ĐỀ TÀI: PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI MẶT HÀNG DỆT MAY TRÊN THỊ TRƯỜNG MIỀN BẮC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY ĐÔNG MỸ - HANOSIMEX
lượt xem 26
download
Việt Nam trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đã có những bước chuyển mình phát triển về mọi mặt kinh tế - chính trị - xã hội cũng như vị thế trên trường quốc tế. Trong sự phát triển vượt bậc về mặt kinh tế có sự đóng góp đáng kể của các ngành kinh tế mũi nhọn như da giầy, nông sản, chế biến thuỷ sản… trong đó có ngành Dệt may . Trong những năm qua các doanh nghiệp Dệt may liên tục phát triển về quy mô cũng như đa dạng hoá cải tiến...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: ĐỀ TÀI: PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI MẶT HÀNG DỆT MAY TRÊN THỊ TRƯỜNG MIỀN BẮC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY ĐÔNG MỸ - HANOSIMEX
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA KINH TẾ -------------- BẢN THẢO KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI MẶT HÀNG DỆT MAY TRÊN THỊ TRƯỜNG MIỀN BẮC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY ĐÔNG MỸ - HANOSIMEX Giáo viên hướng dẫn Sinh viên thực tập Họ và tên: Th.S Vũ Thị Hồng Họ và tên : Nguyễn Duy Khánh Phượng Lớp : K44F5 Bộ môn : Kinh tế thương mại MSV : 08D160262 Năm 2012 1
- CHƯƠNG MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài “Phát triển thương mại mặt hàng hàng dệt may trên thị trường miền Bắc của công ty cổ phần may Đông Mỹ - HANOSIMEX” Việt Nam trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đã có những bước chuyển mình phát triển về mọi mặt kinh tế - chính trị - xã hội cũng như vị thế trên trường quốc tế. Trong sự phát triển vượt bậc về mặt kinh tế có sự đóng góp đáng kể của các ngành kinh tế mũi nhọn như da giầy, nông sản, chế biến thuỷ sản… trong đó có ngành Dệt may . Trong những năm qua các doanh nghiệp Dệt may liên tục phát triển về quy mô cũng như đa dạng hoá cải tiến chất lượng, mẫu mã sản phẩm. Phát triển thương mại mà tập trung chủ yếu vào các thị trường xuất khẩu mạng lại lợi nhuận cao như EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản…phần lớn các doanh nghiệp không quan tâm hoặc ít quan tâm đến phát triển thương mại thị trường nội địa, đặc biệt là thị trường miền Bắc. Hơn nữa, kinh tế phát triển, thu nhập ngày càng được nâng cao, do đó nhu cầu của người dân với mặt hàng Dệt may ngày càng cao và đòi hỏi về chất lượng cũng như mẫu mã cũng được nâng cao. Thị trường miền Bắc là một bộ phận của thị trường cả nước, chiếm 1/3 dân số cả nước, tỉ lệ dân số trong độ tuổi lao động cao, rõ ràng đây là thị trường đầy tiềm năng với sức tiêu thụ đáng kể. Việt Nam ngày càng hội nhập sâu r ộng vì vậy ngay tại sân nhà cũng xẩy ra những cuộc cạnh tranh vô cùng khốc liệt trên tất cả các lĩnh vực đặc biệt trên lĩnh vực phân phối. Trong khi các doanh nghiệp nước ngoài đang hình thành những kênh phân phối hiện đại hiệu quả thì hệ thống phân phối truyền thống của các doanh nghiệp dệt may lại trở lên không hiệu quả. Mặt khác mặt hàng dệt may cũng chưa thâm nhập sâu vào kênh phân phối hiện đại do sự thiếu quan tâm, do thiếu kinh nghiệm hay do tính chuyên nghiệp vì vậy mà mặt hàng dệt may được cho là bị lấn áp trên sân nhà. Việc này đòi hỏi các doanh nghiệp phải quan tâm hơn nữa hoạt động thúc đẩy phát triển thương mại trên thị trường miền Bắc. Công ty cổ phần may Đông Mỹ - HANOSIMEX cũng gặp nhiều hạn chế trong quá trình phát triển thương mại mặt hàng dệt may như: nguồn lao động chưa được đào tạo chuyên sâu, thiếu vốn nên công ty vẫn chưa đầu tư nhiều vào trang thiết bị máy móc hiện đại, mẫu mã sản phẩm của công ty cũng chưa phong phú và đa dạng, nguyên vật liệu chủ yếu là nhập khẩu từ nước ngoài Xuất pháp từ những vấn đề trên, công ty sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc phát triển thương mại mặt hàng dệt may. Vì lẽ đó, em chon đề tài khóa luận: 2
- “Phát triển thương mại mặt hàng dệt may trên thị trường miền Bắc của công ty cổ phần may Đông Mỹ - HANOSIMEX” là một vấn đề cấp thiết. 2. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan Trong quá trình thực hiện luận văn em có tham khảo một số công trình nghiên cứu khoa học của những năm trước: * Những công trình có liên quan gián tiếp tới mặt hàng dệt may Trịnh Thu Hằng (2005), luận văn tốt nghiệp “ Một số giải pháp tài chính nhằm thúc đẩy sản xuất hàng xuất khẩu ở công ty Dệt may Hà Nội” – khoa Thương Mại Quốc Tế - ĐHTM. Luận văn đã làm rõ được thực trạng vấn đ ề tài chính doanh nghiệp trong sản xuất và từ đó đề ra các giải pháp ở tầm vi mô cho doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, giúp thúc đẩy sản xuất trong thời kì nghiên cứu. Theo sinh viên Trần Thị Hà(2008) , luận văn tốt nghiệp “ Giải pháp khai thác và sử dụng thông tin thị trường với đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm dệt may của công ty cổ phần may 10 sang thị trường Nhật Bản”, Khoa kinh tế thương mại - ĐHTM. Luận văn đã làm rõ về mặt lý luận cũng như thực tiễn tầm quan trọng của thông tin thị trường. Bên cạnh đó tác giả cũng đã đánh giá thực trạng tình hình khai thác và sử dụng thông tin của doanh nghiệp và của ngành dệt may. Từ đó có những giải pháp ở tầm vi mô và vĩ mô cho ngành dệt may cũng nh ư cho doanh nghiệp thực tập.công Các công trình đã có những thành công nhất định, tuy nhiên còn gặp phải những vấn đề sau: + Về phương pháp nghiên cứu: Các công trình trên chủ yếu dựa trên phương pháp phân tích thống kê so sánh… mà chưa có nghiên cứu nào dựa trên phương pháp điều tra phỏng vấn để mang lại tính thực tế cao hơn, khách quan và toàn diện hơn. + Về nội dung nghiên cứu: các công trình trên chủ yếu tập trung nghiên cứu các khía cạnh tồn tại của doanh nghiệp để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm theo hướng xuất khẩu. Vì vậy chưa có đề tài nào quan tâm nghiên cứu về thị tr ường trong nước cũng như thị trường miền Bắc. + Về tính thời sự: hầu hết các nghiên cứu từ các năm trước, vì vậy các đề tài này chưa đáp ứng được với sự thay đổi bối cảnh sự biến động không ngừng của nền kinh tế nói chung và sự phát triển của ngành dệt may nói riêng. 3
- Hơn nữa, ngày 1/1/2007, Việt Nam chính thức là thành viên thứ 150 của WTO, đây là một bước ngoặt đối với nền kinh tế Việt Nam. Điều này đồng nghĩa với việc cạnh tranh gay gắt trên tất cả các phương diện, trong đó có mặt hàng dệt may trên thị trường miền Bắc. Dẫn đến đòi hỏi phải có những nghiên cứu mới phù hợp với tình hình mới thay thế cho những đề tài không còn mang tính thời sự hay không còn phù hợp với hoàn cảnh hiện tại. Mặt khác các công trình nghiên cứu trên chủ yếu tập trung giải quyết những vấn đề tồn tại trong doanh nghiệp mà chưa đi sâu giải quyết những vấn đề chung của ngành dệt may. * Những đề tài nghiên cứu liên quan trực tiếp tới phát triển thương mại sản phẩm trên thị trường miền Bắc Nguyễn Thị Tuyết (2009), luân văn tốt nghiệp “Giải pháp phát triển thương mại mặt hàng thép trên thị trường miền Bắc”, Khoa Kinh Tế - ĐHTM. Đề tài nghiên cứu đã làm sáng tỏ những lý luận liên quan đến phát triển thương mại mặt hàng thép. Bên cạnh đó cũng đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu mới như điều tra, phỏng vấn, phân tích thông kê… để làm rõ thực trạng của doanh nghiệp cũng như của ngành thép. Các đề xuất và giải pháp đưa ra với nhà nước, ngành thép cũng như các doanh nghiệp đã góp phần giải quyết những vấn đề còn tồn đọng để phát triển thương mại mặt hàng thép.cấp Mai Thị Anh (2009), luận văn tốt nghiệp “Phát triển thương mại sản phẩm sữa nhập khẩu trên thị trường miền Bắc”, Khoa Kinh Tế - ĐHTM. Đề tài nghiên cứu lý giải những vấn đề mang tính lí luận và thực tiễn sâu sắc của ngành s ữa cũng như nhu cầu thiết yếu phải nhập khẩu sản phẩm sữa. Từ đó có kiến nghị với nhà nước những chính sách quản lý mặt hàng sữa nhập khẩu nhằm phát triển thương mại mặt hàng này. Luận văn cũng đưa ra các giải pháp cụ thể và mang tính ứng dụng cao cho ngành và doanh nghiệp hướng tới phát triển thương mại bền vững. Các đề tài nghiên cứu trên đã chỉ ra tính cấp thiết của vấn đề phải có nghiên cứu sâu sắc và rõ ràng về thị trường miền Bắc, một thị trường đầy hấp dẫn và hứa hẹn cho các doanh nghiệp. Các tác giả cũng đã sử dụng các phương pháp mới để phù hợp với tình hình mới do đó có tính khách quan cao đi sâu vào vấn đề đặt ra. Khóa luận có sử dụng các phương pháp phân tích thống kê so sánh để làm rõ thực trạng của ngành dệt may. Khóa luận nghiên cứu dưới góc độ kinh tế thương mại, giúp giải quyết các vấn đề về phát triển thượng mại mặt hàng dệt may của công ty cổ phần mau Đông Mỹ - HANOSIMEX. Trên cơ sở thời gian nghiên cứu 4
- là từ năm 2007 đến 2011 tức là 5 năm sau khi Việt Nam gia nhập WTO cũng như cuộc suy thoái tài chính diễn ra gần đây, khóa luận mang đầy đủ tính thời s ự và hữu ích của nó. Khóa luận đưa ra các đề xuất, phương hướng, quan điểm phát triển thương mại mặt hàng dệt may của công ty rồi đưa ra các giải pháp cụ thể. Đồng thời, khóa luận cũng có những kiến nghị với nhà nước trên cơ sở thực trạng còn tồn tại trong quản lý nhà nước về ngành dệt may, cũng như với hiệp hội dệt may trên lĩnh vực liên kết tạo sức mạnh cạnh tranh. Và với các doanh nghiệp là giải pháp cụ thể nhằm phát triển thương mại một cách ổn định và bền vững trên thị trường thị trường miền Bắc. 3. Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu Đề tài khóa luận của em tập trung nghiên cứu những vấn đề sau: - Về lý luận: khóa luận đã trình bày các khái niệm liên quan đến vấn đ ề nghên cứu, đi tìm hiểu bản chất, mục tiêu, vai trò của phát triển thương mại mặt hàng dệt may trên thị trường miền Bắc. Bên cạnh đó, luận văn cũng tìm hiểu một s ố công trình nghiên cứu đi trước. Những nguyên lý cơ bản chi phối trong hoạt động phát triển thương mại, những đặc điểm vai trò của phát triển thương mại mặt hàng cũng được khóa luận nghiên cứu một cách kỹ càng. - Về mặt thực tiễn: trên cơ sở những lý luận cơ bản cùng với những phương pháp phân thu thập, phân tích số liệu thực tế, khóa luận đã cố gắng phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển thương mại, thực trạng việc phát triển thương mại mặt hàng dệt may trên thị trường miền Bắc của công ty cổ phẩn may Đông Mỹ - HANOSIMEX - Về mặt giải pháp: từ những vấn đề thực tiễn nêu ra, khóa luận đã đưa ra các dự báo, phương hướng và quan điểm của công ty cổ phẩn may Đông Mỹ - HANOSIMEX về phát triển thương mại mặt hàng dệt may trên thị trường miền Bắc. Từ đó đề xuất những giải pháp cụ thể với nhà nước, hiệp hội dệt may và các doanh nghiệp. Về phía nhà nước, khóa luận đề xuất những chính sách phù hợp nhằm phát triển thương mại mặt hàng dệt may. Về phía hiệp dệt may có biện pháp cụ thể để nâng cao sức cạnh tranh của ngành. Về phía doanh nghiệp, khóa luận giúp doanh nghiệp có thể giải quyết được những tồn tại và thực hiện tốt hoạt động phát triển thương mại mặt hàng dệt may trên thị trường miền Bắc. 4. Mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5
- * Mục tiêu nghiên cứu - Lý luận: Hệ thống hóa những lý thuyết về khái niệm sản phẩm dệt may, thương mại, phát triển thương mại mặt hàng. Khóa luận cũng nghiên cứu những nguyên lý cơ bản chi phối trong hoạt động phát triển thương mại, đồng thời nói rõ nội dung vấn đề nghiên cứu của đề tài. - Thực tiễn: + Khóa luận nắm rõ được thực trạng phát triển thương mại mặt hàng dệt may trên thị trường miền Bắc của công ty cổ phần may Đông Mỹ - HANOSIMEX trong giai đoạn từ năm 2007 – 2011. + Khóa luận đã đánh giá được những thành công, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó trong việc phát triển thương mại mặt hàng dệt may trên thị trường miền Bắc của công ty cổ phần may Đông Mỹ - HANOSIMEX + Khóa luận đã đưa ra hệ thống các giải pháp nhằm giúp công ty khắc phục được những hạn chế trên * Đối tượng nghiên cứu Hoạt động thương mại kinh doanh mặt hàng dệt may của công ty cổ phần may Đông Mỹ - HANOSIMEX * Phạm vi nghiên cứu - Không gian: Do những hạn chế nhất định như về thời gian, kinh phí, năng lực hạn chế, bên cạnh đó là những giới hạn theo quy định cho phép, khóa luận tập trung nghiên cứu trong phạm vi thị trường miền Bắc. - Thời gian: Với đề tài, khóa luận nghiên cứu thực trạng phát triển thương mại mặt hàng dệt may trên thị trường miền Bắc của công ty cổ phần may Đông Mỹ - HANOSIMEX của giai đoạn năm 2007 – 2011. Trong khoảng thời gian này có những sự kiện đặc trưng để có thể cho thấy sự phát triển của thương mại mặt hàng dệt may trên thị trường miền Bắc. Đó là 5 năm sau khi Việt Nam ra nhập WTO đồng thời trong khoảng thời gian này cũng xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính dẫn đến trì trệ trong phát triển thương mại. 5. Phương pháp nghiên cứu 6
- * Phương pháp thu thập dữ liệu: Phương pháp thu thập dữ liệu là việc nghiên cứu, tìm hiểu thông tin về các vấn đề thực tế tại doanh nghiệp. Dữ liệu thu thập được của đề tài này là dữ liệu thứ cấp. Tác giả đã thu thập số liệu thứ cấp từ những nguồn có sẵn như sách báo, internet, báo cáo tài chính … một cách đầy đủ, chính xác nhất. Những thông tin này phục vụ quá tình nghiên cứu cả về lí luận lẫn thực tiễn. * Phương pháp phân tích dữ liệu - Phương pháp phân tích và so sánh Những số liệu đã được thu thập, tiến hành tính doanh thu, tỷ trọng, tốc độ tăng trưởng và so sánh kết quả với nhau. Từ đó thấy được tình hình phát triển thương mại mặt hàng dệt may thông qua quy mô, chất lượng qua các năm với nhau tìm sự khác biệt và xu hướng phát triển của nó. - Phương pháp phân tích và đánh giá Từ những số liệu thứ cấp thu thập được tiến hàng phân tích tổng hợp từ đó đưa ra đánh giá về tình hình phát triển thương mại của công ty. Qua đó chỉ ra những điểm chưa ổn trong sự phát triển - Một số phương pháp khác cũng được đồng thời áp dụng như: phương pháp quy nạp, phương pháp tổng quan tài liệu, phương pháp thống kê tổng hợp.. 6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp Đề tài khóa luận tốt nghiệp gồm các nội dung chính sau: Lời mở đầu: Tổng quan nghiên cứu về đề tài Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về phát triển thương mại mặt hàng dệt may trên thị trường miền Bắc Chương 2: Thực trạng vấn đề phát triển thương mại mặt hàng dệt may trên thị trường miền Bắc của công ty cổ phần may Đông Mỹ - HANOSIMEX Chương 3: Các đề xuất và kiến nghị đối với giải pháp phát triển thương mại mặt hàng dệt may trên thị trường miền Bắc của công ty cổ phần may Đông Mỹ - HANOSIMEX 7
- CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI MẶT HÀNG DỆT MAY TRÊN THỊ TRƯỜNG MIỀN BẮC 1.1 Một số khái niệm cơ bản 1.1.1 Khái niệm về sản phẩm dệt may Sản phẩm dệt may là sản phẩm làm từ nguyên liệu như: bông, sợi, cotton… để phục vụ việc mặc của con người, giúp con người chống lại những thời tiết, điều kiện khắc nghiệt, đồng thời cũng thỏa mãn nhu cầu thời trang, làm đẹp. 1.1.2 Khái niệm phát triển thương mại mặt hàng Nghiên cứu Thương mại dưới các góc độ cơ bản: Hoạt động kinh tế, một khâu của quá trình tái sản xuất xã hội, cũng như góc độ ngành kinh tế của nền kinh tế quốc dân, chúng ta đều nhận thấy đặc trưng chung nhất của Thương mại là buôn bán, trao đổi hàng hóa và cung ứng dịch vụ gắn với tiền tệ và nhằm mục đích lợi nhuận. Từ đó có thể rút ra bản chất kinh tế chung của Thương mại là: Thương mại là tổng hợp các hiện tượng, các hoạt động và các quan hệ kinh tế gắn và phát sinh cùng với trao đổi hàng hóa và cung ứng dịch vụ nhằm mục đích lợi nhuận Thương mại hàng hóa là một bộ phận của thương mại nói chung, ra đời từ rất lâu trong lịch sử. Thương mại hàng hóa là lĩnh vực trao đổi hàng hóa hữu hình, bao gồm tổng theercacs hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động hỗ tr ợ các chủ thể kinh teesnhawmf thúc đẩy quá trình trao đổi đó diễn ra theo đúng mục tiêu đã xác định. Phát triển thương mại mặt hàng là sự nỗ lực cải thiện về quy mô, chất lượng các hoạt động thương mại trên thị trường, nhằm tối đa hoá tiêu thụ và hiệu quả hoạt động thương mại cũng như tối đa hoá lợi ích mà khách hàng mong đợi trên thị trường mục tiêu. 1.2 Một số lý thuyết về vấn đề phát triển thương mại mặt hàng dệt may 1.2.1 Mặt hàng dệt may 1.2.1.1 Đặc điểm 8
- Đặc điểm cơ bản của sản phẩm dệt may nói chung về mặt tiêu dùng cũng như chất lượng hay là tính năng của nó. Hàng dệt may thuộc loại sản phẩm hàng lâu bền có nghĩa là loại hàng được sử dụng nhiều lần và có tính l ặp l ại. Không những thế ngày nay hàng dệt may được xem như là hàng thiết yếu và mua có đắn đo bởi vì người tiêu dùng phần lớn mỗi khi bước ra khỏi nhà hàng dệt may là phương tiện đầu tiên không chỉ là phục vụ ăn mặc, bảo vệ sức khỏe mà còn tạo ra phong cách và mẫu thời trang. Sản phẩm của ngành dệt may rất đa dạng và phong phú, có tính chất thời trang, vừa có tính quốc tế, vừa có tính dân tộc. Kinh tế phát triển, đời sống nhân dân được nâng cao, yêu cầu hàng dệt may lại càng phong phú và chất lượng cao hơn. Bên cạnh những mặt hàng truyền thống nhân dân mặc hàng ngày, thông qua gia công cho các nước, các doanh nghiệp Việt Nam có điều kiện làm quen với công nghệ may phức tạp, thời trang của thế giới. 1.2.1.2 Phân loại * Theo biểu thuế của cục hải quan Việt Nam, hàng may mặc được phân chia làm 10 loại: - Áo khoác ngoài, áo choàng mặc khi đi xe( car-coats), áo khoác không tay, áo choàng không tay, áo khoác có mũ trùm( kể cả áo jacket trượt tuyết), áo gió, áo jacket chống gió và các loại tương tự, dùng cho nam giới hoặc trẻ em trai. - Áo khoác ngoài, áo choàng mặc khi đi xe, áo khoác không tay, áo choàng không tay, áo khoác có mũ(kể cả áo jacket trượt tuyết), áo gió, áo jacket chống gió và các loại tương tự, dùng cho phụ nữ hoặc trẻ em gái. - Bộ com-lê, bộ quần áo đồng bộ, áo jacket, áo khoác thể thao, quần dài, quần yếm có dây đeo, quần ống chẽn và quần sooc dùng cho nam giới hoặc trẻ em trai. - Bộ com-lê, bộ quần áo đồng bộ, áo jacket, áo khoác thể thao, váy dài, váy, chân váy, quần dài, quần yếm có dây đeo, quần ống chẽn, quần sooc, dùng cho phụ nữ hoặc trẻ em gái. - Áo sơ mi nam giới hoặc trẻ em trai - Áo choàng ngắn, áo sơ mi và áo choàng sơ mi phỏng kiểu nam cho phụ nữ hoặc trẻ em gái. - Áo may ô và các loại áo lót khác, quần lót, quần đùi, quần sịp, áo ngủ, bộ pyjama, áo choàng tắm, áo khoác ngoài mặc trong nhà và các loại tương tự, dùng cho nam giới hoặc trẻ em trai. 9
- - Áo may ô và các loại áo lót khác, váy lót, váy lót trong, quần xilip, quần đùi bó, váy ngủ, bộ pyjama, áo mỏng mặc trong nhà,áo choàng tắm và các loại tương tự, dùng cho phụ nữ hoặc trẻ em gái. - Quần áo may sẵn và đồ phụ kiện hàng may mặc cho trẻ em. - Bộ quần áo thể thao, bộ quần áo trượt tuyết và quần áo bơi, quần áo khác * Hàng dệt: hàng dệt cũng hết sức đa dạng với các sản phẩm: thảm và các loại hàng dệt trải sàn khác; các loại hàng dệt kim hoặc móc; quần áo dệt cũ và các loại hàng dệt cũ khác, vải vụn; lông cừu, lông động vật , vải dệt thoi t ừ các nguyên liệu trên; các loại vải dệt thoi đặc biệt, hàng ren, hàng trang trí, hàng thêu; quần áo dệt kim hoặc móc,… 1.2.2 Phát triển thương mại mặt hàng 1.2.2.1 Bản chất Phát triển thương mại mặt hàng là sự nỗ lực cải thiện về quy mô, chất l ượng các hoạt động thương mại trên thị trường, nhằm tối đa hoá tiêu thụ và hiệu quả hoạt động thương mại cũng như tối đa hoá lợi ích mà khách hàng mong đợi trên thị trường. Như vậy, bản chất của phát triển thương mại mặt hàng dệt may là sự tăng lên về số lượng, cơ cấu, chất lượng sản phẩm, mối quan hệ bền vững với khách hàng và sự phát triển ổn định, bền vững về mọi mặt của mặt hàng dệt may trên thị trường. 1.2.2.2 Mục tiêu * Đối với các doanh nghiệp tham gia kinh doanh trên thị trường - Mục tiêu của doanh nghiệp là chiếm được thị phần lớn trên thị trường, mức tiêu thụ lớn, dành được doanh thu cao nhằm tăng trưởng lợi nhuận. - Tăng cường lợi ích cho khách hàng và đối tác, đảm bảo uy tín đối với khách hàng. Có như vậy mới đảm bảo sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp. - Phát triển bền vững các quan hệ với khách hàng và đối tác. Đây là cơ sở, môi trường để doanh nghiệp phát triển các hoạt động kinh doanh của mình. - Tối đa hoá hiệu quả sử dụng các nguồn lực và lợi ích cuả các nhà cung cấp. Đây là điều kiện để các doanh nghiệp tồn tại và phát triển. * Đối với kinh tế - xã hội - Phát triển thương mại mặt hàng nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường, phục vụ cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước, góp phần tạo thu nhập, tăng trưởng cho nền kinh tế. 10
- -Phát triển thương mại mặt hàng nhằm góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, theo hướng nâng dần tỷ trọng công nghiệp dịch vụ, giảm dần tỷ trọng của nông nghiệp trong cơ cấu các ngành. - Phát triển thương mại mặt hàng nhằm ổn định thị trường nội địa, góp phần bình ổn nền kinh tế. - Phát triển thương mại mặt hàng nhằm giải quyết công ăn việc làm cho một số bộ phận người lao động, từ đó nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân. - Phát triển mạng lưới giao thông vận tải, thu hẹp khoảng cách chênh l ệch gi ầu nghèo giữa thành thị và nông thôn. 1.2.2.3 Vai trò của phát triển thương mại mặt hàng dệt may trên thị trường miền Bắc * Vai trò đối với nền kinh tế quốc dân. - Góp phần vào sự ổn định và phát triển lành mạnh của thị trường nội địa. Phát triển thương mại mặt hàng dệt may không chỉ là tăng trưởng về quy mô mà còn cải thiện về cơ cấu, chất lượng tạo sự phát triển ổn định cho ngành da giầy, bên cạnh đó các ngành xoay quanh cũng có được sự phát triển ổn định đi kèm như ngành đầu vào nguyên liệu như vải, bông, sợi… Sự phát triển lành mạnh của mặt hàng dệt may sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển lành mạnh của khu vực miền Bắc cũng như thị trường nội địa. - Góp phần vào giải quyết tốt thông qua thị trường các mối quan hệ liên quan đến các cân đối lớn của nền kinh tế như cung - cầu, tiền – hàng, tích luỹ - tiêu dùng…: Rõ ràng khi phát triển thương mại mặt hàng dệt may thì các quan hệ kinh tế cũng đồng thời xảy ra. Khi một nguời mua trả giá cho đôi giầy thì họ đã đồng thời thiết lập các quan hệ kinh tế như mua – bán, tiền – hàng và hình thành nên quan hệ cung cầu của ngành dệt may. Từ đó các quan hệ kinh tế được giải quyết một cách thông suốt tạo đà cho sự phát triển nói chung. - Thúc đẩy hoạt động của nền kinh tế, tăng trưởng kinh tế và thực hiện CNH- HĐH nền kinh tế quốc gia: Phát triển thương mại giúp gắn kết sản xuất với tiêu dùng, từ đó giúp cho quá trình tái sản xuất được diễn ra một cách thuận lợi, dòng vốn được luân chuyển tuần hoàn không xảy ra hiện tượng trì trệ, tắc nghẽn trong lưu thông. Vì vậy góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất của đ ất nước, đóng góp vào sự tăng trưởng của ngành da giầy nói riêng cũng như tăng trưởng kinh tế nói chung. Là hoạt động không thể thiếu trong sự nghiệp CNH-HĐH, góp 11
- phần thực hiện mục tiêu cơ bản đến năm 2020 nước ta cơ bản là nước công nghiệp. - Góp phần giải quyết việc làm cho xã hội và cải thiện đời sống nhân dân, nâng cao chất lượng cuộc sống: Mặt hàng dệt may với đặc điểm cần nhiều lao đ ộng chân tay nên đã góp phần giải quyết việc làm cho xã hội, giảm tỉ lệ thất nghiệp, từ đó từng bước nâng cao đời sống của công nhân viên, người tiêu dùng. - Thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế các ngành vùng, địa phương. Với nhiệm vụ chung của đất nước là chuyển dịch cơ cấu kinh tế với xu hướng giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp, tăng dần tỉ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ. Phát triển mặt hàng dệt may không những giúp chuyển dịch cơ cấu sang hướng công nghiệp mà còn thúc đẩy dịch vụ phát triển song hành. - Góp phần thúc đẩy phân công lao động, hợp tác giữa các chủ thể kinh doanh trong nước với các chủ thể kinh doanh nước ngoài: Bên cạnh yếu tố cạnh tranh gay gắt thì xu hướng hợp tác phát triển cũng xảy ra mạnh mẽ. Các doanh nghiệp sản xuất dệt may trong nước luôn tìm những nhà đầu tư có thể mạnh về công nghệ cũng như mẫu mã để hợp tác cùng phát triển. Xu hướng đó sẽ giải quyết vấn đề phân công lao động và phân công lao động quốc tế, và góp phần đ ẩy mạnh hợp tác quốc tế. * Đối với doanh nghiệp - Tăng doanh thu, lợi nhuận, góp phần thúc đẩy sản xuất, mở rộng quy mô của doanh nghiệp trong quá trình phát triển. - Gắn liền sản xuất với tiêu dùng, thúc đẩy lưu thông hàng hoá tránh s ự tắc nghẽn trong lưu thông, giải quyết vòng tuần hoàn sản xuất – lưu thông - phân phối – tiêu dùng. - Nâng cao thương hiệu cho doanh nghiệp, tạo lợi thế cạnh tranh, mở rộng thị trường tiêu thụ, góp phần vào quá trình phát triển bền vững của doanh nghiệp. * Đối với người tiêu dùng. - Đáp ứng nhu cầu đi lại cho người tiêu dùng. Xã hội càng phát triển thì nhu cầu sử dụng mặt hàng dệt may ngày càng cao cả về số lượng và chất l ượng. Đ ặc biệt quần áo lại là dụng cụ không thể thiếu của con người trong cuộc sống - Đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ của người tiêu dùng.Bây giờ người dân không chỉ ăn no mặc ấm mà là ăn ngon mặc đẹp. Phát triển thương mại mặt hàng dệt may sẽ đáp ứng nhu cầu mặc đẹp của người tiêu dùng, tạo ra sự phong phú cho sự l ựa chọn trang phục của người tiêu dùng 1.2.3 Thị trường miền Bắc 12
- Thị trường miền Bắc là một thị trường lớn với trên 30 triệu dân. Đồng thời, miền Bắc cũng tập trung nhiều thành phố lớn như: Hải Phòng, Hà Nội, Nam Định…Người dân ở các thành phố lớn này thường có thu nhập khá cao. Vì thế, miền Bắc là một thị trường đầy tiềm năng cho các doanh nghiệp dệt may trong nước. tuy nhiên, trong tinh hình khủng hoảng kinh tế, lạm phát cao nên người dân cũng thắt chặt chi tiêu hơn. Đồng thời hàng dệt may của nước ngoài, đặc biệt là Trung Quốc đang càng ngày xâm nhập sâu vào thị trường nội địa nói chung cũng như thị trường miền Bắc nói riêng hiện nay đã đặt ra một thách thức không nhỏ với hàng dệt may trong nước để có thể cạnh tranh, tồn tại và phát triển trên thị trường miền Bắc. 1.3 NỘI DUNG VÀ NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI MẶT HÀNG DỆT MAY TRÊN THỊ TRƯỜNG MIỀN BẮC 1.3.1 NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN 1.3.1.1 Chỉ tiêu về quy mô Tổng giá trị thương mại, số lượng tiêu thụ, tổng lượng tiêu thụ mà ngành hàng đạt được nói chung và của từng doanh nghiệp nói riêng, % của tăng tr ưởng số lượng: so sánh giữa các kì với nhau hoặc các năm với nhau. - Doanh thu: Là thu nhập mà doanh nghiệp nhận được từ việc bán hàng hóa và dịch vụ được tính bằng giá của thị trường (P) của hàng hóa nhân với lượng hàng hóa bán ra (Q). - Tổng doanh thu là toàn bộ số tiền mà doanh nghiệp nhận được khi bán một lượng sản phẩm nhất định. Công thức: TR = P*Q Trong đó: TR: Tổng doanh thu P: Giá bán một đơn vị sản Q: Số lượng sản phẩm bán ra - Lợi nhuận: Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quả của mọi hoạt động kinh doanh trong một thời kỳ nhất định, nó là chỉ tiêu cơ bản nhất để phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh. Lợi nhuận của hoạt động kinh doanh chính là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí của hoạt động kinh doanh trong kỳ. Công thức tính của nó như sau: Lợi nhuận = Tổng doanh thu – Tổng chi phí. Lợi nhuận là đại lượng tuyệt đối đánh giá hoạt động kinh doanh song bản thân nó mới chỉ biểu hiện một cách đơn giản mối quan hệ so sánh giữa thu và chi, 13
- muốn đưa được đánh giá sâu rộng hơn ta phải sử dụng các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận hay còn gọi là chỉ tiêu doanh lợi. - Thị phần là phần thị trường tiêu thụ sản phẩm mà doanh nghiệp chiếm lĩnh. Thị phần = doanh số bán hàng của doanh nghiệp / Tổng doanh số của thị trường hay Thị phần = Số sản phẩm bán ra của doanh nghiệp / Tổng sản phẩm tiêu thụ của thị trường. Thị phần nói rõ phần sản phẩm tiêu thụ của riêng doanh nghiệp so với tổng sản phẩm tiêu thụ trên thị trường. Để giành giật mục tiêu thị phần trước đối thủ, doanh nghiệp thường phải có chính sách giá phù hợp thông qua mức giảm giá cần thiết, nhất là khi bắt đầu thâm nhập thị trường mới 1.3.1.2 Chỉ tiêu về chất lượng Điều này được thể hiện thông qua tốc độ phát triển hay tính ổn đ ịnh, bền vững trong phát triển thương mại. Sự chuyển dịch hợp lý về cơ cấu sản phẩm, cơ cấu thị trường, phương thức phân phối, mẫu mã sản phẩm. - Tốc độ tăng trưởng: Là tỷ lệ gia tăng doanh thu từ dịch vụ bán lẻ năm sau so với năm trước TR 2 − TR1 Công thức tình: G = TR1 Trong đó: TR1: Doanh thu năm trước TR2: Doanh thu năm sau 1.3.1.3 Chỉ tiêu về hiệu quả Hiệu quả thương mại phản ánh quan hệ so sánh giữa kết quả đạt được với chi phí bỏ ra của quá trình trao đổi hàng hoá, dịch vụ trên thị trường. Thực chất, đó là trình độ sử dụng các nguồn lực trong thương mại nhằm đạt tới những mục tiêu đã xác định. Công thức chung biểu hiện hiệu quả thương mại: Hiệu quả thương mại = Kết quả đạt được/ Chi phí sử dụng nguồn lực. Hiệu quả thương mại của doanh nghiệp là hiệu quả tổ chức quá trình mua, bán hàng hoá và dịch vụ. Đó chính là thước đo phản ánh trình đ ộ sử dụng các nguồn lực của các công ty hay cơ sở kinh doanh trong khâu mua, bán hàng hoá, khâu vận chuyển và kho hàng hoặc trong sản xuất, phân phối, cung ứng và marketing các sản phẩm dịch vụ. Đối với các doanh nghiệp sản xuất, hiệu quả thương mại chính là hiệu quả mua các nhân tố “đầu vào”, và tiêu thụ sản phẩm ở “đ ầu ra”. 14
- Đối các doanh nghiệp thương mại, cấp độ hiệu quả này chính là hiệu quả kinh doanh thương mại - Tỷ suất lợi nhuận là đại lượng tương đối dùng để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh, nó được xác định thông qua sự so sánh giữa chỉ tiêu lợi nhuận với các chỉ tiêu đặc thù của mọi hoạt động kinh doanh là doanh thu, vốn và chi phí. Từ đó ta có chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận được tính toán như sau: Tỷ suất LN = LN/DT Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng doanh thu có thể mang lại bao nhiêu đ ồng l ợi nhuận. Hoặc: Tỷ suất LN = LN/CF Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng chi phí bỏ ra có thể mang l ại bao nhiêu đ ồng lợi nhuận. Tỷ suất lợi nhuận càng cao thì hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp càng tốt. Chỉ tiêu này có ý nghĩa khuyến khích các doanh nghiệp tăng doanh thu, giảm chi phí nhưng điều kiện để có hiệu quả là tốc độ tăng lợi nhuận phải lớn hơn tốc độ tăng doanh thu và tốc độ tăng chi phí. Hoặc là: Tỷ suất LN= LN/VĐT Đây là một chỉ tiêu rất quan trọng phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. Chỉ tiêu sẽ cho biết 1 đồng vốn của công ty sẽ cho bao nhiêu đồng l ợi nhuận 1.3.1.4 Các chính sách phát triển thương mại mặt hàng dệt may * Chính sách nguồn lực - Nguồn nhân lực: Người lao động đóng một vai trò hết sức quan trọng quá trình sản xuất kinh doanh vì họ là người trực tiếp làm ra các sản phẩm. nếu người lao động được đào tạo chuyên nghiệp, bài bản thì sẽ nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm chi phí kinh doanh. Vì thế, công ty cần tăng cường đào tạo trình đ ộ kỹ thuật cho công nhân nâng cao tay nghề, đào tạo trình độ chuyên môn cho nhân viên, đặc biệt là nhân viên phát triển thương mại mặt hàng và nhân viên thiết kế mẫu mã. - Nguồn vốn: Vốn là yếu tố rất quan trọng. nó giúp công ty có thể mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư nhiều trang thiết bị máy móc hiện đại, tái sản xuất… vì thế công ty cần có những chính sách thu hút vốn, mở rộng nguồn vốn của công ty * Chính sách thị trường và hoàn thiện kênh phân phối 15
- - Chính sách thị trường: Mỗi thị trường lại có một đặc điểm riêng biệt, yêu c ầu công ty cần đưa ra những chính sách hợp lý. Công tác nghiên cứu dự báo thị trường có ý nghĩa quan trọng đối với doanh nghiệp. Nó cung cấp cho doanh nghiệp những thông tin cần thiết về thị trường, là cơ sở và để doanh nghiệp đưa ra mục tiêu, kế hoạch hành động cho mình. Hiểu rõ được thị trường, dự báo tương lai thị trường và đi trước đón đầu sẽ giúp doanh nghiệp thành công. - Chính sách hoàn thiện kênh phân phối: Bên cạnh việc nghiên cứu thị trường thì công cần đưa ra các chính sách phát triển kênh phân phối để có thể giúp người dân có thể đễ dàng tiếp xúc với sản phẩm của mình. Bên cạnh các kênh phân phối truyền thống như: các đại lý bán hàng, bán ở chợ… thì công ty nên phát triển them kênh phân phối ở các siêu thị, trung tâm thương mại… để tăng cường khả năng tiêu thụ của sản phẩm * Chính sách giá Việc tiêu thụ sản phẩm chịu tác động rất lớn của nhân tố giá cả sản phẩm về nguyên tắc, giá cả là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa và giá cả xoay quanh giá trị hàng hóa, theo cơ chế thị trường hiện nay giá cả được hình thành tự phát trên thị trường theo sự thoả thuận giữa người mua và người bán. Do đó, doanh nghiệp hoàn toàn có thể sử dụng giá cả như một công cụ sắc bén để đẩy mạnh phát triển thương mại mặt hàng dệt may. Nếu doanh nghiệp đưa ra một mức giá phù hợp với chất lượng sản phẩm được đông đảo người tiêu dùng chấp nhận, doanh nghiệp sẽ dễ dàng tiêu thụ sản phẩm của mình. Đây là một lợi thế trong cạnh tranh giúp cho doanh nghiệp có thể thu hút được cả khách hàng của các đối thủ cạnh tranh. Từ đó dẫn đến thành công của doanh nghiệp trên thị trường. * Chính sách tiêu thụ - Trong nền kinh tế hiện nay, quảng cáo giới thiệu sản phẩm sẽ cung cấp cho khách hàng những thông tin cần thiết và cô đọng, đặc trưng nhất về sản phẩm để khách hàng có thể so sánh với những sản phẩm khác trước khi đi đến quyết định là nên mua sản phẩm nào. Đối với những sản phẩm mới quảng cáo sẽ giúp cho khách hàng làm quen với sản phẩm, hiểu được những tính năng, tác dụng của sản phẩm, từ đó khơi dậy những nhu cầu mới để khách hàng tìm đến mua sản phẩm của doanh nghiệp nhằm thoả mãn nhu cầu. Quảng cáo là nguồn thông tin để khách hàng và doanh nghiệp tìm đến nhau, vì lý do có thể sản phẩm của doanh nghiệp chưa có mặt ở thị trường nơi đó. - Hoàn thiện các dịch vụ sau bán như: vận chuyển hàng đến nơi theo yêu cầu, 16
- bảo hành nếu chất lượng sản phẩm không dạt yêu cầu 1.3.2 Nội dung vấn đề nghiên cứu của đề tài Cùng với các ngành như tài chính ngân hàng, than đá, nông sản… thì ngành dệt may đang là ngành đầy tiềm năng phát triển ở nước ta. Năm 2011, kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may vượt 15,6 tỷ USD, đạt tốc độ tăng trưởng trên 38%, mức cao nhất trong 5 năm qua và là mặt hàng xuất khẩu nhiều nhất c ủa Việt Nam.Trong môi trường cạnh tranh gay gắt, vấn đề cấp thiết đặt ra với các doanh nghiệp dệt may là cần phải có giải pháp để phát triển thương mại hàng dệt may. Vì vậy em đã lựa chọn đề tài: “ Phát triển thương mại mặt hàng dệt may trên thị trường miền Bắc của công ty cổ phần may Đông Mỹ - HANOSIMEX” làm đề tài nghiên cứu cho khóa luận của mình. - Khóa luận đưa ra một số lý luận cơ bản về thương mại, phát triển thương mại mặt hàng dệt may, khái quát về sản phẩm dệt may. - Khóa luận cũng đề cập đến một số lý thuyết liên quan đến mặt hàng dệt may, phát triển thương mại mặt hàng - Khóa luận đưa ra hệ thống các chỉ tiêu đánh giá phát triển thương mại dệt may như các chỉ tiêu về quy mô, về chất lượng, về hiệu quả. - Khóa luận nêu lên tình hình phát triển thương mại hàng dệt may trên thị trường miền Bắc của công ty cổ phần may Đông Mỹ - HANOSIMEX - Qua khảo sát thực trạng phát triển thương mại dệt may bằng cách phân tích các dữ liệu thứ cấp khóa luận đã đánh giá một số thành công và tồn tại trong việc phát triển thương mại hàng dệt may trên thị trường miền Bắc của công ty cổ phần may Đông Mỹ - HANOSIMEX - Khóa luận cũng đưa ra các dự báo, phương hướng, quan điểm cho phát triển thương mại hàng dệt may trên thị trường miền Bắc trong thời gian tới. Từ những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân đó, khóa luận đưa ra những giải pháp vi mô và vĩ mô cho việc phát triển thương mại hàng dệt may trên thị trường miền Bắc của công ty cổ phần may Đông Mỹ - HANOSIMEX 17
- CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI MẶT HÀNG DỆT MAY TRÊN THỊ TRƯỜNG MIỀN BẮC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY ĐÔNG MỸ - HANOSIMEX 2.1 Tổng quan tình hình và ảnh hưởng nhân tố môi trường đến sự phát triển thương mại mặt hàng dệt may trên thị trường miền Bắc 2.1.1 Tổng quan tình hình 2.1.1.1 Vài nét về công ty cổ phần may Đông Mỹ - HANOSIMEX Công ty may Đông Mỹ được thành lập từ ngày 10 – 10 năm 1995. Từ ngày 1/1/2006 theo quyết định phê duyệt của bộ công nghiệp đã chính thức đổi tên công ty may Đông mỹ với tên gọi là: - Tiếng Việt: công ty cổ phần may Đông mỹ-Hanosimex - Tiếng anh:Hanosimex-Đông mỹ Garment join stock company. Trụ sở: thôn 2, đông mỹ, thanh trì, hà nội. Vốn thành lập: 4.000.000.000 VND 2.1.1.2 Khái quát thực trạng hoạt động kinh doanh mặt hàng dệt may trên thị trường miền Bắc * Về mặt hàng kinh doanh Công ty kinh doanh mặt hàng chính là quần áo dệt kim, bao gồm: - Áo T-shirt nam và nữ - Áo hai dây nữ - Áo Poloshirt nam nữ - Bộ quần áo thể thao nam nữ - Bộ quần áo ngủ mùa hè * Về thị trường miền Bắc - Về nhu cầu thị trường Thị trường miền Bắc với tổng dân số khoảng 32 triệu người, chiếm 36% dân số cả nước với tốc độ đô thị hoá ngày càng cao là một thị trường đầy hấp dẫn. Nhu cầu của thị trường miền Bắc là tương đối lớn. Mặc dù vậy nhưng thực tế cho thấy các doanh nghiệp trong nước vẫn chưa khai thác hết tiềm năng của thị trường này với chỉ 30% thị phần, còn lại là của các doanh nghiệp nước ngoài cũng như sản phẩm dệt may Trung Quốc nhập lậu. -. Về mức độ cạnh tranh 18
- Các doanh nghiệp trong nước đang chịu sự cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ cạnh tranh là hàng dệt may nhập khẩu và hàng dệt may nhập lậu. Mặt hàng dệt may nhập khẩu thì có thể mạnh là thương hiệu, chất lượng, mẫu mã và có kênh phân phối đa dạng và phong phú. Bên cạnh đó hàng dệt may nhập lậu l ại có ưu thế mạnh về giá và mẫu mã. Các sản phẩm dệt may đóng vai trò rất quan tr ọng trong đời sống. Hiện nay, người tiêu dùng cũng khó tính hơn trong việc lựa chọn cho mình một sản phẩm dệt may ưng ý, một bộ quần áo phù hợp. Trên thị trường có rất nhiều các sản phẩm dệt may phong phú như dệt may c ủa Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan....chất lượng của các sản phẩm trên cũng khác nhau và giá thành cũng khác nhau. Tuy nhiên, một điều dễ nhận thấy là trong những năm vừa qua, hàng dệt may của Trung Quốc có một "chỗ đứng" khá chắc chắn trên thị trường Việt Nam Về ưu điểm của hàng dệt may Việt Nam: Điều dễ nhận thấy ở các sản phẩm dệt may Việt Nam là chất lượng tốt, giá thành phù hợp, mẫu mã cũng cải tiến và đẹp. Các mẫu quần áo mùa hè được làm chủ yếu bằng chất liệu cotton mặc rất dễ chịu, hoặc hàng tơ lụa thoáng mát. Nếu so sánh với hàng Trung Quốc sẽ có cảm giác cùng một sản phẩm với giá tiền như nhau nhưng dùng hàng Việt Nam vẫn thoải mái hơn vì chất liệu hàng Trung Quốc cho người ta cảm giác bí bức như pha thêm "nilon" (poli). Các nhãn hiệu quần áo của các Doanh nghiệp về may mặc nổi tiếng của Việt Nam trực thuộc tập đoàn dệt may Việt Nam như Hanosimex, Gia Hồi, Wow, Paltal, May 10, Viettien, ....rất được ưa chuộng ở những thành phố, thị xã nơi có cửa hàng đại lý. Hiện nay, so sánh giá c ủa một chiếc áo sơ mi có xuất xứ Quảng Châu trên thị trường dao động từ 150.000đ đến 275.000đ và một chiếc áo sơ mi hàng Việt Nam như nhãn hiệu Owen cũng có giá cũng dao động từ 150.000đ đến 220.000đ Nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến sự cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam chính là ở khâu phân phối sản phẩm. Trước đây, các doanh nghiệp dệt may quá chú trọng đến việc đẩy mạnh xuất khẩu mà không nhận ra rằng thị trường trong nước rất tiềm năng. Hiện nay, có thể các doanh nghiệp đã chú trọng nhiều đ ến thị trường trong nước nhưng vẫn chưa đủ. Nếu như hàng Việt Nam chỉ được bày bán ở một số siêu thị ở các thành phố, các cửa hàng, đại lý của công ty thì hàng Trung Quốc được bày bán tràn lan trên thị trường, đi đâu cũng thấy hàng Trung Quốc, vào siêu thị, ra chợ, cửa hàng quần áo, hay sang hơn là những "shop" được đóng mác quần áo hàng hiệu thì cũng chỉ là hàng Trung Quốc mà thôi. Và đặc biệt ở các tỉnh thì người tiêu dùng "tìm mỏi mắt" có khi mới có một vài của hàng nào đó bán một nhãn hiệu quần áo Việt Nam. 19
- -. Khả năng cung ứng Các chính sách thúc đẩy sản xuất của Chính phủ đã giúp ngành dệt may có những bước tiến nhanh và mạnh mẽ. Tính đến hết năm 2008, toàn ngành đã đ ầu tư 22 nghìn tỉ đồng, trong đó, 5 nghìn tỉ đồng đầu tư xây dựng và cải tạo nhà xưởng; 17 nghìn tỉ đầu tư mua sắm thiết bị, máy móc. Đến thời điểm này, toàn ngành đã đầu tư trên 900 dây chuyền đồng bộ để sản xuất dệt may với máy móc thiết bị được nhập khẩu từ các nước có nền khoa học kỹ thuật, nhất là ngành công nghiệp dệt may rất phát triển như Hàn Quốc, Đài Loan… Kết quả kinh doanh của công ty cổ phần may Đông Mỹ - 2.1.1.3 HANOSIMEX Giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2011, đây là 5 năm mà nền kinh tế nước ta có rất nhiều biến động cả tích cực và tiêu cực. trong giai đoạn này, nước ta đã gia nhập WTO – Tổ chức thương mại thế giới, giúp nền kinh tế nước ta hội nhập với nền kinh tế thế giới nhưng đồng thời cũng làm tăng sự cạnh tranh. Đồng thời, cũng trong giai đoạn này đã xảy ra sự khủng hoảng kinh tế thế giới trầm trọng đã làm ảnh hưởng đến nền kinh tế nước ta. Dưới đây là bảng kết quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần may Đông Mỹ - HANOSIMEX trong giai đoạn năm 2007-2011 Hình 2.1 BẢNG KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY ĐÔNG MỸ - HANOSIMEX Đơn vị: tỷ đồng Các chỉ 2007 2008 2009 2010 2011 tiêu Doanh thu 27.07 28.59 47.13 22.56 30.27 thuần Giá vốn 24.75 25.143 43.11 18.93 24.807 bán hàng Tổng chi 1.426 1.855 2.013 1.93 3.194 phí Nộp 0,642 1.037 1,212 1.05 1,759 NSNN VĐT hàng 0.467 0.828 0.994 0.677 0.495 năm Lợi nhuận 0,252 0,555 0,795 0,650 0,510 sau thuế 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp: Cơ sở hạ tầng phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam
120 p | 312 | 98
-
Đề tài: Phát triển thương mại điện tử toàn cầu - thương mại điện tử trong khuôn khổ WTO
86 p | 162 | 51
-
Đề tài NCKH cấp Bộ: Nghiên cứu đề xuất giải pháp phát triển thương mại hàng thực phẩm sạch trong điều kiện Việt Nam là thành viên của tổ chức thương mại thế giới
168 p | 127 | 28
-
Bài thuyết trình Tình hình phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam
25 p | 189 | 25
-
Đề tài khoa học cấp Bộ: Các giải pháp phát triển thương mại, thị trường nhằm góp phần chuyển đổi cơ cấu lao động nông nghiệp, nông thôn
108 p | 150 | 22
-
Luận văn thạc sĩ: Định hướng phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam đến năm 2010
61 p | 116 | 20
-
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế: Phát triển thương mại sản phẩm bảo vệ sức khỏe của Công ty Cổ phần Master Tran trên thị trường nội địa
46 p | 44 | 17
-
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế: Phát triển thương mại sản phẩm xút lỏng của công ty cổ phần hóa chất Việt Trì trên thị trường nội địa
45 p | 64 | 15
-
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế: Phát triển thương mại sản phẩm trang thiết bị y tế của Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển AT trên thị trường miền Bắc
46 p | 38 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế chính trị: Phát triển thương mại điện tử trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam
141 p | 35 | 15
-
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế: Phát triển thương mại sản phẩm tẩy rửa SUKO của Công ty Cổ phần Kinh Bắc Đại Thành trên thị trường miền Bắc
52 p | 30 | 14
-
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế: Phát triển thương mại sản phẩm bánh kẹo của Công ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà trên thị trường Miền Bắc
64 p | 43 | 14
-
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế: Phát triển thương mại sản phẩm thuốc của Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung ương CPC1
52 p | 42 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế: Phát triển thương mại sản phẩm trang thiết bị bảo hộ của Công ty TNHH Thương mại và trang thiết bị Hiền Anh trên thị trường Miền Bắc
51 p | 28 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế: Phát triển thương mại sản phẩm cát xây dựng Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Hải Quan trên thị trường tỉnh Thanh Hóa
54 p | 31 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển thương mại trên địa bàn thành phố Hải Phòng
243 p | 27 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Định hướng phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam đến năm 2010
62 p | 34 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Phát triển thương mại thủ đô Viêng Chăn, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, giai đoạn 2011 - 2015
115 p | 20 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn