Đề tài: “Phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần Kềm Nghĩa”
lượt xem 108
download
Cùng với sự phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ ngày nay, nền kinh tế thế giới đang chuyển mình từng bước đi lên mạnh mẽ. Trước sự đòi hỏi đó, nhiều ngành nghề cũng như các loại hình kinh tế đã được công nhận ở Việt Nam với sự ra đời của các doanh nghiệp. Mà một doanh nghiệp muốn hoạt động liên tục phải có nguồn lực tài chính tốt. Hơn nữa, tài chính doanh nghiệp là tấm gương phản ánh trung thực mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nên...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề tài: “Phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần Kềm Nghĩa”
- Phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp GVHD:Phạm Văn Phúc Đề tài: “Phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần Kềm Nghĩa” SV: Nguyễn Thị Lệ Thu Trang 1 Lớp: 08KT3
- Phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp GVHD:Phạm Văn Phúc LỜI NÓI ĐẦU Cùng với sự phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ ngày nay, nền kinh tế thế giới đang chuyển mình từng bước đi lên mạnh mẽ. Trước sự đòi hỏi đó, nhiều ngành nghề cũng như các loại hình kinh tế đã được công nhận ở Việt Nam với sự ra đời của các doanh nghiệp. Mà một doanh nghiệp muốn hoạt động liên tục phải có nguồn lực tài chính tốt. Hơn nữa, tài chính doanh nghiệp là tấm gương phản ánh trung thực mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nên tất cả các doanh nghiệp phải công khai hóa tình hình tài chính của doanh nghiệp mình cho các bên quan tâm để tận dụng mọi nguồn lực kinh tế có thể mang lại trong quá trình hội nhập.Vì vậy, quản trị tài chính nói chung và phân tích tài chính nói riêng là một bộ phận, một khâu quan trọng của quản trị doanh nghiệp. Thông qua việc xem xét, tính toán, phân tích tài chính cho ta biết những điểm mạnh và điểm yếu về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như những tiềm năng cần phát huy và những nhược điểm cần khắc phục. Qua đó các nhà quản lý tài chính có thể xác định được nguyên nhân và đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính cũng như tình hình hoạt động kinh doanh của đơn vị mình trong tương lai. Xuất phát từ đó, trong thời gian thực tập tại Công ty cổ phần Kềm Nghĩa, em đã tiếp cận được thực tế, vận dụng những kiến thức được trang bị trong nhà trường để tìm hiểu thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty qua việc phân tích tình hình tài chính trong vài năm gần đây, nhằm mục đích củng cố kiến thức, nâng cao hiểu biết của mình về vấn đề tài chính doanh nghiệp nói chung, phân tích tài chính nói riêng. Vì vậy, em đã chọn đề tài “ Phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần Kềm Nghĩa”. SV: Nguyễn Thị Lệ Thu Trang 1 Lớp: 08KT3
- Phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp GVHD:Phạm Văn Phúc CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI DOANH NGHIỆP I/ Khái niệm phân tích hoạt động tài chính tại doanh nghiệp Phân tích tình hình tài chính là quá trình xem xét, kiểm tra, đối chiếu và so sánh số liệu về tài chính hiện hành và quá khứ. Thông qua việc phân tích tình hình tài chính, người sử dụng thông tin có thể đánh giá tiềm năng, hiệu quả kinh doanh cũng như rủi ro trong tương lai và triển vọng của doanh nghiệp để có thể đưa ra những quyết định tài chính phù hợp với hoạt động của doanh nghiệp. II/ Mục tiêu phân tích tài chính tại doanh nghiệp 1. Đối với nhà quản trị: các hoạt động nghiên cứu tài chính doanh nghiệp của họ được gọi là phân tích tài chính nội bộ với những mục tiêu: — Tạo thành các chu kỳ đánh giá đều đặn về các hoạt động kinh doanh quá khứ, các cân đối tài chính, khả năng sinh lời, rủi ro của doanh nghiệp… — Định hướng các quyết định như: quyết định về đầu tư, quyết định về nguồn vốn của doanh nghiệp. — Phục vụ cho việc dự báo và hoạch định tài chính của doanh nghiệp. — Phục vụ cho việc kiểm soát các hoạt động quản lý doanh nghiệp. 2. Đối với nhà đầu tư: mối quan tâm của họ hướng vào các yếu tố như: khả năng sinh lời, sự rủi ro, khả năng thanh toán, năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý… của doanh nghiệp. 3. Đối với người cho vay( ngân hàng, công ty tài chính, trái chủ): mối quan tâm của họ hướng vào các yếu tố như: khả năng thanh toán, khả năng sinh lợi, sự rủi ro, qui mô lượng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. 4. Đối với cơ quan nhà nước( cơ quan thuế, tài chính, thống kê, chủ quản): thông qua việc phân tích tài chính doanh nghiệp để thực hiện các chức năng quản lý nhà nước của mình đối với các doanh nghiệp. SV: Nguyễn Thị Lệ Thu Trang 1 Lớp: 08KT3
- Phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp GVHD:Phạm Văn Phúc III/ Những thông tin cần thiết cho phân tích tài chính tại doanh nghiệp 1. Các thông tin về tình hình kinh tế trong nước và thế giới có liên quan đến cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp - Tình hình tăng trưởng GDP, lạm phát: Sự suy thoái hoặc tăng trưởng có tác động mạnh mẽ đến kết quả kinh doanh. - Chu kỳ nền kinh tế, cơ hội quốc gia: qua thời kỳ tăng trưởng sẽ đến thời kỳ suy thoái và ngược lại. - Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm và dài hạn của chính phủ và địa phương. 2. Các thông tin về ngành kinh tế: tăng trưởng ngành, chu kỳ ngành, thị phần, kích cỡ thị trường, sự khác biệt về cơ cấu sản xuất( công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ) có tác động tới khả năng sinh lời, vòng quay vốn, phương tiện tài trợ, nhịp độ phát triển của các chu kỳ kinh tế… 3. Các thông tin liên quan đến doanh nghiệp 3.1. Bảng cân đối kế toán: là bảng báo cáo tài chính mô tả tình trạng tài chính của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định nào đó, gồm 2 phần: tài sản và nguồn vốn được phản ánh dưới hình thức giá trị và theo nguyên tắc cân đối: TỔNG TÀI SẢN = TỔNG NGUỒN VỐN - Phần tài sản: phản ánh giá trị tài sản hiện có tới thời điểm lập báo cáo. - Phần nguồn vốn: phản ánh nguồn hình thành các loại tài sản của doanh nghiệp hiện có 3.2. Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh: là một báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh một cách tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh trong một niên độ kế toán, dưới hình thức tiền tệ. Nội dung của báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh có thể thay đổi nhưng phải phản ánh 4 nội dung cơ bản: doanh thu, giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý, lãi, lỗ. Số liệu trong báo cáo này cung cấp những thông tin tổng hợp nhất về phương thức kinh doanh trong thời kỳ và chỉ ra rằng các hoạt động kinh SV: Nguyễn Thị Lệ Thu Trang 1 Lớp: 08KT3
- Phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp GVHD:Phạm Văn Phúc doanh đó mang lại lợi nhuận hay lỗ vốn, đồng thời nó còn phản ánh tình hình sử dụng tiềm năng về vốn, kỹ thuật, lao động và kinh nghiệm quản lý kinh doanh của doanh nghiệp. 3.3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: là báo cáo tài chính phản ánh việc hình thành và sử dụng lượng tiền phát sinh trong các kỳ báo cáo của doanh nghiệp. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cho thấy rõ sự vận động của dòng tiền thông qua các hoạt động thu, chi vốn bằng tiền và khả năng thanh toán của doanh nghiệp trong kỳ. IV/ Nội dung và phương pháp phân tích tài chính tại doanh nghiệp 1. Nội dung phân tích 1.1. Đánh giá khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp 1.1.1. Ý nghĩa và mục đích đánh giá khái quát tình hình tài chính - Nhằm xác định thực trạng và sức mạnh tài chính của doanh nghiệp, biết được mức độ độc lập về mặt tài chính cũng như những khó khăn về tài chính mà doanh nghiệp đang phải đương đầu, nhất là lĩnh vực thanh toán. - Đánh giá chính xác trên tất cả các mặt nhằm mục đích đưa ra những nhận định sơ bộ, ban đầu về thực trạng tài chính và sức mạnh tài chính của doanh nghiệp 1.1.2. Phân tích chung tình hình tài chính doanh nghiệp: Sử dụng phương pháp so sánh để phân tích dựa vào số liệu của các chỉ tiêu trên hệ thống báo cáo tài chính (bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh). Từ đó thấy được quy mô, cơ cấu của tài sản và nguồn vốn, diễn biến và tình hình kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. 1.2. Phân tích các chỉ tiêu tài chính đặc trưng của DN 1.2.1. Nhóm chỉ tiêu thanh toán Hệ số khái quát về công nợ Chỉ tiêu này phản ánh các khoản doanh nghiệp bị chiếm dụng so với các khoản đi chiếm dụng. Hệ số khái quát về = Các khoản phải thu SV: Nguyễn Thị Lệ Thu Trang 1 Lớp: 08KT3
- Phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp GVHD:Phạm Văn Phúc công nợ Các khoản phải trả (1) Nếu tỷ số này >1 chứng tỏ số vốn của DN bị chiếm dụng lớn hơn số vốn DN đi chiếm dụng. Nếu tỷ số này < 1 chứng tỏ số vốn của DN bị chiếm dụng nhỏ hơn số vốn DN đi chiếm dụng. Nhìn chung, số đi chiếm dụng lớn hơn hay nhỏ hơn số bị chiếm dụng đều phản ảnh tình hình tài chính không lành mạnh ( đặc biệt khi tồn tại các khoản đi chiếm dụng và bị chiếm dụng bất hợp pháp ). Hệ số khả năng thanh toán tổng quát Chỉ tiêu này cho biết: với tổng số tài sản hiện có, doanh nghiệp có bảo đảm trang trải được các khoản nợ phải trả hay không. Hệ số khả năng thanh toán Tổng tài sản = (2) tổng quát Nợ ngắn hạn và nợ dài hạn Nếu hệ số này 1 chứng tỏ doanh nghiệp bảo đảm được khả năng tổng quát. Nếu hệ số này < 1 báo hiệu sự phá sản, doanh nghiệp không bảo đảm được khả năng trang trải các khoản nợ, mất dần khả năng thanh toán. Hệ số khả năng thanh toán hiện thời Chỉ tiêu này phản ánh khả năng chuyển đổi một bộ phận tài sản thành tiền để trang trải các khoản nợ ngắn hạn. Hệ số khả năng thanh toán Tổng tài sản ngắn hạn (3) = hiện thời Tổng nợ ngắn hạn Nếu hệ số này xấp xỉ 1, doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và tình hình tài chính là bình thường hoặc khả quan. Nếu hệ số < 1, doanh nghiệp không đáp ứng được các khoản nợ ngắn hạn, báo hiệu những khó khăn tiềm ẩn về tài chính doanh nghiệp có thể gặp phải trong việc trả nợ. SV: Nguyễn Thị Lệ Thu Trang 1 Lớp: 08KT3
- Phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp GVHD:Phạm Văn Phúc Tuy nhiên, đôi khi hệ số này quá cao sẽ phản ánh việc sử dụng tài sản không hiệu quả do có một lượng tài sản lưu động tồn trữ lớn. Hệ số khả năng thanh toán nhanh Chỉ tiêu này đánh giá chặt chẽ hơn khả năng thanh toán của doanh nghiệp, đó là thước đo về khả năng trả nợ ngay bằng tiền và các khoản tương đương tiền, không dựa vào việc phải bán các loại vật tư, hàng tồn kho. Hệ số khả năng thanh toán Tiền và các khoản tương đương tiền = nhanh Tổng nợ ngắn hạn Nếu tỷ số này > 0,5 thì tình hình thanh toán khả quan. Nếu tỷ số này < 0,5 thì doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong việc thanh toán công nợ. Tuy nhiên, nếu tỷ số này quá cao sẽ phản ảnh tình hình không tốt về mặt hiệu quả sử dụng vốn vì vốn bằng tiền quá nhiều, vòng quay vốn chậm. Hệ số khả năng thanh toán vốn lưu động Chỉ tiêu này thể hiện khả năng chuyển đổi thành tiền của tài sản lưu động là nhanh hay chậm, từ đó xác định được doanh nghiệp có đủ tiền, thiếu tiền hay thừa tiền phục vụ cho việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Hệ số khả năng thanh toán Tiền và các khoản tương đương tiền = vốn lưu động Tài sản lưu động Nếu tỷ số này > 0,5 thì lượng tiền có được bảo đảm thừa khả năng thanh toán. Nếu tỷ số này < 0,5 thì doanh nghiệp thường không đủ tiền để đáp ứng được nhu cầu thanh toán công nợ. Hệ số thanh toán lãi vay SV: Nguyễn Thị Lệ Thu Trang 1 Lớp: 08KT3
- Phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp GVHD:Phạm Văn Phúc Chỉ tiêu này cho ta biết được số vốn đi vay đã sử dụng tốt tới mức độ nào và đem lại một khoản lợi nhuận là bao nhiêu, có đủ bù đắp lãi vay phải trả hay không. Hệ số thanh toán Lợi nhuận trước lãi vay và thuế(EBIT) = Lãi vay Lãi vay phải trả 1.2.2. Nhóm chỉ tiêu hoạt động Số vòng quay tài sản Số vòng quay Doanh thu thuần từ hoạt động chính = tài sản Tổng tài sản bình quân Chỉ tiêu này phản ánh một đơn vị tài sản bình quân đem lại mấy đơn vị doanh thu thuần (hay tổng giá trị sản xuất). Số vòng quay tài sản càng lớn, hiệu quả sử dụng tổng tài sản càng tăng và ngược lại, nếu số vòng quay tài sản càng nhỏ thì hiệu quả sử dụng tổng tài sản càng giảm. Số vòng quay hàng tồn kho Số vòng quay hàng Giá vốn hàng bán = tồn kho Vốn hàng tồn kho bình quân Chỉ tiêu này khá quan trọng để đánh giá tình hình kinh doanh, là số lần mà hàng tồn kho bình quân lưu chuyển trong kỳ. Số vòng quay hàng tồn kho càng cao thì việc tổ chức và quản lý dự trữ của doanh nghiệp là tốt. Nếu số vòng quay hàng tồn kho thấp, chứng tỏ doanh nghiệp dự trữ vật tư quá mức dẫn đến tình trạng bị ứ đọng hoặc sản phẩm tiêu thụ chậm. Số vòng quay các khoản phải thu Số vòng quay các Tổng doanh thu = khoản phải thu Vốn các khoản phải thu bình quân SV: Nguyễn Thị Lệ Thu Trang 1 Lớp: 08KT3
- Phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp GVHD:Phạm Văn Phúc Chỉ tiêu này cho biết mức độ hợp lý của số dư các khoản phải thu và hiệu quả của việc thu hồi nợ. Nếu số vòng quay của các khoản phải thu lớn chứng tỏ doanh nghiệp thu hồi tiền hàng kịp thời, ít bị chiếm dụng vốn. Tuy nhiên, số vòng quay các khoản phải thu nếu quá cao sẽ không tốt vì có thể ảnh hưởng đến khối lượng hàng tiêu thụ do phương thức thanh toán quá chặt chẽ. Số vòng Số vòng quay các Giá vốn hàng bán quay các khoản = khoản phải trả Các khoản phải trả bình quân phải trả Chỉ tiêu này cho biết mức độ hợp lý của số dư các khoản phải trả cho người bán và hiệu quả của việc thanh toán nợ. Nếu số vòng quay của các khoản phải trả lớn, chứng tỏ doanh nghiệp thanh toán tiền hàng kịp thời, ít đi chiếm dụng vốn. Tuy nhiên, số vòng quay các khoản phải trả quá cao có thể ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp, do doanh nghiệp phải huy động mọi nguồn vốn để trả nợ. 1.2.3. Nhóm chỉ tiêu lợi nhuận Tỷ suất lợi nhuận/ doanh thu Lợi nhuận sau thuế trong kỳ Tỷ suất lợi nhuận/ doanh thu = Doanh thu thuần trong kỳ Hệ số này phản ánh mối quan hệ giữa lợi nhuận và doanh thu thuần trong kỳ của doanh nghiệp: trong một đồng doanh thu thuần mà doanh nghiệp thực hiện trong kỳ có mấy đồng lợi nhuận sau thuế. Khả năng sinh lời của tổng tài sản(ROA) Lợi nhuận sau thuế = Khả năng sinh lời của tổng tài sản (ROA) Tổng tài sản bình quân SV: Nguyễn Thị Lệ Thu Trang 1 Lớp: 08KT3
- Phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp GVHD:Phạm Văn Phúc Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản ở doanh nghiệp, thể hiện trình độ quản lý và sử dụng tài sản. Chỉ tiêu này cho biết bình quân một đơn vị tài sản sử dụng trong quá trình kinh doanh tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Trị số của chỉ tiêu càng cao, hiệu quả sử dụng tài sản càng lớn và ngược lại. Khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu(ROE) Lợi nhuận sau thuế Khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) = Vốn chủ sở hữu bình quân Chỉ tiêu này phản ánh khái quát nhất hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này cho biết bình quân một đơn vị vốn chủ sở hữu đầu tư vào kinh doanh đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Trị số của chỉ tiêu càng cao, hiệu quả sử dụng vốn càng cao và ngược lại. 1.2.4. Nhóm chỉ tiêu cơ cấu tài chính và tình hình đầu tư Hệ số nợ so với tài sản Hệ số nợ so với Nợ phải trả = tài sản Tổng tài sản Chỉ tiêu này phản ánh mức độ tài trợ tài sản của doanh nghiệp bằng các khoản nợ Hệ số này càng cao càng chứng tỏ mức độ phụ thuộc của doanh nghiệp vào chủ nợ càng lớn, mức độc lập về mặt tài chính càng thấp và ngược lại. Hệ số nợ so với vốn chủ sở hữu Hệ số nợ so với Nợ phải trả = vốn chủ sở hữu Vốn chủ sở hữu Chỉ tiêu này phản ánh mức độ đầu tư tài sản của doanh nghiệp bằng vốn chủ sở hữu. SV: Nguyễn Thị Lệ Thu Trang 1 Lớp: 08KT3
- Phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp GVHD:Phạm Văn Phúc Nếu hệ số càng lớn hơn 1, chứng tỏ mức độ độc lập về tài chính của doanh nghiệp được tài trợ chỉ một phần bằng vốn chủ sở hữu. Nếu hệ số càng gần 1, mức độ độc lập về mặt tài chính doanh nghiệp càng tăng vì hầu hết tài sản của doanh nghiệp được đầu tư bằng vốn chủ sở hữu. Tỷ suất tự tài trợ Tỷ suất tự tài trợ là một chỉ tiêu tài chính đo lường sự góp vốn của chủ sở hữu trong tổng số vốn hiện có của doanh nghiệp. Nguồn vốn chủ sở hữu Tỷ suất tự tài trợ = Tổng nguồn vốn = 1 – Hệ số nợ Hệ số nợ và tỷ suất tự tài trợ cho ta thấy được mức độ độc lập hay phụ thuộc của doanh nghiệp đối với các chủ nợ, mức độ tự tài trợ của doanh nghiệp đối với kinh doanh của mình, có tình độc lập cao đối với các chủ nợ, do đó không bị ràng buộc hoặc bị sức ép của các khoản nợ vay. Nhưng khi hệ số nợ cao thì doanh nghiệp lại có lợi vì được sử dụng một lượng tài sản lớn mà chỉ đầu tư một lượng vốn nhỏ. Các nhà quản lý tài chính doanh nghiệp sử dụng khoản nợ vay này như một chính sách tài chính để gia tăng lợi nhuận. Tỷ suất đầu tư Tỷ suất đầu Tài sản dài hạn = tư Tổng tài sản Chỉ tiêu này phản ảnh tình hình trang bị cơ sở vật chất của DN. Nó cho phép đánh giá năng lực sản xuất và xu hướng phát triển lâu dài của DN, đồng thời cũng nói lên rủi ro kinh doanh của DN. Để kết luận tỷ suất này tốt hay xấu còn tùy thuộc vào ngành kinh doanh của từng doanh nghiệp trong một thời gian cụ thể. Tỷ suất tự tài trợ tài sản cố định SV: Nguyễn Thị Lệ Thu Trang 1 Lớp: 08KT3
- Phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp GVHD:Phạm Văn Phúc Tỷ suất tự tài trợ Vốn chủ sở hữu = tài sản cố định Giá trị tài sản cố định Tỷ suất này thể hiện số vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp dùng để trang bị tài sản cố định là bao nhiêu. Tỷ suất này > 1, chứng tỏ khả năng tài chính vững vàng và lành mạnh. Tỷ suất này < 1, thì một bộ phận của tài sản cố định được tài trợ bằng vốn vay và đặc biệt rất mạo hiểm khi đó là vốn vay ngắn hạn. 1.3. Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ còn gọi là phân tích ngân lưu là công việc quan trọng . Việc kiểm soát ngân lưu của doanh nghiệp hoặc dự án ngày càng quyết định sự tồn vong của doanh nghiệp. Kế hoạch lưu chuyển tiền tệ là một kế hoạch huyết mạch chi phối toàn bộ hoạt động kinh doanh, cần được dự báo và xây dựng trên cơ sở phân tích tình hình lưu chuyển tiền tệ ở các kỳ thực hiện đã qua. Khi phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ, người ta thường sử dụng các tỷ số sau: Tỷ số dòng tiền vào từ hoạt động kinh doanh so với tổng dòng tiền vào: Tỷ số này phản ảnh một tỷ lệ mức độ về năng lực tạo ra nguồn tiền từ hoạt động kinh doanh của DN. Thông thường, tỷ lệ này chiếm rất cao và là nguồn tiền chủ yếu dùng để trang trải cho hoạt động đầu tư dài hạn và trả cổ tức cũng như các khoản vay ngắn hạn, dài hạn. Tuy nhiên, khi phân tích phải đặt chúng trong bối cảnh cụ thể, chiến lược và tình hình kinh doanh từng thời kỳ. Phương pháp phân tích ở đây là so sánh dòng tiền kỳ thực hiện với kế hoạch, các kỳ trước, chỉ tiêu bình quân ngành… Tỷ số dòng tiền vào từ hoạt động đầu tư so với tổng dòng tiền vào: Nếu tỷ số này cao sẽ cho thấy dòng tiền vào từ hoạt động đầu tư chiếm tỷ trọng cao. Nếu DN chưa có kế hoạch tái đầu tư, DN phải nghĩ ngay đến việc điều phối nguồn tiền ưu tiên thanh toán các khoản nợ dài hạn đến hạn trả hoặc trả trước hạn để giảm chi phí lãi vay; sau đó điều tiết nguồn tiền cho hoạt động kinh doanh để giảm các khoản vay ngắn hạn. SV: Nguyễn Thị Lệ Thu Trang 1 Lớp: 08KT3
- Phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp GVHD:Phạm Văn Phúc Tỷ số dòng tiền vào từ hoạt động tài chính so với tổng dòng tiền vào: Nếu dòng tiền từ hoạt động kinh doanh không đủ cho hoạt động đầu tư, buộc DN phải điều phối nguồn tiền từ hoạt động tài chính. Nguồn tiền này có thể là một khoản vay sẽ được tăng lên, phát hành thêm cổ phiếu hay là sự giảm đi hoặc thậm chí ngưng trả các khoản cổ tức. Lưu chuyển tiền thuần Tổng số tiền thu vào Tổng số chi ra của = - của từng hoạt động của từng hoạt động từng hoạt động 2. Phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp 2.1. Các bước trong quá trình tiến hành phân tích tài chính Thu thập thông tin: Xử lý thông tin Ra quyết định 2.2. Phương pháp phân tích tài chính Phương pháp so sánh Là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên sự so sánh với một chỉ tiêu gốc. Các chỉ tiêu so sánh phải phù hợp về yếu tố không gian, thời gian, nội dung kinh tế, đơn vị đo lường, phương pháp tính toán, qui mô và điều kiện kinh doanh. Tùy theo mục đích đánh giá khác nhau mà việc so sánh có thể được thực hiện dưới các dạng: + So sánh giữa các số tuyệt đối với nhau ( đánh giá về qui mô, khối lượng ). + So sánh giữa các số tương đối với nhau ( đánh giá về mức độ hoàn thành, tốc độ tăng trưởng, sự thay đổi về cơ cấu… ). Phương pháp thay thế liên hoàn SV: Nguyễn Thị Lệ Thu Trang 1 Lớp: 08KT3
- Phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp GVHD:Phạm Văn Phúc Là phương pháp mà qua đó các nhân tố lần lượt được thay thế theo một trình tự nhất định để xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự biến động của chỉ tiêu cần phân tích ( đối tượng phân tích ) bằng cách cố định các nhân tố khác trong mỗi lần thay thế như trước khi thay thế nhân tố đó. Phương pháp liên hệ cân đối Phương pháp cân đối cũng là phương pháp dùng để phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố mà giữa chúng sẵn có mối liên hệ cân đối và là những nhân tố độc lập . Một lượng thay đổi trong mỗi nhân tố sẽ làm thay đổi trong chỉ tiêu phân tích đúng một lượng tương ứng. Phương pháp Dupont Là phương pháp phân tích dựa trên mối quan hệ tương hỗ giữa các chỉ tiêu tài chính, từ đó biến đổi một chỉ tiêu tổng hợp thành một hàm số của một loạt các biến CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN KỀM NGHĨA I . Quá trình hình thành và phát triển: Vào những năm đầu của thập kỷ 90, sản phẩm Kềm Nghĩa đã bắt đầu góp mặt trên thị trường với tên gọi Nghĩa Sài Gòn. SV: Nguyễn Thị Lệ Thu Trang 1 Lớp: 08KT3
- Phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp GVHD:Phạm Văn Phúc Theo đà phát triển chung của nền kinh tế thị trường, tháng 9 năm 2000 Kềm Nghĩa đã chính thức hoạt động theo cơ chế Công ty TNHH, tên giao dịch là Kềm Nghĩa hay Nghia Nippers. Với bề dày kinh nghiệm, cùng với đội ngũ công nhân viên có tay nghề kỹ thuật cao, hiện Kềm Nghĩa tự hào là đơn vị dẫn đầu trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh dụng cụ chuyên dùng làm móng tại Việt Nam. Thương hiệu Kềm Nghĩa được đông đảo người tiêu dùng trong và ngoài nước tín nhiệm. Hiện nay, với hơn 120 đại lý kinh doanh và phân phối, sản phẩm Kềm Nghĩa đã chiếm đến 70% thị phần tại Việt Nam. Tỷ trọng xuất khẩu bình quân đạt 30% trên tổng doanh số bán. Đặc biệt, thương hiệu Kềm Nghĩa đã có mặt trên thị trường các nước như: Hoa Kỳ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Canada, Úc, Thái Lan, Campuchia, và một số nước Châu Âu. Hiện Công ty Kềm Nghĩa đang hoạt động theo hệ thống quản lý tiêu chuẩn chất lượng ISO 9001:2000, cùng với những trang thiết bị hiện đại, dây chuyền công nghệ khép kín và luôn được tối ưu hóa. Đội ngũ lao động của Công ty Kềm Nghĩa hiện nay gần 2.000 người, trong đó đa phần là những người có nhiều kinh nghiệm trong công việc, luôn phát huy tinh thần học hỏi, tư duy sáng tạo. Tổng mặt bằng sản xuất của Kềm Nghĩa hiện nay gần 20.000m 2, được bố trí tại các điểm: Trụ sở chính và là phân xưởng I: 10/20 Lạc Long Quân, P.9, Q.Tân Bình, TP.HCM. Phân xưởng sản xuất II: 59/5E Ấp Tiền Lân, Xã Bà Điểm, Huyện Hóc Môn, TP.HCM. Phân xưởng sản xuất III: Lô B1 – 7 Khu Công Nghiệp Tây Bắc Củ Chi, TP.HCM. Sản phẩm chính: Kềm cắt da và móng với nhiều chủng loại, kiểu dáng. Sản phẩm phụ: dũa móng, kéo cắt tóc, kéo tỉa lông mày, nhíp, dép mousse, gác ngón, sủi da, chấm bi và các dụng cụ hỗ trợ cho việc làm móng. Trong quá trình tham gia vào thị trường, thương hiệu Kềm Nghĩa liên tục được nhận nhiều bằng khen, giấy khen do các cơ quan chính quyền Quận cũng như Thành Phố cấp. SV: Nguyễn Thị Lệ Thu Trang 1 Lớp: 08KT3
- Phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp GVHD:Phạm Văn Phúc Nhiều năm liền đạt danh hiệu HVNCLC do người tiêu dùng bình chọn, đứng vào top 100 thương hiệu mạnh. Trong năm 2005, thương hiệu Kềm Nghĩa vinh dự đón nhận giải Sao vàng đất việt, và là một trong 500 thương hiệu nổi tiếng của Thành phố. Ước mơ khởi nghiệp: Từ những năm 1980, chỉ với vỏn vẹn 1,5m 2 mặt bằng và một ít đồ nghề mài kềm, ít ai có thể ngờ rằng anh thợ mài kềm Nguyễn Minh Tuấn chỉ với tình yêu nghề, sự đam mê làm giàu đã quyết chí thành lập Công ty. Hiện nay Kềm Nghĩa đang thực hiện ước mơ trở thành một thương hiệu mang tầm quốc tế, khẳng định đẳng cấp và tầm vóc mới của thương hiệu Việt. Chinh phục những tầm cao mới: Năm 1992 tiền thân chỉ là một cơ sở sản xuất dụng cụ làm móng mang tên “Nghĩa Sài Gòn” với tổng diện tích nhà xưởng 200m2 và lực lượng lao động chủ yếu là những thành viên trong gia đình. Ngày 19 Tháng 9 năm 2000 Công ty TNHH Cơ khí Kềm Nghĩa được thành lập và chính thức đi vào hoạt động theo hệ thống quản lý chất lương ISO 9001:2000. Năm 2001 sản phẩm Kềm Nghĩa chính thức xâm nhập thị trường Hoa Kỳ, khi các sản phẩm được theo chân các Việt Kiều xuất ngoại. Đầu năm 2003 sản phẩm kềm nghĩa đã có mặt tại những thị trường: Mỹ, Úc, Canada, Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan, Philippines, Campuchia và một số nước Châu Âu như Ý, Bồ Đào Nha, Nga…Chiếm 80% thị phần trong nước. Tỷ trọng xuất khẩu bình quân đạt 30% trên tổng doanh số bán. 2006 thiết lập thành công mạng lưới phân phối sản phẩm tại thị trường Mỹ. Đồng thời đăng ký bản quyền cho sản phẩm mang tên gọi Supper Nghĩa tại Mỹ. Ngày 17 tháng 01 năm 2008, công ty đã tiến hành chuyển đổi từ TNHH lên Công ty cổ phần, mở ra một giai đoạn phát triển mới và toàn diện về quy mô sản xuất cũng như đa dạng hóa sản phẩm. Tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững và mạnh mẽ theo xu hướng phát triển của nền kinh tế toàn cầu. SV: Nguyễn Thị Lệ Thu Trang 1 Lớp: 08KT3
- Phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp GVHD:Phạm Văn Phúc Trong suốt quá trình tham gia thị trường, 10 năm liên tiếp Kềm Nghĩa được người tiêu dùng bình chọn là Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao, nhận được nhiều bằng khen, giấy khen từ Trung ương đến Thành phố trao tặng. Trong những năm tiếp theo sau đó từ năm 2005, 2007, 2008, 2009, 2010, thương hiệu Kềm Nghĩa được vinh dự nhận giải thưởng Sao Vàng Đất Việt, đứng trong Top 100 Thương Hiệu Mạnh trên toàn quốc, vinh dự nhận Cúp vàng " Chất Lượng Hội Nhập Hàng Đầu ". Tầm nhìn thương hiệu: Thương hiệu Kềm Nghĩa mong muốn trở thành một trong những tập đoàn hàng đầu thế giới trong lĩnh vực sản xuất và cung cấp những dụng cụ, dịch vụ về chăm sóc sắc đẹp. Góp phần làm cho người phụ nữ trở nên tự tin, quyến rũ, hạnh phúc và thành đạt hơn trong cuộc sống. Triết lý kinh doanh:“Chất Lượng Là Sự Sống Còn Của Thương Hiệu”. Vì thế kềm nghĩa luôn hướng đến những giá trị sau: Mọi thứ bắt đầu từ Chất Lượng. Xây dựng Thương hiệu giống như trồng một cây xanh, muốn Thương hiệu phát triển nhanh và vững vàng trước gió bão thì chúng ta cần phải ươm mầm Thương hiệu từ hạt giống Chất Lượng, bón Chất Luợng và tưới Chất Lượng. Sứ mệnh công ty: Khẳng định "Kềm Nghĩa" là niềm tự hào của thương hiệu Việt trên trường Quốc tế. Thông qua việc sản xuất những sản phẩm hoàn hảo, cũng như cung cấp những dịch vụ tốt nhất về lĩnh vực chăm sóc sắc đẹp. "Thương hiệu Kềm Nghĩa" thỏa mãn nhu cầu làm đẹp của phụ nữ trên toàn thế giới. SV: Nguyễn Thị Lệ Thu Trang 1 Lớp: 08KT3
- BỘ MÁY HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC BỘ BỘ BỘ BỘ BỘ BỘ PHẬN PHẬN PHẬN PHẬN PHẬN PHẬN KINH DỊCH CHỨNG GIAO KẾ HÀNH DOANH VỤ TỪ NHẬN TOÁN CHÍNH KHÁCH NHÂN HÀNG SỰ Đánh giá chung về công ty Điểm mạnh: - Là doanh nghiệp uy tín, có mối quan hệ lâu dài với khách hàng cũ. Tạo được niềm tin ở mọi người nên công ty có một lượng khách hàng ổn định và thường xuyên trong và ngoài nước. - Lãnh đạo công ty có kinh nghiệm trong nhiều năm nên mọi công việc đều đựợc điều hành tốt. - Đội ngũ nhân viên trẻ, năng động tự tin, có năng lực cao, có khả năng thích nghi với các điều kiện làm việc cá nhân và tập thể,… hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao theo sự chỉ đạo của cấp trên. - Công ty liên kết rộng khắp với các hãng tàu, hãng hàng không trong và ngoài nước. Cơ sở vật chất hiện đại, văn phòng thì có đầy đủ các thiết bị (máy tính, máy fax, máy in,…) để hỗ trợ cho công việc. Điểm yếu: - Hệ thống kho bãi công ty không đủ lớn mạnh để chứa những lô hàng lớn vì thế mà hàng năm công ty phải mất một khoản chi phí để thuê kho bãi bên ngoài và cũng bỏ qua không ít cơ hội phục vụ khách hàng lớn do đội ngũ nhân viên trẻ còn thiếu kinh nghiệm.
- Phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp GVHD:Phạm Văn Phúc - Đội xe vận tải chở hàng rời, hàng container không đủ đáp ứng nhu cầu của khách hàng nên đã làm chậm tiến trình giao nhận hàng tại cảng. Thuận lợi: - Điều kiện nền kinh tế nước ta đã thực sự chuyển hướng theo cơ chế thị trường, chính sách nhà nước bây giờ: “mở cửa” với phương châm “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các quốc gia trên thế giới”, cho nên hoạt động thương mại mở rộng đã tạo điều kiện cho công ty phát triển mạnh ngành vận tải và giao nhận quốc tế. Khó khăn: - Điều kiện cơ sở hạ tầng giao thông TP.HCM thường xuyên bị ùn tắt, cộng với năng lực bốc dỡ hàng hóa ở các cảng còn thấp dẫn đến việc quá tải và gây ứ đọng lượng hàng hóa. - Hậu quả của sự biến động mạnh tình hình chính trị thế giới cùng với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động xuất nhập khẩu tác động sâu sắc đến doanh thu của công ty. - Sự ra đời của nhiều công ty hoạt động cùng ngành dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt về giá cả dịch vụ làm ảnh hưởng đến doanh thu của công ty. *** SV: Nguyễn Thị Lệ Thu Trang 1 Lớp: 08KT3
- Phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp GVHD:Phạm Văn Phúc CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH GIAO NHẬN QUỐC TẾ GIA NGUYỄN QUA HAI NĂM 2009 VÀ 2010 I . Đánh giá khái quát tình hình tài chính của Công ty TNHH Giao Nhận Quốc Tế Gia Nguyễn qua hai năm 2009 và 2010 BẢNG PHÂN TÍCH SO SÁNH THEO CHIỀU NGANG CỦA BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY TNHH GIAO NHẬN QUỐC TẾ GIA NGUYỄN (bảng 1 ) Đơn vị tính: đồng Cuối kỳ Đầu kỳ Số tuyệt đối Số tương đối CHỈ TIÊU Mức chênh Tốc độ phát (31/12/2010) (31/12/2009) lệch(±) triển(%) (4) = (1) (2) (3) = (1) - (2) (1)/(2)*100 TÀI SẢN A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 138.255.863.078 74.341.655.421 63.914.207.657 185,97 I. Tiền và các khoản tương 74.189.366.319 58.888.091.288 15.301.275.031 125,98 đương tiền II. Các khoản đầu tư tài chính - - - - ngắn hạn III. Các khoản phải thu ngắn 59.070.083.588 2.916.690.564 56.153.393.024 2025,24 hạn IV. Hàng tồn kho 4.629.125.574 12.440.488.460 (7.811.362.886) 37,21 V. Tài sản ngắn hạn khác 367.287.597 96.385.109 270.902.488 381,06 B. TÀI SẢN DÀI HẠN 1.653.143.820 1.318.981.362 334.162.458 125,33 I. Tài sản cố định 751.093.281 529.068.896 222.024.385 141,97 1. Nguyên giá 1.190.729.797 741.895.585 448.834.212 160,50 2. Giá trị hao mòn luỹ kế (439.636.516) (212.826.689) (226.809.827) 206,57 II. Các khoản đầu tư tài chính - - - - dài hạn III. Tài sản dài hạn khác 902.050.539 789.912.466 112.138.073 114,20 IV. Chi phí trả trước dài hạn 345.769.143 355.618.066 (9.848.923) 97,23 V. Tài sản ngắn hạn khác 556.281.396 434.294.400 121.986.996 128,09 Tổng cộng TÀI SẢN 139.909.006.898 75.660.636.783 64.248.370.115 184,92 SV: Nguyễn Thị Lệ Thu Trang 1 Lớp: 08KT3
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn: Hoàn thiện phân tích Báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần Bibica
146 p | 1892 | 474
-
Tiểu luận: Phân tích báo cáo tài chính Công ty cổ phần Bibica (giai đoạn 2008 – 2012)
23 p | 1491 | 446
-
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính Công ty cồ phần nước giải khát Sài Gòn–TRIBECO
64 p | 941 | 344
-
Tiểu luận: Phân tích báo cáo tài chính công ty cổ phần sản xuất thương mại may Sài Gòn (mã chứng khoán: GMC)
28 p | 823 | 290
-
Tiểu luận: Phân tích báo cáo tài chính công ty cổ phần bê tông Becamex (mã: ACC)
18 p | 540 | 165
-
Tiểu luận: Phân tích báo cáo tài chính công ty cổ phần du lịch – dịch vụ Hội An (mã chứng khoán: HOT)
21 p | 836 | 161
-
Tiểu luận: Phân tích báo cáo tài chính cty cổ phần công nghiệp cao su Miền Nam (mã: CSM)
18 p | 500 | 131
-
Tiểu luận: Phân tích báo cáo tài chính công ty cổ phần Gò Đàng
36 p | 395 | 122
-
Đề tài: Phân tích báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần Dược phẩm Imexpharm
42 p | 544 | 109
-
Đề tài: Phân tích báo cáo tài chính Tập đoàn FLC
37 p | 581 | 101
-
Tiểu luận: Phân tích báo cáo tài chính công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế Domesco (DMC)
15 p | 429 | 89
-
Đề tài: Phân tích báo cáo tài chính Vietcombank giai đoạn 2007-2010
47 p | 219 | 45
-
Khóa luận tốt nghiệp Kế toán tài chính: Phân tích báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần Xây dựng Giao thông Thừa Thiên Huế
119 p | 90 | 28
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Phân tích báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Thương mại Phú Sơn
123 p | 33 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Phân tích báo cáo tài chính của Công ty cổ phần thương mại Thiết bị điện công nghiệp Hà Nội
142 p | 18 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Phân tích báo cáo tài chính Công ty cổ phần thủy sản Bạc Liêu đang niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
137 p | 28 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Phân tích báo cáo tài chính của Công ty cổ phần Tàu cao tốc Superdong Kiên Giang
115 p | 5 | 2
-
Đề án tốt nghiệp Tài chính Ngân hàng: Phân tích báo cáo tài chính tại Tổng Công ty cổ phần Phong Phú
81 p | 3 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn