Đề tài: Nợ xấu của ngân hàng, thực trạng và giải pháp
lượt xem 48
download
Đề tài: Nợ xấu của ngân hàng, thực trạng và giải pháp được thực hiện nhằm đưa ra những hiểu biết chung nhất về tình hình nợ xấu cũng như giải pháp giải quyết tình trạng nợ xấu hiện nay. Mời các bạn tham khảo đề tài để hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề tài: Nợ xấu của ngân hàng, thực trạng và giải pháp
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI KHOA SEMINAR NGÂN HÀNG Đề tài “Nợ xấu của ngân hàng, thực trạng và giải pháp” SINH VIÊN THỰC HIỆN : LỚP ` : MÃ SV : Hà Nội, 2015 1
- MỞ ĐẦU Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu từ năm 2008 đến nay, nền kinh tế nước ta đã chịu tác động tiêu cực và kinh tế vĩ mô có nhiều yếu tố không thuận lợi. Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy, nợ xấu của hệ thống các TCTD có chiều hướng gia tăng nhanh. Nợ xấu ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của nền kinh tế cũng như đến sự tồn tại và phát triển của hệ thống ngân hàng. Do vậy, nợ xấu không chỉ là vấn đề của các ngân hàng cần phải giải quyết mà cần có sự chỉ đạo chung của nhà nước. Các ngân hàng cần phải nhận thức đúng về nợ xấu, đồng thời tìm và phân tích được nguyên nhân để từ đó đưa ra giải pháp khắc phục phù hợp. Nếu các ngân hàng cố tình che dấu nợ xấu thì sẽ không phản ánh đúng được thực trạng của toàn hệ thống ngân hàng và hậu quả là ảnh hưởng đến nguồn cung ứng vốn cho nền kinh tế. Trong bối cảnh nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn như hiện nay thì vấn đề giải quyết nợ xấu của các ngân hàng là bài toán nan giải nhất trong ngắn hạn. Nợ xấu của ngân hàng được xem là nguyên nhân cơ bản gây tắc nghẽn sự lưu thông lành mạnh của nền kinh tế, gây mất an toàn cho hệ thống ngân hàng và cũng phản ánh tình hình sản xuất kinh doanh ngày càng khó khăn của doanh nghiệp. Xuất phát từ lý do trên tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nợ xấu của ngân hàng, thực trạng và giải pháp” nhằm đưa ra những hiểu biết chung nhất về tình hình nợ xấu cũng như giải pháp giải quyết tình trạng nợ xấu hiện nay. 2
- NỘI DUNG 1.Khái quát chung về nợ xấu Một trong những nút thắt lớn hiện nay của nền kinh tế hiện nay là vấn đề nợ xấu của hệ thống ngân hàng. Nhiều chuyên gia kinh tế gọi đó là “cục máu đông trong mạch máu” của nền kinh tế. Giải quyết được vấn đề này mới có thể khai thông bế tắc cho nền kinh tế, giúp ổn định kinh tế vĩ mô và thúc đẩy sự phục hồi của tăng trưởng kinh tế. Nợ xấu là những khoản nợ được phân loại từ nhóm 3 (dưới tiêu chuẩn), nhóm 4 (nghi ngờ) và nhóm 5 (khả năng mất vốn cao). Cụ thể nhóm 3 trở lên, gồm các khoản nợ quá hạn trả lãi và/hoặc gốc trên 90 ngày, đồng thời quy định các ngân hàng thương mại căn cứ vào khả năng trả nợ của khách hàng để hạch toán các khoản vay vào các nhóm thích hợp. Như vậy nợ xấu được xác định theo 2 yếu tố: đã quá hạn trên 90 ngày và khả năng trả nợ đáng lo ngại. Đây được coi là định nghĩa của chung trong giới tín dụng chuyên ngành. Còn theo định nghĩa nợ xấu của các tổ chức tín dụng thế giới thì : một khoản nợ được coi là nợ xấu khi quá hạn trả lãi và/hoặc gốc trên 90 ngày; hoặc các khoản lãi chưa trả từ 90 ngày trở lên đã được nhập gốc, tái cấp vốn hoặc chậm trả theo thoả thuận; hoặc các khoản phải thanh toán đã quá hạn dưới 90 ngày nhưng có lý do chắc chắn để nghi ngờ về khả năng khoản vay sẽ được thanh toán đầy đủ”. 3
- Và khi khách hàng bị nợ xấu từ nhóm 3 trở lên sẽ rất khó được ngân hàng duyệt vay lại ít nhất là 5 năm. Như vậy nợ xấu hay nợ khó đòi là các khoản nợ dưới chuẩn, có thể quá hạn và bị nghi ngờ về khả năng trả nợ lẫn khả năng thu hồi vốn của chủ nợ, điều này thường xảy ra khi các con nợ đã tuyên bố phá sản hoặc đã tẩu tán tài sản. Nợ xấu gồm gồm các khoản nợ quá hạn trả lãi và/hoặc gốc trên thường quá ba tháng căn cứ vào khả năng trả nợ của khách hàng để hạch toán các khoản vay vào các nhóm thích hợp. Cách tính nợ xấu Ví dụ: Với ngân hàng nông Techcombank chi nhánh Gia Lâm, hôm nay họ cho 100 khách hàng vay tiền , mỗi người 5 tỷ là 500 tỷ trong thời hạn 12 tháng. Khi tới ngày tính lợi nhuận trả cổ tức , họ tính luôn tiền lãi thu được tới thời điểm đó và tiền vốn cho vay. Từ đó mới phân chia lợi nhuận cho cổ đông, thưởng Ban Quản Trị ngân hàng. Và họ không tính rủi ro kinh doanh , khi kinh tế khủng hoảng, khoản vay 5 tỷ có thể mất trắng , đó là nợ xấu, đó là phải để một phần lãi ngày hôm nay vào quỹ dự phòng. Cách tính nợ xấu của ngân hàng quốc tế so với VN : Một khoản vay quốc tế 1 tỷ, khi tháng đầu trả 50 triệu (24 kỳ, mỗi kỳ 50 triệu), tháng thứ 2, không trả được, khi trể 3 tháng là toàn số nợ đọng là 950 triệu là nợ xấu. Còn tại ngân hàng VN …càng làm thấp nợ xấu thì càng được chia lời nhanh… Tháng thứ 2 , 3 ,4 không trả được, thì nợ xấu chỉ là 3 * 50 triệu= 150 triệu. Số 150 triệu này của 100 công ty còn phân loại: công ty đóng cửa và hấp 4
- hối là loại 4, công ty không trả nổi bây giờ nhưng với ý kiến chủ quan của Ngân hàng cho vay thì 12 tháng sau trả được v.v…? Trong khi đó, ngân hàng nước ngoài thì nợ xấu sẽ là 950 triệu * 100 công ty = 95 tỷ, không phân loại và NH phải trích dự phòng từ lợi nhuận hay ngay cả lỗ cũng phải trích 95 tỷ. Khi nào các công ty này bắt đầu trả được nợ thì họ mới lấy ra khỏi danh sách nợ xấu mà giảm lại cho dự phòng. Chính vì vậy dự phòng của quốc tế không tăng đột xuất theo tháng ngày trong thời hạn vay, của VN thì cứ thêm mỗi tháng mỗi nhiều nhưng bất cứ lúc nào, không ai biết là bao nhiêu vì tháng sau, sau nữa sẽ thêm nữa. 2.Thực trạng tình hình nợ xấu của Ngân hàng Việt Nam Trong bối cảnh nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn như hiện nay thì vấn đề giải quyết nợ xấu của các ngân hàng là bài toán nan giải nhất trong ngắn hạn. Nợ xấu của ngân hàng được xem là nguyên nhân cơ bản gây tắc nghẽn sự lưu thông lành mạnh của nền kinh tế, gây mất an toàn cho hệ thống ngân hàng và cũng phản ánh tình hình sản xuất kinh doanh ngày càng khó khăn của doanh nghiệp. Điển hình vào năm 2012, do bị ảnh hưởng bởi nhiều nguyên nhân nên hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bị thua lỗ. Hệ quả là nợ xấu của các ngân hàng đã không ngừng tăng lên, trở thành “điểm nghẽn” của nền kinh tế, cản trở sự lưu thông của dòng vốn tíndụng. Cụ thể, tỷ lệ nợ xấu của một số ngân hàng TMCP như Ngoại thương Việt Nam (VCB), Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV), Công thương Việt Nam (CTG), Á Châu (ACB), Sài Gòn Thương tín (STB), Techcombank (TCB), Quân Đội (MB) và ngân hàng thương mại nhà nước như Agribank (AGR) từ năm 2008 đến hết quý III năm 2013 khá cao trong đó Agribank có tỷ lệ nợ xấu 5
- cao nhất trong các ngân hàng, kế đến là BIDV và thứ ba là Vietcombank và Techcombank. Giai đoạn 20082010, ngân hàng VCB, BIDV và AGR có tỷ lệ nợ xấu gần bằng nhau. Tuy nhiên, vào giai đoạn 2011 – hết quý III năm 2013 thì tỷ lệ nợ xấu của AGR có xu hướng tăng rất cao tương đương gần 300% so với giai đoạn 20082010, và cao nhất vào năm 2011 lên đến 6,67%. Trong số các ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu khá cao thì ba ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu thấp nhất đó là CTG, ACB, STB (năm 2008 tỷ lệ nợ xấu của ACB chỉ có 0,08%). Dựa vào số liệu của báo cáo tài chính quý III/2013, nhiều ngân hàng bị nợ xấu ăn gần hết lợi nhuận. Lợi nhuận trước thuế 9 tháng đầu năm 2013 của Eximbank là 1.155 tỷ đồng (giảm 1.282 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2012), Vietcombank đạt 3.991 tỷ đồng (giảm 403 tỷ đồng) và Techcombank là 750 tỷ đồng (giảm 1.483 tỷ đồng). Theo các chuyên gia về kinh tế thì lợi nhuận của ngân hàng bị nợ xấu ăn hết là cái giá mà các ngân hàng phải trả cho việc cho vay quá hào phóng trước đây. Nợ xấu ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận của ngân hàng. Lợi nhuận của ngân hàng đã bị teo tóp vì nợ xấu. Tại nhiều ngân hàng, tỷ lệ nợ xấu tăng cao là do các khoản nợ trước đây chưa xấu nay đã bắt đầu xấu. Theo như số liệu báo cáo tài chính của Vietcombank thời điểm đầu năm 2013 tỷ lệ nợ xấu là 2,4%, nợ xấu đã tăng lên 2,98% tổng dư nợ, trong đó nợ có khả năng mất vốn là 2.683 tỷ đồng, tăng đến 85%. Cũng trong quý III/2013, Vietinbank có tổng cộng 8.518 tỷ đồng nợ xấu, so với thời điểm cuối năm 2012 nợ xấu đã tăng khoảng 70%. Bên cạnh đó, thời điểm cuối quý III/2013 ngân hàng Quân đội cũng có 2.073 tỷ đồng nợ xấu, tăng khoảng 50% so với cùng kỳ năm 2012. Nợ xấu tăng cao, lợi nhuận làm ra đổ hết vào quỹ trích lập dự phòng rủi ro, có ngân hàng bị nợ xấu ăn gần hết lợi nhuận 6
- như ở Navibank, chín tháng đầu năm 2013 lợi nhuận sau thuế chỉ đạt 10,3 tỷ đồng, giảm hơn 89% so với cùng kỳ năm trước. 3.Những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng nợ xấu Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến nợ xấu của ngân hàng tăng cao, nhưng chủ yếu xuất phát từ những nguyên nhân cơ bản sau đây: Môi trường kinh tế xã hội: Dù ít hay nhiều, các hoạt động sản xuất kinh doanh luôn phải chịu tác động trực tiếp hay gián tiếp của môi trƣờng kinh tế xã hội, nhƣ sự thay đổi về lãi suất, tỷ giá, các cuộc khủng hoàng kinh tế thế giới và khu vực. Trong một nền kinh tế tăng trƣởng lành mạnh, tiềm năng sản xuất và tiêu dùng của xã hội lớn thì hoạt động sản xuất kinh doanh có điều kiện tốt để phát triển. Nhƣng trong một nền kinh tế bị khủng hoảng, đang đà xuống dốc, tỷ lệ lạm phát cao, sản xuất bị đình trệ, đầu tƣ giảm sút, thu nhập của mọi thành viên trong xã hội đều giảm thì khả năng phát triển sản xuất kinh doanh là rất kém, ảnh hƣởng mạnh mẽ tới hoạt động kinh doanh Ngân hàng. Tác động xấu của tình hình kinh tế xã hội nhƣ vậy sẽ làm ảnh hƣởng tới khả năng trả nợ của các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân, gây tác động xấu đến khả năng thu hồi vốn tín dụng của Ngân hàng. Tốc độ tăng trưởng tín dụng giai đoạn 20062011 không ổn định. Năm 2007, tốc độ tăng trưởng là 48,9% cao nhất trong giai đoạn này. Nhưng đến năm 2008, tốc độ có xu hướng giảm xuống còn 23,4%. Tuy nhiên, năm 2009 lại tăng lên là 37,5% và năm 2011 là năm có tốc độ tăng trưởng thấp nhất trong giai đoạn này 12,8%. 7
- Thị trường bất động sản: Một phần lớn nguồn tín dụng được đầu tư vào lĩnh vực bất động sản. Khi thị trường bất động sản trầm lắng, nghĩa là cầu về lĩnh vực này suy giảm mạnh làm cho các nhà đầu tư không bán được hàng mà nguồn vốn đầu tư cho thị trường này lại chủ yếu là vốn tín dụng của ngân hàng. Nhiều doanh nghiệp bất động sản làm ăn thua lỗ, không có khả năng trả nợ cho ngân hàng, dẫn đến nợ xấu. Áp lực cấp tín dụng cho các doanh nghiệp nhà nước: Áp lực này chủ yếu đối với các ngân hàng thương mại thuộc sở hữu của nhà nước. Nhờ vậy mà các doanh nghiệp nhà nước dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn tín dụng của ngân hàng do đó đã sử dụng không hiệu quả nguồn tài trợ trên và đầu tư vào lĩnh vực trái ngành nghề (ngân hàng, chứng khoán, bất động sản,…) vì không am hiểu về những lĩnh vực đó nên khi bất động sản đóng băng, chứng khoán thì ảm đạm và kinh doanh ngân hàng thua lỗ vì nợ xấu dẫn đến các doanh nghiệp không trả được nợ, sinh ra nợ xấu. Khả năng quản trị của một số ngân hàng còn nhiều bất cập so với quy mô: Một số ngân hàng thường hay sử dụng nguồn vốn huy động ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn, dẫn đến độ vênh lớn về kỳ hạn giữa tài sản có và tài sản nợ, mất tính thanh khoản và tiềm ẩn rủi ro thanh toán rất lớn. Bên cạnh đó, các ngân hàng cạnh tranh nhau bằng cách tăng tổng tài sản, để thực hiện được điều đó buộc các ngân hàng phải tăng vốn bằng cách tăng lãi suất huy động và điều tất yếu là lãi suất cho cũng sẽ tăng làm cho các khách hàng đi vay rơi vào tình trạng phải trả lãi cao, cứ như thế kéo dài khách hàng sẽ mất dần khả năng trả nợ ngân hàng, dẫn đến nợ xấu tăng mạnh. Sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng: Các ngân hàng ngoài các hoạt động chính là huy động vốn và cho vay thì còn thực hiện hoạt động đầu tư. 8
- Chính vì sở hữu chéo lẫn nhau nên một số ngân hàng thay vì dùng vốn huy động để cho vay thúc đẩy sản xuất kinh doanh thì lại ủy thác cho các công ty con đầu tư vào bất động sản, chứng khoán, mua cổ phần của ngân hàng khác. Sở hữu chéo không phù hợp sẽ đem lại rất nhiều rủi ro, khi đó làm chất lượng tín dụng giảm xuống dẫn đến nợ xấu như hiện nay. Sự suy thái về đạo đức của một số cán bộ ngành ngân hàng, năng lực chuyên môn của các cán bộ chưa theo kịp với tốc độ phát triển của ngành ngân hàng, các khâu của quy trình tín dụng còn phát sinh khá nhiều tiêu cực như khâu thẩm định, xét duyệt và theo dõi các khoản vay…. 4. Một số giải pháp cơ bản khắc phục nợ xấu Để khắc phục nợ xấu chúng ta cần phải xây dựng lộ trình cụ thể và được thực hiện trong một thời gian dài. Để giải quyết triệt để vấn đề nợ xấu cần phải có sự phối hợp giữa Nhà nước, ngân hàng thương mại và các doanh nghiệp. Cụ thể là: Thứ nhất, phải trích lập quỹ dự phòng rủi ro. Các ngân hàng cần thực hiện nghiêm túc việc trích lập quỹ dự phòng rủi ro theo nguyên tắc tính đúng và tính đủ. Để quản lý được việc trích lập quỹ dự phòng rủi ro của các ngân hàng thì ngân hàng Nhà nước phải có biện pháp xử lý thật nghiêm đối với các ngân hàng báo cáo không trung thực tình hình nợ xấu của ngân hàng mình. Thứ hai, nâng cao năng lực quản trị rủi ro trong hệ thống ngân hàng. Các ngân hàng cần phải chủ động xử lý nợ xấu bằng cách xây dựng các nguyên tắc trong quản lý rủi ro như chất lượng công tác tín dụng, thẩm định giá, tỷ lệ cho vay, đánh giá phân loại khách hàng, xem xét kỹ phương án sản xuất kinh doanh, … 9
- Thứ ba, khai thông thị trường bất động sản và giảm lượng hàng tồn kho trong doanh nghiệp. Để thực hiện được điều đó thì nhà nước đưa ra chính sách chia nhỏ căn hộ có diện tích lớn ra thành những căn hộ có diện tích nhỏ, thực hiện nhà ở xã hội. Bên cạnh đó, nhà nước phải có biện pháp để thúc đẩy đầu tư, tăng tiêu dùng trong dân và tăng trưởng kinh tế. Thứ tư, thực hiện phân loại nợ xấu. Nếu như các ngân hàng thực hiện phân loại nợ xấu theo đúng chuẩn khi đó sẽ đề ra được những biện pháp xử lý thích hợp cho từng loại nợ. Điều quan trọng hơn hết là các ngân hàng phải xác định được quy mô và tính chất của nợ xấu để phân loại và có hướng xử lý cho phù hợp. Thứ năm, chuyển nợ xấu thành vốn góp cổ phần. Nhà nước khuyến khích các ngân hàngchuyển nợ thành vốn góp, thành cổ phần của các doanh nghiệp vay. Khi đó, các ngân hàng chuyển từ chủ nợ sang thành cổ đông của các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp sẽ giảm được áp lực thanh toán nợ, giảm được chi phí lãi vay, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp sẽ được cải thiện đáng kể. Thứ sáu, sáp nhập hay hợp nhất các ngân hàng thương mại nhỏ. Nhà nước cần khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để các ngân hàng thương mại nhỏ, yếu kém hợp nhất, sáp nhập với các ngân hàng lớn, cần cho phép các ngân hàng nước ngoài có tiềm lực tài chính mạnh mua lại những ngân hàng yếu kém. Thứ bảy, ban hành chính sách giãn nợ. Nhà nước cần ban hành chính sách và có cơ chế cụ thể giải quyết cho các doanh nghiệp được giãn nợ với ngân hàng. Ngân hàng có chính sách giãn nợ cho các doanh nghiệp có uy tín trong thanh toán nợ và những doanh nghiệp có công trình đang thi công dở dang chưa hoàn thành,… Và nếu được ngân hàng Nhà nước có thể cho các doanh nghiệp 10
- được phép chủ động đề nghị với ngân hàng giãn nợ đối với các khoản vay trung và dài hạn. 5.Đề xuất cơ chế xử lý nợ xấu ngân hàng cụ thể: Về phía các ngân hàng thương mại Đối với khối nợ xấu cũ, các NHTM cần: Xử lý từ nguồn trích lập dự phòng rủi ro theo quy định. Tìm mọi biện pháp để thanh lý/phát mại tài sản bảo đảm cho các khoản nợ xấu để thu hồi nợ. Chủ động phối hợp khách hàng thực hiện cơ cấu lại nợ, giãn thời gian trả nợ đối với những khách hàng có khó khăn tài chính tạm thời nhưng có triển vọng kinh doanh khi giải quyết được nợ xấu; Tiếp tục giảm lãi suất xuống để thực hiện các khoản cho vay mới, giúp DN giảm chi phí đầu vào, bán được hàng, có điều kiện trả nợ ngân hàng. Bán nợ qua công ty quản lý nợ và khai thác tài sản của các NHTM, Công ty mua bán nợ trực thuộc NHNN, Công ty Mua bán nợ Việt Nam (DATC) của Bộ Tài chính. Cần phải thấy rằng, để xảy ra nợ xấu, trách nhiệm đầu tiên thuộc về ngân hàng (do nguyên nhân khách quan và chủ quan mang lại) nhưng các ngân hàng không thể tự tạo ra nợ xấu. Nợ xấu là do các con nợ DN/cá nhân vay vốn đến hạn không trả được nợ, mà việc không trả được nợ cho các ngân hàng có nguyên nhân cơ bản do yếu kém chủ quan của bản thân DN nhưng không thể bỏ qua nguyên nhân từ cơ chế chính sách, từ quản lý vĩ mô. Vì vậy, xử lý nợ xấu lúc này không chỉ là trách nhiệm đơn lẻ của các ngân hàng, DN mà cần có sự tham gia của Nhà nước với mục tiêu phải đạt được trong việc xử lý nợ xấu là 11
- tạo điều kiện để các ngân hàng thiết lập quan hệ tín dụng mới, giúp DN còn khả năng hoạt động vay vốn, đồng thời thanh lọc những DN, ngân hàng yếu kém trong sản xuất kinh doanh; Thông qua xử lý nợ xấu, các ngân hàng mới có điều kiện tiếp tục hạ lãi suất tiền vay. Việc xử lý nợ qua công ty quản lý nợ và khai thác tài sản của ngân hàng cũng có điểm thuận lợi là công ty con của ngân hàng nên có điều kiện hiểu rõ từng khoản vay đối với khách hàng. Khi chuyển nợ xấu cho công ty quản lý nợ và khai thác tài sản của ngân hàng, công ty có thể chủ động, nhanh chóng tìm khách hàng để bán tài sản thu hồi vốn cho ngân hàng. Tuy nhiên, để công ty quản lý nợ và khai thác tài sản của ngân hàng xử lý nợ xấu hiệu quả, cần xây dựng cơ chế mua bán nợ rõ ràng, minh bạch, có sự tham gia giám sát chặt chẽ của NHNN, để tránh tình trạng nợ xấu trên bảng cân đối của ngân hàng có thể giảm nhưng chất lượng nợ không thay đổi, do không giải quyết tận gốc vấn đề. Nếu bán nợ xấu cho DATC thuộc Bộ Tài chính thực hiện, rất cần một cơ chế mua bán rõ ràng thì hoạt động mua bán các khoản nợ xấu của ngân hàng mới có hiệu quả. Do tính phức tạp của các khoản nợ xấu trong ngân hàng, trong bối cảnh áp lực xã hội rất lớn về vấn đề giải trình thì vấn đề đặt ra là thành lập công ty mua bán nợ trực thuộc NHNN hay công ty mua bán nợ quốc gia (AMC) phải đủ quyền lực, được hỗ trợ bởi các chuyên gia giỏi về lĩnh vực này, với những bước đi hợp lý, với sự phát triển của thị trường mua bán nợ Việt Nam. Cùng với với việc xử lý nợ xấu cũ, các NHTM cần coi trọng đúng mức đến việc hạn chế nợ xấu mới nảy sinh bằng cách: 12
- Rà soát lại phân loại nợ, tiến tới việc phân loại nợ theo thông lệ quốc tế. Để làm được việc này các ngân hàng cần phải (i) Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ theo chuẩn Basel II. Việc xếp hạng tín dụng phải căn cứ trên các số liệu thống kê lịch sử của chính ngân hàng cho các đối tượng khách hàng để tính toán các thước đo rủi ro xác suất/khả năng xảy ra vỡ nợ (PD); tổn thất có thể xảy ra do vỡ nợ (LGD) và rủi ro vỡ nợ (EAD) cho các đối tượng này; đồng thời áp dụng các điều chỉnh cần thiết trên cơ sở ý kiến của chuyên gia. Có như vậy, việc xếp hạng tín dụng mới thực sự là công cụ hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng và là căn cứ để định giá theo rủi ro của ngân hàng. (ii) Mặt khác chất lượng của xếp hạng khách hàng phụ thuộc lớn vào mô hình tổ chức và đội ngũ nhân sự của chính ngân hàng. Vì thế, việc hoàn thiện mô hình tổ chức theo hướng tuân thủ các nguyên tắc về quản trị DN, đảm bảo phân tách rõ trách nhiệm giữa các bộ phận liên quan trong việc quản lý rủi ro; tránh xung đột lợi ích là vấn đề cốt lõi để giảm thiểu nợ xấu nảy sinh trong hoạt động tín dụng. Giám sát việc triển khai và ứng dụng xếp hạng tín dụng trong hoạt động để giảm thiểu rủi ro nhằm đảm bảo hệ thống xếp hạng tín dụng không ngừng được hoàn thiện và nâng cao chất lượng, đòi hỏi nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin để đảm bảo hệ thống vận hành có hiệu quả. Định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra việc tuân thủ các quy định xếp hạng tín dụng, đảm bảo chất lượng thông tin đầu vào nhằm ngăn ngừa những sai sót do vô tình hay cố ý đánh giá khách hàng theo ý kiến chủ quan của một, hay nhóm người, làm sai lệch kết quả xếp hạng, dẫn đến các quyết định cho vay không chuẩn. Về phía doanh nghiệp vay vốn 13
- Giải quyết hàng tồn kho là vấn đề cấp bách hiện nay. Để xử lý hàng tồn kho, ngoài việc hạ giá bán (chấp nhận lỗ) để thu hồi vốn về quay vòng thì một hình thức liên kết giữa các DN, sử dụng các sản phẩm của nhau cũng là cách làm hiện nay. Bên cạnh đó, việc minh bạch thông tin tài chính, nâng cao khả năng quản trị DN, để tạo niền tin trong quan hệ tín dụng với ngân hàng. Về phía Ngân hàng Nhà nước Nhanh chóng hoàn thiện khung pháp lý để các ngân hàng có căn cứ thực hiện xếp hạng tín dụng nội bộ, hướng theo thông lệ quốc tế. Song song với việc xây dựng, hoàn thiện xếp hạng tín dụng nội bộ, cần có chính sách phát triển các đơn vị xếp hạng tín dụng độc lập làm cơ sở tham chiếu chung trong công tác xếp hạng tín dụng. Kinh nghiệm của nhiều nước trong khu vực cho thấy, việc phát triển các tổ chức xếp hạng tín dụng không do Nhà nước quản lý để hạn chế việc chi phối của tổ chức hay cá nhân làm sai lệch kết quả xếp hạng là rất quan trọng trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Nhanh chóng xử lý những bất ổn trong nội tại của một số ngân hàng, giám sát dòng tiền luân chuyển trong nội bộ ngân hàng. Đây là một trong những nguyên nhân cơ bản làm hệ thống ngân hàng luôn bất ổn, và tích tụ rủi ro hệ thống lớn. Khi giám sát được dòng vốn ra khỏi vòng luẩn quẩn bởi một số ngân hàng, nợ xấu của các ngân hàng thương mại có điều kiện được xử lý, điểm nghẽn về vốn sẽ được khắc phục, việc tiếp cận vốn của DN sẽ dễ dàng hơn. 14
- KẾT LUẬN Nợ xấu là yếu tố tất yếu trong hoạt động ngân hàng, song thực tế hoạt động ngân hàng vừa qua và diễn biến nền kinh tế được dự báo còn nhiều khó khăn, thời gian tới đòi hỏi phải sớm có các giải pháp nhằm kiểm soát hiệu quả đà tăng của nợ xấu cũng như những tác động khó lường của nó đối với hệ thống ngân hàng và toàn bộ nền kinh tế. Nợ xấu tại các NHTM Việt Nam không phải mới phát sinh trong những năm gần đây, mà thực chất đã tích tụ từ nhiều năm trước. Khi tình hình kinh tế vĩ mô xấu đi, hoạt động sản xuất kinh doanh trì trệ, thì cũng là lúc nợ xấu nảy nở như nấm sau mưa. Nợ xấu đang gia tăng gây mối nguy hại lớn cho nền kinh tế và trực tiếp ảnh hưởng đến các doanh nghiệp, vấn đề hàng đầu được đặt ra cho NHNN vào lúc này làm sao xử lý giảm bớt tỷ lệ nợ xấu này. Thông điệp của Chính phủ gần 15
- đây cũng cho thấy rằng, giải quyết nợ xấu là nhiệm vụ hàng đầu trong kế hoạch cải tổ hệ thống ngân hàng. Nợ xấu NH đã trở thành vấn đề của quốc gia, chính vì vậy cần Nhà nước bắt tay vào giải quyết chứ không nên để các NH thương mại tự xoay xở. Trong 20 năm qua, từ kinh nghiệm của các quốc gia từng gặp vấn đề nợ xấu như Hàn Quốc, Mỹ đều chọn cách xử lý thông qua việc mua bán nợ và đã thành công. Bên cạnh khó khăn chung của nền kinh tế, nguyên nhân chính làm gia tăng nợ xấu xuất phát từ chính các ngân hàng. Do đó, tìm kiếm giải pháp nhằm chặn đà tăng của nợ xấu, giảm thiểu tác động bất lợi của nợ xấu đối với hệ thống ngân hàng và nền kinh tế phải bắt đầu từ chính các ngân hàng, đồng thời không xem nhẹ nguyên nhân từ chính sách điều hành chung. 16
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Thuyết trình: Nợ xấu của ngân hàng thương mại Việt Nam
32 p | 772 | 152
-
Khóa luận tốt nghiệp: Xử lý nợ xấu của ngân hàng Nhật Bản và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
108 p | 279 | 87
-
Bài thuyết trình đề tài: Nợ xấu của ngân hàng - Thực trạng và giải pháp
8 p | 180 | 32
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Xử lý nợ xấu của ngân hàng thương mại theo pháp luật Việt Nam hiện nay
168 p | 37 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu của khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Chúng Việt Nam
98 p | 86 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Các yếu tố ảnh hưởng đến nợ xấu của ngân hàng thương mại tại Việt Nam
80 p | 21 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về mua bán nợ xấu của Ngân hàng thương mại ở Việt Nam
112 p | 36 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Xử lý nợ xấu của ngân hàng thương mại theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 9 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích của chủ nợ trong xử lý nợ xấu của Ngân hàng thương mại bằng biện pháp bảo lãnh ở Việt Nam
94 p | 37 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân tích các nhân tố nội tại tác động đến nợ xấu của các Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn – Khu vực Thành phố Hồ Chí Minh
121 p | 17 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Tăng cường quản lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - Chi nhánh Đống Đa
88 p | 7 | 3
-
Khóa luận tốt nghiệp Tài chính ngân hàng: Nợ xấu và xử lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại quốc tế
104 p | 4 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Quản lý nợ xấu của Agribank chi nhánh Hoàng Mai, tỉnh nghệ An
90 p | 1 | 1
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Hoàn thiện công tác quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Ea Toh
97 p | 2 | 1
-
Đề án tốt nghiệp Tài chính Ngân hàng: Các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu của khách hàng cá nhân vay kinh doanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Vĩnh Hưng Long An
72 p | 2 | 1
-
Khóa luận tốt nghiệp Tài chính ngân hàng: Nhân tố tác động đến tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín trong giai đoạn 2008 - 2017
75 p | 1 | 0
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu của các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam
96 p | 1 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn