Đề tài t:Một số giải pháp nhằm thực hiện thành công mục tiêu tăng trưởng giảm nghèo tại Việt Nam
lượt xem 8
download
Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm vừa qua, nền kinh tế Việt Nam đã và đang tăng trưởng với tốc độ rất cao. Sự tăng trưởng của nền kinh tế đã làm giảm đáng kể tình trạng nghèo đói (giảm tỷ lệ đói nghèo từ 58% năm 1993 xuống còn 19.5% vào năm 2004, rồi 16% năm 2006), tỷ lệ số người quá nghèo ( theo tiêu chí thiếu lương thực) giảm từ 25% xuống còn 11% vào năm 1993 và năm 2000. Cuộc sống của người dân nói chung cũng có những cái thiện...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề tài t:Một số giải pháp nhằm thực hiện thành công mục tiêu tăng trưởng giảm nghèo tại Việt Nam
- Đề tài tham dự cuộc thi Sinh viên nghiên cứu khoa học năm 2008 Một số giải pháp nhằm thực hiện thành công mục tiêu tăng trưởng giảm nghèo tại Việt Nam
- LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm vừa qua, nền kinh tế Việt Nam đã và đang tăng trưởng với tốc độ rất cao. Sự tăng trưởng của nền kinh tế đã làm giảm đáng kể tình trạng nghèo đói (giảm tỷ lệ đói nghèo từ 58% năm 1993 xuống còn 19.5% vào năm 2004, rồi 16% năm 2006), tỷ lệ số người quá nghèo ( theo tiêu chí thiếu lương thực) giảm từ 25% xuống còn 11% vào năm 1993 và năm 2000. Cuộc sống của người dân nói chung cũng có những cái thiện đáng kể. Mặc dù vậy, sự phát triển này không đồng đều, sự tăng lên của thu nhập không đồng nhất và sự bất bình đẳng về thu nhập ngày càng tăng. Khoảng cách chênh lệch giữa nông thôn và thành thị, giữa người Kinh và người dân tộc thiểu số ngày càng nới rộng. Điều này đã làm giảm đáng kế chất lượng và hiệu quả của đường lối tăng trưởng giảm nghèo mà Việt Nam đang theo đuổi. Hiểu và trăn trở với thực trạng đó, đề tài đi sâu nghiên cứu thực trạng thực hiện mục tiêu tăng trưởng giảm nghèo ở Việt Nam, trong đó đặc biệt chú trọng đến bất bình đẳng thu nhập giữa người giàu và người nghèo, giữa người Kinh và người dân tộc thiểu số và giữa các vùng trên toàn quốc. Hy vọng nghiên cứu có thể đóng góp một phần vào việc thúc đẩy quá trình tăng trưởng giảm nghèo ở Việt Nam 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát 2.1. Nghiên cứu được thực hiện với mục đích đem đến được một cái nhìn tổng quan về tăng trưởng và giảm nghèo ở Việt Nam, từ đó đưa ra được một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tăng trưởng giảm nghèo. http://svnckh.com.vn 1
- Mục tiêu cụ thể 2.2. Mục tiêu cụ thể của nghiên cứu là trả lời được những câu hỏi sau: - Tăng trưởng giảm nghèo là gi? Tại sao phải hướng tới mục tiêu tăng trưởng giảm nghèo? - Thực trạng đói nghèo thay đổi như thế nào trong bối cảnh có tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam? - Các yếu tố nào làm hạn chế tăng trưởng hướng tới giảm nghèo tại Việt Nam? - Phương hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy tăng trưởng giảm nghèo Viêt Nam là như thế nào? 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu 3.1. - Người nghèo ở Việt Nam và tác động của tăng trưởng đối với họ - Khả năng tham gia vào quá trình tạo nên và hưởng lợi từ tăng trưởng của người nghèo Việt Nam. - Các thành phần tham gia vào quá trình thực hiện mục tiêu tăng trưởng giảm nghèo tại Việt Nam + Chính phủ và hệ thống chính sách và chi tiêu công của chính phủ + Các tổ chức tài chính vi mô hỗ trợ tín dụng cho người nghèo + Những người, tổ chức và cơ quan thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo Phạm vi nghiên cứu 3.2. - Nội dung nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu các nội dung về tăng trưởng giảm nghèo, các yếu tố làm hạn chế tăng trưởng giảm nghèo và giải pháp nhằm thúc đẩy tăng trưởng giảm nghèo tại Việt Nam - Không gian nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu chất lượng tăng trưởng và giảm nghèo tại Việt Nam. http://svnckh.com.vn 2
- Thời gian nghiên cứu: - Đề tài nghiên cứu thực trạng công tác xóa đói giảm nghèo của Viêt Nam trong giai đoạn có tăng trưởng kinh tế từ sau Đổi mới đến nay, đặc biệt là từ năm 1990 đến năm 2006. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Để nghiên cứu các nội dung trên, đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau: - Phương pháp và phân tích thu thập thông tin thứ cấp - Phương pháp diễn dịch, quy nạp, phân tích - tổng hợp để hệ thống hoá các vấn đề lý luận cũng như đánh giá về thực trạng của tăng trưởng giảm nghèo ở Việt Nam. 5. Kết cấu đề tài nghiên cứu Bài nghiên cứu được kết cấu gồm 4 chương, mỗi chương lần lượt trả lời 4 câu hỏi được nêu ở phần 2.2.2. Mục tiêu cụ thể. Mỗi chương gồm có ba phần: phần mở đầu – giới thiệu chung về nội dung, nhiệm vụ của chương và mối quan hệ giữa nó với các chương khác trong toàn bài nghiên cứu, phần nội dung chính của chương và phần tóm tắt cuối chương. http://svnckh.com.vn 3
- Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA TĂNG TRƢỞNG GIẢM NGHÈO Chương 1 có nhiệm vụ đưa ra những cơ sở lý luận của vấn đề tăng trưởng giảm nghèo, làm tiền đề cho các chương sau của nghiên cứu. Nội dung của chương gồm có: - Khái niệm nghèo đói và các chỉ số đánh giá tình trạng nghèo đói - Khái niệm, tầm quan trọng của tăng trưởng giảm nghèo và các chỉ số đánh giá tăng trưởng giảm nghèo - Mối quan hệ giữa tăng trưởng giảm nghèo và bất bình đẳng Khái niệm nghèo đói I. 1. Một số quan điểm về nghèo đói Nghèo đói là tình trạng thiếu thốn về nhiều phương diên. Không có một định nghĩa duy nhất về nghèo đói mà khái niệm nghèo khổ được định nghĩa trên nhiều khía cạnh khác nhau. 1.1.Định nghĩa về đói nghèo Quan điểm của trường phái phúc lợi: Theo trường phái này, xã hội có hiện tượng đói nghèo khi một hay nhiều cá nhân trong xã hội không có được một mức phúc lợi kinh tế được coi là cần thiết để đảm bảo một cuộc sống tối thiếu hợp lý theo tiêu chuẩn của xã hội đó. [8, trang 177] 1 Quan điểm của trường phái nhu cầu cơ bản 1 Xem “Cách ghi chú tài liệu tham khảo” trong mục “Danh mục tài liệu tham khảo”, trang 58. http://svnckh.com.vn 4
- Đây là một quan điểm về đói nghèo thường được nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam, sử dụng. Khái niệm được đưa ra tại Hội nghị chống đói nghèo khu vực châu Á – Thái Bình Dương do ESCAP tổ chức tại Bangkok, Thái Lan vào tháng 9/1993, theo đó “nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thỏa mãn các nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tùy theo trình độ phát triển kinh tế xã hội và phong tục tập quán của địa phương” [15, trang 152]. Quan điểm của trường phái năng lực Theo trường phái này, phạm vi của đói nghèo càng được mở rộng. Giá trị cuộc sống của con người không chỉ phụ thuộc duy nhất vào độ thoả dụng hay thoả mãn các nhu cầu cơ bản, mà đó là khả năng mà một con người có được, là quyền tự do đáng kể mà họ được hưởng, để vươn tới một cuộc sống mà họ mong muốn.[8, trang 179] Nhìn chung, theo WB, định nghĩa nghèo đói ngày càng được mở rộng, và từ năm 1980 đến nay, một người bị coi là nghèo khi anh ta bị thiếu thốn về năng lực và cơ hội, bao gồm tiêu dùng, dịch vụ xã hội, nguồn lực và tính dễ bị tổn thương. 1.2. Phƣơng pháp đánh giá nghèo khổ Để đánh giá nghèo khổ, các nước sử dụng hai khái niệm về đói nghèo, đó là nghèo khổ tuyệt đối và nghèo khổ tương đối. 1.2.1. Nghèo khổ tuyệt đối Khái niệm Nghèo khổ tuyệt đối nhằm “biểu thị một mức thu nhập (chi tiêu) tối thiểu cần thiết để đảm bảo những nhu cầu vật chất cơ bản ...để mỗi người có thể “tiếp tục tồn tại”.[15, trang 153] Thước đo nghèo khổ tuyệt đối cho biết số người sống dưới một ngưỡng nghèo nhất định không thay đổi theo thời gian và không gian. Mỗi nước sử dụng những thước đo đói nghèo tuyệt đối riêng, phù hợp với trình độ phát triển và các chuẩn mực xã hội của mình. Nhìn chung, có hai loại http://svnckh.com.vn 5
- thước đo đói nghèo tuyệt đối được sử dụng ở Việt Nam, đó là chuẩn nghèo của thế giới do WB quy định và chuẩn nghèo của Việt Nam Chuẩn nghèo của WB Chuấn nghèo tuyệt đối do WB quy định là 1USD/ngày/người và 2USD ngày/người được tính theo ngang giá sức mua ( PPP) năm 1993. Trong đó, ngưỡng 1USD/ngày/người thường được sử dụng cho các nước kém phát triển, chủ yếu là ở châu Phi; ngưỡng 2USD/ngày/người thường được dùng cho các nền kinh tế có mức thu nhập trung bình như Đông Á và Mỹ Latinh [1, trang 28]. Chuẩn nghèo của Việt Nam Chuẩn nghèo của Việt Nam thay đổi theo thời gian. Theo Quyết định số 143/2001/QĐ-TTg ngày 27/9/2001 thì chuẩn nghèo quốc gia của giai đoạn 2001 – 2005 là 80.000đ/người/tháng (tương đương 0.17 USD/ngày) đối với khu vực nông thôn; 100.000đ/người/tháng ( tương đương 0.21USD/ngày) đối với khu vực đồng bằng; và 150.000đ/người/tháng (tương đương 0.32 USD/ngày) đối với khu vực thành thị. Theo Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg ngày 8/7/2005 quy định chuẩn nghèo quốc gia của giai đoạn 2006 – 2010 thì ở khu vực nông thôn, những hộ có mức thu nhập bình quân từ 200.000 đồng/người/tháng (2.400.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo. Còn tại khu vực thành thị, những hộ có mức thu nhập bình quân từ 260.000 đồng/người/tháng (dưới 3.120.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo. 1.2.2. Nghèo khổ tƣơng đối Nghèo tương đối được xét trong tương quan xã hội. Đó là tình trạng sống dưới mức tiêu chuẩn có thể chấp nhận được tại những địa điểm và thời gian xác định. http://svnckh.com.vn 6
- Một ngưỡng hay dùng để đo lường ngưỡng nghèo khổ tương đối là 50% hay 60% mức thu nhập trung bình đầu người trong một nền kin h tế. Một ví dụ khác về nghèo tương đối là tình trạng mức thu nhập/chi tiêu thấp hơn 25% so với mức thu nhập/chi tiêu trung bình trong xã hội. Nghèo tương đối thể hiện sự bất bình đẳng trong phân phối, khi mà một số người trong xã hội không được hưởng và không được cung cấp một số tiềm lực vật chất và phi vật chất mà họ xứng đáng được hưởng tương ứng với sự sung túc của xã hội đó. 2. Các chỉ số đánh giá tình trạng nghèo đói của một quốc gia 2.1.Chỉ số đếm đầu ngƣời (HCI – Headcount Index) Chỉ số đếm đầu người là một thước đo được sử dụng phổ biến hiện nay để đánh giá nghèo khổ về thu nhập, nó cho biết số người sống dưới chuẩn nghèo. 2.2.Tỷ lệ đếm đầu ( HCR – Headcount Ratio) Theo WB, tỷ lệ đếm đầu của một quốc gia là tỷ lệ phần trăm của tổng số người sống dưới chuẩn nghèo quốc gia chia cho tổng số dân của quốc gia đó. 2.3. Khoảng cách nghèo (PG – Poverty Gap) Khoảng cách nghèo - chỉ số thể hiện mức độ trầm trọng của tình trạng đói nghèo của một quốc gia - là phần chênh lệch giữa mức chi tiêu của người nghèo và ngưỡng nghèo. Khoảng cách nghèo được tính bằng tỷ lệ phần trăm so với ngưỡng nghèo [15, trang 157]. Nó cũng cho biết lượng ngân sách cần thiết để giúp những người nghèo thoát khỏi nghèo đói. Ví dụ, khoảng cách nghèo của một quốc gia là 0.2. Như vậy có nghĩa là số tiền cần phải chuyển cho người nghèo để nhấc họ lên ngưỡng nghèo là 20% ngưỡng nghèo. Nếu thu nhập bình quân đầu người của quốc gia đó là 2 lần ngưỡng nghèo thì số tiền người nghèo cần có để thoát nghèo là 10% thu nhập bình quân. http://svnckh.com.vn 7
- Khoảng cách nghèo cho biết tính chất và mức độ của nghèo đói khác nhau ở những nhóm dân cư khác nhau. Ví dụ, nếu khoảng cách nghèo ở nông thôn cao hơn khoảng cách nghèo ở thành thị thì với cùng một mức tăng thu nhập, vùng nông thôn sẽ cần nhiều thời gian hơn so với vùng thành thị để thoát khỏi đói nghèo (cũng có nghĩa là mức độ nghèo đói ở nông thôn trầm trọng hơn ở thành thị) Tăng trƣởng giảm nghèo II. 1. Khái niệm và tầm quan trọng của tăng trƣởng giảm nghèo 1.1.Khái niệm Tăng trưởng giảm nghèo (Poverty-alleviating growth) chính là tăng trưởng kinh tế gắn liền với xóa đói giảm nghèo, là tăng trưởng hướng tới giảm nghèo. Tăng trưởng giảm nghèo bao gồm hai khía cạnh: - Tăng trưởng kinh tế: là sự gia tăng trong tổng sản phẩm quốc nội, tổng thu nhập quốc dân hoặc thu nhập quốc dân tính trên đầu người. - Giảm nghèo: là sự cải thiện các chỉ số đánh giá tình trạng nghèo đói của quốc gia (HCI, HCR và PG đều giảm). Bên cạnh đó, hiệu quả giảm nghèo còn được đánh giá ở khía cạnh giảm nghèo tương đối, thể hiện ở tình trạng bất bình đẳng giảm ( hệ số Gini giảm; chỉ số Theil giảm; tốc độ giảm nghèo đồng đều giữa các nhóm người, các vùng,..) 1.2.Tầm quan trọng của tăng trƣởng giảm nghèo Để thấy được tầm quan trọng của tăng trưởng giảm nghèo thì cần phải xem xét tăng trưởng thông qua lăng kính phát triển. Phát triển là một khái niệm chuẩn tắc, mỗi người có thể đưa ra những tiêu chuẩn khác nhau để đánh giá trình độ phát triển của một quốc gia. Quan điểm truyền thống về phát triển theo giáo sư Todaro – cũng là quan điểm phổ biến trước những năm 1970 - cho rằng phát triển bao gồm các 3 khía canh: (1) Tăng trưởng; http://svnckh.com.vn 8
- (2) Thay đổi cơ cấu, (3) Sự cải thiện các chỉ số xã hội: tăng tỷ lệ người biết chữ, số năm đi học, điều kiện y tế, điều kiện nhà ở... Từ những năm 1970, khái niệm phát triển bao gồm 3 khía cạnh: (1) Tăng trưởng; (2) Thay đổi cơ cấu; và (3) Trực tiếp giải quyết các vấn đề nghèo đói, thất nghiệp và bất bình đẳng. Sau này, Dudley Seers và G. Myrdal đưa ra các tiêu chuẩn về phát triển như : năng suất lao động cao hơn, mức sống cao hơn, công bằng xã hội và kinh tế , thống nhất và độc lập của quốc gia, dân chủ tới tầng lớp thường dân, điều kiện về giáo dục và việc làm tốt hơn,... Các khái niệm phát triển không hoàn toàn giống nhau, nhưng tựu chung lại, chúng đều bao gồm khía cạnh tăng trưởng kinh tế nhằm hướng tới gi ảm nghèo, giảm bất bình đẳng. Theo đó, tăng trưởng kinh tế, xét cho cùng, là để phục vụ, thỏa mãn tốt hơn các nhu cầu ngày càng cao của con người. Nói cách khác, con người là mục tiêu cuối cùng của quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế. Tăng trưởng kinh tế sẽ không có ý nghĩa nếu nó không làm cho cuộc sống của con người tốt đẹp hơn (“what is the meaning of growth if it is not translated into the lives of people? ” - UN, Human Development Report, 1995). Điều này một lần nữa được Liên hiệp quốc khẳng định lại qua 8 mục tiêu của tiên niên kỷ ( MDGs) , trong đó xóa đói giảm nghèo về mọi mặt được coi là thách thức chủ yếu của toàn cộng đồng thế giới. Mặc dù các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam, đã ý thức được tầm quan trọng của tăng trưởng giảm nghèo nhưng thực hiện thành công mục tiêu tăng trưởng giảm nghèo tại các quốc gia này không phải là một quá trình đơn giản. Chính vì vậy, cộng đồng thế giới cùng các nước đang phát triển phải tìm cách thúc đẩy và nâng cao hiệu quả tăng trưởng hướng tới giảm nghèo, để cho người nghèo có thể thực sự được hưởng lợi nhiều hơn từ tăng trưởng kinh tế. http://svnckh.com.vn 9
- 2. Các chỉ số đánh giá tăng trƣởng giảm nghèo Tăng trưởng giảm nghèo là một khái niệm tổng hợp, vì vậy để đánh giá tăng trưởng giảm nghèo, cần phải sử dụng nhiều chỉ số khác nhau: 2.1. Các chỉ số đánh giá tăng trƣởng kinh tế Trong bài nghiên cứu sử dụng 3 chỉ số phổ biến sau: - Tổng sản phẩm quốc dân (GDP) - Tổng sản phẩm quốc nội (GNP) - Thu nhập bình quân đầu người (GDP/người hay GNP/người) 2.2. Các chỉ số đánh giá hiệu quả giảm nghèo Bài nghiên cứu sử dụng các chỉ số đánh giá tình trạng nghèo đói của quốc gia đã được trình bày ở trên, đó là: tỷ lệ đếm đầu (HCR) và khoảng cách nghèo (PG). Ngoài ra, khi nghiên cứu công tác giảm nghèo còn cần phải xét đến hiệu q uả giảm nghèo tương đối, giảm bất bình đẳng. Các chỉ số được sử dụng trong bài nghiên cứu để đánh giá khía cạnh này gồm có: - Hệ số Gini tính theo chi tiêu - Chỉ số Theil L - Khoảng cách thu nhập giữa người giàu nhất và người nghèo nhất - Khoảng cách thu nhập giữa thành thị và nông thôn - Tỷ lệ hộ nghèo là dân tộc thiểu số trong tổng số hộ nghèo toàn quốc - Tốc độ giảm nghèo tại các vùng và các dân tộc Các chỉ số được nêu ở mục 2.1. và 2.2. được xem xét trong cùng một giai đoạn để thấy được tình trạng nghèo đói thay đ ổi thế nào trong giai đoạn có tăng trưởng kinh tế. Mối quan hệ giữa tăng trƣởng giảm nghèo và bất bình đẳng III. Tăng trưởng giảm nghèo và bất bình đẳng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Một sự tăng trưởng có đi đôi với giảm nghèo (bao gồm cả giảm nghèo tuyệt đối và http://svnckh.com.vn 10
- giảm nghèo tương đối) hay không phụ thuộc vào tình trạng bất bình đẳng trong giai đoạn có tăng trưởng đó. Theo kết quả một cuộc khảo sát về sự thay đổi của tỷ lệ nghèo đói trong giai đoạn có tăng trưởng kinh tế tại 74 quốc gia đang phát triển trong những năm 1980 – 1990 (nguồn Ravallion – 2001), những thay đổi trong tình trạng bất bình đẳng có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả tăng trưởng giảm nghèo (xem Bảng 1): Bảng 1. Thay đổi trong tỷ lệ đói nghèo trong giai đoạn có tăng trưởng kinh tế tại 74 quốc gia đang phát triển (1980 – 1990) Thu nhập bình quân đầu ngƣời Bất bình đẳng thu nhập Giảm Tăng (17% số trường hợp) đói (30% số trường hợp) đói Tăng nghèo tăng 14.3% /năm nghèo giảm 1.3% /năm (I) (II) (26% số trường hợp) đói (27% số trường hợp) đói Giảm nghèo tăng 1.7% /năm nghèo giảm 9.6% / năm (III) (IV) [2, trang 43] Từ bảng 1 có thể rút ra vài nhận định: - Tăng trưởng kinh tế có tác động tích cực đến hiệu quả giảm nghèo tại các nước đang phát triển. Đói nghèo đều giảm trong trường hợp (II) – có tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng tăng và trường hợp (IV) – có tăng trưởng kinh tế nhưng bất bình đẳng giảm. - Bất bình đẳng có quan hệ thuận chiều với nghèo đói. http://svnckh.com.vn 11
- + Đói nghèo đều tăng trong trường hợp (I) và (III), nhưng đói nghèo tăng mạnh hơn ở trường hợp (I), khi mà bất bình đẳng tăng. + Đói nghèo đều giảm trong trường hợp (II) và (IV), nhưng đói nghèo giảm mạnh hơn trong trường hợp (IV), khi mà bất bình đẳng giảm. - Tăng trưởng có tác động rất ít đến giảm nghèo nếu bất bình đẳng cũng tăng trong giai đoạn đó: tốc độ giảm nghèo ở trường hợp (II) nhỏ hơn ở trường hơp (IV) gần 9 lần. Như vậy, có thể thấy rằng tình trạng đói nghèo có được cải thiện hay không không chỉ phụ thuộc vào tăng trưởng kinh tế mà còn phụ thuộc vào bất bình đẳng. Tác động của tăng trưởng và bất bình đẳng lên đói nghèo, có trường hợp là những tác động cùng chiều (trường hợp (I) và (IV) ở Bảng 1); có trường hợp là những tác động ngược chiều (trường hợp (II) và (III) ở Bảng 1). Do đó, tác động tổng hợp của tăng trưởng và bất bình đẳng lên đói nghèo sẽ là tác động tích cực (nếu nó làm cho nghèo đói giảm) hoặc tác động tiêu cực (nếu nó làm cho nghèo đói tăng) tùy thuộc vào mối tương quan giữa tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng. Do đó, cần phải nghiên cứu tăng trưởng giảm nghèo trong mối quan hệ với tình trang bất bình đẳng để đánh giá được chính xác hiệu quả của tăng trưởng gắn với giảm nghèo. http://svnckh.com.vn 12
- Tóm tắt cuối chương1 Nghèo đói là một khái niệm rất rộng, không có định nghĩa duy nhất mà phải được định nghĩa trên nhiều khía cạnh khác nhau. Đã có ba trường phái đưa ra định nghĩa về nghèo đói (trường phái phúc lợi, trường phái nhu cầu cơ bản và trường phái năng lực), theo đó nội hàm của nghèo đói ngày càng được mở rộng. Hiện nay, nghèo đói được coi là tình trạng thiếu thốn về năng lực và cơ hội, bao gồm tiêu dùng, dịch vụ xã hội, nguồn lực và tính dễ bị tổn thương. Để đánh giá nghèo đói một cách toàn diện thì cần phải đánh giá cả hai mặt: nghèo khổ tuyệt đối và nghèo khổ tương đối. Nếu như nghèo khổ tuyệt đối cho biết số người sốn dưới một ngưỡng nghèo nhất định thì nghèo khổ tương đối cho biết mối tương quan giữa những nhóm người trong xã hội, qua đó thể hiện tình trạng bất bình đẳng trong xã hội đó. Khi đánh giá tình trạng nghèo đói của một quốc gia, người ta dùng 3 chỉ số phổ biến sau: HCI (chỉ số đếm đầu người), HCR ( tỷ lệ đếm đầu) và PG (khoảng cách nghèo). Tăng trưởng giảm nghèo chính là tăng trưởng kinh tế g ắn liền với xóa đói giảm nghèo. Tuy rằng hiện nay, các quốc gia trên thế giới đã xác định đây là mục http://svnckh.com.vn 13
- tiêu phát triển hàng đầu của mình nhưng thực hiện thành công mục tiêu này là một quá trình không đơn giản, đặc biệt là với một nước đang phát triển như Việt Nam. Để đánh giá một quốc gia có đạt được tăng trưởng giảm nghèo hay không thì cần phải xem xét những thay đổi trong tình trạng nghèo đói của quốc gia đó trong giai đoạn có tăng trưởng kinh tế. Tình trạng nghèo đói ở đây phải bao gồm cả nghèo khổ tuyệt đối (thể hiện qua các chỉ số HCR và PG) và nghèo khổ tương đối (thể hiện qua các chỉ số đánh giá tình trạng bất bình đẳng như hệ số Gini, khoảng cách thu nhập giữa người giàu nhất và người nghèo nhất, khoảng cách thu nhập giũa thành thị và nông thôn,..). Chính vì vậy, khi nghiên cứu tăng trưởng giảm nghèo thì cần đặt nó trong mối quan hệ với bất bình đẳng. Chƣơng 2 THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH TĂNG TRƢỞNG VÀ GIẢM NGHÈO TẠI VIỆT NAM Chương 1 đã đưa ra các niệm về nghèo đói, tăng trưởng giảm nghèo và bất bình đẳng cũng như các chỉ số đánh giá chúng. Dựa trên cơ sở lý luận của chương 1, chương 2 đi sâu nghiên cứu thực trạng quá trình tăng trưởng và giảm nghèo tại Việt Nam trong giai đoan từ năm 1986 đến năm 2006. Nội dung của chương này bao gồm các số liệu thực tế về các chỉ số đánh giá nghèo đói, tăng trưởng giảm nghèo và bất bình đẳng đã được nêu trong chương 1. Từ đó, bài nghiên cứu đưa ra đánh giá sự tăng trưởng tại Việt Nam có phải là tăng trưởng giảm nghèo hay không. Tình hình tăng trƣởng kinh tế Việt Nam I. Từ năm 1996 đến nay, kinh tế Việt Nam tăng trưởng nhanh và ổn định. (xem bảng 2): Bảng 2. Các chỉ số kinh tế của Việt Nam năm 1996, 2005, và 2006 http://svnckh.com.vn 14
- 1996 2005 2006 GDP ( tỷ USD) 24.7 52.5 59.3 Tiết kiệm quốc 17.1 31.4 32.4 gia ròng/GDP Tiết kiêm quốc 19.8 35.8 36.9 dân ròng/GDP (Nguồn: website WB) [19] GDP của Việt Nam tăng hơn gấp đôi, từ 24.7 tỷ USD lên 59.3 tỷ USD năm 2006. Tỷ lệ tiết kiệm quốc gia ròng/GDP và tỷ lệ tiết kiệm quốc dân ròng/GDP cũng tăng mạnh trong khoảng thời gian tương ứng. Bên cạnh đó, tốc độ tăng trưởng GDP, GDP bình quân đầu người và Giá trị xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam cũng luôn duy trì ở mức cao và ổn định với tốc độ tăng trưởng trung bình trong 20 năm (1986 – 2006) tương ứng là 7.1%, 5.35% và 22.15% (xem Bảng 3) Bảng 3. Các chỉ số thể hiện tốc độ tăng trƣởng kinh tế của Việt Nam giai đoan 1986 – 2006 1986 - 1996 1996 - 2006 2005 2006 Tốc dộ tăng trưởng hàng năm GDP (%) 7.2 7.0 8.4 8.2 GDP bình quân đầu người (%) 5.0 5.7 7.0 6.9 Giá trị xuất khẩu hàng hóa và 28.1 16.2 20.7 22.7 dịch vụ (%) (Nguồn: website WB) [19] Như vậy, sự tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam từ sau Đổi mới được thể hiện ở sự tăng lên nhanh và ổn định của tất cả các chỉ số kinh tế. Đây là một yếu tố q ua http://svnckh.com.vn 15
- trọng góp phần thúc đẩy và tạo nên thành quả to lớn của công tác xóa đói giảm nghèo của Việt Nam trong giai đoạn tương ứng. Thực trạng đói nghèo tại Việt Nam trong giai đoạn có tăng trƣởng II. kinh tế 1. Chỉ số HCR – Tỷ lệ đếm đầu Tỷ lệ đếm đầu – HCR tính theo chuẩn nghèo quốc tế và chuẩn nghèo quốc gia đều giảm mạnh qua các năm có tăng trưởng kinh tế (1986 – 2006). Đây là biểu hiện cụ thể và mạnh mẽ nhất của thành quả quá trình tiến tới tăng trưởng kinh tế đi đôi với xóa đói giảm nghèo. Theo chuẩn nghèo quốc tế Đồ thị 1 cho thấy từ năm 1990 đến 2004, tỷ lệ nghèo của Việt Nam , tính theo chuẩn nghèo quốc tế (1USD/ ngày/người), đã giảm mạnh từ 50.8% vào năm 1990 xuống còn 10.6% vào năm 2004. Tỷ lệ nghèo Việt Nam tính theo chuẩn quốc tế (2USD/ngày/người) cũng giảm từ 87% năm 1990 xuống 53.4% vào năm 2004. Đồ thị 1. Tỷ lệ nghèo của Việt Nam theo chuẩn quốc tế 100 87 90 80.5 80 69.4 65.9 65.4 70 63.5 61.8 58.2 55.8 60 53.4 50.8 % 50 39.9 40 30 23.6 Tỷ lệ dân số sống dưới 16.9 16.4 mức 1 USD/ngày (%) 15.2 14.6 20 13.6 12 10.6 Tỷ lệ dân số sống dưới 10 mức 2 USD/ngày (%) 0 1990 1993 1996 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 Năm [Nguồn: 1, trang 77] So với các quốc gia có cùng trình độ phát triển hoặc có trình độ phát triển cao hơn thì thành tựu giảm nghèo của Việt Nam lại càng nổi bật. Theo WB, năm 2003, http://svnckh.com.vn 16
- tỷ lệ nghèo đói theo ngưỡng 1USD/ngày/người của Việt Nam là 12%, trong khi đó của Trung Quốc là 16.1%, Ấn Độ 34.7% và Philippin 14.6% [1, trang 77] Theo chuẩn quốc gia Tính trung bình kể từ khi đổi mới đến năm 2006, mỗi năm Việt Nam giảm được 2% số hộ nghèo đói. [1, trang 77]. Tính theo chuẩn quốc gia do Tổng cục Thống kê xác định (theo đó Đường đói nghèo về lương thực, thực phẩm là 2.100 calo/người/ngày; Đường đói nghèo chung, ngoài đói nghèo về lương thực thực phẩm, còn tính thêm các chi phí cho các mặt hàng phi lương thực, thực phẩm. Năm 1993 đường đói nghèo chung có mức chi tiêu là 1.16 triệu đồng/năm/người; năm 1998 là 1.79 triệu đồng/năm/người) trong giai đoạn 1993 – 2002, tỷ lệ nghèo của Việt Nam cũng giảm mạnh: tỷ lệ nghèo chung giảm gần một nửa, từ 58.1% vào năm 1993 xuống còn 28.9% vào năm 2002; còn tỷ lệ nghèo lương thực, thực phẩm (2.100 calo) giảm từ 24.9% vào năm 1993 xuống còn 10.9% vào năm 2002. Đồ thị 2. Tỷ lệ nghèo theo chuẩn quốc gia giai đoạn 1993 - 2002 70 58.1 60 50 37.4 40 % 28.9 24.9 30 15 20 10.9 Nghèo chung 10 Nghèo lương thực, 0 thực phẩm (2.100 calo) 1993 1998 2002 Năm [Nguồn: 1, trang 78] Tỷ lệ nghèo theo chuẩn quốc gia giai đoạn 2001 – 2005 (theo đó từ năm 2001, chuẩn nghèo là 80 nghìn đồng/ngƣời/tháng ở các vùng hải đảo và vùng nông thôn miền núi;100nghìn đồng/ngƣời/tháng ở các vùng nông thôn đồng bằng; 150 nghìn đồng/ngƣời/ tháng ở khu vực thành thị) cũng có những thay đổi tích cực: tỷ lệ nghèo liên tục giảm từ 17.2% vào đầu năm 2001 xuống còn 11% vào cuối năm 2003, 8.3% vào năm 2004 và 7% vào năm 2005 [1, trang 81, 83] http://svnckh.com.vn 17
- 2. Chỉ số PG – Khoảng nghèo Số liệu thống kê cho thấy không chỉ có tỷ lệ nghèo đói giảm trong giai đoạn có tăng trưởng kinh tế mà khoảng cách nghèo, phần thu nhập/ chi tiêu mà người nghèo thiếu so với mức chuẩn nghèo, cũng giảm trong giai đoạn đó ( từ 19% vào năm 1993 xuống còn 5% vào năm 2004). Đồ thị 3. Khoảng cách nghèo của Việt Nam 19 20 15 10 % 10 7 5 5 0 Khoảng cách nghèo 1993 1998 2002 2005 [Nguồn: 12, trang 22] (%) Thực trạng bất bình đẳng tại Việt Nam trong giai đoạn có tăng III. trƣởng kinh tế Cùng với sự tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế trong giai đoạn 1993 – 2004, tình trạng bất bình đẳng ở Việt Nam cũng có xu hướng tăng lên, trong đó có ba sự bất bình đẳng ngày càng trở nên sâu sắc: bất bình đẳng về thu nhập, bất bình đẳng vùng miền và bất bình đẳng giữa các dân tộc. 1.Bất bình đẳng về thu nhập 1.1. Hệ số Gini Hệ số Gini là thước đo phổ biến về bất bình đẳng trong thu nhập (chi tiêu). Hệ số Gini của Viêt Nam cho thấy Việt Nam là tương đối bình đẳng so với các nước cùng trình độ phát triển hay có trình độ phát triển cao hơn. Theo báo cáo HDI 2006 http://svnckh.com.vn 18
- của UNDP, hệ số Gini năm 2006 của Việt Nam là 37% trong khi hệ số đó của Trung Quốc là 44.7%, Thái Lan là 42%, Xingapo là 42.% [1, trang 79] Tuy nhiên, hệ số Gini của Việt Nam tăng dần qua các năm, (xem Bảng 4): Bảng 4. Hệ số Gini của Việt Nam tính theo chi tiêu 1993 1998 2002 2004 Toàn quốc 0.34 0.35 0.37 0.37 Thành thị 0.35 0.34 0.35 0.33 Nông thôn 0.28 0.27 0.28 0.30 [Nguồn: 12, trang 33] Như vây, có thể rút ra một số đặc điểm của tình trạng bất bình đẳng của Việt Nam trong các năm có tăng trưởng kinh tế từ 1993 đên 2002 như sau: - Tình trạng bất bình đẳng ở Việt Nam đang có xu hướng tăng dần cùng với sự tăng trưởng kinh tế của đất nước. - Vùng thành thị luôn có mức độ bất bình đẳng cao hơn vùng nông thôn. Tuy nhiên, sự chênh lêch này đang dần rút ngắn do sự tăng lên của mức độ bất bình đẳng ở vùng nông thôn và sự giảm xuống của mức độ bất bình đẳng ở vùng thành thị. - Vùng thành thị tuy bất bình đẳng hơn nhưng mức độ bất bình đẳn g ở đây hầu như không thay đổi trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế. Trái lại, vùng nông thôn ít http://svnckh.com.vn 19
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm để tài: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động đọc sách trong thư viện trường học bằng việc tạo hứng thú và kỹ năng đọc sách cho học sinh
24 p | 4224 | 603
-
SKKN: Biện pháp bồi dưỡng chuyên môn cho GV trường Mẫu giáo - GV.N.T.T.Tiên
19 p | 480 | 44
-
Chuyên đề ôn thi Toán: Số phức
19 p | 193 | 41
-
SKKN: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt độn trải nghiệm sáng tạo giờ ra chơi tại liên đội THCS Lê Đình Chinh
27 p | 375 | 31
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng và thực hiện một số chủ đề dạy học STEM phần điện học Vật lý 11, 12 Trung học phổ thông
65 p | 72 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Quản lý hoạt động dạy học khối lớp 1 ở trường tiểu học Phúc Đồng đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018
16 p | 62 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tạo hình cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi
16 p | 31 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoat động nhân đạo từ thiện của Công đoàn trường THPT Hoàng Mai 2
45 p | 37 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Đổi mới các hình thức hoạt động tình nguyện và nhân đạo nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh tại trường THPT Tân Kỳ
45 p | 25 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số giải pháp giúp trẻ 5 - 6 tuổi có hứng thú tham gia vận động trong giáo dục phát triển thể chất
24 p | 22 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số giải pháp rèn cho học sinh lớp 5 kỹ năng tự đặt đề toán và giải toán tại Trường TH số 2 Kiến Giang
19 p | 40 | 5
-
SKKN: Một số giải pháp rèn cho học sinh lớp 5 kỹ năng tự đặt đề toán và giải toán
19 p | 57 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số giải pháp giáo dục đạo đức cho nhóm học sinh chưa ngoan ở lớp 3
23 p | 33 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học và các phòng học đa chức năng tại trường THPT Anh Sơn 1
41 p | 16 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số giải pháp giúp học sinh khối 4-5 nắm vững cách gõ đệm (theo tiết tấu, nhịp, phách) khi hát
14 p | 68 | 3
-
SKKN: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị
18 p | 84 | 3
-
SKKN: Một số biện pháp bồi dưỡng nâng cao chất lượng chuyên môn cho giáo viên
28 p | 42 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn