Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu của các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam
lượt xem 2
download
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài "Các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu của các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam" nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu của các NHTM CP ở Việt Nam; Ước lượng mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến nợ xấu của các NHTM CP Việt Nam; Đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế, tiết giảm được tỷ lệ nợ xấu tại các NHTMCP Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu của các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ LOAN CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NỢ XẤU CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 8 34 02 01 Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2024
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ LOAN CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NỢ XẤU CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 8 34 02 01 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS LÊ ĐÌNH HẠC Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2024
- i LỜI CAM ĐOAN “Tác giả xin cam đoan luận văn thạc sĩ “Các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu của các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam” là công trình của việc học tập và nghiên cứu của cá nhân. Những kết quả nêu ra trong nghiên cứu này là trung thực và chưa từng được công bố trước đây. Các số liệu sử dụng trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn đầy đủ và tổng hợp từ những nguồn thông tin đáng tin cậy. Tác giả xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình. TP.Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 08 năm 2024 Tác giả Nguyễn Thị Loan
- ii LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, Tác giả xin cảm ơn Quý Thầy Cô Giáo trường Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh, những người đã truyền đạt cho tác giả những kiến thức hữu ích làm cơ sở cho để thực hiện tốt công việc hiện tại và hoàn thành tốt Luận văn này Tiếp theo, tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến thầy Lê Đình Hạc, người đã định hướng trong việc chọn đề tài, dành thời gian và tận tình hướng dẫn, cung cấp những lời khuyên quý báu để tác giả thực hiện, sửa chữa, hoàn thiện được bài nghiên cứu này.\ Lời cuối cùng, dù đã cố gắng rất nhiều trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn, nhưng do hạn chế về mặt thời gian và kinh nghiệm trong nghiên cứu nên chắc chắn đề tài luận văn còn nhiều thiếu sót không thể nào tránh. Tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu từ Quý Thầy Cô để bài luận văn được hoàn thiện hơn nữa. Trân trọng.
- iii TÓM TẮT LUẬN VĂN Tiêu đề: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NỢ XẤU CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM Tóm tắt: Luận văn đã tổng hợp những lý thuyết nền tảng liên quan đến nợ xấu tại các NHTM, các chỉ tiêu đo lường và mối quan hệ giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc Nợ xấu. Tiếp đó, tổng hợp các lý luận, thừa kế kết quả từ các nghiên cứu trước đây có liên quan đến đề tài, xác định các khoảng trống nghiên cứu để đề xuất mô hình cùng các giả thuyết nghiên cứu ứng với bối cảnh của các NHTM tại Việt Nam. Luận văn này đã được tác giả số liệu của 21 NHTM tại Việt Nam trong thời gian 11 năm (từ năm 2012 – 2022). Nghiên cứu được thực hiện theo phương pháp định lượng, sử dụng phương pháp hồi quy tuyến tính Bayes với dữ liệu bảng sau đó dùng phần mềm STATA 17 để xử lý và phân tích hồi quy dữ liệu để tìm hiểu các yếu tố nội tại ngân hàng và các yếu tố kinh tế vĩ mô tác động đến nợ xấu. Cụ thể các biến được đưa vào mô hình gồm 1 biến phụ thuộc Nợ xấu (NPL), và các biến độc lập: Độ trễ một năm của nợ xấu (NPLt-1), Hiệu quả hoạt động kinh doanh (ROE), Quy mô ngân hàng (SIZE), Đại dịch covid (COVID), Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP), Tăng trưởng tín dụng (GROW), Sở hữu nhà nước (STATA), Tỷ lệ lạm phát (INF). Kết quả hồi quy cho thấy Độ trễ một năm của nợ xấu (NPLt-1), Hiệu quả hoạt động kinh doanh (ROE), Quy mô ngân hàng (SIZE), Đại dịch covid (COVID), Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tác động cùng chiều đến Nợ xấu (NPL). Còn các yếu tố Tăng trưởng tín dụng (GROW), Sở hữu nhà nước (STATA), Tỷ lệ lạm phát (INF) tác động ngược chiều đến Nợ xấu (NPL). Từ kết quả phân tích, nghiên cứu cũng đưa ra được một số hàm ý chính sách nhằm hạn chế rủi ro tín dụng như giảm tỷ lệ nợ xấu tại các NHTM tại Việt Nam. Từ khóa: Nợ xấu, Ngân hàng thương mại, Tăng trưởng tín dụng.
- iv ABSTRACT Title: FACTORS AFFECTING BAD DEBTS OF COMMERCIAL BANKS IN VIETNAM Abstract: The thesis has synthesized the fundamental theories related to bad debt at commercial banks, measurement indicators and the relationship between independent variables and the dependent variable Bad Debt. Next, through a review of related studies, identify research gaps to propose a model and research hypotheses appropriate to the context of commercial banks in Vietnam. This thesis has compiled data from 21 commercial banks in Vietnam over a period of 11 years (from 2012 - 2022). The research was conducted using quantitative methods. Besides, using Bayesian linear regression method with panel data to learn about internal bank factors and macroeconomic factors affecting bad debt. After being collected, these variables will be included in the model and STATA 17 software will be used to process and analyze data regression. Specifically, the variables included in the model include 1 dependent variable Bad Debt (NPL), independent variables included in the model include: One-year lag of bad debt (NPLt-1), Business performance (ROE), Bank size (SIZE), Covid pandemic (COVID), Gross domestic product growth rate (GDP), Credit growth (GROW), State ownership (STATA), Ratio inflation (INF). Regression results show One-year lag of bad debt (NPLt-1), Business performance (ROE), Bank size (SIZE), Covid pandemic (COVID), Gross product growth rate Domestic Product (GDP) has a positive impact on Bad Debt (NPL). The factors Credit Growth (GROW), State Ownership (STATA), Inflation Rate (INF) have a negative impact on Bad Debt (NPL). From the analysis results, the study also makes a number of recommendations for bank operations related to credit risk to commercial banks in Vietnam. Keywords: Bad debt, Commercial banks, Credit growth.
- v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT STT Từ viết tắt Cụm từ tiếng Việt 1 HQKD Hiệu quả kinh doanh 2 KQKD Kết quả kinh doanh 3 NHTM Ngân hàng thương mại 4 NHTM CP Ngân hàng thương mại cổ phần 5 NHNN Ngân hàng Nhà nước 6 RR Rủi ro 7 RRTD Rủi ro tín dụng 8 TCTD Tổ chức tín dụng
- vi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH STT Từ viết tắt Cụm từ tiếng Anh Cụm từ tiếng Việt 1 COVID Covid pandemic Đại dịch covid 2 FEM Fixed Effects Model Mô hình tác động cố định 3 GDP Gross domestic product Tổng sản phẩm quốc nội 4 GROW Credit grow Tăng trưởng tín dụng 5 INF Inflation Lạm phát 6 NPL Non-Performing Loan Tỉ lệ nợ xấu 7 OLS Ordinary Least Square Phương pháp bình phương nhỏ nhất 8 REM Random Effects Model Mô hình tác động ngẫu nhiên 9 ROA Return On Asset Tỉ suất sinh lời trên tài sản 10 ROE Return of Equity Tỉ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu 11 SIZE Size Quy mô ngân hàng 12 STATA State Ownership Sở hữu nhà nước
- vii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... ii TÓM TẮT LUẬN VĂN ..................................................................................... iii ABSTRACT ........................................................................................................ iv DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT ..................................................... v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH ..................................................... vi MỤC LỤC .......................................................................................................... vii DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ...................................................................... xi DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH ....................................................................... xii CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ................................................................................ 1 1.1 Lý do chọn đề tài: ....................................................................................... 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu tổng quát ................................................................. 2 1.3 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể ....................................................................... 2 1.4 Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................... 2 1.5 Đối tượng nghiên cứu................................................................................. 3 1.6 Phạm vi nghiên cứu.................................................................................... 3 1.7 Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 3 1.8 Đóng góp và điểm mới của Luận văn: ..................................................... 3 1.9 Bố cục của đề tài ......................................................................................... 4 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .................................................................................... 6 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ NỢ XẤU ............................................................................................................... 7
- viii 2.1 Khái quát các loại rủi ro của ngân hàng thương mại ............................. 7 2.2 Rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại ............................................ 8 2.2.1 Quan điểm về nợ xấu ..............................................................................9 2.2.2 Cách phân loại nợ: ................................................................................10 2.2.2.1 Phân loại nợ xấu trên thế giới ............................................................10 2.2.2.2 Phân loại nợ xấu tại Việt Nam ...........................................................12 2.2.3 Nguyên nhân của nợ xấu.......................................................................13 2.2.3.1 Nguyên nhân từ khía cạnh vĩ mô .......................................................14 2.2.3.2 Nguyên nhân từ khía cạnh vi mô .......................................................16 2.3 Tổng quan tình hình nghiên cứu ............................................................ 18 2.3.1 Lược khảo về các nghiên cứu có liên quan trên thế giới ......................18 2.3.2 Các nghiên cứu tại Việt Nam ................................................................22 2.3.3 Khoảng trống nghiên cứu: ....................................................................32 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .................................................................................. 33 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................ 34 3.1 Quy trình nghiên cứu ............................................................................... 34 3.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất.................................................................... 34 3.3. Phương pháp đo lường các biến ............................................................ 38 3.3.1. Biến phụ thuộc .....................................................................................38 3.3.2. Biến độc lập .........................................................................................38 3.4 Giả thuyết nghiên cứu.............................................................................. 41 3.5. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 46 3.5.1. Chọn mẫu và thu thập dữ liệu ..............................................................46 3.5.2. Phương pháp xử lý số liệu ...................................................................46
- ix KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .................................................................................. 49 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ....................... 50 4.1. Thực trạng nợ xấu tại các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2012– 2022 ....................................................................................................... 50 4.2. Thống kê mô tả các dữ liệu của nghiên cứu ......................................... 51 4.3. Kết quả ước lượng Bayes...................................................................... 53 4.3.1. Kiểm định 04 mô hình .........................................................................53 4.3.1.1. Mô hình 1: Hồi quy tuyến tính Bayes sử dụng tiên nghiệm mặc định: Tiên nghiệm cho tất cả các tham số có phân phối chuẩn normal (0,10000), tiên nghiệm cho phương sai là tiên nghiệm phi thông tin igamma (0.01,0.01) .................................................................................................................... 53 4.3.1.2. Mô hình 2: Hồi quy tuyến tính Bayes sử dụng blocking: Tiên nghiệm cho tất cả các tham số có phân phối chuẩn normal (0,1), tiên nghiệm cho phương sai là tiên nghiệm phi thông tin igamma (0.01,0.01)............. 54 4.3.1.3. Mô hình 3: Thông tin tiên nghiệm của các tham số có phân phối chuẩn (0,1), thông tin tiên nghiệm của phương sai là phân phối igamma (0.01, 0.01). ................................................................................................ 54 4.3.1.4. Mô hình 4: Hồi quy tuyến tính Bayes sử dụng tiên nghiệm đa thức zellners: Tiên nghiệm cho tất cả các tham số là zellners, tiên nghiệm cho phương sai là igamma được dựa trên kết quả ước lượng OLS.................. 55 4.3.2. Lựa chọn mô hình ................................................................................56 4.3.2.1. Tiêu chuẩn thông tin Bayes .......................................................... 56 4.3.2.2. Kiểm định mô hình Bayes ............................................................ 57 4.3.3. Kiểm định hội tụ của chuỗi MCMC đối với mô hình 2: .....................57 4.4 Kiểm định hội tụ theo phương pháp lấy mẫu MCMC ......................... 57 4.5 Kết quả thu được..................................................................................... 61
- x 4.6. Thảo luận kết quả nghiên cứu về mặt kỹ thuật ................................... 62 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 .................................................................................. 64 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ........................................... 65 5.1 Kết luận ..................................................................................................... 65 5.2. Hàm ý chính sách nhằm hạn chế các rủi ro tín dụng:......................... 65 5.3 Hạn chế và hướng phát triển của nghiên cứu ....................................... 69 KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 .................................................................................. 70 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... i PHỤ LỤC ............................................................................................................ iv
- xi DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Phân loại nhóm nợ theo IMF và World Bank .......................................... 10 Bảng 2.2. Phân loại nhóm nợ ................................................................................... 11 Bảng 2.3. Tóm tắt công trình đã được nghiên cứu ................................................... 23 Bảng 3.1. Tổng hợp các nhân tố tác động đến nợ xấu của các NHTM tại Việt Nam .................................................................................................................................. 34 Bảng 4.1 Thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu................................. 50 Bảng 4.2 Kết quả ước lượng mô hình 1 ................................................................... 51 Bảng 4.3 Kết quả ước lượng mô hình 2 ................................................................... 52 Bảng 4.4 Kết quả ước lượng mô hình 3 ................................................................... 53 Bảng 4.5 Kết quả ước lượng OLS ............................................................................ 54 Bảng 4.6 Kết quả ước lượng mô hình 4 ................................................................... 55 Bảng 4.7 Kết quả so sánh theo tiêu chuẩn thông tin Bayes...................................... 56 Bảng 4.8 Kết quả kiểm định mô hình Bayes ............................................................ 56 Bảng 4.9 Kết quả kiểm định tính hội tụ của chuỗi MCMC bằng cỡ mẫu hiệu quả . 59 Bảng 4.10 Kết quả kiểm định xác suất các khoảng tin cậy ...................................... 60 Bảng 4.11 Kết quả kiểm định giả thiết .................................................................... 61
- xii DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH Hình 4.1 Biểu đồ tình hình nợ xấu tại các NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2012 – 2022 .............................................................................................................. 48 Hình 4.2 Đồ thị chuẩn đoán hội tụ ........................................................................... 57
- 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1 Lý do chọn đề tài: Với vai trò là huyết mạch của nền kinh tế, hệ thống ngân hàng đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển bền vững, thúc đẩy tăng trưởng của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, năm 2020 đại dịch Covid-19 xảy ra đã gây ảnh hưởng nặng đến nền kinh tế toàn cầu. Hàng hóa, nguyên liệu sản xuất bị gián đoạn lưu thông làm hoạt động của hàng loạt doanh nghiệp đang đối diện nguy cơ giải thể, phá sản kéo theo các ngân hàng cũng bị ảnh hưởng, tiềm ẩn nhiều rủi ro lớn trong hoạt động của các ngân hàng. Trong số các rủi ro thì rủi ro tín dụng là rủi ro lớn nhất và làm ảnh hưởng nhiều nhất lợi nhuận phát triển của ngân hàng. Rủi ro tín dụng luôn gắn liền với các khoản nợ xấu, đó là các khoản nợ không có khả năng sinh lời hay không có khả năng thu hồi. Do đó, việc xây dựng những chính sách, chiến lược quản trị rủi ro tín dụng để ngăn ngừa phát sinh nợ xấu cũng như các biện pháp xử lý nợ xấu trở thành một trong nhưng mối quan tâm hàng đầu của các ngân hàng. Nợ xấu hiện nay không chỉ tác động tiêu cực đến các NHTM mà còn đối với nền kinh tế. Theo phân tích của các chuyên gia, lợi nhuận của các NHTM Việt Nam vẫn đang tăng trưởng mạnh, một phần nhờ kiểm soát được nợ xấu, phần khác là do các ngân hàng đã chủ động giảm chi phí hoạt động và tăng thu nhập từ các hoạt động phi tín dụng. Các khoản trích lập dự phòng rủi ro trên báo cáo tài chính của các NHTM cũng cho thấy đang có xu hướng tăng qua các năm, cho thấy áp lực xử lý nợ không chỉ trong 1-2 năm mà còn có thể tiếp tục kéo dài cho các năm về sau. Do đó, việc nghiên cứu các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam là rất cần thiết và mang ý nghĩa thực tế. Tỷ lệ nợ xấu của hệ thống TCTD đến cuối năm 2023 ở Việt Nam là 4,55% ( theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước đăng tải trên trang web www.sbv.gov.vn ngày 22/03/2024). Tỷ lệ này không cao và các TCTD tại Việt Nam được đánh giá đã kiểm soát được nợ xấu khá tốt trong thời gian qua. Nhưng do áp lực tăng trưởng tín dụng, cạnh tranh gay gắt giữa các TCTD và các yếu tố vĩ mô bên ngoài như dịch bệnh, biến đổi khí hậu, tỷ lệ này đang có xu hướng tăng cao và không có dấu hiệu dừng lại do
- 2 sự hạn chế trong vấn đề quản trị nợ xấu tại các NHTM Việt Nam. Vì vậy việc tìm hiểu các nhân tố cũng như mức ảnh hưởng của các nhân tố tác động đến nợ xấu sẽ giúp các ngân hàng và nhà quản trị đưa ra được các quyết định quản trị tài chính hiệu quả nhằm duy trì nợ xấu ở mức thấp, đảm bảo sự phát triển của hệ thống ngân hàng nói riêng và sự ổn định của nền kinh tế nói chung. Xuất phát từ những lý do trên, tác giả đã chọn đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu của các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam” làm nội dung nghiên cứu của Luận văn. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu tổng quát Kiểm định mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu tại các ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam. Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế, tiết giảm được tỷ lệ nợ xấu của các NHTM CP tại Việt Nam. 1.3 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể Từ mục tiêu nghiên cứu tổng quát, tác giả đưa ra những mục tiêu cụ thể như sau: - Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu của các NHTM CP ở Việt Nam. - Ước lượng mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến nợ xấu của các NHTM CP Việt Nam. - Đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế, tiết giảm được tỷ lệ nợ xấu tại các NHTMCP Việt Nam. 1.4 Câu hỏi nghiên cứu Từ mục tiêu đặt ra, Luận văn hướng đến trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau: - Các nhân tố nào ảnh hưởng đến nợ xấu của các NHTM CP Việt Nam? - Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến nợ xấu của các NHTM CP Việt Nam như thế nào? - Một số hàm ý quản trị nào cần thiết nhằm khắc phục tình trạng nợ xấu tại các NHTM CP Việt Nam?
- 3 1.5 Đối tượng nghiên cứu Tình hình nợ xấu và các nhân tố ảnh hưởng cũng như mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đến nợ xấu của các NHTM CP ở Việt Nam. 1.6 Phạm vi nghiên cứu Phạm vi về không gian: Đề tài nghiên cứu 21 ngân hàng TMCP Việt Nam có quy mô lớn nhằm đảm bảo tính đại diện cho xu hướng biến động của ngành. Phạm vi về thời gian: Số liệu sử dụng trong nghiên cứu được thu thập trong khoảng thời gian từ năm 2012 – 2022. 1.7 Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn là phương pháp nghiên cứu định lượng. Luận văn sử dụng các nghiên cứu trước đây làm cơ sở cho việc xác định các yếu tố các yếu tố ảnh hưởng đến nợ xấu của các NHTM CP ở Việt Nam. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu thứ cấp được thu thập từ báo cáo tài chính, báo cáo thường niên và các tài liệu liên quan của 21 ngân hàng TMCP Việt Nam được công bố thông tin giai đoạn 2012 đến 2022. Luận văn sử dụng các phương pháp thống kê mô tả, tổng hợp, so sánh, phân tích để đánh giá thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến nợ xấu của các NHTM CP ở Việt Nam. Kiểm định mô hình hồi quy bằng phương pháp hồi quy tuyến tính Bayes: Dữ liệu nghiên cứu được lấy từ báo cáo tài chính hợp nhất đã qua kiểm toán trên website vietstock.vn, cafef.vn và WorldBank trong khoảng thời gian 2012 – 2022. Bên cạnh đó, đề tài sử dụng một số mô hình kinh tế lượng và phần mềm kinh tế lượng STATA 17 để ước lượng mối tương quan giữa các nhân tố nào ảnh hưởng đến nợ xấu của các NHTM CP Việt Nam. 1.8 Đóng góp và điểm mới của Luận văn: Về mặt khoa học: Thứ nhất, luận văn tiếp cận và giải thích một cách hệ thống các vấn đề liên quan đến nợ xấu của ngân hàng dựa trên các lý thuyết liên quan đến nợ xấu cũng như lược khảo các nghiên cứu trước liên quan, đề tài đã bổ sung thêm hai biến Sở hữu
- 4 nhà nước và Đại Dịch Covid-19 vào mô hình nhằm xác định được đầy đủ hơn yếu tố và mức độ ảnh hưởng đến nợ xấu tại các NHTM Việt Nam. Đây là yếu tố quan trọng mà các nhà quản trị có thể đưa ra những điều chỉnh phù hợp nhằm giảm nợ xấu trong thời gian tới. Thứ hai, phương pháp nghiên cứu định lượng là phương pháp hồi quy tuyến tính Bayes là cách tiếp cận phù hợp trong đề tài vì dữ liệu bảng (kết hợp giữa dữ liệu chuỗi thời gian và dữ liệu chéo). Ngoài ra, nghiên cứu thực hiện kiểm định tự tương quan các chuỗi MCMC của các biến bằng biểu đồ Autocorrelation và Effective sample size (ESS) nhằm đánh giá suy diễn Bayes là vững. Về mặt thực tiễn: Thứ nhất, luận văn đã đưa biến mới Covid-19 vào trong mô hình để xem xét tác động của đại dịch Covid-19 đến đảm bảo an toàn cho hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam. Đại dịch COVID-19 là biến cố mới, chưa có cơ sở lý luận. Do tác động của đại dịch Covid-19, nền kinh tế Việt Nam nói chung và lĩnh vực tài chính, ngân hàng nói riêng không tránh khỏi những tác động. Thứ hai, luận văn đưa ra những khuyến nghị đối với các ngân hàng thương mại và Nhà nước để có những chính sách phù hợp. Các hàm ý chính sách góp phần giảm tỷ lệ nợ xấu của hệ thống NHTM CP Việt Nam theo tiêu chuẩn vốn quốc tế Basel. Qua đó giúp cho các NHTM nói riêng và thị trường tài chính Việt Nam nói chung càng ngày càng phát triển nâng tầm thế giới. 1.9 Bố cục của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và 02 phụ lục, kết cấu của luận văn gồm có 5 chương: CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN Chương 1 sẽ trình bày các vấn đề tổng thể của bài nghiên cứu sẽ được trình bày như lý do chọn đề tài, mục tiêu, câu hỏi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, đóng góp của đề tài.
- 5 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT Chương 2 sẽ trình bày lý thuyết về nợ xấu và lược khảo các nghiên cứu trước có liên quan đến các biến của đề tài làm căn cứ để tổng hợp và xây dựng mô hình hồi quy tổng quát về các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu của các NHTM tại Việt Nam. CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Chương 3 sẽ trình bày về giả thuyết, mô hình nghiên cứu, các biến trong mô hình, bảng kỳ vọng về tương quan giữa các biến. Ngoài ra, trình bày về cách thức tính toán mẫu nghiên cứu và các phương pháp tính toán. CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN Chương 4 trình bày kết quả nghiên cứu bằng việc thực hiện phần mềm thống kê Stata 17 từ đó xuất ra các kết quả thống kê được như: mô tả mẫu nghiên cứu, phân tích hệ số tương quan của các biến mô hình nghiên cứu. Thực hiện hồi quy cho các mô phỏng,tiến hành phân tích nhân tố Bayes (Bayes Factor), kiểm định Bayes hậu nghiệm và kiểm định sự hội tụ của MCMC của các ước tính tham số thông qua chẩn đoán trực quan bằng đồ thị CHƯƠNG 5. KHUYẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN Chương này sẽ tóm tắt lại những kết quả đạt được trong nghiên cứu này trong chương 4. Dựa trên cơ sở đó, tác giả sẽ tiến hành đề xuất một số khuyến nghị về các nhân tố có liên quan và có tác động đáng kể đến nợ xấu của các NHTMCP, nhằm khắc phục tình trạng nợ xấu tại các NHTMCP Việt Nam trong thời gian tới.
- 6 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Trong chương này đã khái quát lý do chọn đề tài, mục tiêu, câu hỏi, đối tượng, phạm vi, phương pháp nghiên cứu, bố cục của đề tài. Ngoài ra, tác giả còn đưa ra đối tượng và phạm vi nghiên cứu với phương pháp nghiên cứu định lượng cho dữ liệu bảng được thu thập tại các NHTM giai đoạn từ 2012 – 2022. Đồng thời, tác giả cũng đã nêu đóng góp và điểm mới của đề tài này cho các NHTM Việt Nam làm cơ sở trình bày cho các chương sau.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thƣơng - Chi nhánh thành phố Huế
26 p | 423 | 55
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Chất lượng dịch vụ ngân hàng số dành cho khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam
102 p | 112 | 31
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Mở rộng hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng VPBank- chi nhánh Trần Hưng Đạo
101 p | 79 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Lâm Đồng II
106 p | 26 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Quang Trung
101 p | 71 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả tài chính của những doanh nghiệp sản xuất nguyên vật liệu niêm yết tại Việt Nam
131 p | 28 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Hiệu quả hoạt động tín dụng của Agribank chi nhánh Nam Hà Nội
80 p | 146 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Cơ chế tự chủ tài chính tại Văn phòng Sở Tài chính tỉnh Hà Tĩnh
121 p | 64 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Các nhân tố tác động đến khả năng xảy ra kiệt quệ tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
114 p | 21 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Ảnh hưởng của cấu trúc vốn đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam
105 p | 18 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Hiệu ứng củа chính sách miễn giảm phí lên dịch vụ thаnh toán cho khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nаm - Chi nhánh Sở giаo dịch
114 p | 23 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Tác động của hành vi đám đông lên thị trường chứng khoán Việt Nam
85 p | 22 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Đà Lạt
96 p | 15 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Xử lý nợ xấu đã mua của các Tổ chức tín dụng tại Công ty Quản lý Tài sản
113 p | 83 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Các nhân tố tác động đến tỷ lệ an toàn vốn của các Ngân hàng Thương mại niêm yết tại Việt Nam
98 p | 11 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Phát triển hoạt động cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hành Chính sách xã hội Chi nhánh Hà Nội
115 p | 54 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Tác động của cạnh tranh và tập trung ngành đến ổn định ngân hàng nghiên cứu tại Việt Nam
118 p | 13 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Quản lý tài chính tại Văn phòng Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam
85 p | 59 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn