đầu tư sẽ tự điều chỉnh giá cổ phiếu ABC tương ứng với giá trị của trái phiếu. Sở giao dịch sẽ không điều chỉnh giá tham chiếu, vì hiện tại công ty ABC chưa hề phát hành thêm cổ phiếu. Sau 1 năm, công ty ABC sẽ làm thủ tục niêm yết bổ sung thêm khối lượng cổ phiếu được chuyển đổi thực tế từ trái phiếu. Xét những đặc điểm trên thì có vẻ như trái phiếu chuyển đổi rất phức tạp. Nói một cách chung nhất thì trái phiếu chuyển đổi là một dạng chứng khoán phát hành cho các nhà đầu tư mong muốn được hưởng lợi từ một công ty mà họ chưa hiểu rõ l ắm. Bằng việc đầu tư vào các trái phiếu chuyển đổi, họ có thể hạn chế được rủi ro khi giá cổ phiếu giảm nhưng ngược lại, họ sẽ thiệt chút ít khi giá cổ phiếu tăng cao. 11 GVHD : Nguyễn Thị Tuyên Ngôn
- Nghiệp vụ ngân hàng thương mại Nhóm QNB 2.3 Ưu, nhược điểm của trái phiếu chuyển đổi • Đối với công ty phát hành Ưu điểm: Chi phí phát hành và lãi suất phải trả thấp hơn so với phát hành trái phiếu thông thường cũng như so với lãi suất ngân hàng và điều này đồng nghĩa với việc giảm r ủi ro đối với tổ chức phát hành. Tăng vốn cổ phần trong tương lai khi chuyển từ trái phiếu nợ thành vốn cổ phần. Giá cổ phiếu thường không bị sụt giảm do tránh được tình trạng tăng số lượng cổ phiếu một cách nhanh chóng trên thị trường. Trước khi trái phiếu được chuyển đổi sẽ không làm giảm thu nhập của các cổ đông hiện hữu so với phát hành cổ phiếu. Dễ dàng hơn trong việc huy động vốn do tính hấp dẫn của việc có thể chuyển đổi từ trái phiếu sang cổ phiếu. Nhược điểm: Do cổ đông thường tham gia vào việc quản lý công ty nên khi chuy ển đổi có thể gây ra một sự thay đổi trong việc kiểm soát công ty. Khi trái phiếu được chuyển đổi, vốn chủ sở hữu bị "pha loãng" do tăng số cổ phiếu lưu hành nên mỗi cổ phần khi đó đại diện cho một tỷ lệ thấp hơn của quy ền sở hữu trong công ty. Kết quả chuyển đổi sẽ làm giảm chi phí trả lãi, tức là làm tăng thu nhập chịu thuế của công ty. Do đó, công ty phải trả thuế nhiều hơn khi chuyển đổi. • Đối với nhà đầu tư Ưu điểm: Trái phiếu chuyển đổi cũng giống trái phiếu thường, tức là cũng được thanh toán tiền lãi với một lãi suất cố định và sẽ được mua lại với giá bằng mệnh giá vào lúc đáo hạn. Thu nhập từ lãi suất trái phiếu thường cao hơn và chắc chắn hơn thu nhập từ cổ tức trên cổ phiếu. 12 GVHD : Nguyễn Thị Tuyên Ngôn
- Nghiệp vụ ngân hàng thương mại Nhóm QNB Người nắm giữ trái phiếu chuyển đổi có quyền ưu tiên hơn các cổ đông nắm giữ cổ phiếu khi công ty phá sản và bị thanh lý. Giá thị trường của trái phiếu chuyển đổi có chiều hướng ổn định hơn giá cổ phiếu trong thời kỳ thị trường sa sút. Giá trị của trái phiếu chuyển đổi trên thị tr ường sẽ được hỗ trợ bởi các lãi suất hiện hành của những trái phiếu cạnh tranh khác. Vì trái phiếu chuyển đổi có thể được chuyển thành cổ phiếu nên giá trị thị trường của chúng sẽ có chiều hướng tăng nếu giá cổ phiếu tăng. Nhà đầu tư có quyền lựa chọn. Họ sẽ không bị lỗ nặng khi giá cổ phiếu sụt giảm xuống dưới giá chuyển đổi (họ sẽ không thực hiện quyền chuyển đổi) mà vẫn có lợi khi giá cổ phiếu tăng mạnh (họ sẽ thực hiện quyền chuyển đổi r ồi bán c ổ phiếu sau khi chuyển đổi). Nhược điểm: Nhà đầu tư được hưởng mức lãi suất thấp hơn so với các loại trái phiếu khác. Thời gian chuyển đổi thường dài nên tiềm ẩn nhiều yếu tố rủi ro. Nếu công ty phải ngưng hoạt động bởi những tình huống như sáp nhập, hợp nhất hay giải thể thì những người nắm giữ trái phiếu chuyển đổi sẽ bị mất đặc quyền chuyển đổi. 3. Những quy định của Ngân hàng nhà nước về phát hành trái phiếu chuyển đổi Quy định về phát hành trái phiếu chuyển đổi được ghi rõ trong Quyết định 07/2008/QĐ – NHNN về phát hành giấy tờ có giá cụ thể như sau : Xin trích dẫn một số điều chủ yếu liên qua tới trái phiếu chuyển đổi (Quy định cụ thể về phát hành giấy tờ có giá và trái phiếu chuyển đổi được đính kèm sau phần phụ lục cuối bài) Điều 26. Đối tượng phát hành trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu kèm chứng quyền Trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu kèm chứng quyền do tổ chức tín dụng cổ phần phát hành. 13 GVHD : Nguyễn Thị Tuyên Ngôn
- Nghiệp vụ ngân hàng thương mại Nhóm QNB Điều 27. Các giới hạn đối với người mua trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu kèm chứng quyền 1. Đối với người mua trái phiếu chuyển đổi hoặc mua trái phiếu kèm chứng quyền là tổ chức, cá nhân nước ngoài, khi đến thời hạn chuyển đ ổi thành cổ phi ếu hoặc đến thời hạn mua cổ phiếu phải đảm bảo phù hợp với quy định hiện hành c ủa Chính phủ và của Ngân hàng Nhà nước về việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của tổ chức tín dụng Việt Nam và các văn bản pháp luật có liên quan. 2. Đối với người mua trái phiếu chuyển đổi hoặc trái phiếu kèm chứng quy ền là các tổ chức tín dụng, khi đến thời hạn chuyển đổi thành cổ phiếu hoặc đ ến thời hạn mua cổ phiếu phải phù hợp với quy định hiện hành của Luật các tổ chức tín dụng và của Ngân hàng Nhà nước về giới hạn góp vốn, mua cổ phần và các văn bản pháp luật có liên quan. Điều 28. Điều kiện phát hành trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu kèm chứng quyền Tổ chức tín dụng phát hành trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu kèm chứng quyền khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau: 1. Đáp ứng các điều kiện tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 22 Quy chế này. 2. Phương án tăng vốn điều lệ từ nguồn phát hành trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu kèm chứng quyền của năm tài chính được Đại hội đồng cổ đông thông qua và được sự chấp thuận của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. 3. Được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xếp loại A trong năm liền kề năm phát hành. Trường hợp Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chưa có xếp loại thì phải được Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đề xuất dự kiến xếp loại A. 4. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu bình quân của 3 năm liên tiếp trước đó phải cao hơn mức lãi suất dự kiến trả cho trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu kèm chứng quyền. Đối với tổ chức tín dụng có thời gian hoạt đ ộng từ 2 đ ến dưới 3 năm, tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu bình quân của 2 năm liên tiếp trước đó phải cao hơn mức lãi suất dự kiến trả cho trái phiếu chuyển đổi, trái 14 GVHD : Nguyễn Thị Tuyên Ngôn
- Nghiệp vụ ngân hàng thương mại Nhóm QNB phiếu kèm chứng quyền. Đối với tổ chức tín dụng có thời gian hoạt động dưới 2 năm, tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu của năm trước đó phải cao h ơn mức lãi suất dự kiến trả cho trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu kèm chứng quyền. 5. Được sự chấp thuận của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc phát hành trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu kèm chứng quyền của năm tài chính của tổ chức tín dụng. Điều 29. Hồ sơ đề nghị phát hành trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu kèm chứng quyền Ngoài các quy định tại Khoản 4, 5, 6, 7, 8, Điều 23 Quy chế này, hồ sơ đề nghị phát hành trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu kèm chứng quyền của năm tài chính còn bao gồm: 1. Đề nghị phát hành trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu kèm chứng quyền của năm tài chính. 2. Phương án tăng vốn điều lệ từ nguồn phát hành trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu kèm chứng quyền được Đại hội đồng cổ đông thông qua và đ ược s ự chấp thuận của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. 3. Phương án phát hành trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu kèm chứng quyền của năm tài chính, trong đó nêu rõ: - Mục đích phát hành, phương án sử dụng vốn thu được từ phát hành trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu kèm chứng quyền; Tổng mệnh giá phát hành, mệnh giá, đ ịa điểm phát hành, phương thức phát hành, hình thức phát hành, thời hạn, lãi suất, phương thức trả lãi, địa điểm trả gốc và lãi, người mua trái phiếu, số lượng và thời gian dự kiến của từng đợt phát hành; Các điều kiện và điều khoản về quyền và nghĩa vụ của tổ chức tín dụng và người mua. Phương án phát hành trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu kèm chứng quyền phải được Hội đồng quản trị thông qua. - Đối với phương án phát hành trái phiếu chuyển đổi phải nêu rõ: Điều kiện, thời hạn chuyển đổi trái phiếu; Tỷ lệ chuyển đổi trái phiếu, phương pháp tính giá chuyển đổi; Biên độ biến động giá cổ phiếu vào thời điểm phát hành và chuyển đổi trái phiếu (nếu có). 15 GVHD : Nguyễn Thị Tuyên Ngôn
- Nghiệp vụ ngân hàng thương mại Nhóm QNB - Đối với phương án phát hành trái phiếu kèm chứng quyền phải nêu rõ: Điều kiện được mua cổ phiếu phổ thông của người sở hữu chứng quyền, số lượng cổ phiếu được mua của từng đơn vị chứng quyền, các quyền lợi và trách nhiệm khác của người nắm giữ chứng quyền. Điều 30. Hình thức và thời hạn xem xét quyết định về việc phát hành trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu kèm chứng quyền 1. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ra quyết định về việc phát hành trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu kèm chứng quyền của năm tài chính của tổ chức tín dụng. 2. Thời hạn xem xét và ra quyết định về việc phát hành trái phiếu chuy ển đổi, trái phiếu kèm chứng quyền của tổ chức tín dụng không quá 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ đề nghị phát hành của tổ chức tín dụng. Điều 31. Bảo lãnh phát hành trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu kèm chứng quyền Việc mua trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu kèm chứng quyền của tổ chức bảo lãnh phát hành phải đảm bảo các quy định tại Điều 27 Quy chế này và các cơ bản pháp luật có liên quan. Điều 32. Tổ chức phát hành trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu kèm chứng quyền 1. Tổ chức tín dụng chủ động tổ chức các đợt phát hành trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu kèm chứng quyền trong phạm vi kế hoạch phát hành của năm tài chính đã được xét duyệt. 2. Trường hợp tổ chức tín dụng đã được chấp thuận phát hành trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu kèm chứng quyền nhưng không tổ chức phát hành phải báo cáo Ngân hàng Nhà nước (Vụ Chính sách tiền tệ). 3. Trước thời điểm phát hành ít nhất 3 ngày làm việc, tổ chức tín dụng phải gửi Thông báo phát hành trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu kèm chứng quyền của đ ợt phát hành dự kiến về Ngân hàng Nhà nước (Vụ Chính sách tiền tệ). 4. Thông báo phát hành trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu kèm chứng quyền bao gồm các nội dung sau: 16 GVHD : Nguyễn Thị Tuyên Ngôn
- Nghiệp vụ ngân hàng thương mại Nhóm QNB - Tên tổ chức tín dụng phát hành. - Tên gọi trái phiếu - Tổng mệnh giá của đợt phát hành - Phương thức phát hành - Hình thức phát hành. - Địa điểm phát hành - Thời hạn trái phiếu. - Thời hạn phát hành - Lãi suất, Phương thức trả lãi, Thời điểm, địa điểm trả lãi. - Địa điểm thanh toán tiền gốc trái phiếu - Đối với phát hành trái phiếu chuyển đổi phải nêu rõ: Điều kiện, thời hạn chuyển đổi trái phiếu, Tỷ lệ chuyển đổi trái phiếu, phương pháp tính giá chuyển đổi; Biên độ biến động giá cổ phiếu vào thời điểm phát hành và chuyển đổi trái phiếu (nếu có). - Đối với phát hành trái phiếu kèm chứng quyền phải nêu rõ: Điều kiện được mua cổ phiều phổ thông của người sở hữu chứng quyền, số lượng cổ phiếu được mua của từng đơn vị chứng quyền, các quyền lợi và trách nhiệm khác của người nắm giữ chứng quyền. - Các nội dung thông báo khác của tổ chức tín dụng phát hành Điều 33. Mua lại trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu kèm chứng quyền Tổ chức tín dụng được mua lại trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu kèm chứng quyền theo thỏa thuận với người mua trái phiếu và phù hợp với các văn bản pháp luật có liên quan. Điều 34. Phương thức phát hành giấy tờ có giá Các tổ chức tín dụng có thể thực hiện phát hành giấy tờ có giá theo các phương thức: 1. Trực tiếp phát hành giấy tờ có giá 2. Bảo lãnh phát hành 3. Đại lý phát hành 17 GVHD : Nguyễn Thị Tuyên Ngôn
- Nghiệp vụ ngân hàng thương mại Nhóm QNB 4. Đấu thầu giấy tờ có giá. Điều 35. Trực tiếp phát hành giấy tờ có giá Tổ chức tín dụng trực tiếp tổ chức thực hiện việc phát hành giấy tờ có giá cho phù hợp với đặc điểm, điều kiện tổ chức tín dụng. Điều 36. Tổ chức bảo lãnh, tổ chức đại lý phát hành giấy tờ có giá 1. Các tổ chức bảo lãnh phát hành giấy tờ có giá, tổ chức đại lý phát hành giấy tờ có giá gồm các tổ chức tín dụng, công ty chứng khoán được phép hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán và các định chế tài chính khác theo quy định tại giấy phép hoạt động. 2. Các ngân hàng thương mại thực hiện bảo lãnh phát hành trái phiếu ra công chúng phải được Ủy ban chứng khoán Nhà nước chấp thuận theo điều kiện do Bộ Tài chính quy định. Điều 37. Phương thức bảo lãnh phát hành giấy tờ có giá 1. Việc bảo lãnh phát hành giấy tờ có giá có thể do một hoặc một số tổ chức đồng thời thực hiện. 2. Trường hợp nhiều tổ chức cùng thực hiện bảo lãnh phát hành giấy tờ có giá, thực hiện theo phương thức đồng bảo lãnh phát hành giấy tờ có giá. 3. Tổ chức bảo lãnh phát hành thực hiện theo đúng cam kết bảo lãnh phát hành với tổ chức tín dụng. 4. Phí bảo lãnh phát hành do tổ chức tín dụng phát hành thỏa thuận với tổ chức bảo lãnh phát hành giấy tờ có giá. Điều 38. Phương thức đại lý phát hành giấy tờ có giá 1. Tổ chức tín dụng phát hành giấy tờ có giá có thể ủy quyền cho một hoặc một số tổ chức cùng làm nhiệm vụ đại lý phát hành giấy tờ có giá. 2. Tổ chức đại lý phát hành thực hiện bán giấy tờ có giá cho người mua giấy tờ có giá theo đúng cam kết với tổ chức tín dụng phát hành. Trường hợp không bán h ết, tổ chức đại lý phát hành được trả lại cho tổ chức tín dụng phát hành số giấy tờ có giá còn lại. 18 GVHD : Nguyễn Thị Tuyên Ngôn
- Nghiệp vụ ngân hàng thương mại Nhóm QNB 3. Phí đại lý phát hành giấy tờ có giá do tổ chức tín dụng phát hành thỏa thuận với tổ chức đại lý phát hành giấy tờ có giá. PHẦN 2 - TÌM HIỂU NGHIỆP VỤ 1. GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT NGÂN HÀNG Á CHÂU 1.1 Giới thiệu chung Ngân hàng Á Châu ACB Tên tiếng anh : Asia Commercial Bank Địa chỉ: 442 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 3, TP HCM Tel: (848) 3929 0999 Fax: (848) 3839 9885 Email: acb@acb.com.vn Trang web:www.acb.com.vn Vốn điều lệ Kể từ ngày 27/11/2009 vốn điều lệ của ACB là 7.814.137.550.000 đồng (Bảy nghìn tám trăm mười bốn tỷ một trăm ba mươi bảy triệu năm trăm năm mươi nghìn đồng) Mạng lưới kênh phân phối Gồm 237 chi nhánh và phòng giao dịch tại những vùng kinh tế phát triển trên toàn quốc: Tại TP Hồ Chí Minh: 1 Sở giao dịch, 30 chi nhánh và 86 phòng giao dịch • 19 GVHD : Nguyễn Thị Tuyên Ngôn
- Nghiệp vụ ngân hàng thương mại Nhóm QNB Tại khu vực phía Bắc (Hà Nội, Hải Phòng, Thanh Hóa, Hưng Yên, Bắc Ninh, • Quảng Ninh, Vĩnh Phúc): 13 chi nhánh và 49 phòng giao dịch Tại khu vực miền Trung (Thanh Hóa, Đà Nẵng, Daklak, Gia Lai, Khánh Hòa, • Ninh Thuận, Hội An, Huế): 9 chi nhánh và 14 phòng giao dịch Tại khu vực miền Tây (Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, Đồng • Tháp, An Giang, Kiên Giang và Cà Mau): 8 chi nhánh, 6 phòng giao dịch (Ninh Kiều, Thốt Nốt, An Thới) Tại khu vực miền Đông (Đồng Nai, Tây Ninh, Bình Dương, Vũng Tàu): 4 chi • nhánh và 17 phòng giao dịch. Trên 2.000 đại lý chấp nhận thanh toán thẻ của Trung tâm thẻ ACB đang hoạt • động 812 đại lý chi trả của Trung tâm chuyển tiền nhanh ACB-Western Union • Công ty trực thuộc Công ty Chứng khoán ACB (ACBS). • Công ty Quản lý và khai thác tài sản Ngân hàng Á Châu (ACBA). • Công ty cho thuê tài chính Ngân hàng Á Châu (ACBL). • Công ty liên kết Công ty Cổ phần Dịch vụ Bảo vệ Ngân hàng Á Châu (ACBD). • Công ty Cổ phần Địa ốc ACB (ACBR). • Công ty liên doanh Công ty Cổ phần Sài Gòn Kim hoàn ACB- SJC (góp vốn thành lập với SJC). • 1.2 Lịch sử hình thành và phát triển. 1.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển Ngân hàng Á Châu Pháp lệnh về Ngân hàng Nhà nước và Pháp lệnh về NHTM, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính được ban hành vào tháng 5 năm 1990 đã tạo dựng một khung pháp lí cho hoạt động NHTM tại Việt Nam. Trong bối cảnh đó, NHTMCP Á Châu (ACB) đã được thành lập theo Giấy phép số 0032/NH-GP do NHNNVN cấp ngày 24/04/1993, Giấy phép số 533/GP-UB do Ủy ban Nhân dân TP. Hồ Chí Minh cấp ngày 13/05/1993. Ngày 04/06/1993, ACB chính thức đi vào hoạt động. 20 GVHD : Nguyễn Thị Tuyên Ngôn
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề tài: Phân tích báo cáo tài chính Công ty Cổ phần bột giặt Lix
68 p | 645 | 144
-
Đề tài tốt nghiệp cử nhân Điều dưỡng hệ VHVL: Mô tả sự hài lòng người bệnh về thái độ và kỹ năng giao tiếp của Điều dưỡng – Kỹ thuật viên tại Bệnh viện Da liễu Trung ương và một số yếu tố liên quan
52 p | 575 | 110
-
Đề tài tốt nghiệp cử nhân Điều dưỡng hệ VHVL: Kết quả chăm sóc người bệnh sau mổ nội soi viêm ruột thừa tại Bệnh viện Đa khoa Đức Giang năm 2013
40 p | 700 | 99
-
Nghiên cứu khoa học đề tài: Lập mô hình dự báo phá sản công ty phi tài chính ở Việt Nam
93 p | 359 | 80
-
Đề tài tốt nghiệp cử nhân Điều dưỡng hệ VHVL: Thực trạng công tác tư vấn nuôi con bằng sữa mẹ tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương năm 2012
51 p | 328 | 69
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Lâm nghiệp: Thực trạng quản lý và hướng phát triển gây nuôi động vật hoang dã ở tỉnh Đắk Lắk
132 p | 268 | 63
-
Đề tài Xây dựng hệ thống quản lý nhân sự đại học Dân Lập
46 p | 272 | 60
-
Đề tài: Mô hình kinh tế lượng dự báo thu từ dầu thô
59 p | 215 | 57
-
Đề tài tốt nghiệp cử nhân Điều dưỡng hệ VHVL: Đánh giá kiến thức về điều trị và dự phòng tăng huyết áp của bệnh nhân Tăng huyết áp đang điều trị tại khoa Y học cổ truyền – Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
55 p | 174 | 53
-
Đề tài tốt nghiệp cử nhân Điều dưỡng hệ VHVL: Dinh dưỡng trong dự phòng và điều trị bệnh tăng huyết áp ở người trưởng thành
48 p | 192 | 50
-
Đề tài tốt nghiệp cử nhân Điều dưỡng hệ VHVL: Thực trạng nhiễm khuẩn mắc phải ở người bệnh sau mổ sọ não và các yếu tố ảnh hưởng
48 p | 253 | 35
-
Đề tài tốt nghiệp cử nhân: Mô tả một số yếu tố liên quan đến bệnh đột quỵ trên bệnh nhân điều trị nội trú tại Viện tim mạch Bệnh viện Bạch Mai
60 p | 148 | 15
-
Đề tài tốt nghiệp cử nhân Điều dưỡng hệ VHVL: Kiến thức thực hành trong điều trị ARV của bệnh nhân HIV - AIDS và một số hoạt động hỗ trợ của cộng đồng tại Trung tâm y tế huyện Từ Liêm
82 p | 120 | 15
-
Đề tài " Mở rộng và nâng cao hiệu quả KTĐN ở nước ta theo hướng tăng khả năng cạnh tranh và chủ động hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế "
28 p | 102 | 12
-
Đề tài tốt nghiệp cử nhân Điều dưỡng hệ VHVL: Đặc điểm hội chứng quá kích buồng trứng nặng do phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm và kết quả điều trị Bệnh viện Phụ sản Trung Ương
45 p | 85 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp: Mô tả nguy cơ mắc bệnh lý tim mạch theo thang điểm Framingham và WHO/ISH ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 tại Bệnh viện E năm 2020 – 2021
70 p | 14 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp: Tìm hiểu công tác biên mục mô tả tại Thư viện Quốc gia Việt Nam
63 p | 40 | 6
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp khoa Thư viện - Thông tin: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác mô tả nội dung tài liệu tài Thư viện trường Đại học Thương mại Hà Nội
7 p | 51 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn