ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Suy dinh dưỡng là một bệnh thường gặp ở các nước đang phát triển trong đó có<br />
Việt Nam. Hậu quả của suy dinh dưỡng không những ảnh hưởng tới sự phát triển thể<br />
chất mà còn ảnh hưởng tới phát triển tinh thần, trí tuệ và để lại hậu quả cho xã hội.<br />
Trong 10 năm gần đây, Việt Nam là một trong những nước có nền kinh tế tăng trưởng<br />
nhanh, cùng với thành tựu đó tình trạng sức khỏe và dinh dưỡng trẻ em cũng được cải<br />
thiện. Tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng từ 50% trong những năm 90 xuống còn 30,1% vào năm<br />
2002 và xuống còn 19,9% năm 2008. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn được coi là nước có tỉ<br />
lệ trẻ em suy dinh dưỡng thể thấp còi vẫn chiếm tới 32,6% [8].<br />
Trong những thập niên gần đây, nước ta đã và đang nỗ lực giải quyết gánh<br />
nặng suy dinh dưỡng bằng rất nhiều giải pháp, trong đó có chương trình nuôi con<br />
bằng sữa mẹ. Không ít các hội thảo trong và ngoài nước dành riêng cho chương<br />
trình này. Tổ chức quỹ nhi đồng liên hợp quốc đã coi nuôi con bằng sữa mẹ là một<br />
trong bốn biện pháp quan trọng nhất để bảo vệ sức khỏe trẻ em [1].<br />
Nuôi con bằng sữa mẹ đảm bảo vệ sinh hơn và rẻ hơn nuôi trẻ bằng các<br />
thực phẩm khác. Thêm vào đó, các thành phần miễn dịch có trong sữa mẹ giúp trẻ<br />
chống lại những bệnh nhiễm trùng phổ biến. Trẻ được bú mẹ sẽ giúp trẻ nâng cao<br />
sức khỏe khi bước vào môi trường không gian bên ngoài. Sữa mẹ là thực phẩm ưu<br />
việt trên toàn Thế Giới, đặc biệt nó chiếm một vị trí quan trọng trong các nước đang<br />
phát triển, nơi mà có nhiều gia đình nghèo hơn, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe yếu<br />
kém hơn, môi trường sức khỏe nói chung có nhiều nguy hiểm hơn. Như vậy quỹ nhi<br />
đồng liên hợp quốc (UNICEFF) đã thúc đẩy việc nuôi con bằng sữa mẹ như một<br />
phần chính của chiến lược cải thiện cuộc sống trẻ thơ [27].<br />
Bên cạnh đó, khi nền kinh tế thị trường đang phát triển mạnh thì hàng loạt<br />
những sản phẩm sữa hộp và các sản phẩm thay thế sữa mẹ được bày bán công khai,<br />
quảng cáo ở nhiều nơi đã ảnh hưởng không ít tới việc nuôi trẻ.<br />
Ở Việt Nam, chương trình nuôi con bằng sữa mẹ đã được triển khai nhiều<br />
thập kỷ nay và đã thu được nhiều kết quả đáng khích lệ. Việc khuyến khích, hỗ trợ<br />
<br />
1<br />
<br />
cho bà mẹ NCBSM thành công là một hoạt động then chốt của chương trình phòng<br />
chống suy dinh dưỡng cho trẻ em. Đóng góp một phần không nhỏ vào những thành<br />
công của chương trình NCBSM là các hoạt động tư vấn, giới thiệu lợi ích cho trẻ bú<br />
mẹ của các tập thể y, bác sỹ tại bệnh viện lớn nhỏ trên cả nước. Bệnh viện Phụ sản<br />
Trung Ương là bệnh viện chuyên khoa đầu ngành về bảo vệ và chăm sóc sức khỏe<br />
bà mẹ và trẻ em, cũng là nơi khám chữa bệnh tin cậy cho các sản phụ trong cả nước.<br />
Bệnh viện đã đạt tiêu chuẩn bệnh viện Bạn Hữu khi có những chương trình góp<br />
phần thay đổi quan niệm về NCBSM. Thông qua nghiên cứu này, chúng tôi muốn<br />
tìm hiểu những hoạt động của công tác tư vấn NCBSM tại BVPSTW, từ đó đưa ra<br />
những kiến nghị nhằm thúc đẩy chương trình NCBSM được tốt hơn.<br />
Mục tiêu nghiên cứu:<br />
<br />
1.<br />
<br />
Mô tả một số yếu tố liên quan đến công tác tƣ vấn nuôi con bằng sữa mẹ<br />
tại bệnh viên Phụ sản Trung Ƣơng.<br />
<br />
2.<br />
<br />
Hiệu quả công tác tƣ vấn NCBSM thông qua hiểu biết về NCBSM<br />
của các bà mẹ tại bệnh viện Phụ sản Trung Ƣơng.<br />
<br />
2<br />
<br />
Thang Long University Library<br />
<br />
CHƢƠNG 1<br />
TỔNG QUAN<br />
1.1 Một số định nghĩa về sữa mẹ và nuôi con bằng sữa mẹ<br />
- Sữa mẹ: Được tạo ra từ hệ thống tuyến sữa trong vú của người phụ nữ từ<br />
khi có thai tháng thứ 4 trở đi, bắt đầu có nhiều từ khoảng 24 đến 48 giờ sau khi<br />
sinh. Sữa mẹ được xem như là nguồn dinh dưỡng quan trọng nhất cho trẻ sơ<br />
sinh, trước khi trẻ có thể tiêu hóa các loại thực phẩm khác.<br />
- Nuôi con bằng sữa mẹ (breastfeeding): là cách nuôi dưỡng trong đó trẻ<br />
được trực tiếp bú sữa mẹ hoặc gián tiếp uống sữa mẹ được vắt ra[22].<br />
- Bú mẹ hoàn toàn (exclusive breastfeeding): Trong đó trẻ chỉ được ăn sữa<br />
mẹ qua bú trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua vắt sữa mẹ hoặc bú trực tiếp tù<br />
người mẹ khác, ngoài ra không được nuôi bằng bất cứ loại thức ăn đò uống nào<br />
khác. Các thứ khác ngoại lệ được chấp nhận là các giọt dạng dung dịch có chứa<br />
vitamin, khoáng chất hoặc thuốc [22].<br />
- Tƣ vấn trực tiếp về NCBSM: là quá trình trao đổi trực tiếp với cán bộ y<br />
tế về những vấn đề liên quan đến việc nuôi con bằng sữa mẹ.<br />
- Tƣ vấn gián tiếp: Người tham gia tư vấn được tìm hiểu về nội dung cần tư vấn<br />
thông qua hình ảnh, báo chí, tờ rơi, băng hình hay các phương tiện truyền thông.<br />
<br />
1.2. Thành phần dinh dƣỡng của sữa mẹ<br />
Sữa mẹ là thức ăn tự nhiên hoàn chỉnh nhất, thích hợp nhất đối với trẻ<br />
vì trong sữa mẹ có đầy đủ năng lượng và chất dinh dưỡng cần thiết như<br />
protein,glucid, lipid, mỡ, vitamin và muối khoáng với tỉ lệ thích hợp cho sự hấp<br />
thu và sự phát triển cơ thể trẻ.<br />
Sữa mẹ trải qua 2 giai đoạn: sữa non và sữa ổn định<br />
+ Sữa non: là sữa được bài tiết trong vài ngày đầu của trẻ. Sữa non sánh<br />
đặc màu vàng nhạt. Trong sữa non có chứa nhiều năng lượng, protein,<br />
vitaminA, đồng thời có nhiều chất kháng khuẩn tăng cường miễn dịch cho trẻ.<br />
Bên cạnh đó sữa non còn có tác dụng tống phân su nhanh ngăn chặn vàng da<br />
<br />
3<br />
<br />
cho trẻ sơ sinh [3].<br />
+ Sữa ổn định: Có đầy đủ và cân đối các thành phần dinh dưỡng. Protein<br />
sữa mẹ chứa đầy đủ acid amin cần thiết với tỉ lệ cân đối và dễ hấp thu. Sữa mẹ<br />
có acid béo cần thiết như acid linoleic cần cho sự phát triển của não, mắt và sự<br />
bền vững của thành mạch, hơn nữa lipid trong sữa mẹ dễ được tiêu hóa hơn do<br />
có lipase. Lactose trong sữa mẹ cung cấp thêm nguồn năng lượng trẻ, một số<br />
lactose vào ruột lên men tạo thành acid lactic giúp cho hấp thu canxi và muối<br />
khoáng tốt hơn. Sữa mẹ có chứa nhiều các men, giúp cho trẻ tiêu hóa và hấp thu<br />
tốt hơn. Hoạt tính lysozym, amylaza của sữa non cao hơn 60 lần và ở sữa hoàn<br />
thiện là 40 lần so với sữa bò. Nhiều các men khác cũng có mặt với nồng độ rất<br />
cao bao gồm transaminaza, catalaza, lactaza, dehydrozenaza, proteaza và lipaza.<br />
Nội tiết tố giáp trạng và những nội tiết tố khác cũng được tiết ra ở sữa mẹ[13].<br />
Sữa mẹ còn có nhiều vitamin và muối khoáng như vitamin A, C, canxi, sắt, tỉ lệ<br />
Ca/P thích hợp dễ hấp thu, phòng một số bệnh thiếu vi chất gây ra như khô mắt<br />
do thiếu vitaminA, thiếu máu thiếu sắt, còi xương…[3]<br />
Một thành phần quan trọng của sữa mẹ mà không một loại sữa nào khác có<br />
thể thay thế được là chất kháng khuẩn. Đó là các kháng thể IgA có nhiều nhất<br />
trong sữa non và giảm dần ở các ngày sau đó. Lactofein là một protein gắn sắt<br />
có tác dụng kìm khuẩn không cho vi khuẩn ưa sắt phát triển. Các enzyme<br />
lactozym có tác dụng diệt khuẩn. Và hơn 80% tế bào trong sữa là các lympho<br />
bào, thực bào có tác dụng thực bào và tiết IgA, interferon có tác dụng ức chế<br />
hoạt động của vi khuẩn, virus, nấm…[30]. Ngoài ra trong sữa mẹ còn có yếu tố<br />
kích thích sự phát triển của vi khuẩn lactobacillus bifidus, lấn át sự phát triển<br />
của vi khuẩn gây bệnh như Ecoli. Sữa mẹ có khoảng hơn 100 thành phần không<br />
tìm thấy trong bất kỳ loại sữa công thức nào, hầu như không có một đứa trẻ nào<br />
dị ứng với sữa mẹ mình.<br />
<br />
4<br />
<br />
Thang Long University Library<br />
<br />
1.3. Tầm quan trọng của NCBSM<br />
<br />
1.3.1. Đối với trẻ<br />
-<br />
<br />
NCSM giúp trẻ phát triển tốt hơn: Do thành phần và tính chất ưu việt<br />
<br />
như vậy nên NCBSM là biện pháp dinh dưỡng tối ưu cho trẻ [39]. Nhiều nghiên<br />
cứu cho thấy có một sự liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng của trẻ với việc<br />
NCBSM, những trẻ được nuôi bằng sữa mẹ phát triển tốt hơn [7]. Morow và<br />
cộng sự (1988) cho thấy có sự liên quan chặt chẽ giữa sự phát triển hiểu biết của<br />
trẻ 2 tháng đầu với NCBSM và nhận thấy rằng có sự khác nhau có ý nghĩa giữa<br />
những trẻ được bú mẹ hoàn toàn với trẻ ăn nhân tạo [26]. Trẻ bú sữa mẹ thường<br />
phát triển trí tuệ thông minh hơn trẻ ăn sữa bò [3].<br />
-<br />
<br />
NCBSM làm giảm tỉ lệ bệnh tật cho trẻ: Theo tổ chức UNICEF ước<br />
<br />
tính rằng hàng năm có khoảng 1 triệu trẻ em trên toàn thế giới chết vì các lý do<br />
gián tiếp hay trực tiếp có liên quan đến không hoặc thiếu nuôi dưỡng bằng sữa<br />
mẹ [20].<br />
Viện Hàn Lâm Nhi khoa Hoa Kỳ (1997) đã công nhận những lợi ích<br />
đối với trẻ được nuôi bằng sữa mẹ. Nghiên cứu tại Hoa Kỳ, Canada, Châu Âu và<br />
các nước phát triển khác trên dân số ở tầng lớp trung lưu cho thấy việc NCBSM<br />
giúp giảm tần suất và hoặc mức độ trầm trọng của bệnh tiêu chảy, viêm đường<br />
hô hấp dưới, viêm tai giữa, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não do vi khuẩn,<br />
nhiễm trùng niệu và viêm ruột hoại tử. Một số nghiên cứu cho thấy NCBSM có<br />
thể có tác dụng bảo vệ với hội chứng đột tử ở trẻ em, bệnh đái đường phụ thuộc<br />
insulin, bệnh Crohn, viêm loét đại tràng, các bệnh dị ứng và các bệnh lý mãn<br />
tính khác của đường tiêu hóa [4].<br />
Theo tài liệu của WHO, những trẻ từ 0 đến 2 tháng tuổi mà không được<br />
bú mẹ thì tỉ lệ bị ỉa chảy cao hơn 2 lần và nguy cơ trẻ chết do những ảnh hưởng<br />
của nó tăng gấp 25 lần so với những đứa trẻ được bú mẹ. Hơn thế nữa những<br />
đứa trẻ không được bú mẹ nguy cơ chết do viêm phổi gấp 4 lần so với những<br />
đứa trẻ được bú mẹ hoàn toàn [42]. Cho con bú hoàn toàn từ 4-6 tháng và tiếp<br />
<br />
5<br />
<br />