intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài tốt nghiệp cử nhân Điều dưỡng hệ VHVL: Dinh dưỡng trong dự phòng và điều trị bệnh tăng huyết áp ở người trưởng thành

Chia sẻ: An Nhiên | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:48

193
lượt xem
50
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chuyên đề "Dinh dưỡng trong dự phòng và điều trị bệnh tăng huyết áp ở người trưởng thành" trình bày những vấn đề sau: Mô tả đặc điểm của bệnh tăng huyết áp ở người trưởng thành; hiệu quả của chế độ dinh dưỡng trong dự phòng, điều trị bệnh tăng huyết áp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài tốt nghiệp cử nhân Điều dưỡng hệ VHVL: Dinh dưỡng trong dự phòng và điều trị bệnh tăng huyết áp ở người trưởng thành

ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Tăng huyết áp (THA) là một bệnh phổ biến, một trong những yếu tố nguy cơ<br /> cao của các bệnh lý tim mạch ở các nƣớc phát triển và ngày càng tăng ở các nƣớc đang<br /> phát triển nhƣ nƣớc ta. THA đang trở thành một vấn đề sức khỏe trên toàn cầu do sự<br /> gia tăng về tuổi thọ và tăng tần suất mắc bệnh [17]. Các biến chứng của THA thƣờng<br /> rất nặng nề nhƣ tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, suy tim, suy thận, mù<br /> lòa…Những biến chứng này gây tàn phế thậm chí tử vong, ảnh hƣởng rất lớn đến sức<br /> khỏe ngƣời bệnh, chất lƣợng cuộc sống và là gánh nặng cho gia đình và xã hội. THA<br /> ƣớc tính là nguyên nhân gây tử vong cho 7 triệu ngƣời trẻ tuổi và chiếm 4,5% bệnh tật<br /> trên toàn cầu (64 triệu ngƣời sống trong tàn phế) [17].<br /> Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tỷ lệ THA chiếm khoảng 26,4% dân số,<br /> thay đổi từ các nƣớc Châu Á nhƣ Indonesia 6-15%, Malaysia 10-11%, Đài Loan 28%,<br /> tới các nƣớc Âu-Mỹ nhƣ Hà Lan 37%, Pháp 10-24%, Hoa Kỳ 24%. Dự tính đến năm<br /> 2025 sẽ là 29,2% tức khoảng 1,56 tỷ ngƣời bị THA.[17]<br /> Ở Việt Nam, tần suất THA ngày càng gia tăng khi nền kinh tế phát triển.Theo<br /> các số liệu thống kê, điều tra THA ở Việt Nam cho thấy vào những năm 1960 tỷ lệ<br /> THA mới chỉ là 1% dân số, năm 1992 tăng lên 11,79 % dân số nhƣng đến năm 2002 tỷ<br /> lệ THA đã là 23,2% khu vực Hà Nội, TP Hồ Chí Minh 20,5% và đến năm 2009 thì tỷ<br /> lệ này đã tăng lên đến 25,1% dân số với ngƣời trên 25 tuổi. Nhƣ vậy với dân số 84<br /> triệu ngƣời Việt Nam (tính đến năm 2007) ƣớc tính có khoảng 6,85 triệu ngƣời bị THA<br /> thì đến năm 2025 sẽ có khoảng 10 triệu ngƣời bị THA nếu không có các biện pháp<br /> phòng chống kịp thời [27],[30].<br /> Những năm gần đây, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, lối sống<br /> và cách sinh hoạt trong xã hội đã có sự thay đổi đáng kể theo chiều hƣớng dƣ thừa<br /> chất, đặc biệt là chất béo, thói quen ăn mặn, hút thuốc, uống nhiều rƣợu bia, ít vận<br /> động và nhận thức của ngƣời dân về bệnh tật chƣa đầy đủ do thiếu thông tin dẫn đến<br /> cách phòng ngừa còn nhiều hạn chế, bởi vậy bệnh tim mạch đã tăng với tốc độ nhanh<br /> đặc biệt là bệnh THA[2],[17]. Trong thực tế lâm sàng đã cho thấy nhiều ngƣời bị THA<br /> 1<br /> <br /> thực sự nhƣng không hề biết do họ vẫn thấy cơ thể bình thƣờng, một số khác đã biết<br /> mình bị THA nhƣng không điều trị hoặc điều trị không liên tục[19],[23].<br /> Theo WHO để kiểm soát đƣợc HA, bên cạnh dùng thuốc cần phối hợp với thay<br /> đổi lối sống trong đó điều chỉnh chế độ dinh dƣỡng là một nhân tố rất quan trọng. Việc<br /> thay đổi lối sống, thực hiện chế độ ăn uống phù hợp có thể kiểm soát tốt THA, giảm<br /> bớt đƣợc liều thuốc điều trị, giảm đƣợc tỷ lệ mắc bệnh lý THA [13],[16],[17]. Trên các<br /> nghiên cứu quần thể dài hạn, qui mô lớn cho thấy khi HA giảm ít cũng làm giảm nguy<br /> cơ mắc bệnh tim mạch, hơn thế nữa còn làm giảm nguy cơ bị biến chứng nhƣ đột quị<br /> giảm 60% và nhồi máu cơ tim giảm 80% [4],[11],[13].<br /> Tóm lại, thực hiện chế độ dinh dƣỡng hợp lý đóng vai trò rất quan trọng trong<br /> việc kiểm soát THA. Ở ngƣời THA, nếu ăn uống không đúng thì thuốc hạ HA cũng<br /> kém hiệu quả. Với vai trò là ngƣời chăm sóc ngƣời bệnh, ngƣời điều dƣỡng không chỉ<br /> cần giúp ngƣời bệnh theo dõi HA, hiểu biết thêm về căn bệnh này mà cần phải giúp<br /> ngƣời bệnh nhận thức và áp dụng đƣợc chế độ ăn hợp lý để có thể kiểm soát HA một<br /> cách tốt nhất. Chính vì vậy trong chuyên đề này tôi trình bày những vấn đề sau:<br /> 1. Mô tả đặc điểm của bệnh tăng huyết áp ở người trưởng thành.<br /> 2. Hiệu quả của chế độ dinh dưỡng trong dự phòng, điều trị bệnh THA.<br /> <br /> 2<br /> <br /> Thang Long University Library<br /> <br /> 1. ĐẠI CƯƠNG VỀ BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP.<br /> 1.1. Huyết áp động mạch là gì.<br /> Huyết áp (HA) đƣợc định nghĩa là áp suất nhất định do máu chảy trong động mạch<br /> tạo ra.<br /> <br /> Hình 1.1: HA là thông số đo lực tác động của máu lên thành mạch<br /> Huyết áp động mạch đƣợc biểu thị bằng hai chỉ số cụ thể khi đo bằng máy đo HA<br /> đó là HA tối đa (HA tâm thu) và HA tối thiểu (HA tâm trƣơng). HA đƣợc đo lƣờng<br /> bằng đơn vị mmHg[14].<br /> <br /> Hình 1.2: Máy đo huyết áp<br /> Ví dụ: Chỉ số HA là 120/80 mmHg:<br /> HA tối đa là 120 mmHg, HA tối thiểu là 80 mmHg.<br /> 1.1.1. Các loại huyết áp động mạch.<br /> - Huyết áp tâm thu (HATT): là trị số cao nhất trong chu kỳ tim, đo đƣợc ở thời<br /> kỳ tâm thu, phụ thuộc vào lực tâm thu và thể tích tâm thu của tim. Theo WHO, HATT<br /> có giá trị bình thƣờng trong khoảng từ 90 đến dƣới, hoặc bằng 140 mmHg [14].<br /> <br /> 3<br /> <br /> - Huyết áp tâm trƣơng (HATTr): là trị số HA thấp nhất trong chu kỳ tim, ứng<br /> với thời kỳ tâm trƣơng, phụ thuộc vào trƣơng lực của mạch máu. Theo WHO, HATTr<br /> có giá trị bình thƣờng trong khoảng từ 60 đến dƣới 90mmHg [14].<br /> - Huyết áp hiệu số (HAHS): là mức chênh lệch giữa HATT và HATTr, bình<br /> thƣờng có trị số 110 -70= 40 mmHg, đây là điều kiện cho máu lƣu thông trong mạch.<br /> Khi HA hiệu số giảm gọi là “HA kẹt.” tức là chỉ số HATT rất gần với chỉ số HATTr,<br /> dấu hiệu cho thấy tuần hoàn máu bị giảm hoặc ứ trệ [14].<br /> - Huyết áp trung bình (HATB): là trị số áp suất trung bình đƣợc tạo ra trong suốt<br /> một chu kỳ tim. Không phải trung bình cộng giữa HATT và HATTr mà đƣợc tính qua<br /> tích phân các trị số HA biến động trong một chu kỳ tim. HATB đƣợc tính theo công<br /> thức:<br /> <br /> HATB = HA tâm trƣơng + 1/3 HA hệ số<br /> HA trung bình biểu hiện lực làm việc thực sự của tim và cũng chính là lực đẩy<br /> <br /> máu qua hệ thống tuần hoàn [14].<br /> 1.1.2. Yếu tố ảnh hưởng tới huyết áp.<br /> Hai yếu tố quyết định HA là cung lƣợng tim và sức cản ngoại vi, đƣợc thể hiện<br /> ở công thức:<br /> <br /> HA = Cung lƣợng tim x sức cản ngoại vi<br /> Sức cản ngoại vi =<br /> <br /> 8Lη<br /> π r4<br /> <br /> Trong đó:<br /> <br /> L là chiều dài của hệ mạch (không đổi)<br /> η: là độ nhớt của máu chảy trong mạch.<br /> r: là bán kính của mạch máu.<br /> <br /> Từ công thức trên cho thấy, HA phụ thuộc vào những yếu tố sau [14]:<br /> - HA phụ thuộc vào tim qua lƣu lƣợng tim. Lƣu lƣợng tim lại phụ thuộc vào lực<br /> co cơ tim và tần số tim, đƣợc giải thích:<br /> + Khi tim co bóp mạnh, thể tích tâm thu tăng, làm lƣu lƣợng tim tăng, HA tăng<br /> và ngƣợc lại lực co cơ tim giảm sẽ dẫn đến HA giảm.<br /> + Khi tim đập nhanh, lƣu lƣợng tim tăng nên HA tăng và ngƣợc lại khi tim đập<br /> chậm thì HA giảm. Trong trƣờng hợp tim đập quá nhanh, máu không kịp về tim nên<br /> thể tích tâm thu giảm, giảm lƣu lƣợng tim dẫn đến giảm HA.<br /> 4<br /> <br /> Thang Long University Library<br /> <br /> - HA phụ thuộc vào độ quánh của máu và thể tích máu:<br /> + Độ quánh của máu do Protein quyết định. Điều kiện bình thƣờng, độ quánh<br /> của máu ít thay đổi, độ quánh tăng sẽ làm tăng sức cản ngoại vi, dẫn đến HA tăng và<br /> ngƣợc lại độ quánh giảm thì HA sẽ giảm[14].<br /> + Thể tích máu tăng thì HA tăng vì làm tăng thể tích tâm thu nên tăng lƣu lƣợng<br /> tim. Thể tích máu giảm thì HA giảm.<br /> - Huyết áp phụ thuộc tính chất của mạch máu (đƣờng kính mạch máu và trƣơng<br /> lực mạch):<br /> + Khi co mạch, sức cản tăng lên làm tăng HA. Khi mạch giãn, sức cản giảm làm<br /> hạ HA bởi vì sức cản tỷ lệ nghịch với lũy thừa bậc 4 bán kính mạch máu[14].<br /> + Mạch máu kém đàn hồi (gặp trong xơ cứng mạch) sức cản của mạch tăng lên<br /> nhiều, tim tăng co bóp, làm HA tăng.<br /> 1.1.3. Những biến đổi sinh lý của huyết áp động mạch.<br /> Huyết áp động mạch thay đổi theo các điều kiện sinh lý nhƣ:<br /> - Tuổi: tuổi càng cao mức độ xơ hóa của động mạch càng tăng, gây tăng sức cản<br /> ngoại vi nên HA tăng [5],[14].<br /> - Hoạt động thể lực: do tim phải tăng cƣờng hoạt động để cung cấp máu và oxy<br /> theo nhu cầu vận cơ nên HA tăng[14],[19].<br /> - Chế độ ăn: ăn nhiều protein làm tăng áp suất keo của máu, dẫn đến tăng HA. Ăn<br /> mặn, tăng ion natri trong máu gây tăng áp suất thẩm thấu của máu làm thể tích máu<br /> tăng dẫn đến tăng HA[4],[5],[10],[13],[14].<br /> - Ảnh hƣởng của cảm xúc tức giận, hồi hộp, stress: do kích thích thần kinh giao<br /> cảm làm co mạch máu nên HA tăng.[5],[14].<br /> - Nhiệt độ môi trƣờng: môi trƣờng quá nóng gây giãn mạch ngoại vi do đó HA<br /> giảm. Môi trƣờng lạnh gây co mạch do đó HA sẽ tăng.[5]<br /> - Nhịp sinh học: trong 1 ngày HA cũng thay đổi, ban đêm khi ngủ HA hạ xuống<br /> thấp nhất khoảng 2-3h sáng, đến gần sáng HA lại tăng dần.[5],[14].<br /> Huyết áp ở ngƣời bình thƣờng tƣơng đối ổn định, nếu có tăng hay giảm thì chỉ tạm<br /> thời trong giới hạn sinh lý, phù hợp với trạng thái cơ thể và môi trƣờng ở mỗi thời<br /> điểm do cơ chế điều chỉnh biến đổi ngƣợc chiều giữa cung lƣợng tim và sức cản ngoại<br /> vi.[5],[14].<br /> 5<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0