intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài nghiên cứu: Vấn đề trầm cảm ở nghệ sĩ Hàn Quốc hiện nay

Chia sẻ: Trần Thị Thu Hằng | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:23

231
lượt xem
27
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu: Vấn đề trầm cảm ở nghệ sĩ Hàn Quốc hiện nay trình bày nội dung về: Cơ sở lý luận và tổng quan; nguyên nhân và biểu hiện của căn bệnh trầm cảm ở nghệ sĩ Hàn Quốc; mô hình quản lý nghệ sĩ của công ty giải trí Hàn Quốc,... Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài nghiên cứu: Vấn đề trầm cảm ở nghệ sĩ Hàn Quốc hiện nay

VẤN ĐỀ TRẦM CẢM Ở NGHỆ SĨ HÀN QUỐC HIỆN NAY<br /> <br /> <br /> DẪN LUẬN<br /> 1. Lý do chọn đề tài<br /> <br /> Hàn Quốc là một đất nước có nền công nghiệp giải trí phát triển<br /> nhất Châu Á hiện nay. Tại quốc gia này, hàng năm có rất nhiều ngôi<br /> sao, nghệ sĩ được ra mắt trước công chúng và gặt hái được nhiều<br /> thành công trên cả hai lĩnh vực là âm nhạc và điện ảnh. Thế nhưng,<br /> sau ánh hào quang trên sân khấu thì những người nghệ sĩ phải chịu<br /> đủ mọi áp lực từ công ty quản lý đến công chúng dẫn đến mắc bệnh<br /> trầm cảm ở ngôi sao, nghệ sĩ.<br /> Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), trầm cảm đang là nguyên<br /> nhân hàng đầu gây ra bệnh tật và tàn tật trên toàn cầu, ảnh hưởng đến<br /> khoảng 332 triệu người. Từng ngày, từng giờ trên thế giới nói chung và<br /> Hàn Quốc nói riêng đều có người mắc phải, nhất là những người nổi<br /> tiếng, ngôi sao, nghệ sĩ. Đối với họ, công ty giải trí là nơi bắt đầu đam<br /> mê, theo đuổi sự nghiệp của mình, các công ty cần có một mô hình<br /> quản lý nghệ sĩ phù hợp để họ có thể phát triển toàn diện tài năng của<br /> bản thân một cách tốt nhất. Bên cạnh đó, họ cũng là nguồn năng<br /> lượng, chỗ dựa tinh thần tiếp thêm sức mạnh cho thần tượng khi họ<br /> đứng trên sân khấu. Họ nên quan tâm, chăm sóc và chú ý cảm xúc,<br /> tâm trạng của nghệ sĩ nhiều hơn, không nên tạo quá nhiều áp lực cho<br /> các nghệ sĩ để họ có tinh thần thoải mái, toàn tâm phát triển sự nghiệp<br /> và giảm thiểu số lượng nghệ sĩ, ngôi sao mắc bệnh trầm cảm ở Hàn<br /> Quốc xuống mức thấp nhất.<br /> Vì những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Vấn đề trầm cảm ở<br /> nghệ sĩ Hàn Quốc hiện nay”. Để mọi người có thể thấy được mặt tối<br /> của nền giải trí Hàn Quốc và mức độ ảnh hưởng của căn bệnh trầm<br /> cảm đối với tâm sinh lý của nghệ sĩ, ngôi sao. Thông qua đó, mỗi<br /> người chúng ta hãy tập lắng nghe, thấu hiểu thần tượng của mình, vì<br /> ủng hộ của mỗi cá nhân chính là sức mạnh, động lực để nghệ sĩ phát<br /> triển, tiếp tục cống hiến những sản phẩm giải trí tốt nhất cho xã hội.<br /> 2. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu<br /> Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm lý giải nguyên nhân và biểu<br /> hiện của căn bệnh trầm cảm ở nghệ sĩ Hàn Quốc trong thời đại nền<br /> công nghiệp giải trí đang ngày càng phát triển như hiện nay. Thông<br /> qua nghiên cứu, chúng tôi cũng đồng thời làm rõ cách thức quản lý<br /> của những công ty giải trí đã tác động như thế nào đến lối sống và suy<br /> nghĩ của nghệ sĩ mà họ quản lý. Từ những tác động đó đề ra phương<br /> pháp quản lý nghệ sĩ tốt nhất cho các công ty.<br /> Từ mục đích trên, chúng tôi đề ra các mục tiêu nghiên cứu sau:<br /> 1. Tìm hiểu nguyên nhân gây ra bệnh trầm cảm ở nghệ sĩ Hàn<br /> Quốc và biểu hiện của nó trong thời đại giải trí ngày càng phát<br /> triển hiện nay.<br /> 2. Phân tích và giải thích cách thức quản lý ngôi sao, thần tượng<br /> của những công ty giải trí hàng đầu Hàn Quốc và tác động của<br /> nó đến tâm sinh lý của nghệ sĩ.<br /> 3. Qua việc nhận diện, phân tích và giải thích cách thức quản lý<br /> ngôi sao, thần tượng nào đã tác động đến nghệ sĩ trong thời đại<br /> đỉnh cao của nền công nghiệp giải trí Hàn Quốc, chúng tôi bước<br /> đầu lý giải hiện tượng này dưới góc độ lý thuyết nhằm tìm ra<br /> được mô hình quản lý các ngôi sao, nghệ sĩ phù hợp nhất, đáp<br /> ứng được nhu cầu của cả hai bên.<br /> 3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn<br /> 3.1 Ý nghĩa khoa học<br /> Đề tài tìm hiểu nguyên nhân gây ra bệnh trầm cảm ở nghệ sĩ Hàn<br /> Quốc và biểu hiện của nó trong thời đại giải trí ngày càng phát triển<br /> hiện nay góp phần cung cấp thêm nguồn luận cứ khoa học trong việc<br /> bổ sung cho những lý thuyết mà đề tài sử dụng.<br /> 3.2 Ý nghĩa thực tiễn<br /> Nội dung của đề tài sẽ là nguồn thông tin hữu ích để mọi người hiểu<br /> thêm về căn bệnh trầm cảm và có cái nhìn thấu đáo hơn về các nghệ<br /> sĩ, ngôi sao Hàn Quốc, người đang phải đối mặt với nguy cơ mắc<br /> bệnh trầm cảm trong nền giải trí khắc nghiệt để nhằm tìm kiếm một<br /> giải pháp giúp nghệ sĩ thoát khỏi nguy cơ mắc bệnh trầm cảm cũng<br /> như giảm thiểu các ca bệnh ở nền giải trí Hàn Quốc. Từ đó, đề tài sẽ<br /> cung cấp một cái nhìn mới cho các công ty giải trí về việc quản lý,<br /> chăm sóc ngôi sao, nghệ sĩ của mình sao cho phù hợp nhất trong thời<br /> đại hiện nay.<br /> 4. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu<br /> <br /> 4.1 Đối tượng nghiên cứu<br /> Đối tượng nghiên cứu của đề tài các ngôi sao, nghệ sĩ hoạt động trên<br /> lĩnh vực âm nhạc trong tình trạng đã, đang mắc bênh trầm cảm và<br /> những nghệ sĩ có những triệu chứng bệnh lý của căn bệnh.<br /> 4.2 Khách thể nghiên cứu<br /> <br /> Chúng tôi chọn các nghệ sĩ đang hoạt động trong công ty giải trí lớn ở<br /> Hàn Quốc là SM Entertainment vì đây là công ty giải trí từng có ngôi<br /> sao mắc bệnh trầm cảm (Kim Jong Hyun – ca sĩ nhóm nhạc Shinee<br /> của SM do mắc bệnh trầm mà dẫn đến tự sát vào năm 2017).<br /> 4.3 Phạm vi nghiên cứu<br /> <br /> Chúng tôi chọn địa bàn nghiên cứu là Hàn Quốc, vì những lý do sau:<br /> - Hàn Quốc là một quốc gia tạo dựng được nền giải trí chuyên nghiệp,<br /> sôi động bậc nhất ở Châu Á. Hàng năm, nền công nghiệp này tuyển rất<br /> nhiều thực tập viên để đào tạo thành ca sĩ, nhóm nhạc thần tượng với<br /> yêu cầu cao về ngoại hình lẫn giọng hát và vũ đạo, đáp ứng được nhu<br /> cầu thị hiếu. Họ sẽ được kí kết hợp đồng với các công ty giải trí để<br /> phát triển tài năng của mình từ thời thiếu niên và tham gia các khóa<br /> đào tạo, huấn luyện trong môi trường cạnh tranh khắc nghiệt và đầy áp<br /> lực. Chính vì thế, nơi đây có rất nhiều nghệ sĩ với thu nhập cao và<br /> lượng người hâm mộ hung hậu đồng thời cũng thấy được môi trường<br /> làm việc khốc liệt của ngôi sao, nghệ sĩ ở Hàn Quốc.<br /> 5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu<br /> Từ những mục tiêu nghiên cứu của đề tài, chúng tôi đưa ra các câu hỏi<br /> và giả thuyết nghiên cứu làm định hướng cho quá trình nghiên cứu<br /> như sau:<br /> - Câu hỏi nghiên cứu<br /> Có phải ngôi sao, nghệ sĩ Hàn Quốc là những người dễ mắc phải căn<br /> bệnh trầm cảm khi họ phải làm việc trong môi trường giải trí như hiện<br /> nay?<br /> 1. Cách thức quản lý ngôi sao, nghệ sĩ của các công ty giải trí đã<br /> tác động như thế nào đến tâm sinh lý của họ. Từ những tác<br /> động đó, người nghệ sĩ có biểu hiện như thế nào?<br /> 2. Liệu có mô hình quản lý nghệ sĩ nào khác thay thế cho mô hình<br /> cũ, giúp giảm thiểu áp lực cho nghệ sĩ hay không?<br /> - Giả thuyết nghiên cứu<br /> 1. Theo nghiên cứu của chuyên gia tâm lý Kim Byung Soo, cho biết<br /> phần lớn áp lực của nghệ sĩ đến từ công ty giải trí, những người quản<br /> lý họ. Khi mà các công ty đưa ra quá nhiều yêu cầu khắc nghiệt: cấm<br /> hẹn hò, phải thực hiện lịch sinh hoạt, luyện tập rất khắc khe do công ty<br /> đặt ra đã ảnh đến tâm lý và sức khỏe nghệ sĩ của mình. Họ thường<br /> biểu hiện sự mệt mỏi, chán nản và buồn ngủ khi phải chịu những yêu<br /> cầu cao như vậy. Thậm chí còn có nghệ sĩ lâm vào tình trạng bị stress<br /> nặng hoặc là trầm cảm muốn chết để dược thoải mái, không còn chịu<br /> cảnh như vậy nữa.<br /> 2. Theo một nghiên cứu thì có hơn 40 người tự tử mỗi ngày ở quốc gia<br /> này. Trong đó có rất nhiều nghệ sĩ Hàn Quốc mắc bệnh trầm cảm dẫn<br /> đến tự sát, điển hình là Kim Jong Hyun. Nghiên cứu cho thấy mức độ<br /> phổ biến của căn bệnh trầm cảm đối với nghệ sĩ, họ thường xuyên<br /> phải chịu áp lực từ lịch trình công việc, luyện tập những luật lệ lạ ở<br /> công ty đưa ra mà còn phải đối mặt với dư luận, công chúng. Không<br /> phải tất cả nghệ sĩ đều thành danh sau khi ra mắt, có những người vì<br /> sức ép dư luận quá lớn dẫn đến tan vỡ cũng có trường hợp do nghị<br /> lực của nghệ sĩ đủ mạnh mẽ để vượt qua như nhóm BTS hồi đầu mới<br /> ra mắt bị cư dân mạng phê bình vì có ngoại hình không ưa nhìn hay ca<br /> sĩ Suzy bị chê vì quá béo. Từ đó, chúng ta có thể thấy được sự khốc<br /> liệt trong nền giải trí Hàn Quốc và nó là môi trường thuận lợi để trầm<br /> cảm phát triển.<br /> 6. Phương pháp nghiên cứu<br /> Đây là đề tài nghiên cứu về nguyên nhân và biểu hiện của căn bệnh<br /> trầm ở nghệ sĩ Hàn Quốc trong nền giải trí phát triển như hiện nay nên<br /> chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu định tính, cụ thể:<br /> - Kỹ thuật quan sát, ghi chép<br /> Kỹ thuật quan sát, ghi chép là phương pháp tri giác có mục đích vấn<br /> đề được khai thác để thu thập số liệu, tài liệu, sự kiện cụ thể, đặc<br /> trưng cho vấn đề nghiên cứu. Trong quá trình quan sát, có thể những<br /> nét độc đáo, đặc biệt về đặc điểm, đặc trưng của vấn đề; những tình<br /> huống, sự cố phát sinh cần chú ý để đánh giá một cách chính xác<br /> nhất. Chúng tôi dự kiến sẽ thu thập số liệu, tài liệu có liên quan đến<br /> vấn đề trầm cảm ở nghệ sĩ Hàn Quốc hiện nay. Đồng thời, ghi chép<br /> những trường hợp mắc bệnh trầm cảm dẫn đến tử vong trong thời<br /> gian qua nhằm tìm ra kiếm nguyên nhân sâu sa và biểu hiện bệnh lý rõ<br /> nhất ở họ.<br /> - Nghiên cứu trường hợp<br /> Nghiên cứu trường hợp là phương pháp nghiên cứu một vấn đề được<br /> khai thác thông qua một hoặc nhiều trường nằm trong một hệ thống có<br /> giới hạn về bối cảnh, không gian hoặc thời gian để nghiên cứu minh<br /> họa cho đề tài. Chúng tôi dự kiến đi một vài trường hợp cụ thể để<br /> khám phá ra nguyên nhân và biểu hiện về tinh thần lẫn hành động của<br /> nghệ sĩ mắc bệnh trầm cảm trong đời sống xã hàng ngày nhằm tìm ra<br /> cách giảm thiểu căn bệnh ở nghệ sĩ Hàn Quốc.<br /> 7. Bố cục luận án<br /> Ngoài các phần dẫn luận và kết luận, nội dung luận án được chia<br /> làm bốn chương như sau:<br /> Chương 1: Cơ sở lý luận và tổng quan<br /> Làm rõ các khái niệm trầm cảm, nghệ sĩ và công ty giải trí dưới góc độ<br /> khoa học. Trình bày các lý thuyết áp dụng trong luận án làm khung lý<br /> thuyết cho việc nghiên cứu vấn đề. Lịch sử nghiên cứu vấn đề sẽ<br /> được trình bày theo từng chủ điểm tương ứng.<br /> Chương 2: Nguyên nhân và biểu hiện của căn bệnh trầm cảm ở nghệ<br /> sĩ Hàn Quốc<br /> Trình bày những nguyên nhân dẫn đến trầm cảm ở các ca sĩ thần<br /> tượng Hàn Quốc và biểu hiện tinh thần, hành động của các nghệ sĩ khi<br /> mắc bệnh.<br /> Chương 3: Mô hình quản lý nghệ sĩ của công ty giải trí Hàn Quốc<br /> Trình bày cách quản lý ngôi sao, nghệ sĩ ở ba công ty giải trí Hàn Quốc<br /> hiện nay: SM Entertainment. Từ đó đưa ra tác động của việc quản lý<br /> nghệ sĩ như thế ở công ty ảnh hưởng thế nào đến tâm sinh lý của<br /> nghệ sĩ.<br /> NỘI DUNG<br /> CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN<br /> 1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN<br /> 1.1.1 Khái niệm<br /> ­ Trầm cảm<br /> <br /> Hội chứng trầm cảm là loại rối loạn khí sắc thường gặp trong tâm thần  <br /> học. Bệnh do hoạt động của bộ  não bị  rối loạn gây nên tạo thành những  <br /> biến đổi thất thường trong suy nghĩ hành vi và tác phong. Có thể  xảy ra  ở <br /> nhiều lứa tuổi nhưng phổ biến nhất là 18 – 45 tuổi, phụ nữ nhiều hơn nam  <br /> giới với tỷ lệ giới tính là 50%, giá trị này chỉ là ước chừng tùy vào nền văn <br /> hóa và dân  Ngoài ra, hội chứng này còn gây ra một cảm giác buồn và mất  <br /> hứng thú kéo dài dai dẳng. Chứng trầm cảm sẽ   ảnh hưởng đến cách bạn <br /> cảm nhận, suy nghĩ, hành xử và có thể dẫn đến những vấn đề  đa dạng về <br /> tinh thần và thể  chất. Nếu nỗi buồn kéo dài trong nhiều ngày hoặc nhiều  <br /> tuần, nó có thể khiến bạn khó làm việc hoặc vui vẻ với gia đình hoặc bạn  <br /> bè, thậm chí trong những trường hợp nghiêm trọng, chứng trầm cảm có thể <br /> dẫn bạn đến ý định tự  . Trầm cảm được chia làm hai loại là trầm cảm chủ <br /> yếu (major depression) và trầm cảm thứ yếu (minor form of depression) [1],  <br /> tuy nhiên trầm cảm chủ  yếu là phổ  biến hiện nay Có thể thấy,  trầm cảm  <br /> đáng sợ hơn chúng ta  nghĩ nhiều, những cảm xúc tiêu cực đó ăn sâu, len lỏi  <br /> vào tâm hồn của mỗi người, nhất là những người đang trong tình trạng bị <br /> căng thẳng (stress). <br /> <br /> Vấn đề  rối loạn   cảm xúc, tâm trạng hiện nay chưa tìm ra được nguyên  <br /> nhân chính xác, có thể  là  do một hoặc nhiều nguyên nhân lẻ  kết hợp với  <br /> nhau. Phổ  biến hiện nay là do di truyền gây nên, căn bệnh này thường có  <br /> tính di truyền, khi trong gia đình bạn có người từng mắc bệnh trầm cảm thì  <br /> bạn có nguy cơ mắc cao hơn người khác [1]. Theo tiến sĩ Thomas Insel,trầm  <br /> cảm cũng có thể do các chất hóa học trong não người gây ra, việc các chất  <br /> như  dopamine, serotonin và norepinephrine trong não bộ  tăng cao cũng là <br /> nguyên nhân gây ra bệnh trầm cảm [4][8] . Ngoài ra, các bệnh lý nội khoa, <br /> biến cố trong đời sống và việc lạm dụng các chất kích thích cũng là nguyên  <br /> nhân gây bệnh[1]. Vì vậy, trầm cảm không phải được gây ra bởi những <br /> khuyết điểm cá nhân, sự lười biếng hay thiếu nghị lực của mỗi cá nhân.<br /> <br /> <br /> <br /> ­Nghệ sĩ<br /> <br /> Nghệ sĩ là người chuyên hoạt động (sáng tác hoặc biểu diễn) trong một bộ <br /> môn nghệ thuật. Nghệ sĩ là người sáng tạo ra loại hình nghệ thuật như vẽ,  <br /> đồ  họa, chạm khắc, chụp  ảnh, làm mô hình, diễn kịch sân khấu về  các ý  <br /> tưởng và cảm xúc lành mạnh với văn hóa xã hội. Trong lĩnh vực âm nhạc,  <br /> nghệ  sĩ có thể  hiểu là người biểu diễn nhạc cụ  là nhạc công hay người  <br /> chuyên thể hiện các bài hát là ca sĩ [10], có thể  là họ  hoạt động một mình <br /> hay thành lập các nhóm nhạc với yêu cầu cao về  ngoại hình, giọng hát và <br /> khả  năng vũ đạo  ở  mỗi cá nhân. Trước  khi họ  chính thức ra mắt công <br /> chúng, họ từng là thực tập sinh ở trong các công ty giải trí [13], họ được đào  <br /> tạo bài bản trong những khóa huấn luyện khắc nghiệt  từ  khi còn nhỏ  và <br /> phải cạnh tranh giữa những cùng tranh lứa để lấy được cơ  hội ra mắt thế <br /> giới từ công ty chủ quản. <br /> <br /> ­ Công ty giải trí<br /> Công ty giải trí (hay còn gọi là công ty quản lý nghệ sĩ) là loại công ty<br /> tham gia trong việc quản lý và xây dựng hình tượng cho các ca<br /> sĩ, nhóm nhạc hay diễn viên một cách chiến lược, bài bản. Đôi lúc nó<br /> cũng được hiểu như một công ty thu âm, hãng phim truyền hình hay<br /> một đài truyền hình. Phần lớn các công ty loại này tồn tại ở Mỹ, Anh và<br /> các nước Đông Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài<br /> Loan, HongKong và Trung Quốc [6]. Riêng ở Châu Á, công ty giải trí có<br /> hẳn một hệ thống huấn luyện, đào tạo nghệ sĩ bài bản từ việc tuyển<br /> thực tập sinh, ký kết hợp đồng làm việc dài hạn và đào tạo, huyấn<br /> luyện học viên trở thành nghệ sĩ trong thời gian dài [6] cho thấy sự<br /> phát triển của những nền công nghiệp đến sau. Hiện nay, chỉ riêng đất<br /> nước Hàn Quốc đã có mười công ty giải trí tầm cỡ, nhưng đứng đầu<br /> ngành này phải kể tên đến SM, YG và JYP Entertainment, những ông<br /> trùm của nền giải trí Hàn Quốc, người tạo ra các ca sĩ, nhóm nhạc<br /> thần tượng nổi tiếng trên thế giới.<br /> 1.1.2 Lý thuyết nghiên cứu<br /> Trong luận án, chúng tôi áp dụng hai lý thuyết chính phục vụ cho quá<br /> trình nghiên cứu, lý thuyết nhân cách học tập xã hội của Albert<br /> Bandura và lý thuyết nhận thức của khủng hoảng nhận thức của Aaron<br /> Temkin Beck. Thuyết nhân cách học tập xã hội xem xét tác nhân A có<br /> ảnh hưởng lên một đại lượng B khác để khẳng định môi trường xã hội<br /> sẽ dẫn đến việc tạo nên những hành vi của mình. Lý thuyết nhận thức<br /> của khủng hoảng nhận thức xem xét động cơ thúc đẩy trầm cảm trên<br /> bệnh nhân thông qua biểu hiện hành vi, cảm xúc của họ.<br />  Lý thuyết nhân cách học tập xã hội của Albert Bandura<br /> <br /> Thuyết hành vi với những tập trung chủ yếu vào phương pháp thí<br /> nghiệm, chú trọng đến những đại lượng có thể quan sát được, đo đạc<br /> được và có thể điều khiển được để tìm ra sự tác động của môi trường<br /> xã hội trong việc tạo nên những hành vi cá nhân.<br /> Luận án áp dụng khái niệm của Bandura về “bản thân có hiệu quả” cho<br /> chúng ta hiểu biết về nhận thức “vô dụng”. Cảm nhận bản thân có hiệu<br /> quả khi nói về niềm tin của mỗi người về khả năng của chính mình ảnh<br /> hưởng được đến thế giới xung quanh nhằm đạt được kết quả mong<br /> muốn. Albert Bandura cho rằng cảm nhận kém về bản thân là nguyên<br /> nhân góp phần gây ra bệnh trầm cảm theo ba con đường. Đầu tiên,<br /> liên quan đến cảm nhận về bản thân không có giá trị và sự chán nản,<br /> những điều này xuất hiện khi chúng ta cảm thấy chính mình không có<br /> khả năng thực hiện được những mong đợi và đáp ứng được những<br /> khát vọng của mình. Điều thứ hai, liên quan đến cảm nhận không hiệu<br /> quả về mặt xã hội, điều này xuất hiện khi chúng ta tin rằng chính mình<br /> không có khả năng hình thành những mối quan hệ hài lòng, dẫn đến tự<br /> mình rút lui khỏi người khác và bị thiếu các trợ giúp xã hội có thể làm<br /> giảm đi căng thẳng (stress). Cơ chế thứ ba liên quan đến việc bản thân<br /> mỗi người cảm nhận mình không có khả năng kiểm soát các suy nghĩ<br /> trầm cảm của chính mình [12]. Ngoài ra, ông còn tiến hành khảo sát để<br /> xác định trẻ bị trầm cảm có niềm tin rằng mình không có hiệu quả về<br /> các kỹ năng nhiều hơn là khả năng thực sự bản thân thực hiện được.<br /> Chúng tôi vận dụng những quan điểm của Albert để phân tích nguyên<br /> nhân và biểu hiện trầm cảm ở nghệ sĩ Hàn Quốc trong việc bản thân<br /> họ chịu quá nhiều áp lực, bóc lột sức lao động dẫn đến không còn<br /> niềm tin vào khả năng của bản thân mình.<br />  Lý thuyết nhận thức của khủng hoảng nhận thức của Aaron<br /> Temkin Beck<br /> <br /> <br /> Liệu pháp nhận thức do Beck đề xướng nảy sinh khi ông điều trị cho<br /> bệnh nhân trầm cảm của mình. Qua kinh nghiệm lâm sang, ông nhận<br /> thấy cần tập trung vào nội dung của những thông tin bị xử lý sai lệch,<br /> méo mó rất ở người mắc bệnh trầm cảm. Họ mất đi khả năng “ngắt bỏ”<br /> những ý nghĩ lệch lạc, mất khả năng tập trung, hồi tưởng hoặc mất khả<br /> năng suy luận hợp lý, vì vậy họ mắc những lỗi có tính hệ thống trong<br /> việc suy luận. Những lỗi này là cơ sở để phát sinh và duy trì một hay<br /> nhiều hình thức rối nhiễu tâm lý cụ thể. [9]<br /> Luận án áp dụng mô hình nhận thức đặt trọng tâm vào bộ ba nhận<br /> thức của Beck ( Cognitive triad) bao gồm việc quy kết những mặt :<br /> Không có giá trị ( tôi không được tốt); không làm được gì ( vô dụng, tôi<br /> không làm được điều gì cả) và thất vọng ( Cuộc đời luôn là thế này<br /> sao?) [9] để tìm hiểu tâm sinh lý của nghệ sĩ đã và đang mắc bệnh<br /> trầm cảm.<br /> Ngoài ra, theo Liệu pháp nhận thức của Beck, mối quan hệ giữa nhà trị<br /> liệu và bệnh nhân là một sự cộng tác, chia sẻ một cách bình đẳng, tự<br /> nguyện về trách nhiệm cho việc giải quyết vấn đề của bệnh nhân. Hệ<br /> thống ý nghĩa của mỗi bệnh nhân là thuộc tính của họ. Do đó, bệnh<br /> nhân phải nắm vai trò tích cực trong việc điều trị bệnh của mình. Như<br /> vậy, lý thuyết của Beck đã đặt trách nhiệm trên vai bệnh nhân nhiều<br /> hơn nhằm tìm ra giải pháp giảm thiểu người mắc bệnh trầm cảm<br /> xuống mức thấp nhất.<br /> 1.2 CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN<br /> 1.2.1 Những công trình nguyên cứu về nguyên nhân gây ra trầm<br /> cảm và biểu hiện của nó<br /> Chúng tôi thừa kế một số nghiên cứu của các tác giả trong việc tìm ra<br /> nguyên nhân chính xác gây ra bệnh trầm cảm hiện nay.<br /> Những vấn đề của đời sống xã hội đương đại kéo theo tăng áp lực lên<br /> mọi người, nhất là nghệ sĩ, nó đã tác động không nhỏ đến tinh thần<br /> của ngôi sao, nghệ sĩ. Chuyên gia tâm lý Kim Byung Soo ở bệnh viện<br /> Asan, Seoul, Hàn Quốc, người đã từng điều trị cho một số nghệ sĩ gặp<br /> vấn đề tâm lý cho biết, nguyên nhân hàng đầu dẫn tới chứng trầm cảm<br /> ở nhiều ngôi sao K-pop là bởi xúc cảm của họ luôn “trồi sụt” thất<br /> thường cùng với nhiều biến động. Chuyên gia cũng cho biết “Những<br /> nghiên cứu tâm lý đã chỉ ra rằng nghệ sĩ, với sức sáng tạo nghệ thuật,<br /> luôn có nguy cơ cao hơn người bình thường trong việc mắc chứng<br /> trầm cảm. Bởi nghệ sĩ vốn luôn trải qua những biến động cảm xúc<br /> thường xuyên, mà điều này liên hệ trực tiếp tới chứng trầm cảm” [3].<br /> Điều này đặt ra trọng trách đối những người trực tiếp quản lý nghệ sĩ<br /> cần quan tâm nhiều hơn đến cảm xúc của họ.<br /> <br /> <br /> Ngoài ra, người Hàn Quốc có khái niệm làm đẹp từ rất sớm, họ<br /> thường tranh thủ thời gian cho việc trang điểm mọi lúc mọi nơi bất kể<br /> nam hay nữ. Vì vậy mà các công ty, doanh nghiệp tư nhân và nhà<br /> nước đều đòi hỏi ở nhân viên một ngoại hình vừa mắt, có phong thái,<br /> thời trang bên cạnh học vấn và năng lực. Không ít công ty thậm chí<br /> còn công khai từ chối những người có hình xăm hay để râu đến xin<br /> việc. Nghệ sĩ không phải trường hợp ngoại lệ, họ còn chịu nhiều quy<br /> định khắc khe hơn về ngoại hình và thời trang khi xuất hiện trước ống<br /> kính truyền thông [6]. Họ cho rằng như vậy mới thu hút được nhiều<br /> người hâm mộ, độ yêu thích và phủ song mới rộng rãi và thành công<br /> hơn, nhưng đâu biết đã vô hình tạo nên áp lực cho người nghệ sĩ.<br /> 1.2.2 Những công trình nghiên cứu đến mô hình quản lý nghệ sĩ<br /> của công ty giải trí<br /> Cũng theo chuyên gia tâm lý Kim Byung Soo ở bệnh viện Asan, Seoul,<br /> Hàn Quốc, người đã từng điều trị cho một số nghệ sĩ gặp vấn đề tâm<br /> lý cho biết các nghệ sĩ Hàn Quốc thường hoạt động dưới sự bảo trợ<br /> của các công ty giải trí. Vì vậy, họ luôn phải chịu sức ép lớn do công ty<br /> đặt lên mình. Khi bắt đầu đầu quân để được huấn luyện bài bản, các<br /> thực tập sinh bị cấm hẹn hò, phải thực hiện lịch sinh hoạt, luyện tập rất<br /> khắc khe do công ty đặt ra [3].<br /> Cựu thành viên Bekah của After School từng chia sẻ trong một cuộc<br /> phỏng vấn với trang Billboard hồi năm 2013 về cuộc sống khi còn là<br /> thực tập sinh tại Hàn Quốc. Trong bài phỏng vấn của mình, Bekah cho<br /> biết cô chỉ được ngủ 30 phút mỗi ngày và phải thức dậy vào sáng sớm<br /> hôm sau [11]. Từ đó cho thấy, nghệ sĩ Hàn Quốc phải trải qua những<br /> tháng ngày tập luyện cực khổ, họ không có thời gian riêng để được đi<br /> chơi bên bạn bè, người thân của mình như những người khác.<br /> Tóm lại, tất cả đều phải chịu chung áp lực từ lịch trình bận rộn, không<br /> có thời gian nghỉ ngơi, áp lực từ việc giữ gìn ngoại hình sao cho chuẩn<br /> đẹp hay áp lực từ ánh mắt dò xét, không ngừng chỉ trích của cư dân<br /> mạng.<br /> CHƯƠNG 2: NGUYÊN NHÂN VÀ BIỂU HIỆN CỦA CĂN BỆNH<br /> TRẦM CẢM Ở NGHỆ SĨ HÀN QUỐC<br /> 2.1 NGUYÊN NHÂN CỦA BỆNH TRẦM CẢM<br /> Hàn Quốc nổi tiếng với nền công nghiệp giải trí phát triển bậc nhất<br /> Châu Á nhưng cũng nổi tiếng với sự khốc nghiệt trong giới. Các nghệ<br /> sĩ không chỉ chịu những áp lực của dư luận từ khi ra mắt đến khi tan rã<br /> mà còn phải chịu áp lực từ công ty quản lý của mình. Đấy cũng là<br /> nguyên nhân gây ra căn bệnh trầm cảm.<br /> Họ được đào tạo, huấn luyện trong môi trường khốc liệt, cạnh tranh<br /> khắc nghiệt để được ra mắt trước công chúng. Sau đó, các nghệ sĩ<br /> này lại phải tuân thủ những quy định rất khắc khe trong suốt quá trình<br /> hoạt động âm nhạc, dưới sự quản lý chặt chẽ  của công ty, ngoài ra, họ<br /> còn phải thực hiện một chế độ luyện tập và ăn kiêng nghiêm ngặt để<br /> đảm bảo luôn có ngoại hình đẹp. Thậm chí, khi họ bị bệnh vẫn phải<br /> thực hiện các màn vũ đạo dù chưa bình phục chấn thương, tuyệt đối<br /> không được phép công khai chuyện tình cảm, luôn phải thể hiện mình<br /> “độc thân vui vẻ” để tăng thêm sức hấp dẫn trong mắt người hâm<br /> mộ… Cho thấy công ty quản lý rất chặt chẽ nghệ sĩ mình, họ không<br /> quan tâm đến cảm xúc của nghệ sĩ ra sao mà chỉ quan tâm đến lợi ích<br /> của chính mình, chính điều này làm cho ngôi sao, nghệ sĩ thấy căng<br /> thẳng, áp lực.<br /> Ví dụ điển hình là ca sĩ Kim Jong Hyun (Shinee) của SM<br /> Entertainment. Mặc dù, anh từng sở hữu sự nghiệp thành công dài lâu<br /> hàng đầu trong showbiz Hàn vốn có tính đào thải rất cao nhưng anh lại<br /> ầm thầm chịu đựng áp lực tinh thần trong bóng tối cô độc. Thực tế,<br /> đằng sau ánh hào quang sân khấu, nghệ sĩ Hàn phải đối diện với rất<br /> nhiều góc tối phía sau như các nghệ sĩ không được bảo vệ thỏa đáng<br /> trước những bản hợp đồng “bóc lột” mà các công ty giải trí áp đặt lên<br /> họ, SM chỉ trả họ 10% trong tổng số doanh thu album bán ra [7], đối<br /> mặt với cường độ tập luyện cao nhưng không bổ sung đầy đủ dưỡng<br /> chất và ngủ không đủ giấc cũng gây ra trầm cảm. Khi phải đối mặt với<br /> trầm cảm trong thời gian dài mà không được điều trị đúng cách như<br /> vậỵ nên Kim Jong Hyun đã tự sát tại căn hộ riêng vào ngày<br /> 18/12/2018. Nếu phân tích bức tâm thư mà anh để lại có thể thấy<br /> được anh mất niềm tin vào bản thân mình, cảm thấy sống chỉ là gánh<br /> nặng. Như vậy, công ty giải trí ảnh hưởng rất lớn đến tâm sinh lý của<br /> nghệ sĩ.<br /> Tóm lại, nguyên nhân gây ra bệnh trầm cảm ở nghệ sĩ là do áp lực lịch<br /> trình công việc dày đặc không có thời gian cá nhân, các quy định khắc<br /> nghiệt của công ty đề ra đối với nghệ sĩ và việc chia lợi nhuận doanh<br /> thu không hợp lý cho các nghệ sĩ cũng khiến cảm xúc của họ biến đổi<br /> bất thường làm họ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.<br /> 2.2 BIỂU HIỆN CỦA TRẦM CẢM<br /> Hầu hết, những người mắc bệnh trầm cảm là những người có tâm<br /> trạng, cảm xúc thường xuyên rơi vào buồn bã, lo âu hay tiêu cực về<br /> cuộc sống. Biểu hiện đầu của trầm cảm ta có thể thấy là họ sẽ suy<br /> nghĩ bi quan về mọi vấn đề mà họ gặp phải. Họ sẽ trở nên khép kín<br /> hơn, ngại tiếp xúc với mọi người xung quanh. Đối với nghệ sĩ, họ là<br /> những người có lịch tập dày đặc, họ phải luyện tập thời xuyên kể cả<br /> khi chấn thương liên tục, do đó, biểu hiện mệt mỏi, mất tập trung của<br /> trầm dễ làm họ nhầm lẫn với mệt thông thường, điều này có thể khiến<br /> nghệ sĩ chủ quan về tình trạng sức khỏe của mình. Những người mắc<br /> bệnh trầm cảm sẽ chậm chạp, ngủ ít hoặc nhiều hơn bình thường và<br /> ăn uống đối với họ cũng vậy. Khi đến giới hạn cuối cùng của căn bệnh<br /> trầm cảm, nghệ sĩ hay người mắc bệnh sẽ nghĩ đến cái chết giống như<br /> ca sĩ Kim Jong Hyun.<br /> Sau khi phân tích nguyên nhân và tìm ra biểu hiện trầm cảm ở nghệ sĩ<br /> Hàn Quốc, chúng tôi đã rút ra được công ty quản lý đóng vai trò quan<br /> trọng đối với nghệ, sự quan tâm, chăm sóc của họ có ảnh hưởng rất<br /> lớn đến việc hình thành cảm xúc, động lực vượt qua mọi khó khăn, đối<br /> mặt với áp lực của mỗi nghệ sĩ để không rơi vào tình trạng căng thẳng<br /> dẫn đến trầm cảm.<br /> CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH QUẢN LÝ NGHỆ SĨ CỦA CÔNG TY GIẢI TRÍ<br /> HÀN QUỐC<br /> 3.1 THỰC TẬP SINH<br /> Việc được chọn làm thực tập sinh cho SM trước khi trở thành ca sĩ<br /> chính thức là một điều hết sức khó khăn, nó không khác gì với những<br /> cuộc thi tìm kiếm tài năng. Muốn trở thành thực tập sinh không dễ<br /> dàng, bạn phải đạt các yêu cầu về ngoại hình đẹp, giọng hát hay, vũ<br /> đạo xuất sắc và ứng xử khéo léo. Công ty đã đặt ra rất nhiều tiêu chí<br /> như thế cho thực tập sinh của mình với mong muốn kiếm được nghệ sĩ<br /> tiềm năng, người sẽ đem lại lợi nhuận cao cho công ty. Vì thực tập<br /> sinh chính là những ca sĩ hay nghệ sĩ tương lai nên họ sẽ được đào<br /> tạo, huấn luyện trong những khóa học luyện thanh, vũ đạo khắc nghiệt<br /> và khả năng biểu diễn trước đám đông từ khi còn nhỏ buộc họ phải<br /> thích nghi để tồn tại và phát triển.<br /> Khi đã trở thành thực tập sinh, công ty sẽ đưa ra các lịch trình chi tiết,<br /> cụ thể cho các thực tập sinh. Đa số thời gian của họ sẽ thời gian luyện<br /> tập: học hát, học đàn, học nhảy…Thời gian trung bình cho một thực<br /> tập sinh có thực lực đào tạo để trở thành thần tượng là 1 đến 2 năm,<br /> có người sẽ mất nhiều năm hơn (3-5 năm) nếu thực lực tạm thời chưa<br /> đáp ứng được yêu cầu của công ty quản lý đề ra. Việc luyện này vô<br /> cùng gian khổ và khắc nghiệt, họ không có thời gian riêng, không được<br /> đi chơi, du ngoạn với bạn bè, cuộc sống chỉ xoay quanh tập và tập để<br /> cạnh tranh ra mắt thị trường giữa thực tập sinh là kế hoạch mà SM<br /> đưa ra cho thực tập của mình. Chính việc có quá nhiều hoạt động như<br /> thế làm cho thời gian ngủ của họ không đủ vì thời gian chủ yếu là dành<br /> cho thời khóa biểu công ty đưa ra.<br /> Như vậy, công ty giải trí SM đã quản lý thực tập sinh của mình rất khắc<br /> khe, họ nắm từng lịch trình, từng khóa biểu của thực tập sinh, kiểm<br /> soát họ và không cho các thực tập sinh cuộc sống riêng tư trước khi<br /> họ trở thành nghệ sĩ chính thức để đưa họ vào khuôn khổ và t ạo nên <br /> lối sống chuẩn mực của họ  về  sau . Công ty cũng rất chú trọng đầu tư,<br /> phát triển thực tập sinh của mình để tạo ra được những nghệ sĩ tài<br /> năng cống hiến cho công ty, xã hội.<br /> 3.2 NGHỆ SĨ<br /> Đối với nhiều người thì việc được ra mắt chính thức trong 1 nhóm nhạc <br /> thần tượng đã được xem là thành công lớn song đó vẫn chưa phải là tất cả. <br /> Để  thành công hay ít nhất là kiếm được đủ  số  tiền mà công ty đầu tư  cho  <br /> họ, các ca sĩ tân binh còn phải cố gắng gấp đôi thậm chí gấp 3 lần quãng <br /> thời gian làm thực tập sinh. <br /> SM Entertainment cũng đưa ra những yêu cầu cao đối với nghệ sĩ trong việc <br /> luyện tập và chế  độ  ăn kiêng để  đảm bảo ngoại hình đẹp. Họ  cũng phải  <br /> tuân thủ  những quy định khắc khe mà công ty đưa ra trong suốt quá trình <br /> hoạt động âm nhạc trong đó có việc không được phép công khai tình cảm cá  <br /> nhân cho thấy người quản lý không quan tâm nhiều đến cảm xúc của nghệ <br /> sĩ mình. Công ty sẽ  ký kết hợp đồng lâu dài với nghệ  sĩ từ  bảy năm đến <br /> mười năm. Đa phần những lợi nhuận, số  tiền mà nghệ  sĩ kiếm được thì <br /> công ty sẽ trả thấp hơn so với khả năng mà họ nên nhận. Điều đó cho thấy <br /> phần lớn nghệ  sĩ đang phải chịu cảnh bóc lột sức lao động từ  các công ty  <br /> giải trí,  ở  đây là SM. Bằng chứng là ca sĩ của các nhóm nhạc sau khi rời  <br /> khỏi đã thưa kiện lại SM như: Ngô Diệc Phàm, LuHan (EXO),… <br /> Bên cạnh đó, họ cũng phải luyện tập thời xuyên, thậm chí là chấn thương  <br /> liên tục hay bị bệnh thì nghệ sĩ vẫn phải tập luyện, biểu diễn theo lịch trình <br /> công ty đưa ra. Thời gian làm việc nhiều, cường độ  lớn trong suốt khoảng  <br /> thời gian như  vậy dễ  gây ra tình trạng mất ngủ  và căng thẳng (stress)  ở <br /> nghệ sĩ. Do đó, mà họ sẽ cảm thấy mình không là gì, không được quan tâm  <br /> làm cho cảm xúc thay đổi bất thường. <br /> Qua hai mô hình quản lý nghệ sĩ của SM Entertainment đã nêu trên, chúng ta <br /> có thể  thấy công ty này kiểm soát khá gắt gao thời gian biểu của nghệ  sĩ <br /> của mình. Họ rất chú trọng trong việc phát triển tài năng của nghệ sĩ, ngôi  <br /> sao, sẵn sàng bỏ  ra số  tiền lớn để  đầu tư  tài năng. Tuy nhiên, việc kiểm  <br /> soát nghệ  sĩ gắt gao như  vậy có thể  dẫn đến một số  nghệ  sĩ không chịu  <br /> đựng được áp lực gây ra căng thẳng trầm trọng và trầm cảm. Công ty nên <br /> có một cách quản lý nghệ  sĩ khác để  họ  được phát triển một cách tài năng  <br /> tốt nhất và giảm thiểu nguy cơ  mắc bệnh trầm cảm trong công ty mình. <br /> Chẳng hạn, công ty nên giảm bớt số  giờ  luyện tâp cho nghệ  sĩ của mình,  <br /> dành thời gian ngủ 8 tiếng một ngày cho họ để họ phục hồi lại năng lượng  <br /> điều này sẽ giúp nghệ sĩ hoạt động tốt hơn, tinh thần thoải mái, phấn chấn  <br /> hơn. Công ty cũng nên đưa ra khoảng thời gian riêng cho các nghệ  sĩ của <br /> mình, họ sẽ thấy thoải mái, tự do hơn làm tâm trạng nghệ sĩ trở nên vui vẻ,  <br /> yêu đời. Đặc biệt, các nghệ sĩ của công ty, ai cũng quan tâm đến tiền lương  <br /> và phúc lợi xã hội mà công ty đưa ra cho nhân viên của mình. Nếu lương  <br /> phù hợp và phúc lợi tốt thì nghệ  sĩ sẽ  không có suy nghĩ bỏ  đi, công ty sẽ <br /> không bị mất đi tài năng và kiếm được lợi nhuận cao. <br /> KẾT LUẬN<br /> Từ nghiên cứu trên, chúng tôi rút ra được nguyên nhân dẫn đến trầm<br /> cảm hiện nay ở nghệ sĩ Hàn Quốc là do những tác động tiêu cực của<br /> việc quản lý nghệ sĩ của công ty. Họ nên có một giải pháp quản lý tốt<br /> hơn để nghệ sĩ của mình không bị trầm cảm và giảm thiểu số lượng<br /> nghệ sĩ bị bệnh xuống mức thấp nhất có thể. Điều này không chỉ giúp<br /> các nghệ sĩ có cơ hội phát triển tài năng toàn diện mà còn giúp công ty<br /> kiếm thêm lợi nhuận.<br /> Qua bài nghiên cứu, chúng tôi không chỉ đánh giá được mức độ ảnh<br /> hưởng của việc quản lý của SM Entertainment lên nghệ sĩ của mình<br /> mà còn nhìn nhận được một cách tổng quan hơn về sự khốc liệt của<br /> nền giải trí Hàn Quốc, cách thức quản lý nghệ sĩ chung trong các công<br /> ty giải trí lớn đối với nghệ sĩ của mình. Từ đó, giúp họ có cái nhìn khác<br /> về việc quản lý nghệ sĩ khắc khe, tạo áp lực lên cuộc sống nghệ sĩ<br /> mình như thế để đưa ra được một mô hình quản lý, đào tạo nghệ sĩ để<br /> họ phát huy hết tài năng, sở trường của mình.<br /> Vì lý do thời gian và thiếu kiến thức chuyên môn, đề tài của chúng tôi<br /> không tránh khỏi những sai sót. Mong các bạn đóng góp ý kiến để đề<br /> tài được hoàn chỉnh hơn.<br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> [1] American Academy of Family Physicians, 07/06/2017, Overview: <br /> Depression<br /> [2] Brigitta Bondy, 2002, Vol 4, N01, MD Bệnh viện tâm thần Đại học <br /> Munich, Khoa Hóa Thần kinh, Munich, Đức, pp 7­20, Dialogues in clinical <br /> neuroscience.<br /> [3] http://dantri.com.vn/van­hoa/tai­sao­nghe­si­de­bi­tram­cam­<br /> 20180105070938168.htm, 15:00, 20/04/2018, Tại sao nghệ sĩ dễ bị trầm <br /> cảm?<br /> [4] https://hellobacsi.com/benh/tram­cam/, 11:24, 20/04/2018, Trầm cảm<br /> [5] http://kenh14.vn/muon­lam­than­tuong­kpop­ban­buoc­phai­chap­nhan­<br /> song­cung­cong­nghe­dao­tao­dia­nguc­the­nay­day­20170301095955362.chn, <br /> 17:00, 20/04/2018.<br /> [6] https://news.zing.vn/lang­giai­tri­kpop­nguoi­tu­tu­ke­noi­loan­de­thoat­<br /> khoi­ap­luc­post805290.html, 16:00, 20/04/2018, Làng giải trí K­pop: Người <br /> tự tử, kẻ nổi loạn để thoát khỏi áp lực.<br /> [7] https://saostar.vn/am-nhac/sm-chi-chia-5-doanh-thu-album-cho-<br /> nghe-si-yg-hao-phong-voi-ti-le-50-50-374783.html, 19:48, 20/04/2018,<br /> SM chỉ chia 5% doanh thu album cho nghệ sĩ, YG hào phóng với tỉ lệ<br /> 50-50.<br /> [8]https://www.ted.com/talks/david_anderson_your_brain_is_more_than_a_ba<br /> g_of_chemicals/transcript?language=vi , 11: 56, 20/04/2018, Não bộ không <br /> chỉ là một mớ hóa chất.<br /> [9] https://text.xemtailieu.com/tai­lieu/aaron­beck­va­thuyet­nhan­thuc­<br /> 1733902.html, 14:57, 20/04/2018, Aaron Beck và thuyết nhận thức.<br /> [10] https://vi.wikipedia.org/wiki/Công_ty_giải_trí, 21:35, 22/04/2018, Công <br /> ty giải trí<br /> [11] https://vi.wikipedia.org/wiki/Nghệ_sĩ, 12:34, 20/04/2018, Nghệ sĩ.<br /> [12] https://www.wattpad.com/82591720­các­học­thuyết­tâm­lý­nhân­cách­<br /> chương­12­albert/page/5, 14:21, 20/04/2018, Học thuyết nhân cách học tập <br /> xã hội <br /> [13] https://www.wikihow.vn/Trở­thành­thực­tập­sinh­Kpop, 12:56, <br /> 20/04/2018, Cách để trở thành thực tập sinh K­pop<br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0