ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Vô sinh là vấn đề luôn nhận đƣợc nhiều sự quan tâm trên thế giới cũng<br />
nhƣ ở Việt Nam. Việc điều trị thành công cho những cặp vợ chồng vô sinh<br />
mang ý nghĩa nhân đạo và khoa học của chƣơng trình chăm sóc sức khoẻ sinh<br />
sản. Đặc biệt điều trị vô sinh đƣợc coi là một nội dung quan trọng trong chiến<br />
lƣợc dân số của nƣớc ta.<br />
Vô sinh là một vấn đề ngày càng hay gặp, việc sử dụng thuốc kích<br />
phóng noãn ngày một tăng. Đi kèm với việc dùng thuốc kích thích phóng<br />
noãn, đặc biệt là thuốc tiêm là biến chứng quá kích buồng trứng (QKBT).<br />
Cơ chế bệnh sinh của QKBT chƣa rõ ràng do vậy cách điều trị mới chủ<br />
yếu tập trung điều trị triệu chứng. Tăng tính thấm thành mạch xuất phát đầu<br />
tiên từ mạch máu buồng trứng sau đó ở mọi tổ chức là nguyên nhân gây ra<br />
các rối loạn của nhiều cơ quan, biểu hiện là giảm khối lƣợng tuần hoàn, máu<br />
cô và tăng đông.<br />
Từ khi ra đời đến nay, kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm đã đƣa lại<br />
niềm vui cho các cặp vợ chồng vô sinh. Ba mƣơi năm qua kỹ thuật thụ tinh<br />
trong ống nghiệm ngày càng phát triển nhanh chóng và không ngừng hoàn<br />
thiện. Song song với sự phát triển của kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm là<br />
các kỹ thuật liên quan đặc biệt là kích thích buồng trứng – Một khâu quan<br />
trọng trong điều trị vô sinh. Các thuốc kích thích buồng trứng cũng nhƣ các<br />
phác đồ kích thích buồng trứng ngày càng phát triển nhằm đƣa lại kết quả cao<br />
trong thô tinh ống nghiệm đồng thời giảm tối đa các biến chứng của kích<br />
thích buồng trứng, nhất là biến chứng quá kích ứng buồng trứng.<br />
Quá kích ứng buồng trứng là tình trạng đáp ứng quá mức của buồng<br />
trứng đối với thuốc kích thích buồng trứng. Hội chứng này biểu hiện bằng<br />
nhiều triệu chứng, đặc điểm chung là do tình trạng đa hoàng thể hoá và thoát<br />
dịch từ lòng mạch vào khoang “thứ ba” của cơ thể [14], [22].<br />
<br />
1<br />
<br />
Tần suất gặp quá kích ứng buồng trứng có ranh giới rộng [22]. Đối với<br />
những bệnh nhân (BN) không phóng noãn, ngƣời ta thƣờng gặp QKBT với<br />
thể lâm sàng nhẹ hơn so với những BN có phóng noãn. QKBT trên BN điều<br />
trị clomiphen citrate hiếm gặp hơn trên BN điều trị bằng FSH – hCG [14][19].<br />
Theo các thống kê từ nhiều tài liệu trên thế giới, hội chứng quá kích ứng<br />
buồng trứng có thể gặp khoảng 30% các trƣờng hợp sử dụng các phác đồ kích<br />
thích buồng trứng, với mức độ từ nhẹ đến nặng. Trên BN bị QKBT, tỷ lệ có<br />
thai cao hơn nhƣng lại hay bị sẩy thai hơn [14].<br />
Bệnh viện Phụ sản Trung ƣơng (BVPSTƢ) đã thành công trong kỹ<br />
thuật thụ tinh trong ống nghiệm từ những năm 2000. Đặc biệt trong những<br />
năm gần đây nhờ áp dụng những kỹ thuật và công nghệ mới trong thụ tinh<br />
ống nghiệm, BVPSTƢ đã trở thành một trong những trung tâm thụ tinh ống<br />
nghiệm lớn của Việt Nam công nhận của các nƣớc trong khu vực Đông Nam<br />
á. Tỷ lệ các cặp vợ chồng vô sinh tham gia thụ tinh ống nghiệm ngày càng<br />
tăng, do đó tần suất gặp BN bị QKBT cũng tăng lên hàng năm [1]. Với mong<br />
muốn nghiên cứu làm rõ thêm về biến chứng QKBT và các yếu tố nguy cơ<br />
đến với mức độ QKBT. Từ đó hy vọng có thể đề ra những biện pháp điều trị<br />
cũng nhƣ phòng ngừa biến chứng này. Bởi vậy, chúng tôi tiến hành nghiên<br />
cứu đề tài: “Đặc điểm hội chứng quá kích buồng trứng nặng do phƣơng<br />
pháp thụ tinh trong ống nghiệm và kết quả điều trị tại Bệnh viện Phụ sản<br />
Trung ƣơng ’’ với các mục tiêu:<br />
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng bệnh nhân quá kích<br />
buồng trứng ở các bệnh nhân kích thích buồng trứng làm thụ tinh trong<br />
ống nghiệm.<br />
2. Đánh giá kết quả điều trị bệnh nhân quá kích buồng trứng sau thụ<br />
tinh trong ống nghiệm và một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị .<br />
<br />
2<br />
<br />
Thang Long University Library<br />
<br />
CHƢƠNG I - TỔNG QUAN TÀI LIỆU<br />
1.1. Đại cƣơng về vô sinh<br />
1.1.1. Khái niệm vô sinh<br />
Theo Tổ chức Y tế thế giới, vô sinh là tình trạng không có thai sau 1<br />
năm chung sống vợ chồng mà không dung bất kỳ biện pháp tránh thai nào,<br />
đồng thời tần xuất giao hợp ít nhất là 2 lần mỗi tuần [12], [16]. Đối với những<br />
trƣờng hợp nguyên nhân vô sinh đã rõ ràng thì việc tính thời gian không còn<br />
đƣợc đặt ra.<br />
Vô sinh nguyên phát là những trƣờng hợp chƣa có thai lần nào, vô sinh<br />
thứ phát là trong tiền sử đã từng có thai ít nhất một lần.<br />
Vô sinh nữ là nguyên nhân vô sinh do ngƣời vợ, vô sinh năm là vô sinh<br />
có nguyên nhân do ngƣời chồng. Vô sinh không có nguyên nhân là trƣờng<br />
hợp khám và làm các xét nghiệm thăm dò mà không phát hiện đƣợc nguyên<br />
nhân [12], [16].<br />
1.1.2. Tình hình và nguyên nhân vô sinh<br />
Trên thế giới: Tùy từng nƣớc, tỷ lệ vô sinh thay đổi từ 10 – 18%, đột<br />
xuất có nƣớc lên tới 40%. Về nguyên nhân vô sinh, theo Tổ chức Y tế thế giới<br />
năm 1985, khoảng 20% không rõ nguyên nhân, 80% có nguyên nhân trong đó<br />
vô sinh nữ 40%, vô sinh nam 40% và vô sinh do cả hai chiếm 20% [12], [16],<br />
[35].<br />
Ở Việt Nam: Theo điều tra dân số quốc gia năm 1982, vô sinh chiếm<br />
13%. Theo nghiên cứu của Nguyễn Khắc Liêu và cộng sự [12] tại BVPSTƢ<br />
trong các năm 1993 – 1997 trên 1000 trƣờng hợp vô sinh có đầy đủ các xét<br />
nghiệm thăm dò về độ thông đƣờng sinh dục nữ, về phóng noãn, về tinh<br />
trùng. Thống kê tỷ lệ vô sinh nữ chiếm 55,4%, vô sinh nam chiếm 35,6% và<br />
không rõ nguyên nhân 10%.<br />
Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Quang Hà về nguyên nhân vô<br />
sinh qua 1214 hồ sơ bệnh án của các cặp vợ chồng vô sinh năm 2002 tại<br />
3<br />
<br />
BVPSTƢ cho thấy: vô sinh nguyên phát cao hơn vô sinh thứ phát (57,66% so<br />
với 43,23%). Vô sinh nữ thứ phát tỷ lệ BN tắc vòi tử cung cao hơn vô sinh<br />
nguyên phát (69,07% so với 27,29%) [5]. Tỷ lệ vô sinh do không phóng noãn<br />
chiếm khoảng 20% trong số vô sinh nữ. Các nguyên nhân vô sinh do không<br />
phóng noãn có thể do thiếu gonadotropin (rối loạn chức năng vùng dƣới đồi,<br />
tuyến yên); do tăng gonadotropin (suy sớm buồng trứng, buồng trứng kém<br />
đáp ứng với gonadotropin); hoặc gonadotropin bình thƣờng (buồng trứng đa<br />
nang; tăng tiết androgen; tăng prolactin; thiểu năng hoàng thể). Điều trị vô<br />
sinh do không phóng noãn rất phức tạp trong đó điều trị bằng các thuốc kích<br />
thích phóng noãn đóng vai trò quan trọng [5], [15], [16], [25], [27].<br />
1.2. Sinh lý phóng noãn<br />
Sự phát triển của nang noãn bắt đầu từ nang noãn nguyên thủy, qua các<br />
giai đoạn nang noãn sơ cấp, nang ngoãn thứ cấp và nang noãn trƣớc phóng<br />
noãn. Một chu kỳ phát triển của nang noãn kéo dài 85 ngày (khoảng 3 chu kỳ<br />
kinh), và thông thƣờng chỉ có một nang chiếm ƣu thế đƣợc chọn để trƣởng<br />
thành, chín và phóng noãn trong mỗi chu kỳ kinh [9], [12].<br />
Phóng noãn là một quá trình một noãn đƣợc giải phóng từ một nang<br />
vƣợt trội đã chín và có khả năng thụ tinh.<br />
Thời gian phóng noãn thay đổi rất nhiều trong từng chu kỳ kinh, ngay<br />
cả trên cùng một ngƣời phụ nữ. Ƣớc tính thời gian trung bình phóng noãn là<br />
34 – 38 giờ sau sự xuất hiện của đỉnh LH. Tuy nhiên, nồng độ đỉnh LH phải<br />
đƣợc duy trì ít nhất trong 14 – 27 giờ để đảm bảo cho sự trƣởng thành hoàn<br />
toàn của nang noãn, thông thƣờng, đỉnh LH kéo dài 48 – 50 giờ. Phóng noãn<br />
không phải là một sự kiện đột ngột mà đỉnh LH khởi phát một chuỗi các hiện<br />
tƣợng mà cuối cùng dẫn đến sự phóng thích một noãn [4], [9], [16].<br />
Các hiện tƣợng xảy ra khi phóng noãn:<br />
− Đỉnh LH kích thích sự tiếp tục phân chia giảm phân của noãn, sự hoàng<br />
thể hóa của các tế bào hạt, và sự tổng hợp progesterone và prostaglandin bên<br />
trong nang.<br />
4<br />
<br />
Thang Long University Library<br />
<br />
− Progesterone làm gia tăng hoạt động của các men ly giải, cùng với<br />
prostaglandin, tiêu hóa và làm vỡ thành nang.<br />
Đỉnh FSH ở giữa chu kỳ góp phần làm chuyển plasminogen thành plasmin, là<br />
một men ly giải và cũng đảm bảo đầy đủ thụ thể của LH trên tế bào hạt để tạo<br />
một giai đoạn hoàng thể bình thƣờng.<br />
1.3. Kích thích buồng trứng<br />
Kích thích buồng trứng (KTBT) trong hỗ trợ sinh sản đóng một vai trò<br />
hết sức quan trọng [21]. Mục đích của KTBT trong kỹ thuật thụ tinh trong<br />
ống nghiệm là tăng số noãn trƣởng thành. Ƣu điểm của KTBT là tạo ra nhiều<br />
noãn để từ đó có nhiều phôi; nếu chuyển nhiều hơn một phôi và nếu có ít nhất<br />
một phôi làm tổ và phát triển trong buồng tử cung đƣợc thì tỷ lệ thành công<br />
của kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm tăng. Một ƣu điểm khác là qua đó thầy<br />
thuốc có thể kiểm soát đƣợc cả chu kỳ và chọn đƣợc thời điểm chọn hút noãn<br />
[11], [26].<br />
Tuy nhiên KTBT cũng có một số nhƣợc điểm đó là noãn có thể không<br />
hoàn toàn trƣởng thành, do vậy noãn này không có chất lƣợng bằng noãn của<br />
các chu kỳ tự nhiên. Các noãn trong trƣờng hợp KTBT có thể không có cùng<br />
một mức độ tƣơng đối. Điều đó giải thích tỷ lệ thụ tinh của noãn tạo thành<br />
trong chu kỳ KTBT thấp hơn so với noãn chín một cách sinh lý trong các chu<br />
kỳ tự nhiên [11], [12], [41], [55].<br />
1.3.1. Các chỉ định của KTBT<br />
− Không phóng noãn<br />
− Ít phóng noãn: trong các trƣờng hợp mà giai đoạn nang noãn kéo dài,<br />
không có đỉnh E2 và LH thích hợp, hoặc giai đoạn hoàng thể ngắn.<br />
− KTBT để thực hiện các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.<br />
1.3.2. Nguyên lý của KTBT<br />
Cơ sở của phƣơng pháp KTBT là sử dụng FSH kích thích buồng trứng<br />
làm cho nang noãn của buồng trứng phát triển và sau đó trƣởng thành noãn<br />
bằng hCG.<br />
5<br />
<br />