Luận văn Thạc sĩ Văn học: Cấm kỵ và đối phó với cấm kỵ nhìn từ góc độ văn hoá (khảo sát qua thơ Nôm truyền tụng của Hồ Xuân Hương)
lượt xem 11
download
Đề tài nghiên cứu văn hoá truyền thống thời trung đại để thấy xã hội phong kiến trước đây đã cấm đoán đời sống bản năng như thế nào và quần chúng nhân dân đối phó với sự cấm đoán này ra sao. Chúng tôi đặt thơ Nôm Hồ Xuân Hương trong ngữ cảnh văn hóa cấm kỵ đó, để thấy được sự độc đáo về đối phó với cấm kị bản năng tình dục của hình thức nghệ thuật ngôn từ so với các kiểu văn hóa đối phó với cấm kỵ bản năng khác.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Văn học: Cấm kỵ và đối phó với cấm kỵ nhìn từ góc độ văn hoá (khảo sát qua thơ Nôm truyền tụng của Hồ Xuân Hương)
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA VĂN HỌC TRẦN THỊ HƯƠNG CẤM KỴ VÀ ĐỐI PHÓ VỚI CẤM KỴ NHÌN TỪ GÓC ĐỘ VĂN HOÁ (KHẢO SÁT QUA THƠ NÔM TRUYỀN TỤNG CỦA HỒ XUÂN HƯƠNG) LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Ngành: Văn học, khoá 2004 – 2007 Người hướng dẫn: PGS.TS. TRẦN NHO THÌN Học viên thực hiện: TRẦN THỊ HƯƠNG Hà nội - 2008 1
- ĐẶT VẤN ĐỀ Lịch sử nghiên cứu tiểu sử, văn bản thơ Hồ Xuân Hƣơng I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI. Như chúng ta đã biết xã hội phong kiến Việt Nam lấy Nho giáo làm ý thức hệ chính thống. Văn hóa vốn có đặc điểm khắc phục cái bản năng. Nhưng con người lý tưởng của Nho gia là nội thánh ngoại vương, tu kỷ trị nhân. Văn hoá Nho giáo không chỉ khắc phục mà còn áp chế, kiểm soát đời sống bản năng, nhất là bản năng tình dục nên đề tài tình dục là hầu như là mảnh đất cấm kỵ đối với văn học nhà Nho. Nói đến quan hệ tính giao, nói đến quan hệ tình ái nam nữ trong văn chương là một điều cần né tránh. Tất nhiên, không có đạo luật chính thức nào qui định không được kể, tả quyền nam nữ được yêu đương hay làm tình trong văn chương, song các áp lực của đời sống văn hóa xã hội phong kiến buộc các văn nhân “tự kiểm duyệt” mà né tránh. Trong luận văn này, chúng tôi gọi gọn lại là “cấm kỵ cái bản năng” để chỉ hiện tượng này. Một điều hiển nhiên rằng, con người hiện thực phải cân bằng hài hoà cả bản năng lẫn văn hoá. Nếu con người chỉ có mặt văn hoá, coi nhẹ bản năng là không tưởng hoặc con người chỉ có mặt bản năng thì không được. Hai điều ấy gắn kết với nhau như hai mặt của một tờ giấy, để tạo nên một con người hiện thực, tồn tại trong cuộc sống thực. Có thể cấm đoán bằng mệnh lệnh, bằng các tín điều đạo đức, thậm chí bằng các hình phạt khắc nghiệt đối với phần bản năng nhưng không thể tiêu diệt được quyền sống bản năng. Freud đã chỉ ra, cái bản năng tính dục chỉ bị ý thức đạo đức chèn ép, đẩy xuống hàng tiềm thức và sẽ hiện ra dưới dạng vô thức. Về phương diện diễn ngôn, bản năng tính dục có thể được biểu đạt bằng những hình thức ngụy trang che đậy nào đó, nhằm đối phó với các cấm đoán. Trong mỗi truyền thống văn hóa, ở mỗi thời đại, đối với mỗi thể loại nghệ thuật, lại có những cách thức đối phó với cấm kị khác nhau. Mảng 3
- thơ Nôm truyền tụng của Hồ Xuân Hương là một ví dụ sinh động về hình thức đối phó với cấm kị bản năng trong văn hoá truyền thống Việt Nam bằng ngôn ngữ thi ca. Hẳn nhiên, bà chúa thơ Nôm không đơn độc trên con đường chống lại văn hoá bản năng, bà đã kế thừa tinh hoa văn hoá dân gian, văn học dân gian, phát huy cao độ tài năng vốn có của bản thân để tạo nên tiếng thơ độc nhất vô nhị trên diễn đàn văn học nước nhà. Từ trước đến nay, thái độ và cách lí giải đối với vấn đề tục, dâm trong thơ Hồ Xuân Hương rất khác nhau, thậm chí trái ngược nhau. Trước cách mạng tháng Tám, nhiều nhà nghiên cứu cho đó là ẩn ức tính dục như Trương Tửu, Nguyễn Văn Hanh… Sau cách mạng, Nguyễn Đức Bính, Chế Lan Viên, Nguyễn Lộc, Lê Trí Viễn và một số nhà nghiên cứu khác lại cho rằng Hồ Xuân Hương dùng lối viết dung tục, dùng cái tục để chế giễu đạo đức phong kiến, hiền nhân quân tử, hạ bệ giải thiêng. Gần đây, trong bối cảnh đổi mới nghiên cứu văn học, Đỗ Đức Hiểu cho rằng đó là ca ngợi sự tự nhiên và Đỗ Lai Thuý lại nghĩ đó là tín ngưỡng phồn thực, không có dâm tục… Chúng tôi nhìn nhận những bài thơ gọi là “dâm”, “tục” ấy dưới một góc độ khác, đặt chúng vào hệ thống các đối phó với cấm kỵ trong văn hoá truyền thống. Trong xã hội chuyên chế phương Đông, để duy trì quyền uy của giai cấp thống trị, có nhiều hình thức cấm kỵ khác nhau. Cấm kỵ dễ thấy nhất là quy định kiêng húy. Hình thức kiêng húy buộc người ta phải viết chữ Hán thiếu nét hoặc có ký hiệu như dấu nháy và đọc chệch để tỏ rõ có ý thức tôn trọng chữ húy. Trong văn hóa dân gian, để đối phó với những cấm đoán khắt khe áp đặt cho quan hệ nam nữ, người xưa đã che dấu cho quan hệ tự do của nam nữ bằng những kiểu không gian lễ hội khác nhau (không gian đêm rã đám làng La, hang động tối tăm); để đối phó với can thiệp của triều đình phong kiến Nho giáo hóa muốn cấm làng xã thờ các loại “dâm thần” vốn là “hèm” của làng xã, người dân đã đối phó bằng các hình thức che giấu khác nhau như hành lễ vào đêm khuya, như bịa ra các thần phả đáp ứng đúng yêu cầu triều đình. 4
- Luận văn này đặt những bài thơ Nôm đề vịnh của Hồ Xuân Hương vào ngữ cảnh cấm kỵ và đối phó với cấm kỵ trong xã hội chuyên chế phương Đông như thế. Tất nhiên, là một kiểu nghệ thuật ngôn từ, thơ đề vịnh của Hồ Xuân Hương có phương cách đối phó với cấm kỵ riêng của nó. Nếu trong văn chương chính thống của Nho gia, việc miêu tả các cơ quan sinh dục hay quan hệ tính giao bị xem là cấm kỵ, cần né tránh thì Hồ Xuân Hương đã trực diện đương đầu với các cấm kỵ đó. Thơ Nôm truyền tụng Hồ Xuân Hương là sản phẩm đặc biệt của văn chương trung đại; khi mà các vấn đề của đời sống bản năng bị xem là vùng đất cấm, các tác phẩm này đã sử dụng những phương tiện kỹ thuật riêng để xâm nhập vào vùng đất cấm ấy mà vẫn có thể biện minh. Luận văn của chúng tôi sẽ phân tích cụ thể các kỹ thuật này, xem như ở đây hàm chứa một đặc trưng quan trọng của thơ Hồ Xuân Hương. II. TIỂU SỬ HỒ XUÂN HƢƠNG. Hiện nay, giới ngiên cứu vẫn chưa tìm được tài liệu gốc xác thực nào ghi rõ ràng tên tuổi, địa chỉ quê quán, năm sinh, năm mất, sáng tác thi ca, phần mộ… của Hồ Xuân Hương. Do vậy, khi bàn về tiểu sử Hồ Xuân Hương, nhiều tranh luận diễn ra, có những ý kiến trái ngược nhau. Hồng Tú Hồng, Lữ Hồ…cho rằng không có nữ sĩ Hồ Xuân Hương, những tác phẩm mà lâu nay gọi là của Hồ Xuân Hương thực ra là sáng tác tập thể của tầng lớp nho sĩ. Trong khi, Trần Thanh Mại, Hoàng Xuân Hãn, Đào Thái Tôn, Lê Trí Viễn, Nguyễn Lộc, Nam Trân, Lê Xuân Sơn, Ngô Cường, Hoa Bằng, Trương Tửu, Nguyễn Văn Hanh, Xuân Diệu, Đỗ Lai Thuý, Trần Đình Sử, Đặng Thanh Lê, Nguyễn Hữu Sơn, Vũ Thanh,…khẳng định có một nhà thơ Hồ Xuân Hương bằng da bằng thịt nhưng chân dung nữ sĩ hiện lên vô cùng rắc rối, và các nhà nghiên cứu đưa ra nhiều giả thiết khác nhau về cuộc đời của bà. Tổng hợp các tài liệu thu thập được, chúng tôi tạm đưa ra một “lý lịch trích ngang” của nữ sĩ họ Hồ: nguyên quán thuộc xã Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An; là con của Hồ Sĩ Danh (1706 - 1783) với người thiếp họ Hà 5
- thuộc tỉnh Bắc Ninh. Chẳng may bố mất sớm, Xuân Hương theo mẹ ra đất Thăng Long sinh sống. Tương truyền, họ ngụ cư tại phường Khán Xuân, huyện Vĩnh Thuận gần Hồ Tây (Hà Nội bây giờ), sau đó chuyển đến thôn Tiên Thị, tổng Tiên Túc, huyện Thọ Xương (nay là phố Lí Quốc Sư, Hà Nội). Hồ Xuân Hương được đi học nhưng không nhiều, song có tài năng làm thơ chữ Hán lẫn chữ Nôm. Xuân Hương giao lưu với các tao nhân mặc khách như: Mai Sơn Phủ, Tốn Phong Thị, Cư Đình, Thạch Đình, Chí Hiên, Thanh Hiên, Hiệp trấn Sơn Nam thượng Trần Ngọc Quán, Hiệp trấn Sơn Nam hạ Trần Quang Tĩnh, Hiệp trấn Trần hầu Trần Phúc Hiển… và họ đều in dấu ấn trong các bài thơ đối đáp, xướng hoạ với chủ nhân “Cổ Nguyệt Đường”. Đặc biệt phải kể đến ông Cần chánh học sĩ Nguyễn Hầu, người Tiên Điền, (có người đoán là nhà thơ Nguyễn Du) từng là “người xưa” của Hồ Xuân Hương. Chưa kể Chiêu Hổ (nhưng khó có thể là Phạm Đình Hổ, tác giả Vũ trung tuỳ bút và Đông Dã học ngôn thi tập) là bạn trai tri ân cùng người Cổ Nguyệt đối đáp, để lại nhiều tứ thơ. Đường chồng con của nữ sĩ đa tài này thật trắc trở, truân chuyên. Tình duyên hẩm hiu, muộn mằn, đến khi lấy chồng thì “cố đấm ăn xôi, xôi lại hẩm”, hai lần lấy chồng nhưng đều lỡ dở. Hồ Xuân Hương lấy Trần Phúc Hiển đã phải cảnh vợ lẽ và tiếng thơ khóc chồng của người phụ nữ bạc mệnh vang lên văng vẳng “Trăm năm ông phủ Vĩnh Tường ôi!”. Tiếp đến, bà lại làm lẽ tổng Cóc rồi cũng phải khóc chồng: “Chàng Cóc ơi! Chàng Cóc ơi!”. Điều chúng tôi muốn nói thêm về cuộc đời của nữ sĩ là ý kiến của Đào Thái Tôn trong bài viết: Phải chăng Hồ Xuân Hƣơng trong Xuân Đƣờng đàm thoại là một kĩ nữ?. Tác giả chỉ đưa ra ý kiến tham khảo chứ không khẳng định Hồ Xuân Hương là một kĩ nữ. Nàng xuất hiện trong Xuân Đƣờng đàm thoại là một tài nữ thông thạo “nào đàn, nào cờ, nào rượu, nào thơ” và cuộc đời riêng chung có thể viết thành một thiên “phong tình tân lục”. Người tài nữ chẳng thể giữ nổi tấm thân trinh bạch trong môi trường mà mình luôn phải làm kẻ mua vui, nên phải làm cái việc “cởi đai ngọc, nâng chén vàng”. Hơn nữa, 6
- loạt từ “bạc mệnh”, “phù hoa”, “yêu hoa”, “tài hoa”, “tình lang”, “tình khách”… trong tác phẩm trên đều dùng để miêu tả về Hồ Xuân Hương, loại từ ngữ này thường dùng chỉ người ca kỹ. Xuân Đƣờng đàm thoại còn trích dẫn câu thơ trong Ca trù để ca vịnh kĩ nữ:“Nhi nữ hữu duyên lân bạc phận/Anh hùng vô lệ diệc tâm bi”. Đặc biệt, người đọc dễ dàng nhận thấy phẩm cách người tài nữ này qua lời nhận xét các nhân vật khác của truyện: “Của lạ gái đẹp đau khổ/Ả mà không chết, ai người không vương luỵ/Ả mà còn sống, ai là người vô tình cho được”… Đào Thái Tôn băn khoăn: “Như thế là: Nếu không kể đến nàng Xuân Hương mà Miên Thẩm đã ngậm ngùi thương cảm trong “Long Biên trúc chi từ” (trong bộ Thương sơn thi tập), cho đến nay chúng ta đã có: một Hồ Xuân Hương - bà chúa thơ Nôm; một Hồ Xuân Hương trong những bài thơ, tư liệu chữ Hán; một Hồ Xuân Hương trong Xuân Đường đàm thoại và một Hồ Xuân Hương ở Đại An. Đâu là Hồ Xuân Hương – thi sĩ? Và đâu là Hồ Xuân Hương - ca kỹ? Tại sao những ca kĩ trong Xuân Đường đàm thoại và Ca trù lại mang tên Hồ Xuân Hương? Ý nghĩa, giá trị của Xuân Đường đàm thoại?”. Liên quan đến vấn đề này, Trần Nho Thìn có ý kiến: “Nếu rà lại tất cả sáng tác kể cả thơ Nôm truyền tụng lẫn thơ Lƣu hƣơng kí và các giai thoại lưu truyền về Hồ Xuân Hương, chúng ta dễ thấy những dấu hiệu của một người ả đào, dẫu là một ả đào thượng thặng” [106, 297]. Người phụ nữ trong xã hội Nho giáo nam quyền, phải thực hiện theo tam tòng tứ đức, công dung ngôn hạnh khó có thể đi đây đi đó tự do, khó có thể được phép quan hệ tự do với bạn trai, khó có thể uống rượu như Hồ Xuân Hương trong thơ và giai thoại. Trái lại, nhân vật Hồ Xuân Hương trong thơ ca, trong giai thoại lại giao tiếp khá rộng rãi, kết giao với nhiều trí thức văn chương cùng thời và điều này được minh chứng ở nhiều bài thơ tràn đầy ý tình do nữ sĩ xướng hoạ cùng các bạn trai như ông Mai Sơn Phủ, ông Tốn Phong Thị, ông Cần chánh học sĩ Nguyễn hầu, ông Chiêu Hổ, Tổng Cóc, ông Phủ Vĩnh Tường… Không gian địa lý hoạt động của nhân vật này cũng khá rộng. Thêm vào đó, người phụ nữ trong thơ còn một cái 7
- thú “Chén rượu hương đưa say lại tỉnh”. Bài thơ Bánh trôi có câu viết “Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn/Mà em vẫn giữ tấm lòng son”, khiến ta liên tưởng đến thân phận kỹ nữ bị đàn ông giày vò. Song cái điều đáng quý ở cô gái đấy là tấm hồn cô luôn giữ được “lòng son”, không bị vẩn đục. Tóm lại, “đó là những dấu hiệu không bình thường so với người phụ nữ theo tiêu chí Nho giáo, nhưng lại rất tiêu biểu cho một kĩ nữ ả đào” [106, 298]. III. VĂN BẢN THƠ HỒ XUÂN HƢƠNG 1. VĂN BẢN THƠ CHỮ NÔM Hiện có trên 100 văn bản chép thơ Nôm của Hồ Xuân Hương, bao gồm các bản chép tay, khắc ván chữ Nôm và các bản in chữ quốc ngữ. Trong đó, đáng chú ý nhất là những văn bản: Âm ca tập, Bách liêu thi tập, Bảo hán châu liên, Đào Nƣơng thi hiếu ca, Đăng Khoa lục sƣu giảng, Kỳ quan thi, Liệt truyện thi ngâm, Tạp thảo tập, Lĩnh Nam quần hiền văn thi diễn âm tập, Nam âm thảo, Quốc âm thi tuyển, Quốc văn tùng ký, Song thất lục bát quốc âm ca, Thi ca đối liễn tạp lục, Thi ca quốc âm tạp lục, Thi từ ca đối sách, Liên Hƣơng thi sao, Việt Tuý tham khảo, Quế Sơn Tam nguyên thi tập (văn bản chép tay); Quốc âm thi tuyển, Xuân Hƣơng thi tập - 1921, Xuân Hƣơng thi tập - 1992 (văn bản khắc ván chữ Nôm); Hồ Xuân Hƣơng thi tập (văn bản in chữ Quốc ngữ). Có nhiều ý kiến khác nhau về thời gian ra đời của các văn bản trên, trong đó Kiều Thu Hoạch cho rằng, tính đến nay, văn bản Quốc văn tùng ký được xem là xuất hiện sớm nhất. Về số lượng văn bản thơ Nôm Hồ Xuân Hương cũng có một số ý kiến khác nhau. Đào Thái Tôn cho rằng thơ truyền tụng của bà có 139 bài. Trần Thanh Mại công nhận thơ của nữ sĩ có quãng 40 bài. Đỗ Lai Thuý dựa chủ yếu dựa vào hai cuốn Thơ Hồ Xuân Hƣơng của Nguyễn Lộc và L’oeuvres de la poétesse vietnamienne của M. Durand chọn lựa được 50 bài thơ. Kiều Thu Hoạch dựa trên 3 tiêu chí: phải là thơ được in hoặc chép tay bằng chữ Nôm; nội dung hoặc phản ánh tâm trạng của người phụ nữ về số phận long đong, về tình duyên lỡ làng hoặc châm biếm, trào tiếu những hiện tượng không bình thường 8
- của xã hội và tự nhiên - trữ tính chứ không phải là thứ trào phúng tục nhảm; hình thức thường sử sụng lối nói lấp lửng (ambivalent), hoặc dùng lối nói song quan ngữ (mot équivoque), hoặc sử các biểu tượng hai mặt (symbole équivoque) để chọn ra trong 10 văn bản thơ viết bằng chữ Nôm (Xuân Hƣơng di cảo, Xuân Hƣơng thi tập - bản khắc năm 1921, Xuân Hƣơng thi tập - bản khắc năm 1922, Quốc văn tùng ký, Xuân Hƣơng thi sao, Tạp thảo tập, Quế Sơn thi tập, Xuân Hƣơng thi vịnh, Liệt truyện thi ngâm, Lĩnh Nam quần hiền văn thi diễn âm tập) 84 bài thơ của Hồ Xuân Hương. Chúng tôi lập bảng so sánh sự lựa chọn những bài thơ Nôm truyền tụng Hồ Xuân Hương của hai nhà nghiên cứu Kiều Thu Hoạch và Đỗ Lai Thuý (tác phẩm được tác giả nào lựa chọn thì đánh dấu x). STT Tên bài thơ (Đỗ Tên bài thơ (Kiều Thu Lai Thuý) Đỗ Lai Kiều Thu Hoạch) Thuý Hoạch 1 Ngắm Tây Hồ nhớ bạn X 2 Hồ Trúc Bạch X Vịnh Thăng Long hoài X 3 cổ 4 Chơi Khán Đài Chơi đền Khán Đài X X 5 Tức cảnh sông Nhĩ Hà X Giong thuyền chơi X 6 trăng 7 Canh khuya Tự tình (II) X X 8 Vịnh đời ngƣời X 9 Thơ tự tình Tự tình (I) X X 10 Lấy chồng chung Làm lẽ X X 11 Không chồng mà chửa Không chồng mà X X 9
- chửa 12 Thƣơng thay phận gái X 13 Thƣơng ôi phận gái X 14 Thân phận đàn bà X Thơ tức sự Dỗ ngƣời đàn bà X 15 chồng chết 16 Cảnh thu X 17 Qua sông phụ sóng X Vịnh thuyền gỗ bách - Tự tình (III) X X 18 tức gái goá 19 Tặng tình nhân X Qua Nghệ An nhớ bạn X 20 hiền - bài 2 21 Thơ Thị Đểu X 22 Có cảm xúc X 23 Gửi nữ sĩ Mộng Lan X 24 Chi chi chuyện ấy X 25 Ngại ngùng X 26 Tình có theo ai X 27 Nguyệt hỡi đê mê X 28 Đàn gảy X 29 Ngày hè tìm chồng X Bà già mê tài khó kén X 30 rể Nàng Đào chuộng sắc X 31 chƣa tìm ra chồng 32 Thơ vịnh Đá chẹt X 33 Đá Ông Bà Chồng Đá Ông Chồng Bà X X 10
- Chồng 34 Núi Kẽm Trống Kẽm Trống X X 35 Núi Ba Đèo Đèo Ba Dội X X 36 Động Hƣơng Tích Động Hƣơng Tích X Quán hàng ở xứ Quán Khánh X X 37 Thanh 38 Câu đối Câu đối X X 39 Quan Hậu sợ vợ Một cảnh chùa X X 40 Chơi chùa cổ X 41 Chùa Quán Sứ Chùa Quán Sứ X X 42 Chùa Trấn Quốc X 43 Chùa Núi Thầy Hang Thánh Hoá X X Chợ Trời núi Thầy Chợ Trời chùa X X 44 Thầy 45 Hang Cắc Cớ Hang Cắc Cớ X X 46 Qua mái thiền quan X 47 Qua cửa đó X 48 Miếu Sầm Thái Thú Đề đền Sầm Công X X 49 Khóc Tổng Cóc Khóc Tổng Cóc X X Khóc quan Vĩnh Khóc ông phủ X X 50 Tƣờng Vĩnh Tƣờng Khóc chồng làm thuốc Bỡn bà lang khóc X X 51 chồng 52 Câu đối khác X 53 Mời ăn trầu Mời trầu X X 54 Mời khách ăn trầu X 55 Tiễn ngƣời làm thơ X 56 Lỡm học trò Mắng học trò dốt X X 11
- (I) Mắng học trò dốt X 57 (II) 58 Vịnh quả chuông X 59 Vịnh quan Huấn đạo X 60 Nƣớc Đằng X 61 Vịnh trống thủng Trống thủng X X 62 Cái quạt Cái quạt (I) X X 63 Bánh trôi Bánh trôi X X 64 Vịnh cái quạt Cái quạt (II) X X 65 Ốc nhồi Ốc nhồi X X 66 Quả mít Quả mít X X 67 Cái giếng Cái giếng X X 68 Đồng tiền hoẻn X 69 Dệt cửi đêm Dệt cửi X X 70 Đánh đu X 71 Tát nƣớc X 72 Ông cử võ X 73 Chơi hoa X 74 Vịnh đánh cờ X 75 Nắng cực gặp mƣa X 76 Vịnh ni sƣ X 77 Chế sƣ Sƣ hổ mang X X 78 Sƣ hoang dâm Kiếp tu hành X X 79 Nhạo sƣ Sƣ bị ong châm X X 80 Vịnh nằm ngủ Thiếu nữ ngủ ngày X X 81 Hỏi trăng Hỏi trăng X X 82 Trăng thu X 12
- 83 Vịnh Hằng Nga X Đề tranh Hai ngƣời Tranh tố nữ X X 84 đẹp 85 Gái không âm hộ Vịnh nữ vô âm X X Ngã tốc váy làm thơ tự X 86 vịnh 87 Bùn bắn lên đồ X 88 Đi đái bùn nẩy X Xƣớng hoạ với quan Đối thoại – Xuân X X 89 Tế tửu họ Phạm – Bài Hƣơng (I) một Họ Phạm hoạ lại Đối thoại – Chiêu X X 90 Hổ (I) Xƣớng hoạ với quan Đối thoại – Xuân X X 91 Tế tửu họ Phạm – Bài Hƣơng (III) hai Họ Phạm họa lại Đối thoại – Chiêu X X 92 Hổ (III) Đọc cho Chiêu Hổ hoạ Đối thoại – Xuân X X 93 Hƣơng (II) Chiêu hoạ lại Đối thoại – Chiêu X X 94 Hổ (II) Bảng thống kê cho thấy, Kiều Thu Hoạch lựa chọn thơ Nôm truyền tụng của Hồ Xuân Hương tất cả 84 thi phẩm và Đỗ Lai Thuý lựa 50 thi phẩm. Hai tác giả này chọn trùng nhau 43 bài. Cả Đỗ Lai Thuý và Kiều Thu Hoạch đều không nhắc tới Lƣu hƣơng kí, họ chỉ sử dụng thơ Nôm làm tư liệu nghiên cứu. Dưới đây là bảng so sánh sự sai lệch về tên bài và câu chữ của Kiều Thu Hoạch và Đỗ Lai Thuý khi lựa chọn thơ Nôm truyền tụng Hồ Xuân Hương để 13
- nghiên cứu. (Chúng tôi chép thơ Nôm của nữ sĩ mà Kiều Thu Hoạch đã lựa chọn từ đó đối chiếu với cách tuyển lựa của Đỗ Lai Thuý). 14
- STT Tên bài thơ Dòng Kiều Thu Hoạch Đỗ Lai Thuý Kiều Thu Đỗ Lai Thuý Hoạch 1 Chơi Khán Chơi đền 3 Bốn mùa triêu mộ chuông gầm sóng Ba hồi chiêu… Đài Khán Đài 6 Nguồn ân trăm trượng dễ chơi vơi …muôn… 7 Nào là cực lạc là đâu tá … nào… 2 Canh Tự tình II 2 Trơ cái hồng nhan mấy nước non …với… Khuya 3 Chén rượu hƣơng đƣa say lại tỉnh …đƣa hƣơng… 8 Mảnh tình son trẻ tí con con …san sẻ… 3 Thơ tự Tự tình I 1 Tiếng gà xao xác gáy trên vòm …văng vẳng… bom tình 6 Sau hận vì duyên để mõm mòm …giận…thƣơng… 4 Lấy chồng Làm lẽ 3 Năm chừng mười hoạ hay chăng chớ … thì… chung 5 Cố đấm ăn xôi xôi lại hỏng … hẩm … 7 Nỗi này ví biết dường này nhỉ Thân… 8 Thời trước thôi đành ở vậy xong … thà … 15
- 5 Không Không chồng 1 Cả nể cho nên hoá dở dang … sự … chồng mà mà chửa 2 Sự này có thấu hỡi chăng chàng Nỗi niềm chàng có biết… chửa 4 Phận liễu sao mà nảy nét ngang … đà … 5 Cái tội trăm năm chàng chịu cả … nghĩa… nhớ chửa 6 Chữ tình một khối thiếp xin mang Mảnh… 7 Quản chi miệng thế lời chênh lệch … bao … 8 Chăng thế nhưng mà thế mấy ngoan Không có … có mới… 6 Vịnh Tự tình III 3 Lưng khoang tình nghĩa mong đầy đặn …dƣờng lai láng thuyền gỗ 5 Chèo lái mặc ai lăm đỗ biến Cầm … bách 6 Buồm lèo thây kẻ sắp xuôi gềnh Dong … 7 Đá Ông Bà Đá ông chồng 3 Tầng trên tuyết điểm phơ đầu bạc Từng… Chồng bà chồng 5 Gan nghĩa dãi ra cùng chị Nguyệt …nhật… 8 Núi Kẽm Kẽm Trống 1 Hai bên thời núi giữa thời sông … thì … thì… Trống 3 Gió vật sườn non kêu lắc cắc … giật …khua … 5 (Bài này của Kiều Thu Hoạch chỉ có 4 Ở trong hang núi còn hơi hẹp 6 câu) Ra khỏi đầu non đã rộng thùng 7 Qua cửa mình ơi nên ngắm lại 8 Nào ai có biết nỗi bưng bồng 16
- 9 Núi Ba Đèo Ba Dội 2 Khen ai khéo vẽ cảnh cheo leo …tạc.. Đèo 3 Cửa son tía ngắt lơ thơ móc …đỏ loét tùm hum nóc 4 Đƣờng đá xanh rì lún phún rêu Hòn… 5 Phƣởng phất chồi thông cơn gió thốc Lắt lẻo cành… 6 Mịt mờ ngọn cỏ lúc sương gieo Đầm đìa lá liễu giọt… 7 Hiền nhân quân tử ai là chẳng …mà… 8 Mỏi gối chồn chân cũng muốn trèo …vẫn… 10 Chùa Chùa Quán 1 Quán Sứ chùa xƣa cảnh vắng teo …sao mà.. Quán Sứ Sứ 2 Thƣơng ôi sƣ đã hoá ra mèo Hỏi thăm sƣ cụ đáo nơi neo 3 Sáng banh vắng kẻ khua dùi mõ Chày kình tiểu để suông không đấm 4 Trƣa trật không ngƣời quét kẽ rêu Tràng hạt, vãi lần đếm lại đeo 5 Chí chát chày kình im lại đấm Sáng banh không kẻ khua tang mít 6 Lầm rầm tràng hạt đếm cùng đeo Trƣa trật nào ai móc kẽ rêu 7 Buồm từ rắp cũng sang Tây Trúc Cha kiếp đƣờng tu sao lắt léo 8 Gió vật cho nên phải lộn lèo Cảnh buồn thêm ngán nợ tình đeo 17
- 11 Chợ Trời Chợ trời chùa 1 Hoá công xây đắp biết bao đời …đã… núi Thầy Thầy 3 Buổi sớm gió tuôn trưa nắng dãi … đƣa…đứng 4 Ban chiều mây họp tối trăng soi …chơi… 5 Bày hàng hoa quả quanh năm đủ Bầy…tƣ mùa sẵn 6 Dãi thẻ giang sơn bốn mặt ngồi …Mở phố… 8 Thử lên mặc cả một hai lời Chẳng nên…đôi… 12 Hang Cắc Hang Cắc Cớ 2 Nứt làm đôi mảnh hổng hòm hom …ra…hỏm… Cớ 3 Kẻ hầm rêu mọc trơ toen hoẻn …mốc… 13 Miếu Sầm Đề đền Sầm 1 Ghé mắt trông lên thấy bảng treo …ngang… Thái Thú công 14 Khóc Tổng Khóc Tổng 1 Hỡi chàng ôi hỡi chàng ôi Chàng Cóc ơi, chàng Cóc ơi Cóc Cóc 2 Nghìn vàng khôn chuộc dấu bôi vôi Ngàn… 15 Khóc quan Khóc ông phủ 1 Trăm năm quan phủ Vĩnh Tường ôi …ông… Vĩnh Vĩnh Tƣờng 2 Cái nợ phù sinh có thế thôi …ba …đã trả rồi Tƣờng 4 Ném tung hồ thỉ bốn phương trời Tung hê… 5 Nắm xƣơng dƣới đất chau mày khóc Cán cân tạo hoá rơi đâu mất 6 Hòn máu trên tay miệng mỉm cƣời Miệng túi càn khôn khép lại rồi 7 Đã thế thời thôi cho mát mẻ Hăm bảy tháng trời là mấy chốc 8 Trăm năm quan phủ Vĩnh Tường ôi …ông… 18
- 16 Khóc Bỡn bà lang 2 Thương chồng nên phải khóc tì ti …mới… chồng làm khóc chồng 4 Cay đắng chàng ôi vị quế chi …ơi… thuốc 6 Quy thân liên nhục tẩm đem đi …nhân…mang… 7 Dao cầu thiếp biết trao ai nhỉ …nhẽ 8 Sinh ký chàng ôi tử tắc quy …ơi… 17 Mời trầu Mời trầu Giống nhau Giống nhau 18 Tiễn ngƣời Mắng học trò 1 Dắt díu đưa nhau tới cửa chiền … đến… làm thơ dốt (II) 19 Lỡm học Mắng học trò 2 Lại đây chị dạy lối làm thơ Lại đây cho chị dạy làm thơ trò dốt (I) 3 Bƣớm non ngứa lợi châm hoa rữa Ong…nọc 4 Dê bé buồn sừng húc dậu thưa …cỏn… 20 Vịnh trống Trống thủng 1 Của tôi bưng bít vẫn ngùi ngùi …em…bùi… thủng 2 Nó thủng vì chưng cũng nặng dùi …kẻ… 3 Ngày vắng trên lầu dăm bảy chiếc …đập tung… 4 Đêm thanh dƣới gác một đôi hồi …tỏm cắc… 5 Khi khoan chƣa chán thời khi nhặt Khi giang thẳng cánh bù khi cúi 6 Đánh đứng không thôi lại đánh ngồi Chiến… chiến 7 Nhắn nhủ ai về thương đến mấy …lấy với 19
- 21 Bánh trôi Bánh trôi 1 Thân em thời trắng phận em tròn …vừa…lại vừa… 2 Bảy nổi ba chìm với nước non …mấy… 4 Nhƣng em vẫn giữ tấm lòng son Mà… 22 Cái quạt Cái quạt (I) 2 Duyên này tác hợp tự ngàn xưa …em dính dáng… 5 (Bài này của Kiều Thu Hoạch chỉ có Mát mặt anh hùng khi tắt gió 6 bốn câu) Che đầu quân tử lúc sa mưa 7 Nâng niu ướm hỏi người trong truớng 8 Phì phạch trong lòng đã sướng chưa? 23 Vịnh cái Cái quạt (II) 4 Rộng hẹp ngần nao cắm một cay …nhƣờng nào…cây quạt 5 Càng nực bao nhiêu thời càng mát …nóng… 6 Yêu đêm chẳng chán lại yêu ngày …chƣa phỉ… 24 Ốc nhồi Ốc nhồi Giống nhau Giống nhau 25 Quả mít Quả mít 2 Da nó xù xì múi nó dày Vỏ…sù sì… 3 Quân tử có yêu xin đóng cọc …thƣơng thì…cọc 4 Đừng mân mó nữa nhựa ra tay Xin đừng mân mó nhựa ra tay 20
- 26 Cái giếng Cái giếng 1 Ngõ ngay thăm thẳm tới nhà ông …sâu… 2 Giếng tót thanh thơi rất lạ lùng …tốt…giếng 3 Cầu trắng phau phau hai ván ghép …đôi… 6 Cá giếc le te lội giữa dòng …diếc…lách 7 Giếng ấy thanh tân ai đã biết …chẳng… 27 Dệt cửi Dệt cửi 6 Ngắn dài khuôn khổ vẫn như nhau …cũng… đêm 28 Chế sƣ Sƣ hổ mang 7 Tu lâu có nhẽ lên sư cụ …lẽ…. 29 Sƣ hoang Kiếp tu hành 2 Làm chi một chút tẻo tèo teo Vị gì… dâm 30 Nhạo sƣ Sƣ bị ong Giống nhau Giống nhau châm 31 Vịnh nằm Thiếu nữ ngủ 2 Tiên nữ nằm chơi quá giấc nồng Thiếu… ngủ ngày 3 Lược trúc chải cài trên mái tóc …biếng… 4 Yếm đào trễ xuống dưới nƣơng long …lƣng… 8 Đi thì cũng dở ở sao xong …không… 21
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Bút pháp tả cảnh ngụ tình từ Chinh phụ ngâm (bản diễn nôm) đến Truyện Kiều (Nguyễn Du)
86 p | 312 | 60
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Cái tôi cô đơn trong thơ mới và thơ đương đại Việt Nam
87 p | 238 | 53
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn viết về đề tài tình yêu của Phạm Thị Hoài, Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh
185 p | 266 | 50
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thiên nhiên trong thơ chữ Hán Nguyễn Du
152 p | 318 | 47
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Vị trí của thể loại truyền kì trong tiến trình phát triển của Văn học Việt Nam
150 p | 193 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc trưng nghệ thuật của văn tế Nôm trung đại
132 p | 121 | 32
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Yếu tố kì ảo trong văn xuôi trung đại (thế kỉ XV đến thế kỉ XIX)
115 p | 116 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học nước ngoài: Kiểu nhân vật kiếm tìm trong tiểu thuyết
20 p | 215 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Văn hóa dân gian trong tiểu thuyết
114 p | 154 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm nghệ thuật thơ Bùi Giáng
168 p | 168 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thể loại phóng sự Việt Nam từ 1975 đến nay (qua một số tác giả tiêu biểu)
121 p | 175 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Những đặc điểm cơ bản của tiểu thuyết Tạ Duy Anh
113 p | 107 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Những cách tân kịch của A.P. Chekhov
142 p | 136 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm văn học tầm căn qua sáng tác của Phùng Ký Tài (Roi thần, Gót sen ba tấc, Âm dương bát quái)
132 p | 146 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Những đóng góp của Tuệ Trung Thượng sĩ cho thơ Thiền Việt Nam
132 p | 162 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm văn xuôi nghệ thuật Dạ Ngân
168 p | 149 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Cuộc đời và sự nghiệp văn học của Trương Duy Toản
171 p | 99 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Hiện tượng Epiphany trong tập truyện ngắn "Người Dublin" của James Joyce
137 p | 98 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn