intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài " Phương pháp nghiên cứu, thực trạng về sản xuất và chi phí sản xuất của công ty cổ phần sữa Vinamilk giai đoạn 2000 - 2008 "

Chia sẻ: Nguyen Van Hung | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:22

825
lượt xem
137
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hiện nay, kinh tế Việt Nam đang trên đà tăng trưởng mạnh. Cùng với sự phát triển của kinh tế thì các nhu cầu của người dân cũng ngày một tăng lên, đặc biêt là các nhu cầu về chăm sóc sức khỏe của bản thân.Tại Việt Nam, khi mức sống của người dân ngày càng được cải thiên, thì nhu cầu về sữa cũng tăng lên hàng ngày. Trên thị trường có rất nhiều sản phẩm sữa khác nhau phù hợp với các nhu cầu khác nhau của người tiêu dùng. Một số các thương hiệu sữa trong nước được người dân ưa dùng như:...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài " Phương pháp nghiên cứu, thực trạng về sản xuất và chi phí sản xuất của công ty cổ phần sữa Vinamilk giai đoạn 2000 - 2008 "

  1. Luận Văn Đề Tài: Phương pháp nghiên cứu, thực trạng về sản xuất và chi phí sản xuất của công ty cổ phần sữa Vinamilk giai đoạn 2000 - 2008
  2. MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ Chương 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài 1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1.2. Mục đích nghiên cứu 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.4. Kết cấu đề tài Chương 2: Một số vấn đề lý luận cơ bản về hàm sản xuất và chi phí sản xuất 2.1. Tổng quan về lý thuyết sản xuất và chi phí sản xuất 2.1.1. Lý thuyết sản xuất 2.1.2. Lý thuyết chi phí sản xuất 2.2. Lý thuyết về ước lượng hàm sản xuất và hàm chi phí sản xuất 2.2.1. Lý thuyết về ước lượng hàm sản xuất 2.2.2. Lý thuyết về ước lượng hàm chi phí sản xuất Chương 3: Phương pháp nghiên cứu, thực trạng về sản xuất và chi phí sản xuất của công ty cổ phần sữa Vinamilk giai đoạn 2000 - 2008 3.1. Phương pháp nghiên cứu 3.2. Thực trạng tình hình sản xuất, chi phí sản xuất và những nhân tố tác động đến chi phí sản xuất tại công ty cổ phần sữa Vinamilk giai đoạn 2000 - 2008 3.2.1. Giới thiệu tổng quan về công ty cổ phần sữa Vinamilk 3.2.2. Những nhân tố tác động đến sản xuất và chi phí sản xuất tại công ty cổ phần sữa Vinamlik 3.3. Phân tích sản xuất và chi phí sản xuất của công ty cổ phần sữa Vianmilk giai đoạn 2000 – 2008 qua mô hình ước lượng 3.3.1. Kết quả phân tích số liệu 3.3.2. Một số kết luận rút ra từ mô hình Chương 4: Các kết luận và một số giải pháp nhằm giảm thiểu chi phí sản xuất tại công ty cổ phần sữa Vinamilk 4.1. Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu 4.1.1. Thành tựu đã đạt được 4.1.2. Những hạn chế 4.2. Phương hướng phát triển cảu công ty cổ phần sữa Vinamilk trong thời gian tới 4.3. Một số giải pháp nhằm giảm thiểu chi phí sản xuất tại công ty cổ phần sữa Vinamilk
  3. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1: Bảng số liệu ............................................................................................................................. Bảng 2: Kết quả ước lượng hàm sản xuất ............................................................................................... Bảng 3: Kết quả ước lượng hàm chi phí sản xuất ................................................................................... DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ Hình 1: Đồ thị Q, MPL và APL .............................................................................................................. Hình 2: Đồ thị các đường tổng chi phí .................................................................................................. Hình 3: Đồ thị chi phí trung bình và chi phí bình quân ...........................................................................
  4. Chương 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Hiện nay, kinh tế Việt Nam đang trên đà tăng t rưởng mạnh. Cùng với sự phát triển của kinh tế thì các nhu cầu của người dân cũng ngày một tăng lên, đặc biêt là các nhu cầu về chăm sóc sức khỏe của bản thân.Tại Việt Nam, khi mức sống của người dân ngày càng được cải thiên, thì nhu cầu về sữa cũng tăng lên hàng ngày. Trên thị trường có rất nhiều sản phẩm sữa khác nhau phù hợp với các nhu cầu khác nhau của người tiêu dùng. Một số các thương hiệu sữa trong nước được người dân ưa dùng như: Vinamilk, HaNoiMilk, sữa bò Mộc Châu, Nutifood … Bên cạnh đó còn có rất nhiều thương hiệu sữa nhập khẩu từ các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là sau khi Việt Nam gia nhập WTO, thì trên thị trường xuất hiện rất nhiều loại sữa khác nhau. Một trong những thương hiệu sữa được người tiêu dùng biết đến và sử dụng nhiều nhất hiện nay là Vinamilk. Ra đời từ khá sớm, Vinamilk không chỉ khẳng định được thương hiệu sữa hàng đầu tại Việt Nam mà còn là niềm tự hào của hàng Việt Nam khi 10 năm liên t ục được người tiêu dùng bình chọn dẫn đầu trong top 10 hàng Việt Nam chất lượng cao. Tuy nhiên sau khi Việt Nam gia nhập WTO, thì Vinamilk phải chịu sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trước sự gia nhập của ngày càng nhiều thương hiệu sữa trong và ngoài nước, sự đầu tư quảng bá thương hiệu của các hãng, đặc biệt là của các tập đoàn lớn trên thế giới. Trước tình hình đó, để giữ vững được thị phần và thương hiệu trên thị trường, hơn thế nữa để có thể phát triển thị phần thì việc giảm thiểu chi phí sản xuất,nâng cao được năng lực cạnh tranh là công việc cấp thiết hơn bao giờ hết của Vinamilk. Để có thể hiểu hơn về việc sản xuất và giảm thiểu chi phí sản xuất của các doanh nghiệp sản xuất sữa Việt Nam, nhóm chúng tôi xin đi sâu vào nghiên cứu tại Công ty cổ phần sữa Vinamilk với đề tài: “Ước lượng hàm sản xuất, hàm chi phí sản xuất và giải pháp nhằm giảm thiểu chi phí sản xuất tại Công ty cổ phần sữa Vinamilk.” Với việc nghiên cứu đề tài này, chúng tôi hy vọng có thể khái quát được tình hình sản xuất của Vinamilk, từ đó đưa ra các giải pháp để có thể giảm thiểu chi phí sản xuất của công ty nhằm nâng cao sức cạnh tranh của Vinamilk trên thị trường. Mặt khác cũng có thể góp phần mang lại cái nhìn sâu sắc hơn về tình hình sản xuất sữa trong nước. 1.2. Mục đích nghiên cứu Từ tính cấp thiết của đề tài, chúng tôi nghiên cứu về t ình hình sản xuất và chi phí sản xuất của Công ty cổ phần sữa Vinamilk. Nhóm chúng tôi sẽ thực hiện làm sáng tỏ tình hình sản xuất và chi phí sản xuất của công ty, và nêu lên t ầm quan trọng của việc giảm thiểu chi phí sản xuất đối với Công ty cổ phần sữa Vinamilk. Từ đó, nhóm chúng tôi sẽ đưa ra một số giải pháp để giảm thiểu chi phí sản xuất tại Công ty cổ phần sữa Vinamilk. Chúng tôi nghiên cứu đề tài: “Ước lượng hàm sản xuất, hàm chi phí sản xuất và một số giải pháp nhằm giảm thiểu chi phí sản xuất tại Công ty cổ phần sữa Vinamilk.” nhằm đạt được một số mục tiêu sau: Thứ nhất: giới thiệu tổng quan về tình hình sản xuất của Công ty cổ phần sữa Vinamilk. Từ đó phản ánh thực trạng về tình hình sản xuất và chi phí sản xuất của công ty. Thứ hai: nêu lên tầm quan trọng của việc giảm chi phí sản xuất tại công ty. Và thực trạng trong việc thực hiện giảm thiểu chi phí tại công ty. Thứ ba: đưa ra một số giải pháp nhằm giảm thiểu chi phí sản xuất của Công ty cổ phẩn sữa Vinamilk.
  5. 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Về mặt không gian: Chúng tôi nghiên cứu đề tài này tại các cơ sở sản xuất của các Công ty cổ phần sữa Vinamilk trên cả nước. Về mặt thời gian: chúng tôi nghiên cứu tình hình sản xuất sữa của công ty cổ phần sữa Vinamilk trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2008 đồng thời đưa ra một số giả i pháp nhằm giảm thiểu chi phí sản xuất của công ty trong giai đoạn hiện nay. Nội dung nghiên cứu bao gồm: các lý luận về sản xuất và chi phí sản xuất, thực trạng sản xuất của Công ty cổ phần sữa Vinamilk, và các giải pháp nhằm giảm thiểu chi phí sản xuất tại công ty. 1.4. Kết cấu đề tài Đề tài nghiên cứu của chúng tôi được chia ra làm 4 chương, nộ i dung từng chương như sau: Chương 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài. Chương 2: Một số lý luận chung về sản xuất và chi phí sản xuất trong ngắn hạn. Chương 3: Thực trạng về sản xuất và chi phí sản xuất của Công ty cổ phần sữa Vinamilk. Chương 4: Các giải pháp chủ yếu nhằm giảm thiểu chi phí sản xuất tại Công ty cổ phần sữa Vinamilk.
  6. Chương 2: Một số vấn đề lý luận cơ bản về hàm sản xuất và chi phí sản xuất 2.1. Tổng quan về lý thuyết sản xuất và chi phí sản xuất 2.1.1. Lý thuyết sản xuất a. Sản xuất và hàm sản xuất Sản xuất là sự tạo thành các hàng hoá và dịch vụ từ các yếu tố đầu vào hoặc các nguồn nhân lực. Các doanh nghiệp chuyển hóa những đầu vào (còn được gọ i là các yếu tố sản xuất) thành đầu ra (còn gọi là sản phẩm). Các yếu tố sản xuất được chia thành: lao động (L); nguyên liệu, vật liệu, máy móc, thiết bị, nhà xưởng, kho tàng… thường được ký hiệu là K Hàm sản xuất là một biểu hay một phương tr ình toán học biểu diễn mố i quan hệ giữa đầu vào và đầu ra của quá trình sản xuất trong doanh nghiệp; nó cho biết sản lượng tối đa có thể sản xuất được từ các tập hợp khác nhau của các yếu tố đầu vào (lao động, vốn…) với một trình độ công nghệ nhất định. Q = f (X1, X2,…, Xn) Trong đó: Q là sản lượng đầu ra x1, x2,…, xn là các yếu tố đầu vào Nếu một doanh nghiệp chỉ sử dụng K đơn vị vốn và L đơn vị lao động (các đầu vào khác cố định) thì hàm sản xuất có dạng: Q = f (L,K) Trong đó: Q là sản lượng đầu ra K là vốn L là lao động b. Một số khái niệm cơ bản về sản xuất  Sản phẩm trung bình và sản phẩm cận biên Mức đóng góp mà lao động đưa vào quá trình sản xuất được thể hiện ở năng suất bình quân của lao động (còn gọi là sản phẩm cận biên của lao động APL) và năng suất cận biên của lao động (còn gọi là sản phẩm cận biên của lao động MPL). Sản phẩm bình quân của lao động là số đầu ra tính theo một đơn vị đầu vào là lao động và được xác định bằng công thức: APL = = Sản phẩm cận biên của lao động (MPL) là số đầu ra được sản xuất thêm khi số lao động đầu vào tăng một đơn vị và được xác định bằng công thức: MPL = = Quan hệ giữa APL và MPL: Nếu APL > MPL thì khi tăng sản lượng sẽ làm cho APL giảm dần
  7. Nếu APL < MPL thì khi tăng sản lượng sẽ làm cho APL tăng lên Nếu APL = MPL thì APL đạt giá trị lớn nhất  Quy luật sản phẩm cận biên giảm dần (Quy luật hiệu suất các yếu tố đầu vào có xu hướng giảm dần) Với một trình độ công nghệ nhất định trong một khoảng thời gian xác định, nếu như có một đầu vào cố định và một đầu vào biến đổi thì việc tăng thêm một đầu vào biến đổi sản lượng tạo ra sẽ có xu hướng giảm dần. Đồ thị Hình 1: Đồ thị Q, MPL và APL 2.1.2. Lý thuyết chi phí sản xuất a. Tổng chi phí, chi phí cố định và chi phí biến đổi Tổng chi phí (TC) của việc sản xuất ra sản phẩm bao gồm toàn bộ chi phí cố định và chi phí biến đổi sử dụng để sản xuất ra sản phẩm đó. Chi phí cố định (TFC) là tổng giá trị bằng tiền trả cho đầu vào cố định. Những chi phí này không thay đổ i khi sản lượng thay đổ i như chi phí mua máy móc, thuê nhà
  8. xưởng... Chi phí biến đổ i (TVC) là tổng giá tr ị bằng tiền trả cho các đầu vào biến đổ i. Những chi phí này tăng giảm cùng với mức tăng giảm của sản lượng như tiền mua nguyên, nhiên vật liệu, tiền lương công nhân… TC = TVC+TFC Như vậy, tổng chi phí tăng giảm chỉ phụ thuộc vào các chi phí biến đổi. Hình 2: Đồ thị các đường tổng chi phí  Chi phí bình quân và chi phí cận biên Chi phí bình quân là chi phí sản xuất cho một đơn vị sản phẩm, gồm chi phí biến đổi bình quân và chi phí cố định bình quân. ATC = = AFC + AVC Trong đó: ATC là chi phí bình quân AFC là chi phí cố định bình quân; AFC =
  9. AVC là chi phí biến đổi bình quân; AVC = Chi phí cận biên (MC) đo lường sự thay đổi của tổng chi phí sản xuất khi sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm. Chi phí cận biên được biểu diễn bằng công thức sau: MC = = Quan hệ giữa chi phí bình quân và chi phí cận biên Khi ATC = MC thì ATC min Khi ATC > MC thì khi tăng sản lượng, ATC sẽ giảm tương ứng với sự gia tăng đó. Khi ATC < MC thì khi tăng sản lượng, ATC tăng tương ứng với sự gia tăng đó. Hình 3: Đồ thị chi phí trung bình và chi phí cận biên 2.2. Lý thuyết về ước lượng hàm sản xuất và hàm chi phí sản xuất 2.2.1. Lý thuyết về ước lượng hàm sản xuất Dạng hàm thích hợp dùng để ước lượng hàm sản xuất ngắn hạn hay dài hạn là hàm sản xuất bậc ba. Trong ngắn hạn, vốn cố định K = , hàm sản xuất ngắn hạn có dạng L3 + b L2 Q=a Đặt A = a và B = b Khi đó, hàm sản xuất ngắn hạn có dạng: Q = AL3 + BL2 Sản phẩm trung bình của lao động: = AL2 + BL AP = Sản phẩm cận biên của lao động:
  10. = 3AL2 + 2BL với A < 0 và B > 0 MP = 2.2.2. Lý thuyết về ước lượng hàm chi phí sản xuất Để ước lượng các hàm chi phí, số liệu cần phải có là mức độ sử dụng của một hay nhiều đầu vào cố định. Sử dụng dữ liệu chuỗ i thời gian. Khi thu thập dữ liệu về chi phí cần loại bỏ ảnh hưởng của yếu tố lạm phát. Trong ngắn hạn, giá đầu vào được giả định là cố định. Hàm chi phí sản xuất ngắn hạn TC đặc trưng bởi chi phí biến đổ i bình quân AVC và chi phí cận biên SMCcó dạng chữ U. Hàm chi phí biến đổi có dạng: TVC = aQ + bQ2 + cQ3 Khi đó hàm chi phí biến đổ i bình quân là: AVC = a + bQ + cQ2 Hàm chi phí cận biên là: SMC = a + 2bQ + 3cQ2 Chi phí biến đổi bình quân sẽ đạt giá trị nhỏ nhất tại mức sản lượng: Q = -b/2c Và để phù hợp với lý thuyết, các tham số phải thỏa mãn điều kiện: a > 0, b < 0 và c > 0
  11. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu, thực trạng về sản xuất và chi phí sản xuất của công ty cổ phần sữa Vinamilk giai đoạn 2000 - 2008 3.1. Phương pháp nghiên cứu Sử dụng phương pháp thống kê, thu thập số liệu và sử dụng phần mềm Eview để ước lượng, phân tích và đánh giá t ình hình sản xuất của Công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk. Kết hợp lý luận với số liệu thực tiễn phân t ích để kết luận và đề xuất giải pháp thích hợp. 3.2. Thực trạng tình hình sản xuất, chi phí sản xuất và những nhân tố tác động đến chi phí sản xuất tại công ty cổ phần sữa Vinamilk giai đoạn 2000 - 2008 3.2.1. Giới thiệu tổng quan về công ty cổ phần sữa Vinamilk Tính theo doanh số và sản lượng, Vinamilk là nhà sản suất sữa hàng đầu tại Việt Nam. Danh mục sản phẩm của Vinamilk bao gồm: sản phẩm chủ lực là sữa nước và sữa bột; sản phẩm có giá trị cộng thêm như sữa đặc, yoghurt ăn và yoghurt uống, kem và phó mát. Vinamilk cung cấp cho thị trường những danh mục các sản phẩm, hương vị và quy cách bao bì với nhiều sự lựa chọn nhất. Vinamilk là nhà sản xuất sữa hàng đầu tại Việt Nam, từ khi bắt đầu đi vào hoạt động năm 1976, Công ty đã xây dựng hệ thống phân phố i rộng nhất tại Việt Nam và đã làm đòn bẩy để giới thiệu các sản phẩm mới như nước ép, sữa đậu nành, nước uống đóng chai và café cho thị trường. Phần lớn sản phẩm của Công ty cung cấp cho thị trường dướ i thương hiệu “Vinamilk”, thương hiệu này được bình chọn là một “Thương hiệu Nổ i tiếng” và là một trong nhóm 100 thương hiệu mạnh nhất do Bộ Công Thương bình chọ n năm 2006. Vinamilk cũng được bình chọn trong nhóm “Top 10 Hàng Việt Nam chất lượng cao” từ năm 1995 đến năm 2007. Hiện tại Công ty tập trung các hoạt động kinh doanh vào thị trường đang tăng trưởng mạnh tại Việt Nam. Tốc độ tăng trưởng bình quân 7.85% t ừ năm 1997 đến 2007. Đa phần sản phẩm được sản xuất tại 9 nhà máy với tổng công suất khoảng 570.406 t ấn sữa mỗ i năm. Công ty sở hữu một mạng lưới phân phố i rộng lớn trên cả nước, đó là điều kiện thuận lợi để chúng tôi đưa sản phẩm đến số lượng lớn người tiêu dùng. Sản phẩm Công ty chủ yếu được tiêu thụ tại thị trường Việt Nam và cũng xuất khẩu sang các thị trường nước ngoài như Úc, Campuchia, Irắc, Philipines và Mỹ... 3.2.2. Tình hình sản xuất và chi phí sản xuất của công ty cổ phần sữa Vinamilk giai đoạn 2000 – 2008 2000 : Nhà máy sữa Cần Thơ được xây dựng tại Khu Công Nghiệp Trà Nóc, Thành phố Cần Thơ, nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu tốt hơn của người tiêu dùng tại đồng bằng sông Cửu Long. Cũng trong thời gian này, Công ty cũng xây dựng Xí Nghiệp Kho Vận có địa chỉ tọa lạc tại : 32 Đặng Văn Bi, Thành phố Hồ Chí Minh. 2003 : Chính thức chuyển đổ i thành Công ty cổ phần vào tháng 12 năm 2003 và đổ i tên thành Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam cho phù hợp với hình thức hoạt động của Công ty. 2004 : Mua thâu tóm Công ty Cổ phần sữa Sài Gòn. Tăng vốn điều lệ của Công ty lên 1,590 tỷ đồng. 2005 : Mua số cổ phần còn lại của đố i tác liên doanh trong Công ty Liên doanh Sữa
  12. Bình Định (sau đó được gọi là Nhà máy Sữa Bình Định) và khánh thành Nhà máy Sữa Nghệ An vào ngày 30 tháng 06 năm 2005, có đ ịa chỉ đặt tại Khu Công Nghiệp Cửa Lò, Tỉnh Nghệ An. * Liên doanh với SABmiller Asia B.V để thành lập Công ty TNHH Liên Doanh SABMiller Việt Nam vào tháng 8 năm 2005. Sản phẩm đầu tiên của liên doanh mang thương hiệu Zorok được tung ra thị trường vào đầu giữa năm 2007. 2006 : Vinamilk niêm yết trên thị trường chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 19 tháng 01 năm 2006, khi đó vốn của Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh Vố n Nhà nước có tỷ lệ nắm giữ là 50.01% vốn điều lệ của Công ty. * Mở Phòng Khám An Khang tại Thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 6 năm 2006. Đây là phòng khám đầu tiên tại Việt Nam quản trị bằng hệ thống thông tin điện tử. Phòng khám cung cấp các dịch vụ như tư vấn dinh dưỡng, khám phụ khoa, tư vấn nhi khoa và khám sức khỏe. * Khởi động chương trình trang trại bò sữa bắt đầu từ việc mua thâu tóm trang trại Bò sữa Tuyên Quang vào tháng 11 năm 2006, mộ t trang trại nhỏ với đàn bò sữa khoảng 1.400 con. Trang trại này cũng được đi vào hoạt động ngay sau khi được mua thâu tóm. 2007 : Mua cổ phần chi phố i 55% của Công ty sữa Lam Sơn vào tháng 9 năm 2007, có trụ sở tại Khu công nghiệp Lễ Môn, T ỉnh Thanh Hóa. 3.2.3. Những nhân tố tác động đến sản xuất và chi phí sản xuất tại công ty cổ phần sữa Vinamilk  Đầu tư công nghệ, dây chuyền sản xuất Trong thời gian qua, Vinamilk đã không ngừng đổi mới công nghệ, đầu tư dây chuyền máy móc thiết bị hiện đại, nâng cao công tác quản lý và chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Công nghệ sản xuất sữa, các sản phẩm từ sữa và bột dinh dưỡng là những công nghệ hiện đại nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm và vệ sinh an toàn thực phẩm. Hiệ n nay Vinamilk sở hữu dây chuyền sản xuất hiện đại nhất Việt Nam. Toàn bộ dây chuyề n máy móc thiết bị của công ty đều dựa trên công nghệ tiên tiến của các nước trên thế giớ i như: - Công nghệ tiệt trùng nhiệt độ cao UHT để sản xuất sữa nước. - Công nghệ lên men sữa chua công nghiệp. - Công nghệ cô đặc sữa chân không. - Công nghệ bảo quản sữa hộp bằng nitơ. - Công nghệ lên men sữa chua công nghiệp. - Công nghệ chiết rót và đóng gói chân không. - Công nghệ sản xuất phomát nấu chảy. - Công nghệ sản xuất kem; - Công nghệ sấy sữa bột... Ngoài ra, Vinamilk tập trung đầu tư mạnh vào công nghệ thông tin và hiện đang ứng dụng thành công phần mềm quản trị doanh nghiệp tổng thể ERP Oracle EBS 11i, phần mềm SAP, CRM (Hệ quản trị quan hệ khách hàng) và BI (Hệ thống thông tin báo cáo).  Chi phí nguyên liệu đầu vào Chi phí nguyên vật liệu (chủ yếu là sữa bột và sữa tươi) dùng cho sản xuất chiếm t ỷ trọng lớn trong tổng giá vốn hàng bán của Vinamilk (khoảng 89% chi phí sản xuất). Hiện tại khoảng 60 -70% nguyên liệu của Vinamilk là nhập khẩu (nguyên liệu sữa bột sau quá
  13. trình chế biến được hoàn nguyên thành các sản phẩm sữa khác nhau), phần còn lại là sữa tươi được thu mua trong nước. Nguồn sữa bột nhập khẩu của Vinamilk chủ yếu từ Newzealand. Mức giá hiện tại của nguyên liệu sữa bột thế giới đã xuống thấp hơn mức giá đầu năm 2007 và giảm khoảng 50% so với mức đỉnh của năm 2008. Đây là một thuận lợi cho Vinamilk trong việc duy trì biên lợi nhuận ở mức cao, giảm thiểu chi phí sản xuất.  Chi phí bán hàng Kết quả thanh tra cho thấy, chi phí bán hàng là khoản chi phí chiếm t ỷ lệ lớn thứ hai trong giá sữa, từ 5% - 27% giá vốn, trong đó chi phí quảng cáo, khuyến mại từ 1% đến 19,2%. Trong khi đó, thương hiệu uy tín của ngành hàng sữa lại được hình thành chủ yếu là từ quảng cáo. Có thể thấy mức độ dày đặc của quảng cáo sữa trên các phương tiệ n thông tin đại chúng. Doanh nghiệp có chi phí quảng cáo ở mức cao hơn mức khống chế (theo quy định, chi phí quảng cáo cho phép ở mức 10%) là Công ty Dutch Lady (19,2%), Công ty Vinamilk (12,9%), do đó có khả năng đẩy giá sữa lên cao. 3.3. Phân tích sản xuất và chi phí sản xuất của công ty cổ phần sữa Vinamilk giai đoạn 2000 – 2008 qua mô hình ước lượng 3.3.1. Kết quả phân tích số liệu  Thu thập số liệu Bảng 1: Bảng số liệu L T ỷ lệ AVC đã Q TVC AVC Năm (nghìn (triệu hộp) (triệu đồng) (triệu đồng) lạm phát điều chỉnh người) 2000 152 1.5 825000 5427.632 -0.60% 5460.393943 2001 151 2 660000 4370.861 0.80% 4336.171555 2002 167 2.4 742000 4443.114 4% 4272.224781 2003 206 2.8 586000 2844.660 3% 2761.806014 2004 233 3 724000 3107.296 9.50% 2837.713367 2005 273 3.7 658000 2410.256 8.40% 2223.483773 2006 270 4 610000 2259.259 6.60% 2119.380168 2007 312 4.6 744000 2384.615 12.60% 2117.775652 2008 416 5.2 600000 1442.308 24.40% 1159.411328 Ước lượng hàm sản xuất 
  14. Với hàm sản xuất ngắn hạn có dạng: Q = AL3 + BL2 Q :sản lượng sữa của công ty cổ phần sữa Vinamilk (triệu hộp) L :số lao động của công ty qua các năm (nghìn người) Giả sử với mức ý nghĩa α = 5%, số lượng quan sát dùng để ước lượng là: n = 9. Ước lượng hàm sản xuất trong ngắn hạn của công ty. Với bảng số liệu trên, sử dụng phần mềm Eview, ước lượng mô hình bằng phương pháp OLS, ta được bảng kết quả như sau: Bảng 2: Kết quả ước lượng hàm sản xuất Từ bảng kết quả trên suy ra hàm hồ i quy mẫu của hàm sản xuất trong ngắn hạn là: = - 4.860714L3 + 39.01256L2 Dấu của và đều phù hợp với dự đoán về mặt lý thuyết, đảm bảo đường đồng lượng là đường cong lồ i - 4.860714 mang dấu âm = = 39.01256 mang dấu dương Hàm hồ i quy mẫu của sản phẩm trung bình của lao động: = /L = - 4.860714L2 + 39.01256L Hàm hồ i quy mẫu của sản phẩm cận biên của lao động:
  15. )' = 3 × (- 4.860714)L2 + 2 × 39.01256L =( = - 14.582142L2 + 78.02512L **Kiểm định ý nghĩa thống kê của ; *Thực hiện kiểm định T +Kiểm định cặp giả thuyết: +Tiêu chuẩn kiểm định: T = / Se( ) +Tại mức ý nghĩa α = 5%, giá trị giới hạn của t là t(α/2) (n-k) = t (0.025)(7) = 2.365 +Dựa vào bảng kết quả ước lượng hàm sản xuất, ta thấy: T( ) = -3.805950 |T( )| = 3.805950 > t(α/2) (n-k)→ bác bỏ Ho→ Ước lượng của B được coi là có ý nghĩa về mặt thống kê +Kiểm định cặp giả thuyết: +Tiêu chuẩn kiểm định: T = / Se( ) +Tại mức ý nghĩa α = 5%, giá trị giới hạn của t là t(α/2) (n-k) = t (0.025)(7) = 2.365 +Dựa vào bảng kết quả ước lượng hàm sản xuất, ta thấy: T( ) = 6.738204 |T( )| = 6.738204 > t(α/2) (n-k)→ bác bỏ Ho→ Ước lượng của A được coi là có ý nghĩa về mặt thống kê *Sử dụng p – value p – value cho biết mức ý nghĩa tối thiểu của một tham số ước lượng→ Các tham số được ước lượng được coi là có ý nghĩa về mặt thống kê nếu giá tr ị p – value của nó nhỏ hơn mức ý nghĩa α +Dựa vào bảng kết quả ước lượng hàm sản xuất, ta thấy: p – value ( = 0.0067 → mức ý nghĩa tối thiểu để có ý nghĩa thống kê là 0.67% → với mức ý nghĩa α = 5% > 0.67% thì hệ số chặn có ý nghĩa thống kê. +Tương tự, dựa vào bảng hồ i quy ta thấy: p – value ( = 0.0003 → mức ý nghĩa tối thiểu để có ý nghĩa thống kê là 0.03% → với mức ý nghĩa α = 5% > 0.03% thì hệ số số góc có ý nghĩa thống kê. **Hệ số xác định R2 = 77.3634% cho biết hàm hồ i quy vừa xây dựng giải thích được 77.3634% sự biến động của sản lượng sữa Q tại công ty cổ phần sữa Vinamilk được giả i thích bởi số lượng lao động của công ty; chỉ có 22.6366% sự biến động của sản lượng sữa Q tại công ty cổ phần sữa Vinamilk được giải thích bởi các yếu tố khác ngoài mô hình hồ i quy vừa xây dựng. Ước lượng hàm chi phí sản xuất  Hàm chi phí biến đổi bình quân AVC của công ty trong ngắn hạn có dạng như sau: AVC = a + bQ + cQ2 Trong đó: AVC :chi phí biến đổ i bình quân trong ngắn hạn của công ty (triệu đồng) Q :sản lượng sữa của công ty cổ phần sữa Vinamilk (triệu hộp)
  16. Giả sử với mức ý nghĩa α = 5%, số lượng quan sát dùng để ước lượng là: n = 9.Ước lượng hàm chi phí sản xuất ngắn hạn của công ty. Với bảng số liệu trên, sử dụng phần mềm Eview, ước lượng mô hình bằng phương pháp OLS, ta được bảng kết quả như sau: Bảng 3: Kết quả ước lượng hàm chi phí sản xuất Như vậy, hàm hồi quy mẫu của chi phí biến đổ i bình quân trong ngắn hạn của công ty là: = 10257.67 - 45.09921Q + 0.056575Q2 Hàm hồi quy mẫu của tổng chi phí trong ngắn hạn là: = 10257.67Q - 45.09921Q2 + 0.056575Q3 Hàm hồi quy mẫu của chi phí cận biên là: = 10257.67 – 2 × 45.09921Q + 3 × 0.056575Q2 = 10257.67 – 90.19842Q + 0.169725Q2 Giá trị: = 10257.67 mang dấu dương = - 45.09921 mang dấu âm = 0.056575 mang dấu dương Dấu của ; đều phù hợp với dự đoán về mặt lý thuyết, đảm bảo hàm chi phí biến đổi bình quân có dạng hàm chữ U
  17. **Kiểm định ý nghĩa thống kê của ; *Thực hiện kiểm định T +Kiểm định cặp giả thuyết: +Tiêu chuẩn kiểm định: T = / Se( ) +Tại mức ý nghĩa α = 5%, giá trị giới hạn của t là t(α/2) (n-k) = t (0.025)(7) = 2.365 +Dựa vào bảng kết quả ước lượng hàm sản xuất, ta thấy: T( ) = 6.839099 |T( )| = 6.839099 > t(α/2) (n-k)→ bác bỏ Ho→ Ước lượng của được coi là có ý nghĩa về mặt thống kê +Kiểm định cặp giả thuyết: +Tiêu chuẩn kiểm định: T = / Se( ) +Tại mức ý nghĩa α = 5%, giá trị giới hạn của t là t(α/2) (n-k) = t (0.025)(7) = 2.365 +Dựa vào bảng kết quả ước lượng hàm sản xuất, ta thấy: T( ) = -3.836467 |T( )| = 3.836467 > t(α/2) (n-k)→ bác bỏ Ho→ Ước lượng của được coi là có ý nghĩa về mặt thống kê +Kiểm định giả thuyết: +Tiêu chuẩn kiểm định: T = / Se( ) +Tại mức ý nghĩa α = 5%, giá trị giới hạn của t là t(α/2) (n-k) = t (0.025)(7) = 2.365 +Dựa vào bảng kết quả ước lượng hàm sản xuất, ta thấy: T( ) = 2.659221 |T( )| = 2.659221 > t(α/2) (n-k)→ bác bỏ Ho→ Ước lượng của được coi là có ý nghĩa về mặt thống kê *Sử dụng p – value p – value cho biết mức ý nghĩa tối thiểu của một tham số ước lượng→ Các tham số được ước lượng được coi là có ý nghĩa về mặt thống kê nếu giá trị p – value của nó nhỏ hơn mức ý nghĩa α +Dựa vào bảng kết quả ước lượng hàm sản xuất, ta thấy: p – value ( ) = 0.0005 → mức ý nghĩa tối thiểu để có ý nghĩa thống kê là 0.05% → với mức ý nghĩa α = 5% > 0.05% thì hệ số chặn có ý nghĩa thống kê. +Tương tự, dựa vào bảng hồ i quy ta thấy: p – value ( = 0.0086 → mức ý nghĩa tối thiểu để có ý nghĩa thống kê là 0.86% → với mức ý nghĩa α = 5% > 0.86% thì hệ số số có ý nghĩa thống kê. góc + Dựa vào bảng hồ i quy ta thấy: p – value ( = 0.0376 → mức ý nghĩa tối thiểu để có ý nghĩa thống kê là 3.76% → với mức ý nghĩa α = 5% > 3.76% thì hệ số góc có ý nghĩa thống kê. **Kiểm định sự phù hợp của hàm hồi quy +Kiểm định giả thuyết:
  18. Dựa vào bảng hồi quy ta thấy: p – value (F) = 0.000642 có nghĩa là hàm hồi quy giải thích được cho sự biến thiên của biến phụ thuộc là một kết luận có xác suất sai là 0.0642% < α = 5% Bác bỏ giả thuyết Ho, chấp nhận giả thuyết H1 Như vậy, với mức ý nghĩa thống kê α = 5% thì có thể nói rằng hàm hồi quy đưa ra là phù hợp. Giá trị R2 = 91.3729%, cho biết hàm hồi quy giải thích được 91.3729% sự biến động của chi phí biến đổi bình quân AVC tại công ty cổ phần sữa Vinamilk; chỉ có 8.6271% sự biến động của chi phí biến đổi bình quân AVC được giải thích bởi các yếu tố khác ngoài mô hình hồi quy. AVC đạt min tại mức sản lượng Q = -b/2c = 45.09921/0.11315 = 398.58 (triệu hộp) 3.3.2. Một số kết luận rút ra từ mô hình Với lượng lao động ban đầu là L1 thì công ty sản xuất ra mức sản lượng là: Q1 = - 4.860714 + 39.01256 Tổng chi phí biến đổ i ứng với mức sản lượng Q1 là: TVC1 = 10257.67Q1 - 45.09921 + 0.056575 Khi công ty thuê thêm một lượng lao động L thì sản lượng sản xuất ra sẽ là: Q2 = - 4.860714(L1 + L)3 + 39.01256(L1 + L)2  Q = Q2 – Q1 = - 4.860714(L3 + 3 L + 3L1L2) + 39.01256(L2 + 2L1L) Vậy khi lượng lao động thay đổ i một lượng là L thì sản lượng sẽ thay đổ i một lượng tương ứng là: Q = - 4.860714(L3 + 3 L + 3L1L2) + 39.01256(L2 + 2L1L) Khi sản lượng tăng lên một mức Q thì tổng chi phí biến đổi là: TVC2 = 10257.67(Q1 + Q) - 45.09921(Q1 + Q)2 + 0.056575(Q1 + Q)3 Do trong ngắn hạn, ta coi chi phí cố định là không đổ i, do đó sự biến thiên của tổng chi phí chính bằng với sự biến thiên của tổng chi phí biến đổi: TC = TVC = TVC2 – TVC1 = 10257.67Q – 45.09921(Q2 + 2Q1Q) + 0.056575(Q3 + 3 Q + 3Q1Q2)
  19. Chương 4: Các kết luận và một số giải pháp nhằm giảm thiểu chi phí sản xuất tại công ty cổ phần sữa Vinamilk 4.1. Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu 4.1.1. Thành tựu đã đạt được Trong những năm qua, mặc dù cạnh tranh với các sản phẩm sữa trong và ngoài nước, song bằng nhiều nỗ lực,Vinamilk đã duy trì được vai trò chủ đạo của mình trên thị trường trong nước và cạnh tranh có hiệu quả với các nhãn hiệu sữa của nước ngoài, doanh thu nộ i địa tăng trung bình hàng năm khoảng 20% - 25%. Theo kết quả bình chọn 100 thương hiệu mạnh nhất Viêt Nam (do báo Sài Gòn tổ chức), Vinamilk là thương hiệu thực phẩm số 1 của Việt Nam chiếm thị phần hàng đầu , đạt tốc độ tăng trưởng 20 - 25%/năm, được người tiêu dùng tín nhiệm và được bình chọn là sản phẩm đứng đầu TOPTEN hàng Việt Nam chất lượng cao 8 năm liền 1997 - 2004. Hiện nay, Vinamilk chiếm 38% thị phần, lợi nhuận biên tăng đáng kể từ mức 24,3% năm 2006 lên mức 31,7% năm 2008. Một trong những thành công của Vinamilk là đa dạng hoá sản phẩm đáp ứng nhu cầu của tất cả các đối tượng khách hàng từ trẻ sơ sinh , trẻ em, thanh thiếu niên, người lớn, ngườ i có nhu cầu đặc biệt. Vinamilk đã tạo được sự khác biệt của mình đố i với các dòng sản phẩm cùng loại, tạo ra được vị thế của công ty so với các doanh nghiệp cùng ngành.Ví dụ như nhóm sữa bột - bột dinh dưỡng: các sản phẩm sữa bột của công ty luôn được nghiên cứu và phát triển nhằm ngày một đưa ra thị trường các sản phẩm có chất lượng cao, đáp ứng được nhu cầu phát triển ngày càng tăng của người tiêu dùng. Nhờ có sự nghiên cứu phát triển sản phẩm không ngừng mà doanh thu của nhóm sữa bột có mức tăng trưởng hàng năm khoảng trên 30%/năm. Hay trong nhóm sữa đặc các sản phẩm thuộc nhóm này có mức doanh thu khá ổn định khoảng 15%/năm. Minh hoạ cho 1 số thành tích đạt được của công đó là: - Năm 1985, Huân chương Lao động Hạng III. - Năm 1991, Huân chương Lao động Hạng II. - Năm 1996, Huân chương Lao động Hạng I. - Năm 2000, Anh Hùng Lao động. - Năm 2001, Huân chương Lao động Hạng III cho 3 nhà máy thành viên VNM là Dielac, Thống Nhất, Trường Thọ. - Năm 2005, Huân chương Độc lập Hạng III cho Công ty, Huân chương Lao động Hạng III cho nhà máy Sữa Hà Nội. - Năm 2006, Huân chương Lao động Hạng II cho 3 nhà máy thành viên VNM là Dielac, Thống Nhất, Trường Thọ, Được tôn vinh và đoạt giải thưởng của Tổ chức sở hữu trí tuệ Thế giới WIPO, “Siêu Cúp” Hàng Việt Nam chất lượng cao và uy tín. - Từ năm 1991 - 2005, Liên tục nhận cờ luân lưu là "Đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua Ngành Công Nghiệp VN". - Từ năm 1995 - 2007, Top 10 “Hàng Việt Nam chất lượng cao”. 4.1.2. Những hạn chế Điểm mạnh của Vinamilk là có những thương hiệu mạnh, những sản phẩm tốt với chất lượng rất cao nhưng năng lực marketing thì lại yếu, không tương xứng với sức mạnh
  20. to lớn của hệ thống sản phẩm và lực lượng sản xuất rất hùng hậu. Marketing chưa xây dựng được một chiến lược truyền thông và những thông điệp hiệu quả để quảng bá đến người tiêu dùng về những điểm mạnh và ưu thế của các thương hiệu và sản phẩm của Vinamilk. Tuy trong các sản phẩm có lượng sữa tươi chiếm 70% - 99%, nhưng do chưa biết cách khai thác thương hiệu nên Vinamilk chưa có một thông điệp nào để người tiêu dùng hiểu sự khác biệt của sữa tươi so với sữa hoàn nguyên, sữa tiệt trùng. Chủ động trong nguồn nguyên liệu, giá thu mua sữa cao hơn các doanh nghiệp khác, hệ thống xe đông lạnh vận chuyển tốt, dây chuyền chế biến hiện đại là một lợi thế vượt trội của Vinamilk, nhưng tất cả thế mạnh hơn hẳn này lại chưa được chuyển tải đến người tiêu dùng. Hạn chế trong vận chuyển và bảo quản sữa. Sản phẩm sữa của Vinamilk vẫn còn bị khách hàng phàn nàn về chất. 4.2. Phương hướng phát triển của công ty cổ phần sữa Vinamilk trong thời gian tớ i Mục tiêu của Công ty là tối đa hóa giá trị của cổ đông và theo đuổi chiến lược phát triển kinh doanh dựa trên những yếu tố chủ lực như sau: + Mở rộng thị phần tại các thị trường hiện tại và thị trường mới. + Phát triển toàn diện danh mục sản phẩm sữa nhằm hướng tới một lực lượng tiêu thụ rộng lớn đồng thời mở rộng sang các sản phẩm giá trị cộng thêm có tỷ suất lợi nhuận lớn hơn. + Phát triển các dòng sản phẩm mới nhằm thỏa mãn nhiều thị hiếu tiêu dùng khác nhau. + Xây dựng thương hiệu. + Tiếp tục nâng cao quản lý hệ thống cung cấp. + Phát triển nguồn nguyên liệu để đảm bảo nguồn cung sữa tươi ổn định và tin cậy. 4.3. Một số giải pháp nhằm giảm thiểu chi phí sản xuât tại công ty cổ phần sữa Vinamilk  Đối với doanh nghiệp: Công ty cần đưa ra kế hoạch trong việc sử dụng chi phí kinh doanh một cách chặt chẽ, cần tính toán một cách chi tiết và cụ thể các khoản chi phí nhằm sử dụng tối ưu chi phí cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Ta có thể dựa vào hàm chi phí để t ính toán cụ thể khoản chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra ứng với mỗ i mức sản lượng sản xuất được. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp chủ động trong các hoạt động kinh doanh của mình, tránh lãng phí nguồn lực, đem lại hiệu quả kinh doanh cao. Dự báo thị trường yếu tố đầu vào để có thể ứng phó kịp thời với sự biến động của giá cả các nguyên vật liệu từ đó có kế hoạch thu mua nguyên vật liệu phù hợp và tiết kiệm chi phí. Quản lý chi phí nguyên vật liệu: Giá nguyên vật liệu ngày càng tăng cao, do đó công ty cần lựa chọn nguyên vật liệu phù hợp để giá thành giảm đáng kể. Tuy nhiên việc giảm bớt nguyên vật liệu nhưng vẫn phải đảm bảo chất lượng theo đúng tiêu chuẩn k ỹ thuật. Để tiết kiệm chi phí sản xuất thì công ty nên kiểm soát nhà cung ứng và nhà phân phố i. Có thể lập các trang trại nuôi bò sữa để tránh tình trạng nguồn sữa không đạt tiêu
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2