Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Đổi mới các hình thức hoạt động tình nguyện và nhân đạo nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh tại trường THPT Tân Kỳ
lượt xem 4
download
Đề tài đã đi sâu nghiên cứu, ứng dụng, đúc rút kinh nghiệm về một số giải pháp đổi mới trong hoạt động tình nguyện và nhân đạo nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Đổi mới các hình thức hoạt động tình nguyện và nhân đạo nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh tại trường THPT Tân Kỳ
- PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Lý do chọn đề tài: Từ xa xưa cha ông ta đã đề cao phương châm giáo dục “Tiên học lễ, hậu học văn”, ấy là tư tưởng coi trọng nhân cách, coi trọng việc đối nhân xử thế của mỗi một con người. Theo tiền nhân, mỗi người trước hết cần chú trọng việc tu tâm dưỡng tính, hình thành, rèn luyện, trau dồi phẩm chất đạo đức, sau mới mở mang, bồi đắp tri thức, vốn hiểu biết phong phú về thiên nhiên và xã hội,bởi “chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”, hay như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Có tài mà không có đức là người vô dụng”. Nền tảng cơ bản nhất, cốt lõi nhất của giá trị con người chính là tâm hồn, tính cách, là nhân phẩm, thể hiện trong cách ứng xử, giao tiếp hàng ngày của mỗi cá nhân. Quan niệm ấy đã trở thành chân lí giáo dục muôn thuở của mỗi người, mỗi gia đình, của cộng đồng, quốc gia, dân tộc. Trong sự phát triển ồ ạt, mạnh mẽ như vũ bão của xã hội hiện nay, chúng ta không thể không đau lòng nhận ra sự đảo lộn của các giá trị, chuẩn mực đạo đức, sự hình thành của nhiều lối sống tiêu cực, sự bùng nổ của nhiều trào lưu, xu hướng đen tối. Những vấn nạn xã hội đầy ma lực cám dỗ ngày càng len lỏi, tác động mạnh mẽ vào lứa tuổi thanh, thiếu niên – những mầm non tương lai của đất nước. Tình trạng học sinh vi phạm pháp luật, ứng xử bạo lực, phát ngôn lệch lạc, sống lệch chuẩn,... ngày càng phổ biến. Bên cạnh những mặt tích cực của thời đại công nghệ thì sự lạnh lùng của những phát ngôn ảo, lối sống ảo đã có những tác động tiêu cực đến tư tưởng của nhiều học sinh, khiến các em thờ ơ, vô cảm, lạnh lùng, ích kỉ, chỉ mải mê đề cao bản thân mình mà cố tình “lãng quên” người khác... Đặt trong bối cảnh chung ấy, ở trường THPT Tân Kỳ nói riêng và nhiều trường học trong cả nước nói chung, tình trạng học sinh vi phạm kỉ luật của nhà trường, pháp luật Nhà nước, nạn bạo lực học đường, nghiện game, lối sống buông thả, tự do,... chưa hề có dấu hiệu chấm dứt. Không chỉ bằng hành động, một số em còn đi ngược chuẩn mực đạo đức bằng lời nói thô tục, bằng thái độ khinh thường người khác, khinh thường xã hội. Một số học sinh ngày càng sống ỷ lại, sống nhẫn tâm với bản thân, gia đình và cộng đồng. Đây chính là tiếng chuông cảnh báo không chỉ cho gia đình, nhà trường mà cho cả toàn xã hội hiện nay. Vì vậy, trách nhiệm giáo dục, uốn nắn, định hướng phát triển nhân cách cho học sinh là nhiệm vụ quan trọng, bức thiết đối với toàn xã hội nói chung và hệ thống các trường học nói riêng, bởi có ươm mầm trong hiện tại mới có cây xanh quả ngọt trong tương lai, có giáo dục nhân cách mới có thể phát huy những giá trị văn hóa truyền thống dân tộc, hứa hẹn một tương lai phát triển rực rỡ cho nước nhà. Đứng trước bối cảnh đó, để thực hiện mục tiêu của cấp học, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục và đào tạo theo tinh thần Nghị quyết số 29- NQ/TW của BCH TW Đảng Khóa XI và thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, Bộ Giáo dục và Trung ương Đoàn đã xây dựng chương trình phối hợp tạo môi trường giáo dục an toàn, lành 1
- mạnh, hỗ trợ tích cực để các em được phát triển toàn diện cả về kiến thức, kỹ năng, phẩm chất, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nước nhà. Nhận thấy hoạt động tình nguyện và nhân đạo có ảnh hưởng, tác động mạnh mẽ tới việc giáo dục học sinh, chúng tôi chọn đề tài “Đổi mới các hình thức hoạt động tình nguyện và nhân đạo nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh tại trường THPT Tân Kỳ” với mong muốn đóng góp một chút sức lực nhỏ bé của mình trong nỗ lực nâng cao nhận thức, hình thành phẩm chất, rèn luyện kỹ năng, hoàn thiện nhân cách cho các em, hướng các em đến lối sống đẹp trong cuộc đời. 1.2. Đóng góp mới của đề tài Từ trước đến nay đã có một số bài viết, công trình nghiên cứu về các hoạt động tình nguyện và nhân đạo. Song chủ yếu các bài viết còn dừng lại ở tính lý thuyết hoặc chỉ mới đưa ra một số giải pháp ứng dụng trong các lĩnh vực mang tính vĩ mô hoặc mang tính chung chung, chưa nêu ra được các giải pháp cụ thể, đặc biệt chưa có đề tài đề cập đến đổi mới các hoạt động tình nguyện và nhân đạo tại các đơn vị trường học. Đề tài đã chỉ ra được thực trạng của hoạt động tình nguyện và nhân đạo tại trường THPT Tân Kỳ. Đề tài đã đi sâu nghiên cứu, ứng dụng, đúc rút kinh nghiệm về một số giải pháp đổi mới trong hoạt động tình nguyện và nhân đạo nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường. 2
- PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở khoa học 2.1.1. Cơ sở lí luận của các hoạt động tình nguyện và nhân đạo Tình nguyện là gì? Có rất nhiều khái niệm và cách diễn giải khác nhau đối với thuật ngữ tình nguyện. Tuy nhiên, các khái niệm này đều chia sẻ một số điểm chung như sau: - Tôn trọng tính tự nguyện của người tham gia tình nguyện; - Mang lại kết quả tích cực đối với cộng đồng; - Không vì mục đích kinh tế của cá nhân. Tình nguyện viên là ai? Tình nguyện viên là những người đóng góp thời gian và kỹ năng, trình độ, thậm chí cả vật chất để giúp đỡ cộng đồng, xã hội mà không vì lợi ích tài chính cho bản thân. Các nguyên tắc của tình nguyện Nhiều bàn luận về nguyên tắc của tình nguyện đã được đề cập đến, nhưng khái niệm và 11 nguyên tắc của hoạt động tình nguyện chính thức do tổ chức tình nguyện của Úc cụ thể hóa năm 1996 có những đóng góp vô cùng quan trọng. Các nguyên tắc này có thể mô tả chính xác nhất các đặc điểm của hoạt động tình nguyện và là cơ sở thông tin quan trọng giúp cho việc thực hiện các chính sách xã hội cũng như hướng dẫn hoạt động của các tổ chức trong việc sử dụng người tình nguyện. Các nguyên tắc này có những điểm phù hợp với hoạt động tình nguyện ở Việt Nam: (1) Hoạt động tình nguyện mang lại lợi ích cho cộng đồng và người tình nguyện. (2) Công việc tình nguyện không được trả công. (3) Hoạt động tình nguyện luôn mang tính lựa chọn. (4) Hoạt động tình nguyện không phải là hoạt động bắt buộc phải làm để nhận được lương hưu hay tiền trợ cấp của chính phủ. (5) Hoạt động tình nguyện là một hình thức hoạt động mà các công dân có thể tham gia vào các hoạt động tại cộng đồng của họ. (6) Hoạt động tình nguyện là một công cụ để các cá nhân hay nhóm giải quyết các nhu cầu xã hội, môi trường hay nhân đạo. (7) Tình nguyện là một hoạt động không chỉ được thực hiện ở các khu vực phi lợi nhuận mà còn được thực hiện bởi các công ty ở khu vực lợi nhuận. (8) Hoạt động tình nguyện không thay thế cho công việc được trả công. 3
- (9) Người tình nguyện không thay thế những người làm công ăn lương hay tạo ra áp lực đe dọa sự ổn định công việc của những người này. (10) Hoạt động tình nguyện tôn trọng quyền, nhân phẩm và văn hóa của người khác. (11) Hoạt động tình nguyện cổ súy cho quyền con người và sự bình đẳng. Nhân đạo là gì? Trong lịch sử phát triển của xã hội nói chung, con người được coi là giá trị cao nhất. Những nỗ lực phát triển xã hội cuối cùng cũng chính vì lợi ích thiết thực của con người. Chính vì thế chủ nghĩa Mác - Lênin tuyên bố yêu cầu thực hiện tính nhân đạo đối với con người. Nhân đạo là phạm trù đạo đức thừa nhận và tôn trọng danh dự, nhân phẩm mỗi người. Nhân đạo luôn là một truyền thống quý báu của dân tộc ta, được trao truyền từ đời này qua đời khác, là kết tinh của lòng thương yêu con người của nhân dân ta với tư tưởng từ bi bác ái của Phật giáo vàtư tưởng nhân nghĩa của Nho giáo.Nhân đạo là đạo đức thể hiện sự yêu thương, quý trọng và bảo vệ con người; là sự trợ giúp đầy tình người về vật chất, tinh thần, sức khỏe, trí tuệ cho những người kém may mắn trong xã hội; là chỉ số, thước đo của văn minh và sự tiến bộ xã hội. Giá trị của nhân đạo là giá trị về đạo đức của con người, về sự yêu thương, quý trọng và bảo vệ con người, giá trị của sự cảm thông, chia sẻ, nâng niu, trân trọng, đề cao phẩm giá con người. Trong thời đại Hồ Chí Minh, giá trị nhân đạo ấy càng được nhân lên mạnh mẽ ở một tầm cao mới, và Bác Hồ - vị lãnh tụ muôn vàn kính yêu của dân tộc, là một tấm gương mẫu mực. Trong kho tàng tư tưởng đồ sộ của Người, tư tưởng nhân đạo luôn là sợi chỉ đỏ xuyên suốt, là kim chỉ nam cho mọi suy nghĩ và hành động của chúng ta. Bác thường căn dặn: "Việc gì có lợi cho người dân thì dù nhỏ cũng cố gắng làm"; "phải xuất phát từ tình yêu thương nhân dân tha thiết mà góp phần bảo vệ sức khoẻ nhân dân và làm mọi việc có thể làm được để giảm bớt đau thương cho họ". Làm bất kỳ việc gì Người đều nghĩ đến dân, Người luôn đặt hạnh phúc của nhân dân, sự hưng thịnh của dân tộc làm mục tiêu tối thượng. 2.1.2. Cơ sở thực tiễn 2.1.2.1. Thực trạng của các hoạt động tình nguyện và nhân đạo trong việc giáo dục đạo đức và kỹ năng sống của học sinh hiện nay Hoạt động tình nguyện và nhân đạo trong nhà trường có vai trò rất lớn trong việc giáo dục đạo đức và kỹ năng sống cho học sinh. Nhận thức được điều đó, nhiều trường học đã kêu gọi học sinh tham gia các hoạt động cụ thể, yêu cầu Đoàn trường tổ chức nhiều về số lượng, đa dạng về chất lượng các hoạt động tình nguyện, nhân đạo. Tuy nhiên hiện nay hầu hết các trường học còn chưa quan tâm và chú trọng đúng mức vai trò, ý nghĩa giáo dục học sinh của các hoạt động tình nguyện và nhân đạo. Một số trường lại quá thờ ơ với lí do được đưa ra là học sinh 4
- không có thời gian, ảnh hưởng đến việc học tập,.... Bên cạnh đó, một số cán bộ giáo viên trong nhà trường cũng chưa thật sự ủng hộ các hoạt động này. Hiện nay hoạt động tình nguyện và nhân đạo tồn tại khá nhiều "hạt sạn" trong nhận thức và cách làm, dẫn đến tình trạng hình thức, thiếu hiệu quả, thậm chí lãng phí. Nhiều hoạt động tình nguyện không được duy trì thường xuyên, triển khai mang tính hình thức, thời điểm, bề nổi mà thiếu chiều sâu. Học sinh tham gia với tư tưởng tụ tập, vui chơi, thái độ thiếu nghiêm túc, thụ động, thiếu nhiệt tình…. Một số người cho rằng tham gia tình nguyện và nhân đạo như một cuộc chơi, là hoạt động dã ngoại, là dịp để thể hiện với bạn bè, người thân về sự năng động của bản thân, một số khác tham gia tình nguyện, nhân đạo chỉ vì động cơ cá nhân, với mong muốn được cộng điểm, được kết nạp Đảng, hoặc "tô" cho đẹp hồ sơ đi du học hoặc xin việc sau này. Điều đáng chú ý là ngay cả trong đội ngũ cán bộ đoàn, những người được giao nhiệm vụ trực tiếp điều hành, hướng dẫn hoạt động tình nguyện và nhân đạo cũng xuất hiện tư tưởng sai lệch, hay nói cách khác là khiếm khuyết về mặt nhận thức. Rõ ràng, hiệu quả hoạt động tình nguyện, nhân đạo phụ thuộc rất nhiều vào nhận thức của những "nhà tổ chức". Nhận thức sai, thiếu đúng đắn đương nhiên dẫn đến hệ quả xấu, đó là hành động, việc làm tùy tiện, thiếu nghiêm túc, không tính đến hiệu quả. Như vậy có thể khẳng định, công tác tình nguyện và nhân đạo cần được "xốc" lại ngay từ nhận thức, cần quán triệt tốt về chủ trương, tôn chỉ, mục đích, thậm chí cần có cơ chế quy trách nhiệm cho những "nhà tổ chức". Có như vậy mới loại bỏ được tình trạng tình nguyện, nhân đạo theo mùa, chạy theo hình thức, thành tích… 2.1.2.2. Thực trạng của các hoạt động tình nguyện và nhân đạo trong việc giáo dục đạo đức và kỹ năng sống của học sinh hiện nay tại trường THPT Tân Kỳ Đánh giá định tính: Những năm qua, hoạt động tình nguyện và nhân đạo của trường THPT Tân Kỳ đã có nhiều thay đổi đáng kể, có tác động lớn đến việc giáo dục đạo đức và kỹ năng sống của học sinh. Tuy nhiên, trong đội ngũ cán bộ Đoàn, những người được giao nhiệm vụ trực tiếp điều hành, hướng dẫn hoạt động tình nguyện và nhân đạo còn xuất hiện tư tưởng sai lệch, thiếu trách nhiệm, cho rằng những hoạt động này có cũng được, không có cũng xong.Họ mang tư tưởng đặt nặng vấn đề học tập của học sinh, các hoạt động phong trào được thực hiện chỉ cho đầy đủ theo yêu cầu của Đoàn cấp trên dẫn đến các hoạt động tiến hành sơ sài, qua loa lấy lệ, mang tính hình thức, chỉ được thực hiện lặp đi lặp lại ở một số học sinh tiêu biểu, không mang tính nhân rộng trong toàn thể ĐVTN. Vì vậy, chất lượng của các hoạt động này chưa cao, chưa mang lại tính giáo dục sâu sắc về nhận thức và hành động cho học sinh, dẫn đến một bộ phận không nhỏ thờ ơ, vô cảm, thiếu tự giác trong các hoạt động tình nguyện và nhân đạo. 5
- Trên thực tế, những điểm hạn chế trong các hoạt động tình nguyện, nhân đạo tại trường THPT Tân Kỳ nói riêng và các trường THPT nói chung do các nguyên nhân sau đây gây ra: Do đặc thù của các trường THPT: Đội ngũ cán bộ Đoàn luân chuyển liên tục và có nhiều biến động (các đồng chí giáo viên hoạt động công tác Đoàn chủ yếu kiêm nhiệm...). Vì vậy, phần lớn các cán bộ Đoàn trong trường chưa được tập huấn nhiều về kỹ năng, nghiệp vụ công tác Đoàn, đặc biệt là trong công tác tổ chức các hoạt động tình nguyện và nhân đạo, do đó khi tổ chức các hoạt động, tập hợp đoàn viên, thanh niên còn nhiều lúng túng. Đoàn viên thanh niên là đối tượng chưa có khả năng lao động mang lại hiệu quả về vật chất. Thời gian học khá kín nên các em cũng không thể đầu tưnhiều cho các hoạt động tình nguyện và nhân đạo. Đánh giá về định lượng: Thông qua phương pháp điều tra số liệu bằng các phiếu điều tra cho 300 em học sinh tại trường THPT Tân Kỳ, chúng tôi thu được kết quả dưới đây: Nhận xét của các bạn ĐVTN đối với các hoạt động tình nguyện và nhân đạo hiện nay. (Phụ lục 1) Số ý Nội dung Tỷ lệ kiến A. Hoạt động rất có ý nghĩa, lôi cuốn được học sinh tham 57 19% gia B. Hoạt động có ý nghĩa, nhưng còn mang nặng hình thức 89 30% C. Bình thường, không lôi cuốn được học sinh tham gia 154 51% Biểu đồ thể hiện nhận xét của HS đối với các hoạt động TN-NĐ 6
- Em có thích tham gia các hoạt động tình nguyện – nhân đạo do Đoàn trường tổ chức không? (Phụ lục 2) CÂU TRẢ LỜI SỐ Ý KIẾN TỈ LỆ Rất thích 35 11,7% Thích 57 19% Bình thường 109 36,3% Không thích 99 33% Biểu đồ thể hiện cảm nhận của ĐVTN đối với các hoạt động TN-NĐ Em đã từng tham gia hoạt động tình nguyện hay nhân đạo tại địa phương hay do Đoàn trường tổ chức chưa? (Phụ lục 3) Câu trả lời Số lượng Tỉ lệ Thường xuyên 37 12.3% Thỉnh thoảng 112 37.3% Chưa bao giờ 151 50.4% Biểu đồ thể hiện mức độ tham gia các hoạt động TN - NĐ của ĐVTN 7
- Thống kê số liệu các vụ việc học sinh bị xử lý, kỷ luật hằng năm tại trường THPT Tân Kỳ khi chưa áp dụng đề tài: HS vi phạm ATGT, HS vi phạm Năm học Số HS toàn trường trộm cắp tài sản ANTH 2017-2018 1414 29 11 Kết quả xếp loại ĐVTN, CĐ-CH khi chưa áp dụng đề tài: Chất lượng ĐVTN Chất lượng CĐ - CH Năm học XS Khá TB Yếu VM K TB Yếu Kém 987 359 48 20 15 14 9 1 0 2017- 69.8 25.4 3.4 1.4% 38.5% 35.9% 23.1% 2.5% 0% 2018 % % % Kết quả cho thấy, trước khi áp dụng đề tài đa số học sinh chưa tự nguyện trong các hoạt động tình nguyện, nhân đạo. Các hoạt động tình nguyện chưa thật sự thiết thực và lôi cuốn được học sinh tham gia, dẫn đến chất lượng đoàn viên thanh niên, cũng như chất lượng Chi đoàn chưa cao. Vẫn còn Chi đoàn – Chi hội, ĐVTN xếp loại yếu, tình trạng HS vi phạm ATGT, an ninh trật tự trong nhà trường diễn ra phức tạp. Điều này chứng tỏ việc thay đổi các hình thức hoạt động tình nguyện, nhân đạo nhằm giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh là một việc làm rất cần thiết trong nhà trường. 2.2. Những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện đề tài 2.2.1. Thuận lợi Trong quá trình thực hiện đề tài, bản thân chúng tôi luôn nhận được sự quan tâm, giúp đỡ và ủng hộ từ các đồng chí trong Đảng ủy, Ban giám hiệu nhà trường, các giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, các thành viên trong BCH Đoàn trường vàBan đại diện cha mẹ học sinh.Việc tạo điều kiện của các tổ chức, ban ngành, cá nhân đã cho thấy sự ủng hộ, đồng thuận cao đối với đề tài của chúng tôi, giúp chúng tôi có thể nhanh chóng hoàn thành ý tưởng của bản thân. Các giải pháp chúng tôi áp dụng đều mang ý nghĩa thiết thực, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, của xã hội cũng như tâm lí, nguyện vọng, năng lực của chính các em học sinh, nên đã thu hút được sự quan tâm và nhiệt tình tham gia của hầu hết học sinh, phụ huynh. Các em học sinh đang ở độ tuổi mới lớn, khao khát khẳng định vai trò, năng lực bản thân, khao khát mở rộng tầm nhìn, khả năng nhận thức cuộc sống, nhận 8
- thức xã hội. Sức trẻ sôi trào cũng là một trong những yếu tố giúp học sinh tích cực, nhiệt huyết trong các hoạt động cộng đồng. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ kéo theo sự xuất hiện và phổ biến rộng rãi của các trang mạng xã hội cũng góp phần thúc đẩy, lan truyền, tạo hiệu ứng xã hội nhanh, mạnh, sự lan tỏa rộng khắp của các nghĩa cử cao đẹp trong cuộc sống. Đây cũng chính là một trong những yếu tố tác động, thôi thúc học sinh sống nhân ái, sẻ chia, nhiệt huyết qua các hoạt động tình nguyện, nhân đạo. 2.2.2. Khó khăn Giáo viên phụ trách công tác tình nguyện và nhân đạo là cán bộ Đoàn, chưa được tập huấn bài bản, không được đào tạo chính quy về lĩnh vực này nên khả năng tuyên truyền, vận động còn nhiều hạn chế. Hơn nữa, cán bộ Đoàn trường học là nhiệm vụ kiêm nhiệm bên cạnh công tác giảng dạy nên giáo viên khá eo hẹp về quỹ thời gian giành cho các hoạt động cộng đồng. Học sinh thuộc vùng địa bàn nông thôn nên khả năng giao tiếp và kỹ năng xã hội còn kém, chưa mạnh dạn tham gia các hoạt động tình nguyện, nhân đạo. Bên cạnh đó, lịch học của các em tương đối nhiều, điều kiện kinh tế của gia đình còn nhiều khó khăn buộc các em ngoài giờ học còn phải tranh thủ thời gian phụ giúp bố mẹ, dẫn đến thời gian dành cho việc hoạt động tình nguyện và nhân đạo còn rất hạn chế. Cũng không phải chương trình hoạt động nào cũng được 100% các em học sinh thấu hiểu, ủng hộ. Sự phát triển, tính thông dụng của các trang mạng xã hội cũng đồng thời là con dao hai lưỡi khi dễ dẫn học sinh đến những suy nghĩ lệch lạc về các hoạt động tình nguyện và nhân đạo qua các hành vi, phát ngôn tiêu cực. Làm cách nào để cán bộ giáo viên và toàn thể học sinh hiểu hết tầm quan trọng của vấn đề giáo dục thông qua hoạt động tình nguyện và nhân đạo là công việc còn gặp nhiều khó khăn. 2.3. Các bước triển khai cho mỗi hoạt động tình nguyện và nhân đạo Để công tác hoạt động tình nguyện và nhân đạo hiệu quả, góp phần giáo dục đạo đức và kỹ năng sống cho đoàn viên thanh niên, Ban chấp hành Đoàn trường phải luôn xác định Đoànlà tổ chức chính trị-xã hội đóng vai trò trung tâm trong các hoạt động. Các hoạt động tình nguyện, nhân đạothực hiện theo các bước: - Bước 1: Lên kế hoạch. Sau khi kiện toàn bộ máy, BCH Đoàn trường phải họp, bàn bạc để đi đến thống nhất cao trong việcxây dựng kế hoạch hoạt động theo quý, theo tháng và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng đồng chí. - Bước 2: Triển khai thực hiện. Các đồng chí được giao nhiệm vụ phụ trách nội dung nào thì chỉ đạo thực hiện nội dung đó. Trong quá trình triển khai thực hiện cần tăng cườngkiểm tra, đôn đốc, kịp thời giải quyết các vướng mắc. 9
- - Bước 3: Tổ chức rút kinh nghiệm và lưu kết quả thực hiện. Sau các hoạt động, đặc biệt là các hoạt động lớn, tổ chức nhận xét, đánh giá về hiệu quả đạt được và những gì thiếu sót cần rút kinh nghiệm để làm tốt hơn trong những lần sau, công khai minh bạch nếu có liên quan đến vấn đề tài chính. Đây cũng là dịp để đưa ra những dự thảo cho những kế hoạch hoạt động sắp tới, giúp các bên cùng chủ động có những định hướng trong quá trình công tác. 2.4. Đổi mới các hình thức hoạt động tình nguyện và nhân đạo 2.4.1. Hoạt động tình nguyện Hoạt động tình nguyện là hình thức tổ chức không chỉ tác động đến học sinh mà tới cả các thành viên cộng đồng. Hoạt động tình nguyện không chỉ mang đến nhiều giá trị đóng góp thiết thực cho xã hội mà còn thể hiện phẩm chất, trách nhiệm của ĐVTN đối với đất nước. Nhờ các hoạt động này, ĐVTN có cơ hội khẳng định mình trong cộng đồng, qua đó hình thành và phát triển ý thức “mình vì mọi người, mọi người vì mình”. Việc tham gia các hoạt động tình nguyện nhằm tăng cường sự hiểu biết và sự quan tâm của học sinh đối với các vấn đề xã hội như vấn đề môi trường, an toàn giao thông, an toàn xã hội,… giúp học sinh có ý thức hành động vì cộng đồng; tập dượt cho học sinh tham gia giải quyết những vấn đề xã hội; phát triển ở học sinh một số kỹ năng cần thiết như kỹ năng hợp tác, kỹ năng thu thập thông tin, kỹ năng đánh giá và kỹ năng ra quyết định. Những lưu ý khi tổ chức hoạt động tình nguyện: - Một là, kế hoạch tổ chức hoạt động tình nguyện cần phải được xây dựng chi tiết, chuẩn bị chu đáo trên cơ sở khảo sát đánh giá, có sự bàn bạc thống nhất giữa đơn vị tổ chức và đơn vị tiếp nhận hoạt động tình nguyện. - Hai là, nội dung hoạt động tình nguyện cần phải phát huy được và cần tập trung phát huy năng lực chuyên môn, nghề nghiệp đã được đào tạo của các tình nguyện viên. Đối với các bạn học sinh thì hoạt động tình nguyện hè được ví như một đợt hoạt động thực tế, thực tập để gắn lý luận với thực tiễn, bổ sung kiến thức, rèn luyện nghiệp vụ, kỹ năng công tác. - Ba là, công tác lựa chọn tình nguyện viên thực sự quan trọng, đây là nhân tố chính thực hiện các hoạt động, góp phần vào thành công của cả hoạt động. Vì vậy cần phải lựa chọn những người thực sự có tinh thần tình nguyện, có mục đích, động cơ, thái độ đúng đắn khi tham gia hoạt động này. - Bốn là, các tình nguyện viên cần phải được tập huấn và quán triệt rõ mục đích, nội dung, phương pháp thực hiện và được chia sẻ kinh nghiệm, phương pháp xử lý tình huống, nhất là kiến thức kỹ năng đảm bảo an toàn trong quá trình tham gia hoạt động tình nguyện. - Năm là, đơn vị tổ chức tập huấn cần phải thường xuyên theo dõi, nắm bắt tình hình, phối hợp với địa phương xử lý các vấn đề phát sinh và có ý kiến chỉ đạo, định hướng, tư vấn kịp thời cho các tình nguyện viên. 10
- Trong thời gian qua, Đoàn trường đã tổ chức các hoạt động tình nguyện sau: 2.4.1.1. Hoạt động tình nguyện thường xuyên trong nhà trường Với mục tiêu hình thành phẩm chất, rèn luyện kỹ năng cho học sinh, Đoàn trường đã tổ chức các hoạt động tình nguyện tại chỗ với địa điểm chính là khuôn viên trường. Các tình nguyện viên sẽ đăng kí tham gia từng hoạt động cụ thể, như: trang trí bảng tin, chăm sóc bồn hoa cây cảnh, lao động vệ sinh trường học, trồng cây phủ xanh sân trường, trang trí khuôn viên trường,... Đoàn trường sẽ dựa trên nhu cầu đăng kí để phân nhóm tình nguyện viên theo từng hoạt động. Sau khi phân nhóm, các tình nguyện viên xác định mục tiêu, lập kế hoạch thực hiện theo từng mốc thời gian cụ thể, thống nhất hình thức thực hiện. Hiệu quả của hoạt động tình nguyện tại chỗ được thể hiện rõ ràng qua 9 bồn hoa cây cảnh luôn luôn xanh tươi, thắm sắc, rực rỡ; khuôn viên trường luôn sạch đẹp; các khu vực vườn trường được phủ đầy sắc xanh của những cây tràm, xà cừ; bảng tin sân trường sinh động về hình thức và nội dung theo từng chủ điểm tháng;... Qua những hoạt động này, các ĐVTN trở nên năng động hơn, tích cực hơn, mạnh dạn thể hiện năng lực bản thân. Đây cũng là một trong những hình thức nâng cao ý thức trách nhiệm với tập thể cho ĐVTN khi mỗi cá nhân thực sự nhận thấy vai trò tích cực của mình trong việc xây dựng một tập thể vững mạnh. 11
- ĐVTN chăm sóc bồn hoa – cây cảnh Bảng tin Đoàn trường THPT Tân Kỳ 12
- Đặc biệt, trong năm học 2020-2021 Đoàn trường đã tổ chức xây dựng “Vườn cây thanh niên” với 20 loại rau, 10 loại cây ăn quả theo mùa, hơn 25 loại cây thuốc nam. Vườn cây được ba nhóm HS tình nguyện luân phiên chăm sóc sau mỗi buổi học. Mô hình “Vườn cây thanh niên” này không chỉ tạo cơ hội cho HS thể hiện ý thức trách nhiệm, tinh thần nhiệt huyết của bản thân mà còn góp phần tôn tạo mỹ quan của nhà trường, xây dựng hình ảnh trường học xanh – sạch – đẹp. “Vườn cây thanh niên” của Đoàn trường THPT Tân Kỳ 2.4.1.2. Hoạt động tình nguyện theo chiến dịch Nhằm phát huy vai trò xung kích, tình nguyện của Đoàn viên thanh niên trong công tác bảo vệ an ninh trật tự, chung sức vì cộng đồng, vào dịp hè các năm học, Đoàn trường đã phối hợp với Đoàn các xã, thị trấn tổ chức một số chiến dịch, điển hình như: - Chiến dịch “Hoa phượng đỏ”: Mặc dù đây là hoạt động thường niên dành cho ĐVTN trong Chi đoàn giáo viên, thường được tổ chức vào khoảng tháng 7 hàng năm nhưng chiến dịch này đã thu hút được một số ĐVTN HS cùng tham gia, có sự đồng thuận nhất trí cao từ phụ huynh HS. Hoạt động chủ yếu trong chiến dịch là tham gia lao động cải tạo một số công trình thuộc các địa phương; tặng quà cho các gia đình chính sách, các gia đình học sinh có hoàn cảnh khó khăn; trao tặng một số hiện vật như máy vi tính cho một số địa phương. Trong năm học 2019 – 2020, chiến dịch “Hoa phượng đỏ” đã trao 10 suất quà cho 10 em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, với trị giá mỗi suất quà là 500.000 đồng. Tuy giá trị vật chất 13
- không quá nhiều nhưng chương trình đã thể hiện được sự quan tâm giúp đỡ, tinh thần sẻ chia cũng như khơi gợi, đốt cháy ngọn lửa nhiệt tình, xung kích trong trái tim mỗi đoàn viên giáo viên, học sinh. Một số hình ảnh trong chiến dịch “Hoa phượng đỏ” - Chương trình “Tiếp sức mùa thi”: Hưởng ứng phong trào tình nguyện của TW Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Tỉnh đoàn Nghệ An cũng như Huyện đoàn Tân Kỳ trong những kì thi quan trọng của học sinh, Đoàn trường và Hội LHTN trường THPT Tân Kỳ đã phát động phong trào “Tiếp sức mùa thi” nhằm động viên, hỗ trợ về cả vật chất lẫn tinh thần cho các sĩ tử. Chương trình chủ yếu được tiến hành trong hai thời điểm: kì thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT giành cho học sinh lớp 9 và kì thi tốt nghiệp THPT giành cho học sinh lớp 12. Thời gian thực hiện chương trình là xuyên suốt các ngày thi. Hoạt động “Tiếp sức mùa thi” chủ yếu là tham gia vệ sinh khu vực thi, phân luồng giao thông trước cổng trường; phát một số nhu yếu phẩm như nước uống, sữa, quạt cầm tay,...; hỗ trợ thí sinh dự thi trong những tình huống cấp bách bằng phương tiện giao thông;... Trong những năm học vừa qua, chương trình “Tiếp sức mùa thi” đã nhận được sự đồng tình ủng hộ của các ban ngành cấp trên, của BGH cũng như các đơn vị tài trợ, và nhất là sự tham gia đông đảo của ĐVTN là giáo viên và học sinh. Trong năm học 2019 – 2020, hoạt động này đã thu hút 35 giáo viên và 200 học sinh tham gia. Trong cả hai đợt tình nguyện “Tiếp sức mùa thi”, Ban tổ chức đã nhận được sự ủng hộ về vật chất của các đơn vị tài trợ. Các tình nguyện viên đã 14
- phát được tổng cộng 1.000 chai nước, 500 hộp sữa, 500 quạt tay, 1.000 khăn lạnh. Đã có 127 chuyến xe phục vụ nhu cầu cấp bách của thí sinh. Giao thông tại địa điểm thi được đảm bảo. Đặc biệt, kỳ thi tốt nghiệp THPT diễn ra trong tình hình dịch bệnh covid-19 diễn biến căng thẳng, phức tạp nên ngoài việc phát nhu yếu phẩm, vệ sinh khu vực thi và hỗ trợ về phương tiện cho thí sinh tham gia dự thi, đội tình nguyện còn vận động và phát được hơn 2.534 khẩu trang y tế, tiến hành đo thân nhiệt cho cán bộ coi thi và thí sinh tham gia kỳ thi. Chương trình hoạt động tình nguyện này đã giúp các tình nguyện viên biết sống sẻ chia, vì cộng đồng, sẵn sàng tương trợ người khác cũng như biết cách lan tỏa những việc làm có ý nghĩa của bản thân đến mọi người. Đây cũng là hoạt động giúp HS rèn luyện kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tổ chức, hợp tác, kỹ năng lắng nghe, tự tin, năng động, đặt mục tiêu, làm việc nhóm,....Ý nghĩa thiết thực mà hoạt động này mang lại đã được thể hiện qua gương mặt rạng rỡ, sự thuần thục, tự tin và tinh thần tình nguyện trong những năm tiếp theo của các HS. 15
- ê Một số hình ảnh nổi bật trong chương trình “Tiếp sức mùa thi” 2.4.1.3. Hoạt động tình nguyện tại địa phương Không chỉ tham gia tình nguyện tại chỗ, Đoàn trường và Hội LHTN trường THPT Tân Kỳ còn hướng tới mục tiêu hình thành phẩm chất, năng lực, giáo dục ý thức cho ĐVTN qua các hoạt động tình nguyện tại địa phương thông qua sự phối hợp chặt chẽ với tổ chức Đoàn tại các địa bàn tuyển sinh của nhà trường. Các hoạt động tình nguyện tại địa phương kéo dài từ suốt trong năm học đến cả thời gian nghỉ hè. Các em sẽ tham gia vào một số hoạt động như: lao động vệ sinh trên các tuyến đường nội thị, liên xã, liên thôn; trồng hoa, cây cảnh để tạo nên những con đường hoa đa sắc màu; chăm sóc nghĩa trang liệt sỹ Huyện; tham gia lễ thắp nến tri ân nhân dịp ngày thương binh liệt sỹ hàng năm tại nghĩa trang liệt sỹ huyện và xã,... Kết quả qua mỗi đợt phát động, 100% ĐVTN của trường đều tham gia tích cực, thậm chí có những em không cần chờ đến lời kêu gọi mà luôn chủ động làm sạch đẹp một số tuyến đường trong thời gian rảnh rỗi của cá nhân. Điều đó chứng minh ý nghĩa lớn lao, sức tác động mạnh mẽ của những hoạt động tình nguyện đối với việc hình thành phẩm chất, nhân cách, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh. 16
- Một số hoạt động của ĐVTN tại địa phương Một trong những nghĩa cử cao đẹp thể hiện truyền thống “thương người như thể thương thân” của dân tộc ta hiện nay là hiến máu nhân đạo. Đây là hoạt động thường niên do Hội Chữ thập đỏ huyện Tân Kỳ tổ chức. Nhận thấy đây là hoạt động thể hiện rõ tấm lòng nhân ái, lối sống tích cực vì cộng đồng, Đoàn trường đã phát động, kêu gọi rộng khắp trong giáo viên và học sinh. Do đặc thù về độ tuổi và 17
- yêu cầu về sức khỏe nên hoạt động hiến máu chủ yếu giành cho ĐVTN là giáo viên. Tuy nhiên, Đoàn trường cũng đã kêu gọi tinh thần tự nguyện, xung kích của ĐVTN học sinh trong việc tham gia phục vụ cho các đợt hiến máu tình nguyện. Với phương châm “mỗi giọt máu cho đi - một cuộc đời ở lại”, 100% đoàn viên giáo viên trường THPT Tân Kỳ tham gia đăng kí và test trong tất cả các đợt hiến máu. Trong đợt hiến máu tháng 9 năm 2020, các đoàn viên đã cho được tổng cộng hơn 30 đơn vị máu. Bên cạnh đó, các tình nguyện viên học sinh với sắc xanh tuổi trẻ đã tham gia hỗ trợ tích cực trong khâu tổ chức, phục vụ tại các điểm hiến máu với số lượng khoảng gần 50 người. “Mỗi giọt máu – một tấm lòng”, tinh thần tình nguyện dù trực tiếp hiến máu hay tham gia hỗ trợ hoạt động hiến máu nhân đạo cũng giúp mỗi tình nguyện viên nâng cao nhận thức về vai trò của cá nhân đối với cộng đồng, hình thành lối sống thấu cảm, rèn luyện kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hòa đồng, hợp tác,... Đoàn viên thanh niên tham gia hiến máu nhân đạo Ngoài ra, trong năm học 2020-2021, hưởng ứng chương trình “Những bước chân vì cộng đồng”, Đoàn trường đã phát động cuộc thi “Chặng đua tuổi trẻ tình nguyện vì cộng đồng” đến toàn thể giáo viên và HS, thu hút được 100% ĐVTN tham gia. Những bước chân cá nhân ấy đã góp phần đóng góp xây dựng 16 nhà văn hóa cộng đồng cho 16 dân tộc thiểu số trên đất nước ta. Đây cũng là một trong những hoạt động giúp HS thay đổi nhận thức, nhận biết sự sống có ý nghĩa của bản thân khi gắn kết với xã hội. 18
- a ĐVTN tham gia chương trình “Những bước chân vì cộng đồng” 2.4.2. Hoạt động nhân đạo Đối với các hoạt động thường niên: Đầu năm học, thông qua giáo viên chủ nhiệm lớp, Đoàn trường nắm bắt đầy đủ tình hình thực tế củatừng Chi đoàn, Chi hội, trên cơ sở đó lập kế hoạch cụ thể cho từng tháng, từng hành động. Qua buổi họp đầu năm thông báo rộng rãi đến toàn thể bí thư các Chi đoàn về thực trạng của Chi đoàn, Chi hội hiện nay; thông qua danh sách học sinh nghèo, học sinh khuyết tật, mắc bệnh hiểm nghèo, học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn với toàn thể để thảo luận. Chi đoàn, Chi hội có trách nhiệm đi thực tế các gia đình, hỏi thăm, động viên, trên cơ sở đó chia ra các hoạt động cụ thể theo từng tháng. Đối với từng hoạt động cụ thể trước tiên cần thành lập nhóm và phân công công việc cho từng thành viên. Để hoạt động nhân đạo đạt kết quả cao, chúng tôi đã thực hiện một số biện pháp sau: 2.4.2.1. Tăng cường công tác tuyên truyền Nhằm giáo dục đạo đức, lòng nhân ái, bao dung, tinh thần vì cộng đồng, “lá lành đùm lá rách” cho ĐVTN trong nhà trường, Đoàn trường thực hiện tăng cường công tác tuyên truyền thông qua chương trình phát thanh 15 phút đầu giờ và giờ chào cờ đầu tuần. Nội dung tuyên truyền sẽ được cán bộ Đoàn và nhóm HS tình nguyện phụ trách truyền thông chọn lựa, chủ yếu xoay quanh những phong trào, hoạt động tích cực, những tấm gương nhân ái, “mình vì mọi người”, những nghĩa cử cao đẹp trong cuộc sống. Sau khi chọn lựa nội dung, HS phụ trách truyền thông sẽ là người “lên sóng”. Đặc biệt, thực hiện cuộc vận động “Mỗi ngày một tin tốt, mỗi tuần một câu chuyện đẹp” của TW Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, BCH Đoàn trường đã tuyên truyền, vận động cán bộ giáo viên, ĐVTN đăng tải, chia sẻ các tin tốt, các câu chuyện đẹp trên các mạng xã hội của cá nhân hay tổ chức mình. Hoạt động này cũng đã nhận được nhiều phản hồi tích cực từ đông đảo người xem qua những bình luận ủng hộ, đồng tình, khen ngợi. 19
- Không chỉ dừng lại ở những tấm gương người tốt, việc tốt, Đoàn trường còn tuyên truyền sâu rộng trong cán bộ giáo viên, học sinh và phụ huynh về vai trò, chức năng, nhiệm vụ của công dân Việt Nam, bởi đây cũng là cách thức giúp mỗi người nhận thức rõ hơn về quyền lợi, trách nhiệm, nghĩa vụ đối với bản thân, gia đình và cộng đồng. Có như vậy những việc tốt mới không ngừng được nhân lên, những việc làm vi phạm được hạn chế, cuộc sống cá nhân sẽ luôn phát triển theo chiều hướng tích cực. Bên cạnh đó, BCH Đoàn trường còn tuyên truyền sâu rộng đến toàn thể giáo viên, học sinh những địa chỉ cần giúp đỡ, như: học sinh nghèo vượt khó; học sinh khuyết tật và mồ côi; học sinh mắc phải bệnh hiểm nghèo; người già không nơi nương tựa; nạn nhân nhiễm chất độc da cam; gia đình chính sách; những hoàn cảnh khốn cùng, gặp tai ương trong cuộc sống..., từ đó kêu gọi, khuyến khích sự ủng hộ, giúp đỡ, sẻ chia cả về vật chất lẫn tinh thần hay những hành động thiết thực trực tiếp từ các ĐVTN. 2.4.2.2. Thu hút thành viên tham gia Thành lập câu lạc bộ nhân đạo hoạt động dưới sự chỉ đạo của BCH Đoàn trường cũng là một trong những biện pháp hiệu quả nhằm thu hút sự tham gia của các ĐVTN. Sau khi thu thập nguyện vọng của HS, câu lạc bộ sẽ họp để cử ra ban phụ trách, thống nhất quy định, nội dung hoạt động. Tập trung củng cố sức mạnh, phát triển câu lạc bộ bằng hệ thống hình ảnh hoạt động, những bài phát biểu cảm nhận của chính thành viên câu lạc bộ khi các em làm việc tốt trước các cuộc họp, giờ chào cờ hoặc sau khi lễ trao quà kết thúc, ... Câu lạc bộ thường xuyên tuyên truyền rộng khắp để hoạt động nhân đạo trong nhà trường không chỉ có cán bộ, giáo viên, nhân viên, các em học sinh mà còn có cả Hội cha mẹ HS, các tổ chức đoàn thể và những người có lòng hảo tâm đều có thể tham gia, có sự phối hợp chặt chẽ với các tổ chức đoàn thể trong nhà trường. Đây là hoạt động hết sức tế nhị, khéo léo, mang tính động viên, nhắc nhở, chứ không mang tính chê bai, khiển trách,… nên cần đi sâu tìm hiểu tâm tư nguyện vọng và sở thích của học sinh, gặp gỡ phụ huynh cho con em tham gia vào hoạt động này để chia sẻ, động viên tìm sự đồng cảm,…tuyệt đối không làm ảnh hưởng việc học tập của các em. 2.4.2.3. Tăng cường sự hỗ trợ của các ban ngành đoàn thể và gia đình các “mạnh thường quân” Căn cứ vào tình hình thực tế, BCH Đoàn trường sẽ gặp gỡ trao đổi, nêu ra những ý kiến cần được chỉ đạo, tham mưu giúp đỡ, quan tâm đến từng đối tượng học sinh, đặc biệt là học sinh có hoàn cảnh khó khăn, từ đó kêu gọi sự ủng hộ của các ban ngành đoàn thể ở địa phương và các “mạnh thường quân”. Đối với các hoạt động có liên quan đến các nhu yếu phẩm, tiền bạc kêu gọi hỗ trợ được thì cần công khai minh bạch, có sự chứng kiến của tất cả các thành viên 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Kích thích sự hứng thú của học sinh qua việc giải loại bài toán vật lý định tính
22 p | 111 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Đa dạng hóa hoạt động khởi động nhằm nâng cao hứng thú học tập trong dạy học Sinh học THPT
75 p | 106 | 12
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng phiếu học tập dưới dạng đề kiểm tra sau mỗi bài học, để học sinh làm bài tập về nhà, làm tăng kết quả học tập môn Hóa
13 p | 27 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học Tiếng Anh
36 p | 22 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp trong dạy học trực tuyến môn Tiếng Anh nhằm nâng cao chất lượng dạy học
19 p | 13 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học phần: Một số vấn đề phát triển và phân bố công nghiệp - Địa lí 12 THPT theo hướng hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp
128 p | 34 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Bài toán cực trị của hàm số chứa dấu giá trị tuyệt đối
26 p | 42 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp giúp học sinh làm nhanh các bài toán trắc nghiệm: Xác định khoảng thời gian đặc biệt trong dao động có tính chất điều hòa
43 p | 62 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh xây dựng và sử dụng sơ đồ tư duy trong ôn thi THPT Quốc gia phần Lịch sử thế giới 1945 -2000
31 p | 21 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giúp học sinh trung bình và yếu ôn tập và làm tốt câu hỏi trắc nghiệm chương 1 giải tích 12
25 p | 25 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng phương pháp đóng vai vào dạy học lý thuyết môn Giáo dục quốc phòng và an ninh
48 p | 41 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng kỹ thuật trồng, chăm sóc cây cảnh trong việc tạo cảnh quan trường THPT huyện Điện Biên
31 p | 36 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp trong tiết sinh hoạt chào cờ đầu tuần
20 p | 63 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Biện pháp phát triển phong trào tập luyện môn Võ cổ truyền trong trường trung học phổ thông Hoa Lư A - tỉnh Ninh Bình
17 p | 12 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xác định và lựa chọn một số bài tập nhằm sửa chữa những sai lầm thường mắc trong học kỹ thuật nhảy cao kiểu nằm nghiêng cho học sinh khối 11 Trường THPT Yên Khánh A
17 p | 8 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hệ thống bài tập theo định hướng phát triển năng lực chương Động học chất điểm- Vật lý 10
42 p | 18 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Điều chế và bảo quản đồng (I) oxit Cu2O
14 p | 29 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn