ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN<br />
ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH THÁI NGUYÊN<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
BÀI TIỂU LUẬN<br />
Đề tài: SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ MÔ TẢ VÀ <br />
PHƯƠNG PHÁP DÃY SỐ THỜI GIAN ĐỂ PHÂN TÍCH THỰC <br />
TRẠNG NGUỒN LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM TẠI ĐỊA PHƯƠNG.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Họ tên: Nguyễn Đỗ Quyên<br />
Mã SV: DTE1253101010382<br />
Môn: Thống kê kinh tế<br />
Lớp: 01<br />
LỜI MỞ ĐẦU<br />
<br />
<br />
Sự bùng nổ dân số những năm 80 của thế kỷ trước dẫn đến những năm <br />
qua dân số đặc biệt là số người bước vào độ tuổi lao động của các nước <br />
đang phát triển tăng nhanh, trong đó có Việt Nam. Mà số người ra khỏi độ <br />
tuổi lao động không nhiều dẫn đến sự gia tăng cao lực lượng lao động trong <br />
nền kinh tế. Cùng với đó, cuộc khủng hoảng tài chính bắt đầu ở Mỹ vào <br />
tháng 12 năm 2007 đã lan rộng ra toàn thế giới khiến cho nền kinh tế càng <br />
thêm bất ổn, số người thất nghiệp ngày càng cao.<br />
Theo tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) cho biết nền kinh tế thế giới phải <br />
đối mặt với tỷ lệ thất nghiệp cao nhất trong vài thập kỷ: tính đến tháng 2 <br />
năm 2009 tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ đã tăng lên đến 8,1% mức cao nhất kể từ <br />
25 năm trở lại đây; tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam là 6,53%.<br />
Trong hoàn cảnh kinh tế xã hội hiện nay việc chủ động trong xây dựng <br />
và thực hiện kế hoạch, đi trước đón đầu những vấn đề xã hội phát sinh, giải <br />
quyết có hiệu quả các chính sách và công tác xã hội là rất cần thiết. Thực <br />
hiện tốt các chính sách và công tác xã hội, góp phần giữ vững ổn định an ninh <br />
quốc phòng xã hội là nhân tố quan trọng thực hiện thắng lợi mục tiêu phát <br />
triển kinh tế.<br />
Thực hiện Nghị Quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX và Nghị <br />
Quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XVI về phát triển kinh tế <br />
xã hội tỉnh đến năm 2015, phấn đấu đưa Thái Nguyên thoát khỏi tình trạng <br />
kém phát triển, nâng cao một bước rõ rệt về đời sống vật chất tinh thần của <br />
nhân dân, tạo tiền đề cơ bản để Thái Nguyên trở thành tỉnh Công nghiệp <br />
trước năm 2020. Trong điều kiện kinh tế hiện nay của toàn tỉnh, việc giữ <br />
vững kế hoạch đề ra, thay đổi các biện pháp thực hiện cho phù hợp với xu <br />
thế kinh tế mà tỉnh cùng cả nước đang đối mặt là việc làm cấp thiết.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
I. PHÂN TÍCH THỐNG KÊ MÔ TẢ<br />
<br />
Thống kê mô tả được sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ <br />
liệu thu thập được từ nghiên cứu thực nghiệm qua các cách thức khác nhau. <br />
Thống kê mô tả và thống kê suy luận cùng cung cấp những tóm tắt đơn giản <br />
về mẫu và các thước đo. Cùng với phân tích đồ họa đơn giản, chúng tạo ra <br />
nền tảng của mọi phân tích định lượng về số liệu. Để hiểu được các hiện <br />
tượng và ra quyết định đúng đắn, cần nắm được các phương pháp cơ bản của <br />
mô tả dữ liệu. Có rất nhiều kỹ thuật hay được sử dụng. Có thể phân loại các <br />
kỹ thuật này như sau:<br />
<br />
Biểu diễn dữ liệu bằng đồ họa trong đó các đồ thị mô tả dữ liệu hoặc <br />
<br />
giúp so sánh dữ liệu.<br />
<br />
Biểu diễn dữ liệu thành các bảng số liệu tóm tắt về dữ liệu.<br />
<br />
Thống kê tóm tắt (dưới dạng các giá trị thống kê đơn nhất) mô tả dữ <br />
liệu.<br />
<br />
Khi tạo các trị thống kê mô tả, người ta có thể nhằm 2 mục tiêu:<br />
<br />
Chọn một trị thống kê để chỉ ra những đơn vị có vẻ giống nhau thực ra <br />
<br />
có thể khác nhau thế nào. Các giáo trình thống kê gọi một giải pháp đáp ứng <br />
mục tiêu này là thước đo khuynh hướng trung tâm.<br />
<br />
Chọn một trị thống kê khác cho thấy các đơn vị khác nhau thế nào. Loại <br />
<br />
trị thống kê này thường được gọi là một thước đo phân tán thống kê.<br />
Khi tóm tắt một lượng như độ dài, cân nặng hay tuổi tác, người ta hay <br />
dùng các trị thống kê như số trung bình cộng, trung vị, mốt. Đôi khi, người ta <br />
chọn lựa những giá trị đặc thù từ hàm phân bố tích lũy gọi là các tứ phân vị.<br />
<br />
Các thước đo chung nhất về mức độ phân tán của dữ liệu lượng <br />
là phương sai, tức là độ lệch chuẩn; khoảng; khoảng cách giữa các tứ phân vị; <br />
và độ lệch bình quân tuyệt đối.<br />
<br />
Khi thực hiện một trình diễn đồ họa để tóm tắt một bộ dữ liệu, cũng có <br />
thể áp dụng cả 2 mục tiêu nói trên.<br />
<br />
II. PHÂN TÍCH DÃY SỐ THỜI GIAN<br />
Các hiện tượng kinh tế xã hội luôn luôn biến động qua thời gian. Ðể <br />
nghiên cứu sự biến động này người ta dùng phương pháp dãy số thời gian. <br />
Dãy số thời gian là dãy các trị số của một chỉ tiêu nào đó được sắp xếp theo <br />
thứ tự thời gian.<br />
Căn cứ vào đặc điểm về mặt thời gian, người ta thường chia dãy số thời <br />
gian thành hai loại :<br />
Dãy số thời kỳ: là dãy số biểu hiện sự thay đổi của hiện tượng qua <br />
từng thời kỳ nhất định.<br />
Dãy số thời điểm: là dãy số biểu hiện mặt lượng của hiện tượng vào <br />
<br />
một thời điểm nhất định. Dãy số thời điểm còn có thể được chia thành dãy <br />
số thời điểm có khoảng cách thời gian bằng nhau và dãy số thời điểm có <br />
khoảng cách thời gian không bằng nhau.<br />
Phương pháp phân tích một dãy số thời gian dựa trên một giả định căn <br />
bản là: sự biến động trong tương lai của hiện tượng nói chung sẽ giống với <br />
sự biến động của hiện tượng trong quá khứ và hiện tại, xét về mặt đặc điểm <br />
và cường độ biến động. Nói một cách khác, các yếu tố đã ảnh hưởng đến <br />
biến động của hiện tượng trong quá khứ và hiện tại được giả định trong <br />
tương lai sẽ tiếp tục tác động đến hiện tượng theo xu hướng và cường độ <br />
giống hoặc gần giống như trước.<br />
Do vậy, mục tiêu chính của phân tích dãy số thời gian là chỉ ra và tách <br />
biệt các yếu tố đã ảnh hưởng đến dãy số. Ðiều đó có ý nghĩa trong việc dự <br />
đoán cũng như nghiên cứu quy luật biến động của hiện tượng. Phương pháp <br />
phân tích dãy số thời gian cung cấp những thông tin hữu ích cho các nhà kinh <br />
doanh trong việc dự đoán cũng như xem xét chu kỳ biến động của hiện <br />
tượng. Nếu biết kết hợp các phương pháp phân tích thống kê khác cộng với <br />
bản lĩnh, kinh nghiệm và sự nhạy bén trong kinh doanh, phương pháp dãy số <br />
thời gian sẽ là một công cụ đắc lực cho các nhà quản lý trong việc ra quyết <br />
định.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
III. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG DÂN SỐ VÀ NGUỒN LAO ĐỘNG <br />
Ở TỈNH THÁI NGUYÊN<br />
1. Số lượng nguồn lao động<br />
Quy mô dân số của tỉnh trong thời gian qua không có biến động nhiều: <br />
năm 2005 là 1.105.830 người, năm 2010 là 1.156.500 người. Tốc độ tăng dân <br />
số giai đoạn 2005 – 2010 thấp; bình quân là 0,96%/năm và có xu hướng ổn <br />
định.<br />
Quy mô dân số trong độ tuổi lao động của tỉnh chiếm khoảng 65% tổng <br />
dân số: năm 2005 dân số trong độ tuổi lao động là 724.176 người, năm 2010 là <br />
809.220 người. Tốc độ tăng bình quân hàng năm là 2,37%.<br />
Dân số hoạt động kinh tế thường xuyên của tỉnh cũng tăng từ 617.598 <br />
người năm 2005 lên 723.439 người, tương ứng bình quân hàng năm tăng thêm <br />
khoảng 10.465 người.<br />
Bảng 1: Lực lượng lao động của tỉnh qua các năm (Đơn vị: Người)<br />
<br />
Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009<br />
<br />
D/s từ 15 tuổi trở lên 853.673 875.692 885.148 910.588 927.659<br />
D/s trong tuổi lao <br />
724.176 741.190 758.200 775.200 792.210<br />
động<br />
D/s hoạt động kinh tế 617.598 638.960 651.600 663.420 674.021<br />
.<br />
Bảng 2: Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của dân số (Đơn vị: %)<br />
<br />
Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009<br />
Tỷ lệ tham gia LLLĐ của dân <br />
72,35 77,17 77,20 77,40 83,07<br />
số từ 15 tuổi trở lên<br />
Tỷ lệ tham gia LLLĐ của dân <br />
82,75 86,20 85,94 85,58 85,08<br />
số trong độ tuổi lao động<br />
<br />
<br />
Qua bảng số liệu thấy rằng phần lớn dân số hoạt động kinh tế của tỉnh <br />
Thái Nguyên nằm trong độ tuổi lao động (97,03%). Tỷ lệ người trong độ tuổi <br />
lao động tham gia lực lượng lao động giai đoạn 2006 – 2009 dao động trong <br />
khoảng từ 82,75% 85,07% và có xu hướng tăng lên trong các năm tiếp theo. <br />
Tốc độ tăng bình quân hàng năm là 1,91% chứng tỏ số người có việc làm <br />
ngày một tăng lên nhưng vẫn còn chậm.<br />
Dân số từ 15 tuổi trở lên của tỉnh năm 2005 là 853.673 người và tăng dần <br />
lên 927.659 người năm 2009; với kết cấu dân số trẻ, số lượng người từ 15 <br />
tuổi tăng lên làm dân số trong tuổi lao động cũng tăng lên, năm 2005 là <br />
724.176 người đến năm 2009 là 792.210 người, bình quân cả giai đoạn 2005 <br />
2009 lực lượng lao động của tỉnh tăng 68.034 người.<br />
Dân số hoạt động kinh tế có số lượng thấp nhất trong ba chỉ tiêu: năm <br />
2005 dân số trong độ tuổi lao động là 724.176 người, dân số tham gia hoạt <br />
động kinh tế là 617.598 người. Điều này cho thấy có những người không <br />
hoạt động kinh tế nhưng nằm trong độ tuổi lao động, đó là người thất <br />
nghiệp, người không có nhu cầu lao động, hoặc không muốn tham gia lao <br />
động vì nhiều lý do khác nhau. Số liệu về dân số hoạt động kinh tế của tỉnh <br />
Thái Nguyên: năm 2005 có 617.598 người đến năm 2009 là 674.021 người, <br />
bình quân cả giai đoạn lượng người hoạt động kinh tế tăng lên 56.423 người. <br />
Những con số này thể hiện xu hướng diễn ra trên cả nước nói chung và trong <br />
tỉnh nói riêng đó là con người tham gia vào hoạt động kinh tế ngày một nhiều <br />
hơn hay nói cách khác, nhu cầu việc làm ngày càng tăng lên.<br />
Nếu tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của dân số trong độ tuổi lao động <br />
chiếm 82,75% năm 2005 thì đến năm 2009 là 85,08%. Sự tăng lên này là do sự <br />
thay đổi của người lao động trước làm nội trợ hoặc trước không muốn lao <br />
động. Xã hội ngày càng phát triển, con người muốn thích ứng với cuộc sống <br />
và nâng cao vị thế của mình thì cần phải làm việc. Với tư duy thay đổi, phụ <br />
nữ nói chung và phụ nữ của tỉnh nói riêng đã tham gia vào lực lượng lao động <br />
nhiều hơn. Vì vậy, số người cần việc làm trong giai đoạn này tăng lên và <br />
đồng thời kinh tế của tỉnh tăng trưởng cũng tạo ra nhiều việc làm hơn so với <br />
thời kỳ trước.<br />
<br />
Bảng 3: Quy mô và tốc độ tăng bình quân hàng năm của dân số trong độ <br />
tuổi lao động ở tỉnh Thái Nguyên (Đơn vị: Nghìn người)<br />
<br />
<br />
Tổng số người <br />
Mức tăng bình quân/ Tốc độ tăng bình <br />
Giai đoạn tăng thêm (nghìn <br />
năm (nghìn người) quân hàng năm (%)<br />
người)<br />
2006 – 2010 68,03 17,00 2,29<br />
2010 – 2015 23,82 4,76 0,59<br />
2016 – 2020 21,77 4,35 0,52<br />
<br />
<br />
Theo mức dự báo của Sở kế hoạch đầu tư Thái Nguyên đưa ra trong giai <br />
đoạn 2010 – 2015 và giai đoạn 2016 – 2020 thì tổng số người tăng thêm trong <br />
tỉnh lần lượt là 23,82 nghìn người và 21,77 nghìn người; thấp hơn nhiều so <br />
với thực trạng 2006 – 2010 là 68,03 nghìn người. Tốc độ tăng bình quân hàng <br />
năm trong giai đoạn sau cũng thấp hơn rất nhiều so với giai đoạn này. Dân số <br />
trong độ tuổi lao động của tỉnh sẽ giảm dần, nguồn lao động cũng giảm dần. <br />
Tuy nhu cầu về việc làm không ít đi theo tốc độ tăng dân số, nhưng cũng <br />
giảm bớt được tốc độ tăng của nhu cầu để cung việc làm kịp cân bằng với <br />
cầu việc làm, giảm bớt thất nghiệp trong tỉnh.<br />
2. Chất lượng nguồn lao động<br />
a. Trình độ văn hóa <br />
Là trung tâm của vùng Đông Bắc, Thái Nguyên là một tỉnh đi đầu về giáo <br />
dục đào tạo, với nhiều trường học, trường đại học, dạy nghề. Vì thế, trình <br />
độ văn hóa của lực lượng lao động Thái Nguyên cao hơn so với mức chung <br />
của các tỉnh thuộc vùng Đông Bắc (năm 2008 có 30,18% LLLĐ của tỉnh Thái <br />
Nguyên có trình độ văn hóa PTTH so với 23,18% của vùng Đông Bắc). Với hệ <br />
thống giáo dục đào tạo nghề phong phú về số lượng và trình độ. Trong giai <br />
đoạn 2005 2009 hệ thống đào tạo nghề đã đào tạo bình quân hàng năm <br />
khoảng trên 23 vạn lao động có trình độ với rất nhiều ngành nghề.<br />
Lao động có trình độ tiểu học trở xuống đang giảm dần: từ 4,41% năm <br />
2005 giảm xuống còn 1,83% năm 2009, và tỷ lệ lao động có trình độ phổ <br />
thông tăng lên từ 46,67% lên 47,32% năm 2009. Tuy vậy, trong lực lượng lao <br />
động tỷ lệ lao động nữ có trình độ phổ thông luôn thấp hơn và tỷ lệ nữ thuộc <br />
loại chưa tốt nghiệp tiểu học lại luôn cao hơn so với mức chung của lực <br />
lượng lao động. Xét về tổng thể, với hơn 70% lực lượng lao động có trình độ <br />
văn hóa dưới cấp THPT là một thách thức lớn đối với tỉnh trong việc phát <br />
triển nguồn nhân lực để đáp ứng thời kỳ mới.<br />
Bảng 4: Trình độ văn hóa của lực lượng lao động tỉnh Thái Nguyên (Đơn <br />
vị: %)<br />
<br />
Cấp trình độ 2005 2006 2007 2008 2009<br />
<br />
Không biết chữ và <br />
chưa tốt nghiệp tiểu 4,41 5,17 3,44 3,36 1,83<br />
học<br />
Tốt nghiệp tiểu học 25,23 30,51 24,63 21,19 22,08<br />
<br />
Tốt nghiệp THCS 46,67 48,05 45,56 47,29 47,32<br />
<br />
Tốt nghiệp THPT 23,69 27,56 26,37 26,27 26,88<br />
<br />
<br />
b. Trình độ chuyên môn kỹ thuật <br />
<br />
Bảng 5: Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động Thái <br />
Nguyên (Đơn vị: %)<br />
<br />
Cấp trình độ 2005 2006 2007 2008 2009<br />
<br />
Chưa qua đào tạo 75,84 73,98 71,43 70,52 69,58<br />
<br />
Đã qua đào tạo nghề và tương <br />
11,31 12,41 13,47 13,80 13,98<br />
đương<br />
Trung học chuyên nghiệp trở lên 12,84 13,60 15,09 15,67 15,87<br />
<br />
<br />
Qua các năm, trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động đang <br />
có những thay đổi tích cực, tuy nhiên vẫn có những khác biệt giữa nam và nữ <br />
trong tổng lực lượng lao động. Chung toàn tỉnh thì tỷ lệ lao động chưa qua <br />
đào tạo đã giảm từ 75,84% xuống còn 69,58% năm 2009; thấp hơn mức chung <br />
của cả nước là 77,48%.<br />
Cơ cấu lao động đã qua đào tạo năm 2005 đạt là 11,31% và tăng lên <br />
13,98%; luôn thấp hơn tỷ trọng lao động đào tạo trung học chuyên nghiệp trở <br />
lên năm 2005 là 12,8% và năm 2009 là 15,87%. Cơ cấu lao động theo trình độ <br />
chuyên môn kỹ thuật cho thấy một điển hình là lao động trình độ công nhân <br />
kỹ thuật có bằng chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ và hàng năm tăng rất chậm.<br />
Năm 2005 lao động có trình độ trung học chuyên nghiệp trở lên và lao <br />
động có trình độ công nhân kỹ thuật có tỷ lệ là 1 : 0,88; đến năm 2009 tỷ lệ <br />
này là 1: 0,88. Tỷ lệ này có nghĩa cứ 1 cử nhân thì có 0,88 lao động có trình độ <br />
công nhân kỹ thuật và không biến động nhiều sau bốn năm, cho thấy tỉnh vẫn <br />
đào tạo lao động cử nhân cao hơn so với công nhân kỹ thuật và không thấy <br />
dấu hiệu của sự cân bằng giữa hai tỷ lệ này. Đây là một khó khăn cho tỉnh <br />
trong thời gian tới.<br />
3. Thực trạng việc làm của tỉnh<br />
a. Số người lao động làm việc phân theo nhóm ngành kinh tế <br />
Bảng 6: Số liệu về số người lao động làm việc phân theo nhóm ngành <br />
kinh tế giai đoạn 2005 – 2010 (Đơn vị: Người)<br />
<br />
Năm Tổng số Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ<br />
2005 608547 411305 82405 114837<br />
2006 617614 406291 90320 121003<br />
2007 626817 401025 98460 127332<br />
2008 636156 395511 106823 133822<br />
2009 645635 389744 115414 140477<br />
<br />
<br />
Qua biểu đồ ta thấy: Cơ cấu lao động của tỉnh Thái Nguyên trong các <br />
năm vừa qua vẫn nằm trong xu thế cơ cấu lao động của cả nước. Đó là lao <br />
động trong nhóm ngành nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhất trong ba ngành của <br />
nền kinh tế: năm 2005 chiếm 67,59%; năm 2009 chiếm 60,37%. Sau đó là <br />
ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng thứ hai trong tỉnh: năm 2005 chiếm 18,87% đến <br />
năm 2009 chiếm 21,75%. Và cuối cùng là ngành công nghiệp, lao động trong <br />
ngành chiếm tỷ trọng thấp nhất trong nền kinh tế: năm 2005 chiếm là 13,54% <br />
và năm 2009 chiếm 17,88%.<br />
<br />
<br />
Biểu đồ: Cơ cấu lao động làm việc phân theo ngành kinh tế của tỉnh Thái <br />
Nguyên<br />
100%<br />
90% 18,87 19,6 20,31 21,04 21,75<br />
<br />
80%<br />
13,54 14,62 15,71<br />
70% 16,79 17,88<br />
<br />
60%<br />
50%<br />
%<br />
<br />
<br />
<br />
40%<br />
67,59 65,78 63,98<br />
30% 62,17 60,37<br />
<br />
20%<br />
10%<br />
0%<br />
2005 2006 2007 2008 2009<br />
Năm<br />
<br />
Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Bảng 7: Năng suất lao động tính theo giá so sánh theo nhóm ngành kinh tế <br />
giai đoạn 2005 – 2009 (Đơn vị: Triệu đồng)<br />
<br />
Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009<br />
<br />
Nông nghiệp 2,2 2,5 2,5 2,6 2,7<br />
<br />
Công nghiệp 15,7 14,3 15,3 16,0 16,1<br />
Dịch vụ 9,9 8,8 9,1 9,9 9,9<br />
Cả nền kinh tế 4,8 5,2 5,4 5,8 6,05<br />
<br />
<br />
Nhìn vào bảng trên thấy rằng năng suất lao động của tỉnh ở trong ngành <br />
công nghiệp là cao nhất: từ năm 2005 là 15,7 triệu đồng/lao động, đến năm <br />
2009 là 16,1 triệu đồng/lao động. Với số lượng lao động ít nhất nhưng lại <br />
đem lại hiệu quả làm việc cao nhất, vậy lao động trong ngành là lao động có <br />
trình độ tay nghề, làm việc đúng theo nhu cầu và khả năng, phù hợp với yêu <br />
cầu thực tế.<br />
Ngành nông nghiệp với số lao động rất cao chiếm đến hơn 60% lao động <br />
toàn tỉnh nhưng lại có năng suất lao động thấp nhất: năm 2005 là 2,2 triệu <br />
đồng/lao động; năm 2009 là 2,7 triệu đồng/lao động, thấp hơn so với lao động <br />
trong ngành kinh tế cả nước là khoảng hơn 4 triệu đồng/lao động. Năng suất <br />
thấp chính là do trình độ của người lao động nông thôn còn thấp so với các <br />
ngành khác, lao động không được qua đào tạo. Nên việc làm trong ngành có <br />
thể nhiều hơn nếu so về số lượng nhưng về sản phẩm tạo ra không có hiệu <br />
quả cao, tỉnh cần có nhiều biện pháp hơn để khắc phục tình trạng làm việc <br />
mà không mang lại hiệu quả kinh tế trong ngành nông nghiệp của tỉnh.<br />
Số lao động và năng suất lao động của ngành dịch vụ là tương xứng nhất <br />
trong ba ngành. Với số lượng và tỷ trọng chiếm trong nền kinh tế tạo ra năng <br />
suất lao động khá tương ứng là 9,9 triệu đồng/lao động năm 2005; biến động <br />
dần qua các năm khá ổn định không có thay đổi nhiều là năm 2009 là khoảng <br />
9,9 triệu/lao động. Có thể nói rằng lao động trong ngành dịch vụ có trình độ <br />
cao và được làm việc đúng với năng lực của người lao động. Năng suất lao <br />
động trong ngành này cao hơn so với lao động cùng ngành của cả nước nên <br />
đây là thuận lợi cho tỉnh để tiếp tục phát triển lực lượng lao động trong ngành <br />
dịch vụ.<br />
Trong giai đoạn năm 2005 2009, chuyển dịch cơ cấu lao động ở Thái <br />
Nguyên diễn ra theo hướng tích cực, tỷ lệ lao động làm việc trong ngành <br />
nông nghiệp liên tục giảm dần qua các năm. Tuy nhiên mức độ chuyển dịch <br />
lao động trong ngành nông nghiệp còn chậm, bình quân hàng năm số lao <br />
động nông nghiệp chỉ giảm 1991 ng ười (0,47%). S ố lao động trong ngành <br />
công nghiệp và dịch vụ sẽ tăng dần qua các năm sau, trong ngành công <br />
nghiệp sẽ tăng nhanh hơn so với ngành dịch vụ.<br />
b. Số người lao động làm việc phân theo loại hình kinh tế <br />
Theo một tiêu chí khác thì việc làm được chia thành các loại việc làm <br />
khác nhau. Với loại hình kinh tế thì chia thành số người lao động làm việc <br />
trong khu vực Nhà nước, khu vực ngoài Nhà nước và khu vực có vốn đầu tư <br />
nước ngoài.<br />
Bảng 8: Số lượng và cơ cấu người lao động làm việc theo loại hình kinh <br />
tế giai đoạn 2005 – 2010 (Đơn vị: Người)<br />
<br />
Năm 2005 2006 2007 2008 2009<br />
<br />
62.150 62.395 73.731 54.547 62.542<br />
Nhà nước<br />
11,27 11,11 12,85 9,97 10,28<br />
<br />
488.930 498.376 499.135 491.522 545.324<br />
Ngoài Nhà nước<br />
88,68 88,74 86,99 89,82 89,61<br />
<br />
Có vốn đầu tư 273 812 910 1.178 681<br />
nước ngoài 0,05 0,14 0,16 0,22 0,11<br />
<br />
<br />
Đại đa số lao động Thái Nguyên vẫn làm việc trong khu vực kinh tế ngoài <br />
Nhà nước: 88,68% năm 2005 đến năm 2009 tăng lên là 89,61%. Số lao động <br />
không làm việc trong khu vực Nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước <br />
ngoài biến động không nhiều. Số lượng lao động làm việc trong khu vực có <br />
vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng số người có việc <br />
làm toàn tỉnh.<br />
Các lao động làm việc trong khu vực Nhà nước luôn có những vị thế và <br />
chế độ hưởng lương rất rõ ràng theo đúng pháp luật của Nhà nước Việt nam. <br />
Nhưng hiện nay khu vực này không thu hút được các lao động vào làm nhiều <br />
do mức làm công ăn lương quá thấp so với các khu vực khác, nên có sự so <br />
sánh về chi phí trả cho người lao động ở khu vực Nhà nước với khu vực <br />
ngoài Nhà nước. Tỷ trọng lao động trong Nhà nước năm 2005 là 11,27%; năm <br />
2006 là 11,11%; năm 2007 là 12,85%; năm 2008 là 9,97%; năm 2009 là <br />
10,28%. Số việc làm trong khu vực này không có nhiều biến động, các năm <br />
hầu như vẫn giữ nguyên, nếu như có sự chênh nhau thì do người lao động qua <br />
tuổi lao động về hưu và thay vào đó là các thế hệ trẻ vào học việc.<br />
Số việc làm mới hàng năm phụ thuộc vào nhiều yếu tố, được tạo ra chủ <br />
yếu ở khu vực ngoài Nhà nước. Trong khu vực này, lao động làm việc chủ <br />
yếu ở các doanh nghiệp tư nhân: năm 2005 là 488.930 người (88,68%), năm <br />
2009 là 545.324 người (89,61%). Số lao động cũng như số việc làm trong <br />
ngành thường xuyên biến động, tăng lên theo quy mô nền kinh tế và giảm <br />
cũng theo quy mô nền kinh tế.<br />
Lao động làm việc trong khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là <br />
thấp nhất : năm 2005 chiếm 0,05% và năm 2009 chiếm 0,11%; tăng lên không <br />
nhiều vì lao động trong khu vực này trình độ phân công lao động rất rõ ràng. <br />
Con số này của tỉnh Thái Nguyên còn thấp chứng tỏ trình độ tay nghề của lao <br />
động, năng lực làm việc của người lao động chưa đáp ứng được yêu cầu của <br />
các nhà tuyển dụng nước ngoài đòi hỏi những lao động lành nghề và có trình <br />
độ chuyên môn cao.<br />
Xu thế là các lao động trong khu vực Nhà nước vẫn giữ nguyên ít biến đổi, <br />
nhưng ngược lại với khu vực Nhà nước, lao động ngày càng có xu hướng vào <br />
khu vực ngoài Nhà nước làm việc, đặc biệt là khu vực có vốn đầu tư nước <br />
ngoài sẽ thu hút được nhiều lao động của tỉnh hơn. Lao động trong tỉnh sẽ tự <br />
nâng cao trình độ tay nghề của mình để đáp ứng được các yêu cầu của nhà <br />
tuyển dụng.<br />
c. Số người lao động làm việc phân theo vị thế công việc <br />
Bảng 9: Số lượng và cơ cấu người lao động theo vị thế công việc tỉnh <br />
giai đoạn 2005 2010 (Đơn vị: Người, %)<br />
<br />
Năm 2005 2006 2007 2008 2009<br />
<br />
79.921 88.327 108.040 95.532 102.416<br />
Làm công ăn lương<br />
14,49 15,73 18,83 16,56 16,83<br />
<br />
471.545 473.287 465.744 481.486 506.131<br />
Làm công không ăn lương<br />
85,51 84,27 81,17 83,44 83,17<br />
Phần lớn lực lượng lao động Thái Nguyên làm việc trong khu vực làm <br />
công không ăn lương (tự lao động, lao động gia đình ... ). Lực lượng lao động <br />
làm việc trong khu vực làm công ăn lương chiếm tỷ lệ thấp hơn rất nhiều so <br />
với khu vực kia. Tuy tỷ trọng của khu vực làm công không ăn lương giảm <br />
dần qua các năm nhưng lại tăng lên về số lượng tuyệt đối: năm 2005 là <br />
471.545 người lao động và tăng lên 506.131 năm 2009. <br />
Thực trạng việc làm của lao động đang có những thay đổi tích cực, đang <br />
đi theo đúng xu hướng chung của cả nước: lao động trong khu vực nông <br />
nghiệp giảm dần và chuyển dần sang khu vực công nghiệp. Cả về số lượng <br />
và chất lượng của lao động cũng tăng lên theo hướng trình độ tay nghề được <br />
nâng cao, số lao động qua đào tạo tăng lên, đem lại kết quả là tỷ lệ thất <br />
nghiệp thành thị có xu hướng giảm liên tục và tỷ lệ sử dụng thời gian lao <br />
động nông thôn tăng lên. Tuy nhiên một trong những vấn đề đặt ra cho tỉnh <br />
trong thời gian tới là hiệu quả việc làm chưa được cải thiện nhiều, số việc <br />
làm mới hàng năm được tạo ra trong khu vực phi nông nghiệp chưa tương <br />
xứng với số người hàng năm bước vào tuổi lao động nên dẫn đến tới việc lao <br />
động vẫn tiếp tục bị dồn nén trong khu vực nông nghiệp. Thị trường lao động <br />
chưa phát triển, tỷ trong lao động làm công ăn lương thay đổi chậm, tỷ trọng <br />
lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật từ trung cấp trở lên trong tổng số <br />
người thất nghiệp đang có xu hướng gia tăng. <br />
4. Tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm<br />
Bảng 10: Một số chỉ tiêu về tỷ lệ thất nghiệp của Thái Nguyên giai đoạn <br />
2005 2009 (Đơn vị: %)<br />
Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009<br />
Tỷ lệ thất nghiệp đô thị <br />
5,57 5,10 4,32 4,02 3,62<br />
(%)<br />
Tổng số người thất <br />
7.190 6.903 6.152 6.031 5.537<br />
nghiệp (người)<br />
Tỷ trọng thất nghiệp theo trình độ CMKT (%)<br />
Chưa qua đào tạo 25,67 25,32 21,24 18,02 17,36<br />
Đã qua đào tạo nghề và <br />
25,65 18,26 13,98 21,63 20,23<br />
tương đương<br />
Trung học chuyên nghiệp <br />
48,68 30,09 24,85 23,43 32,18<br />
trở lên<br />
Tỷ lệ thời gian lao động <br />
79,81 79,88 80,53 80,67 82,07<br />
sử dụng ở nông thôn.<br />
<br />
<br />
Tỷ lệ thất nghiệp đô thị và tỷ lệ sử dụng lao động nông thôn đang dần <br />
được cải thiện. Trong suốt giai đoạn 2005 – 2009, tỷ lệ thất nghiệp thành thị <br />
luôn giữ dưới mức 6% và đang có xu hướng giảm dần. Năm 2005 tỷ lệ thất <br />
nghiệp thành thị là 5,57% đến năm 2009 giảm xuống chỉ còn là 3,62% (thấp <br />
hơn so với vùng Đông Bắc là 6,5%). Trong vùng Đông Bắc thì tỉnh Thái <br />
Nguyên là tỉnh có tốc độ phát triển kinh tế khá cao, ổn định, môi trường và <br />
cuộc sống của người dân của tỉnh cũng được cải thiện hơn so với các tỉnh <br />
khác trong vùng nên tỷ lệ thất nghiệp của tỉnh ở mức thấp. Đồng thời tỷ lệ <br />
sử dụng lao động nông thôn tăng lên liên tục từ 79,81% năm 2005 lên 82,07% <br />
năm 2009. Mức thời gian ở nông thôn tăng lên rất rõ ràng, lao động ở khu vực <br />
này đã tạo được nhiều việc làm hơn, người dân tự tạo công ăn việc làm cho <br />
chính mình và những lao động khác. Nhưng nếu so tỷ lệ thời gian lao động sử <br />
dụng ở nông thôn tăng lên với tỷ lệ sinh hay tỷ lệ số người dân bước vào tuổi <br />
lao động ở khu vực này thì giải quyết việc làm vẫn là vấn đề cần quan tâm.<br />
Chất lượng của đội ngũ lao động thất nghiệp cũng thay đổi khác so với <br />
các thời kỳ trước. Giống thời kỳ trước, những người thất nghiệp tập trung <br />
vào nhóm lao động trẻ có độ tuổi từ 15 – 24 tuổi. Theo số liệu điều tra “Lao <br />
động – Việc làm” giai đoạn 2005 2009, tỷ trọng những người thất nghiệp <br />
của nhóm này trong tổng số người thất nghiệp tăng từ 36,37% năm 2005 lên <br />
47,22% năm 2009. Khác so với trước là trong tổng số người lao động thất <br />
nghiệp, tỷ trọng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật từ trung học <br />
chuyên nghiệp trở lên lại có xu hướng gia tăng trong giai đoạn 2005 2009, tỷ <br />
trọng thất nghiệp của lao động đã qua đạo tạo nghề và tương đương lại <br />
giảm xuống: năm 2005 là 25,65% đến năm 2009 còn 20,23%. Những con số <br />
này của tỉnh Thái Nguyên, của cả nước và nhiều tỉnh khác cho thấy: Đối với <br />
một nước đang phát triển để tận dụng được các lợi thế phát triển trong thời <br />
gian tới thì cần phải đào tạo đội ngũ lao động sát với yêu cầu thực tế, đào tạo <br />
trực tiếp các ngành nghề đang cần lao động, tránh tình trạng thừa thầy thiếu <br />
thợ.<br />
5. Nguyên nhân dẫn đến thiếu việc làm và thất nghiệp<br />
a. Do thiếu đất canh tác <br />
Nền kinh tế tỉnh Thái Nguyên còn dựa chủ yếu vào ngành nông nghiệp <br />
nên đất đai là yếu tố đầu vào quan trọng nhất. Thiếu yếu tố đầu vào, thiếu <br />
đất canh tác đồng nghĩa người lao động thiếu tư liệu sản xuất để có thể tự <br />
tạo việc làm.<br />
Dân số trong khu vực nông thôn chiếm đa số nhưng diện tích đất canh tác <br />
bình quân đầu người chỉ có 360m2/người. Số lượng đất đai không thay đổi mà <br />
có thể ngày càng giảm đi – đây là nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu đất cho <br />
lao động ở nông thôn của tỉnh khi bước vào tuổi lao động. Không nên coi đất <br />
đai là động lực lâu dài để phát triển kinh tế, yếu tố này tạo ra sự thất nghiệp <br />
của người dân. Với tốc độ đô thị hóa như hiện nay có rất nhiều đất đai trong <br />
nông nghiệp đã chuyển đổi mục đích sử dụng sang ngành công nghiệp để sản <br />
xuất.<br />
b. Do yếu tố mùa vụ ở nông thôn <br />
Nếu trong mùa vụ thu hoạch của người nông dân thì họ có thể làm việc <br />
11 giờ/1 ngày, công việc rất bận rộn. Nhưng thời gian bận rộn này kéo dài <br />
khoảng 3 tháng trong 1 năm, 6 tháng còn lại họ rơi vào thời kỳ nông nhàn. <br />
Trong thời gian này họ chỉ làm việc 3 giờ/ ngày, mà khu vực nông thôn chiếm <br />
khoảng 70% lực lượng lao động của toàn tỉnh dẫn đến có khoảng gần 30% <br />
lao động thiếu việc làm thường xuyên. Không có việc làm thì không có thu <br />
nhập, những nhu cầu tối thiểu nhất của con người như: ăn uống, chỗ ở, điều <br />
kiện sinh hoạt cá nhân...cũng không được đáp ứng.<br />
Đặc biệt, tỉnh có nhiều dân tộc thiểu số còn thiếu điều kiện sinh hoạt tối <br />
thiểu, tập trung chủ yếu ở các huyện: Định Hóa, Phú Yên. Những người thất <br />
nghiệp vào thời gian nông nhàn sẽ tìm đến nơi có việc làm để có thêm thu <br />
nhập. Từ đó xuất hiện dòng người di dân, di chuyển lao động từ vùng này <br />
đến vùng khác, từ nông thôn ra thành thị nhằm giải quyết việc làm một cách <br />
tạm thời. Tỉnh cũng đã và đang thực hiện biện pháp này kết hợp với tạo điều <br />
kiện cho người dân trồng thâm canh, xen vụ, chăn nuôi để giảm thời gian <br />
nhàn rỗi.<br />
c. Do thiếu vốn sản xuất kinh doanh <br />
Ở Thái Nguyên, tình trạng các đơn vị sản xuất kinh doanh không có đủ <br />
vốn để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh thường xuyên xảy ra dẫn <br />
đến người lao động không có việc làm hay việc làm không ổn định. Một phần <br />
nữa là do chi phí tạo ra chỗ làm mới thường đắt hơn so với nguồn vốn các <br />
doanh nghiệp có. Nguồn vốn của tỉnh tồn tại dưới dạng tiết kiệm của người <br />
dân nhiều hơn mang ra đầu tư sản xuất kinh doanh. Do đó, để thu hút nguồn <br />
vốn đầu tư vào các doanh nghiệp, mở rộng quy mô sản xuất, tạo lợi nhuận, <br />
tăng việc làm mới cần tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư vào các hoạt động <br />
sản xuất kinh doanh, giảm nguồn tiền dự trữ trong người dân. <br />
6. Các chương trình tạo việc làm tỉnh Thái Nguyên đã thực hiện<br />
a. Chương trình giải quyết việc làm: Chương trình 120 <br />
Bảng 11: Kết quả giải quyết việc làm giai đoạn năm 2005 2009 (Đơn vị: <br />
Người)<br />
<br />
Năm 2005 2006 2007 2008 2009<br />
<br />
Số người lao động 4.116 4.094 6.030 5.856 6.497<br />
Qua bảng số liệu ta thấy việc làm được tạo ra từ chương trình có biến <br />
động lúc giảm lúc tăng qua các năm nhưng đều nằm trong xu hướng là số <br />
người lao động có việc làm tăng lên. Trong giai đoạn năm 2001 – 2005, đã có <br />
tổng số 19.911 người được giải quyết việc làm, bình quân mỗi năm số người <br />
lao động có việc làm là 3.892 người. Trong giai đoạn 2005 – 2009, tổng số lên <br />
đến 26.593 người, bình quân cả giai đoạn này hơn giai đoạn trước là khoảng <br />
6.682 người có việc làm. Năm 2005 số người dân có việc làm là 4.116 người, <br />
năm 2006 là 4.094 người và năm 2007 tăng lên là 6.030 người có việc làm. <br />
Năm 2007 số người có việc làm tăng lớn hơn nhiều so với năm 2006 là do <br />
tháng 11 năm 2006 Việt Nam gia nhập WTO và đến đầu năm 2007 các nhà <br />
đầu tư nước ngoài vào nước ta, hoạt động đầu tư tăng lên rất nhiều với số <br />
lượng lớn và quy mô đầu tư đa dạng hơn.<br />
Năm 2009 chương trình chỉ đạt được 60% so với kế hoạch đề ra, không <br />
tạo được nhiều việc làm mới mà chỉ duy trì được các việc làm hiện có. Thông <br />
qua kênh này tổng vốn được giải ngân trên toàn tỉnh là 77,7 tỷ đồng hay bình <br />
quân là khoảng trên 15,5 tỷ/năm và mức vay bình quân là đạt 3,9 triệu/lao <br />
động. Với đặc thù là một tỉnh có nhiều lao động nằm trong khu vực nông <br />
nghiệp nên mức vay này là một khoản đầu tư ban đầu tương đối giúp cho <br />
người vay có thể tự tạo việc làm để cải thiện thu nhập và mức sống của gia <br />
đình.<br />
b. Chương trình đào tạo nghề <br />
Bảng 12: Số lao động của tỉnh Thái Nguyên qua đào tạo nghề giai đoạn <br />
2005 – 2009 (Đơn vị: Người, %)<br />
Tỷ trọng lao động <br />
Tổng cung LĐ Số lao động qua đào <br />
Năm qua đào tạo nghề <br />
(người) tạo nghề (người )<br />
(%)<br />
2005 615.520 12,47 82.543<br />
2006 638.960 13,65 86.100<br />
2007 651.600 15,99 102.970<br />
2008 663.420 18,32 120.450<br />
2009 674.210 20,66 138.560<br />
<br />
<br />
Theo số liệu đã thống kê của tỉnh thì chương trình đào tạo nghề đạt được <br />
những kết quả: Số lượng người lao động qua đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh <br />
ngày càng tăng qua các năm. Năm 2005 chỉ có 82.543 người được đào tạo thì <br />
năm 2009 đã có tới 138.560 người được đào tạo. Như vậy, số người được <br />
đào tạo nghề năm 2009 đã tăng gấp 1,7 lần so với năm 2005, tính bình quân <br />
hàng năm có khoảng trên 17.649 người được đào tạo. Số lượng này tương đối <br />
lớn, đối với lao động qua đào tạo nghề, trong nền kinh tế đang phát triển như <br />
nước ta khá phù hợp. Chính vì thế mà năm 2008 số lao động qua đào tạo nghề <br />
không giảm đi do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế mà lại cao hơn năm <br />
2007, tăng lên 17.480 người. Tỷ trọng lao động qua đào tạo nghề năm 2008 là <br />
18,32% và năm 2009 tăng lên 20,66% trong khi đó các năm trước tỷ trọng này <br />
thấp: năm 2005 là 12,47%; năm 2006 là 13,65%; năm 2007 là 15,99%. Qua đó <br />
ta thấy việc dạy nghề ngày càng phổ biến do có những ưu điểm của chương <br />
trình đào tạo nghề phù hợp với hoàn cảnh tài chính của người lao động trong <br />
tỉnh. <br />
c. Chương trình xuất khẩu lao động và chuyên gia <br />
Song song với việc phát triển kinh tế, tạo việc làm cho người dân, tỉnh <br />
Thái Nguyên đã, đang thực hiện tốt hoạt động đưa người lao động đi làm việc <br />
ở nước ngoài theo hợp đồng, đưa lao động của tỉnh sang các tỉnh khác làm <br />
việc nhằm giảm nhu cầu làm việc trong tỉnh. Hoạt động xuất khẩu lao động <br />
của tỉnh Thái Nguyên cũng có nhiều khởi sắc trong thời gian qua. Tổng số lao <br />
động đi làm việc ở nước ngoài trong 5 năm đạt 6.081 người, đặc biệt số lao <br />
động đi xuất khẩu lao động tập trung chủ yếu vào hai năm 2005 và năm 2006: <br />
năm 2005 đạt là 2.214 người và năm 2006 đạt 2.945 người, số người đi ra <br />
khỏi tỉnh làm việc tăng rất nhiều so với các năm trước như năm 2001 là 226 <br />
người. Xu hướng tăng lên do người lao động làm việc ở môi trường nước <br />
ngoài đạt được thu nhập cao hơn so với làm việc trong nước và qua đó người <br />
lao động học hỏi được nhiều kinh nghiệm làm việc và kinh nghiệm quản lý <br />
của các nhà kinh tế nước bạn. Hoạt động cung ứng lao động trong và ngoài <br />
tỉnh cũng góp phần quan trọng trong thành công chung của lĩnh vực lao động <br />
việc làm. Tổng số lao động được giải quyết việc làm trong giai đoạn 2005 – <br />
2006 đạt 14/635 người (bình quân mỗi năm 2.727 người/năm).<br />
Năm 2008 số lao động ra nước ngoài làm việc giảm so với nước khác vì <br />
tình hình tăng trưởng kinh tế của các nước bạn cũng gặp khó khăn nên nhu <br />
cầu về lao động giảm dần. Kết quả là có khoảng 2.582 người lao động năm <br />
2009 được xuất khẩu, làm giảm đi áp lực về cung ứng việc làm của tỉnh <br />
nhưng tụt giảm trên 700 người so với năm 2008. Mỗi năm người lao động đi <br />
xuất khẩu đem về cho tỉnh một nguồn ngoại tệ, tạo điều kiện cho tỉnh tăng <br />
trưởng kinh tế do nguồn vốn tăng lên từ thu hút tiết kiệm của dân cư.<br />
d. Chương trình tín dụng cho người dân để sản xuất kinh doanh <br />
Chương trình này đã thu được những kết quả: Khi nền kinh tế tỉnh ở giai <br />
đoạn 2005 – 2010 nguồn vốn không dồi dào như ở giai đoạn 1996 – 2000. Với <br />
tổng số tiền là 380 tỷ đồng đã tạo việc làm trung bình cho khoảng 15 17 <br />
ngàn lao động hàng năm trong giai đoạn 2006 – 2009. Cung cấp tín dụng ưu <br />
đãi, chủ yếu là tín dụng quy mô nhỏ cho các hộ gia đình nghèo vay vốn để tự <br />
sản xuất kinh doanh với thủ tục vay vốn và thu hồi vốn đơn giản, thuận tiện, <br />
nhanh chóng và phù hợp với người lao động cần vốn vay.<br />
Tỉnh còn tạo thêm nhiều kênh dẫn vốn đến với người dân chưa có việc <br />
làm hoặc việc làm không ổn định. Thái Nguyên cũng thực hiện chương trình <br />
tín dụng đối với học sinh, sinh viên và với các sinh viên, học sinh có điều <br />
kiện khó khăn đang theo học tại các trường Đại hoc, Cao đẳng, Trung cấp <br />
chuyên nghiệp và tại cơ sở đào tạo nghề. Các đối tượng học sinh, sinh viên <br />
này là lực lượng dự trữ, hàng năm gia nhập vào thị trường lao động khoảng <br />
40.000 người, mức vay là 800.000đ/tháng/học sinh, sinh viên. Vì thế việc <br />
thực hiện chương trình tín dụng với các đối tượng này rất tốt và mang lại <br />
hiệu quả lâu dài. Mang lại cơ hội lớn hơn cho các sinh viên tìm kiếm được <br />
việc làm và đúng với yêu cầu của nhà cung ứng việc làm.<br />
IV. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM TRÊN <br />
ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN<br />
1. Về phía Nhà nước hay chính quyền địa phương<br />
a. Với các chương trình việc làm thông qua sử dụng nguồn vốn quốc gia <br />
<br />
(chương trình 120)<br />
Với nguồn vốn ít nhưng số lao động cần giải quyết việc làm tương đối <br />
lớn nên các địa phương ưu tiên cho những dự án giải quyết việc làm được <br />
nhiều nhất, nhất là đối với lao động nông thôn, tập trung vào các cơ sở sản <br />
xuất có quy mô và các doanh nghiệp mở rộng sản xuất. Các lãnh đạo của tỉnh <br />
tạo điều kiện tốt nhất cho người lao động được tiếp cận với nguồn vốn một <br />
cách dễ dàng nhất, phát huy tính sáng tạo của đội ngũ cán bộ tín dụng, các <br />
ngành liên quan của tỉnh cần tăng cường kiểm tra việc sử dụng nguồn vốn <br />
này để xử lý kịp thời những bất cập nảy sinh trong quá trình thực hiện.<br />
b. Với các chương trình đào tạo <br />
<br />
Chính quyền địa phương tiếp tục tổ chức các chương trình đào tạo nghề <br />
cho người lao động với nhiều loại nghề hơn, chi phí thấp hơn. Cơ cấu về chi <br />
ngân sách, tăng tỷ trọng chi ngân sách của tỉnh cho đào tạo nghề đặc biệt quan <br />
tâm đến đào tạo nghề cho người dân bị thu hồi đất canh tác. Chú trọng tăng <br />
dần tỷ trọng đầu tư cho đào tạo nghề dài hạn thay vì đầu tư chú trọng đào <br />
tạo nghề ngắn hạn. Trong thời gian tới, chính quyền địa phương thực hiện xã <br />
hội hóa đào tạo nghề theo hướng khuyến khích việc xây dựng các cơ sở đào <br />
tạo nghề ngoài công lập được quản lý như một bộ phận trong hệ thống giáo <br />
dục quốc dân, hỗ trợ về thuế, đất đai và các chính sách hỗ trợ khác. Tỉnh tạo <br />
môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư sản xuất thành lập các cơ <br />
sở đào tạo nghề, liên kết đào tạo. Bên cạnh đó, tỉnh cần đẩy mạnh thông tin <br />
tuyên truyền và nâng cao hơn nữa vai trò của các đơn vị đoàn, hội tại các địa <br />
phương nhằm phổ biến chính sách ưu đãi của chính quyền tỉnh về hỗ trợ <br />
người dân học nghề, hiểu được công tác đào tạo nghề nhằm chuyển đổi <br />
nghề nghiệp.<br />
c. Với chương trình tín dụng <br />
Tổ chức cán bộ tín dụng của chính quyền xuống các địa phương tuyên <br />
truyền, hướng dẫn các doanh nghiệp, các hộ gia đình, cá nhân muốn vay vốn <br />
hoạt động sản xuất kinh doanh. Hướng dẫn về các thủ tục vay vốn để đơn <br />
giản nhất, thông báo về các quy định mức vay đối với từng đối tượng, giúp <br />
người dân sản xuất kinh doanh hoạt động tốt, đi đúng mục đích của nguồn <br />
vốn, giám sát và kiểm tra tránh thất thoát nguồn vốn của Nhà nước. Tạo mọi <br />
điều kiện, môi trường tốt để chương trình thực hiện mang lại hiệu quả cao.<br />
d. Với chương trình xuất khẩu lao động của tỉnh <br />
<br />
Chính quyền tỉnh Thái Nguyên đã thực hiện nhiều cam kết hỗ trợ người <br />
lao động đi xuất khẩu như: hoạt động cho vay vốn đi xuất khẩu, đảm bảo <br />
quyền pháp lý cho lao động tại nước bạn, hỗ trợ cho người lao động về nước <br />
an toàn khi gặp phải rủi ro, cam kết bảo lãnh. Và thực hiện nhiều hình thức <br />
hỗ trợ như miễn giảm tiền học phí, tiền học ngoại ngữ, tiền làm hộ chiếu, <br />
khám sức khỏe... <br />
2. Về phía các doanh nghiệp<br />
Các doanh nghiệp cùng với các cơ quan có thẩm quyền phải có trách <br />
nhiệm giải quyết việc làm cho người dân mất đất khi lấy đất làm dự án. <br />
Trong thời gian qua, trong quá trình thu hồi đất cho các dự án, đời sống người <br />
dân sau khi đất bị thu hồi được chú trọng.<br />
Các doanh nghiệp có các giải pháp đào tạo lao động thông qua các <br />
chương trình đào tạo nghề, đào tạo trực tiếp cho nhân công của doanh nghiệp <br />
mình, tiếp tục đầu tư mở rộng sản xuất để thu hút lao động ngày càng có tay <br />
nghề vào doanh nghiệp. <br />
Các doanh nghiệp trong tỉnh kết hợp với Sàn giao dịch việc làm của Sở <br />
Kế hoạch – Đầu tư tỉnh để tổ chức hội chợ việc làm, đa dạng hóa thành các <br />
phiên giao dịch việc làm để lao động chủ động tìm đến các doanh nghiệp, <br />
biết đến các doanh nghiệp, từ đó đáp ứng được nhu cầu của các nhà tuyển <br />
dụng, còn các doanh nghiệp tìm được nguồn nhân công dồi dào, giá rẻ, phù <br />
hợp với yêu cầu.<br />
Các doanh nghiệp thực hiện các chế độ ưu đãi như: bảo hiểm thất <br />
nghiệp, tiền lương tăng dần theo khối lượng làm việc, theo kinh nghiệm, các <br />
chính sách về bảo hiểm, an toàn lao động... nhằm thu hút lao động có chất <br />
lượng cao.<br />
3. Về phía cá nhân, hộ gia đình<br />
Các hộ gia đình và người lao động thất nghiệp, không có việc làm tích <br />
cực tìm việc làm và tự tạo việc làm. Tham gia vào các hội chợ việc làm mà <br />
tỉnh kết hợp với các doanh nghiệp thực hiện để tìm việc làm phù hợp với bản <br />
thân. Tìm tòi, hỏi han các thông tin về nơi làm việc đang thiếu lao động, tự <br />
trau dồi kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp để đáp ứng nhu cầu của các doanh <br />
nghiệp. Tham gia vào các chương trình đào tạo nghề để vừa học hỏi được kỹ <br />
năng làm việc lại có cơ hội nhiều hơn để tiếp cận việc làm như: học viên <br />
học giỏi thì các doanh nghiệp sẽ đến đăng ký làm việc cho doanh nghiệp, <br />
được ưu tiên giảm học phí...<br />
Đối với nông dân thì tự tạo việc làm bằng cách tập trung trồng xen canh, <br />
đầu tư vào nông nghiệp theo chiều sâu về công nghệ để đạt năng suất cao <br />
hơn với diện tích mặc dù ít hơn.<br />
4. Các giải pháp, các chính sách trong thời gian tới trên địa bàn tỉnh <br />
Thái Nguyên<br />
a. Nhóm giải pháp gắn với phát triển kinh tế xã hội <br />
Với mục tiêu về kinh tế phấn đấu đến năm 2020 Thái Nguyên trở thành <br />
tỉnh công nghiệp của cả nước, với tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) đạt bình <br />
quân hàng năm là 12 – 13% trong giai đoạn năm 2010 – 2020. Trong đó, ngành <br />
nông nghiệp của tỉnh tăng trưởng khoảng 5 – 5,5%, ngành công nghiệp tăng <br />
khoảng 13,5% 14,5%, ngành dịch vụ tăng khoảng 12% 13% trong cả giai <br />
đoạn. GDP/người tính theo USD giá hiện hành đạt trên 800 USD vào năm 2015 <br />
bằng khoảng 77% mức bình quân cả nước (1.050 USD) và khoảng 2.200 – <br />
2300 USD vào năm 2020, bằng bình quân cả nước. <br />
Theo từng khu vực địa lý của tỉnh<br />
Đối với khu vực miền núi, phải thực hiện hiệu quả chính sách di dân, <br />
định canh, định cư đối với đồng bào dân tộc. Giải quyết việc làm theo hướng <br />
đẩy mạnh cây công nghiệp dài ngày và cây công nghiệp hàng năm. Chú trọng <br />
giao đất, giao rừng cho đồng bào miền núi. Phát triển chăn nuôi theo hướng <br />
cải tạo giống cây trồng vật nuôi và nâng cao chất lượng gia súc, gia cầm, chú <br />
trọng phát triển kinh tế trang trại. Bên cạnh đó cần tập trung hướng dẫn đồng <br />
bào miền núi kỹ thuật trồng trọt và chăn nuôi, tạo điều kiện cho hộ vay vốn <br />
trên cơ sở đó tự giải quyết việc làm. <br />
Đối với khu vực đồng bằng và nông thôn, phải chú trọng giải quyết việc <br />
làm theo hướng phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa chất lượng cao, kết <br />
hợp với chế biến nông sản, từ đó thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn. Cần <br />
chú trọng xây dựng các vùng chuyên canh phù hợp với tiềm năng về điều <br />
kiện tự nhiên và lợi thế của từng vùng, khuyến khích mở rộng, phát triển tiểu <br />
thủ công nghiệp tập trung đào tạo nghề truyền thống. <br />
Đối với khu vực thành thị, cần chú trọng giải quyết việc làm theo hướng <br />
phát triển các khu công nghiệp tập trung, sản xuất công nghiệp quy mô lớn <br />
phù hợp với tiềm năng và lợi thế của tỉnh, cũng như các ngành nghề thuộc <br />
khu vực công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp. Bên cạnh đó, chú trọng <br />
phát triển khu vực dịch vụ (dịch vụ sản xuất, dịch vụ sinh ho ạt, tài chính, hạ <br />
tầng cơ sở... ).<br />
Theo nhóm ngành kinh tế của tỉnh <br />
Trong công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp: <br />
Phát triển ngành công nghiệp luyện kim như sản xuất thép, thiếc, kẽm... <br />
Phấn đấu đến năm 2020 trở thành tỉnh dẫn đầu về sản xuất thép cả về số <br />
lượng và chấ