intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh xây dựng và sử dụng sơ đồ tư duy trong ôn thi THPT Quốc gia phần Lịch sử thế giới 1945 -2000

Chia sẻ: Caphesuadathemhanh | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:31

23
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của sáng kiến kinh nghiệm là nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh là sử dụng các sơ đồ tư duy trong dạy học, đặc biệt là trong ôn thi trung học phổ thông THPT Quốc gia.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh xây dựng và sử dụng sơ đồ tư duy trong ôn thi THPT Quốc gia phần Lịch sử thế giới 1945 -2000

  1. BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 1. Lời giới thiệu        Trong chương trình giáo dục trung học phổ thông, bộ môn lịch sử nói riêng và các   môn học khác nói chung đóng vai trò quan trọng. Đó là những môn khoa học tạo nên   nên sự toàn diện của tri thức khoa học. Tuy nhiên, để bộ môn lịch sử thể hiện được vị  trí quan trọng của nó thì vai trò của các thầy cô dạy lịch sử là phải nâng cao phương  pháp giảng dạy, nhằm phát hay một cách hiệu quả tính tích cực của học sinh, giúp học   sinh tiếp thu tốt các kiến thức lịch sử.          Ở  chương trình trung học phổ  thông kiến thức lịch sử thế  giới và lịch sử  Việt   Nam là hai lĩnh vực kiến thức lớn của môn học lịch sử. Dạy lịch sử thế giới, chúng ta  liên hệ  với lịch sử  Việt Nam và ngược lại. Vì vậy, dạy lịch sử  thế  giới hay lịch sử  Việt Nam đều có mối liên hệ chặt chẽ với nhau cũng như  đổi mới phương pháp dạy  học là điều cần thiết. Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Quyết định  số  16/2006/QĐ ­ BGDĐT ngày 5/6/2006 của Bộ  trưởng Bộ  giáo dục và Đào tạo đã   nêu: “ Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ  động, sáng tạo của học sinh, phù hợp   với đặc trưng của môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện của đúng lớp  học, bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học khả năng hợp tác, rèn luyện kĩ năng  vận dụng kiến thức vào thực hiện, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú   và trách nhiệm học tập  cho học sinh.” Thực tiễn qua nhiều năm giảng dạy lịch sử , bản thân tôi luôn trăn trở để tìm ra   những phương pháp giúp học sinh hứng thú học tập bộ  môn hơn và đạt kết quả  cao  hơn trong cac ki thi, nhât la t ́ ̀ ́ ̀ ừ năm 2017, Bô giao duc va Đao tao đa đôi m ̣ ́ ̣ ̀ ̀ ̣ ̃ ̉ ới hinh th ̀ ức   ̣ thi môn lich s ử từ tự luân sang trăc nghiêm khach quan, nên viêc đôi m ̣ ́ ̣ ́ ̣ ̉ ơi ph ́ ương phaṕ   ̣ ̀ ̣ day va hoc cang tr ̀ ở nên quan trong.  M ̣ ột trong những phương pháp có hiệu quả tôi đã  thực hiện nhăm phat huy tinh chu đông, sang tao cua hoc sinh là s ̀ ́ ́ ̉ ̣ ́ ̣ ̉ ̣ ử dụng các sơ đồ  tư  ̣ ̣ ̣ ̣ ̀ duy trong day hoc, đăc biêt la trong ôn thi trung h ọc phổ  thông (THPT) Quôc gia. Trên ́   cơ sở đó, bản thân tôi đã đa th ̃ ực hiên môt sang kiên v ̣ ̣ ́ ́ ề đổi mới phương pháp dạy học:   “Hương dân hoc sinh xây d ́ ̃ ̣ ựng và sử dụng sơ  đô t ̀ ư  duy trong ôn thi THPT Quôc gia ́   ̀ ̣ phân Lich s ử thê gi ́ ới 1945 ­2000”. ­ Sáng kiến kinh nghiệm dựa trên y t ́ ưởng khai thac va s ́ ̀ ử  dung phân mêm ̣ ̀ ̀   IMindMap7( Sơ  đô t ̀ ư  duy) nhăm h ̀ ương dân h ́ ̃ ọc sinh xây dựng cac s ́ ơ đô t̀ ư  duy, găn ́  vơi t ́ ưng chu đê cu thê trong  ôn tâp Lich s ̀ ̉ ̀ ̣ ̉ ̣ ̣ ử thê gi ́ ới 1945­2000( Phân Lich s ̀ ̣ ử lớp 12). ­ Thông qua việc áp dụng có hiệu quả  phân mêm ̀ ̀  IMindMap7( Sơ  đô t̀ ư  duy)  sáng kiến góp phần phat huy tinh chu đông, sang tao va phát tri ́ ́ ̉ ̣ ́ ̣ ̀ ển năng lực của học   sinh: + Năng lực chung: năng lực tự  học; năng lực năng lực hợp tác; năng lực phát  hiện và giải quyết vấn đề; năng lực diễn đạt và sử dụng ngôn ngữ. 1
  2. + Năng lực chuyên biệt: năng lực tái hiện hiện tượng sự kiện lịch sử năng lực  thực hành bộ môn; vận dụng kiến thức đã học để giải quyết vấn đề thực tiễn  Hi vọng sáng kiến kinh nghiệm của tôi sẽ  đóng góp một phần nhỏ  vào việc  nâng cao chất lượng, hiệu quả của viêc ôn thi THPT Quôc gia môn L ̣ ́ ịch sử. 2. Tên sáng kiến: “Hương dân hoc sinh xây d ́ ̃ ̣ ựng và sử dụng sơ đô t ̀ ư duy trong ôn thi THPT Quôć   ̀ ̣ gia phân Lich s ử thê gi ́ ới 1945 ­2000” 3. Tác giả sáng kiến: ­ Họ và tên: Lê Thị Hồng Hạnh ­ Địa chỉ tác giả sáng kiến: Giáo viên môn Lịch sử trường THPT Nguyễn Thị Giang ­   Huyện Vĩnh Tường ­ Tỉnh Vĩnh Phúc. ­ Số điện thoại: 0978 112 030; Email: hanhsu@gmail.com.vn 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến ­ Chủ đầu tư sáng tạo ra sáng kiến: giáo viên Lê Thị Hồng Hạnh ­ Chức vụ: Tổ trưởng tổ chuyên môn  5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:  ­ Môn Lịch sử lớp 12, cụ thể là phần một: Lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến   năm 2000. 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: tháng 9 /2017 7. Mô tả nội dung sáng kiến 7.1. Cơ sở của sáng kiến 7.1.1 Cơ sở lí luận Từ  lâu các nhà sư  phạm tiền bối đã từng tâm đắc: tri thức của tuổ  trẻ  là diện   mạo củ đất nước trong tương lai. Từ những năm 60 của thế kỉ trước, đồng chí Phạm  Văn Đồng đã từng căn dặn người thầy phải: “gõ vào trí thông minh” của học sinh, giáo  dục và đào tạo học sinh thành những thế hệ thông minh, sáng tạo. Sự thông minh, sáng   tạo phải xuất phát từ  những hiểu biết rộng lớn, nó tạo nền tảng tư  duy được vững  vàng hơn. Phải hiểu rộng, biết nhiều mới có thể  chuyên sâu, mới “ làm được cuộc  trường trinh vạn dặm trên  con đường học vấn”. Muốn được như  vậy, người thầy  phải luôn tích cực, chủ  động vận dụng những thành tựu dạy học tiên tiến của loài  người vào giảng dạy cho học sinh, trong đó sơ đồ tư duy là một cách dạy học mới dựa   trên cơ  sở  sơ đồ  hóa kiến thức mà từ  trước đến nay chúng ta vẫn vận dụng để  phân   tầng kiến thức, hệ thống hóa các sự kiện hoặc thiết lập biểu bảng ôn tập. Mặt khác, nhiều công trình nghiên cứu đã cho thấy tính hiệu quả của việc hình  dung tri thức thông qua một sơ  đồ  hình nhánh, mối nhánh mang một thông tin ngắn  gọn được phát triển từ một vấn đề lớn đặt ở trung tâm. Một sơ đồ  tư duy cho pháp ta  2
  3. thỏa sức vạch ra các ý tưởng, suy nghĩ đầy đủ  trước khi đưa ra một quyết định. Nếu   cần hệ thống hóa kiến thức, phân tích một vấn đề…thì sơ đồ tư duy mang đến những  giá trị lớn hơn  nhiều so với việc bạn đặt bút viết từ đầu đến cuối.  7.1.2. Cơ sở thực tiễn Trong dạy học lịch sử  ở trường trung học phổ thông, do không trực tiếp quan   sát các sự  kiện nên phương pháp trực quan góp phần quan trọng trong việc tạo biểu   tượng cho học sinh, cụ thể hóa các sự kiện nhằm nâng cao chất lượng dạy học. Nhiều  bài dạy lịch sử có rất nhiều thông tin và sự  kiện học sinh không thể  nhớ  hết, nhưng   giáo viên hệ thống bằng bản đồ tư duy thì bài học sẽ trở nên ngắn gọn và dễ hiểu. Vì   thế, vận dụng bản đồ  tư  duy trong dạy học lịch sử sẽ giúp học sinh có phương pháp   học hợp lý, nhằm phát huy tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh một cách triệt để        Việc thể hiện bản đồ tư duy có thể được vẽ trên giấy bìa, bảng, sử dụng bút chì,   màu, phấn,… hoặc có thể thiết kế trên Powerpoint hay các phần mềm tin học chuyên  dùng để  hỗ  trợ  việc thiết kế  bản đồ  tư  duy”. Với phương pháp này không chỉ  phát  triển được trí tuệ  của học sinh qua khả năng vẽ  và viết ngắn gọn, cô đọng nội dung   bài học trên bản đồ tư duy, mà các em học sinh còn hệ thống được kiến thức khi tổng  hợp và chọn lọc ý để trình bày trên bản đồ.       Với hình thức trình bày kết hợp hình vẽ, chữ  viết và sự  vận dụng kiến thức   trong sách vở và trong cuộc sống đã khiến cho bài học thêm sinh động và hấp dẫn hơn.   Đây là phương pháp hỗ  trợ  tích cực cho tiết dạy, ôn tập kiến thức cho học sinh một   cách khoa học. Qua đó học sinh ghi nhớ  sâu sắc kiến thức, tránh được kiểu học vẹt,  học thuộc lòng một cách máy móc” Qua thực tế giảng dạy, bản thân thấy tâm đắc vì phương pháp này giúp cho học  sinh phát huy được sự tự tin, sự logic, sáng tạo và phát triển được khả năng tư duy,….   Ngoài ra, dạy học bằng sơ  đồ  tư  duy giúp cho học sinh thuộc bài ngay tại lớp, nhớ  nhanh, nhớ  sâu và chính xác nội dung bài học của mình. Đặc biệt, đối với phương   pháp này còn giúp cho học sinh không nhàm chán mà luôn sôi nổi và hào hứng trong  tiết học, từ đó tạo được điều kiện cho học sinh tập trung thảo luận và cùng tìm ra vấn   đề  cốt lõi trong nội dung của bài học. Với phương pháp này buộc học sinh phải chủ  động trong việc học của mình, từ  đó mà hiệu quả  trong việc học không ngừng được  nâng cao. 7.2. Thực trạng của dạy học lịch sử bằng sơ đồ tư duy Thực tế  trong các nhà trường hiện nay, giáo viên đã tích cực  ứng dụng công  nghệ thông tin, những tìm tòi trong công tác soạn giảng và tiếp cận lượng lớn tư liệu  dạy học, tuy vậy, về phương diện phương pháp và kĩ thuật vẫn còn nhiều hạn chế,   nhất là cách thức giúp học sinh hiểu nhanh vấn đề, nhớ  kiến thức lâu và tái hiện  nhanh khi cần thiết vận dụng. Trong các tiết học lịch sử, nhất là các tiết ôn tập, dù đã cố gắng thực hiện theo   chủ  trương giảm tải, những cách tổ  chức các đơn vị  kiến thức vẫn còn rườm rà, dài  dòng, trong khi đó chỉ cần một sơ đồ học sinh có thể hiểu một cách thông suốt. 3
  4. Tình trạng học sinh “ học vẹt” để đối phó trong kiểm tra đánh giá hiện nay một  phần do học sinh hiểu vấn  đề  chưa tường tận, một phần do các em chưa tìm ra   phương pháp học tập và ôn tập hiệu quả môn lịch sử. Từ  năm 2017 đến nay, trong nhận thức của đa số  học sinh khi lựa chọn môn   Lịch sử làm môn dự thi THPT Quốc gia đều có suy nghĩ là học Lịch sử chỉ cần ghi nhớ  những kiến thức có sẵn, không mất nhiều thời gian. Nhưng thực tế học Lịch sử cần   có khả năng tư duy logic, tổng hợp, khái quát, nhận xét và đánh giá. Cách ra đề thi rừ  năm 2017 đến nay càng không chấp nhận những thí sinh có cách học thuộc lòng, ghi  nhớ  máy móc các sự kiện lịch sử. Vậy nên, do không hiểu nội dung câu hỏi yêu cầu   dẫn đến không có kiến thức để xác định được đáp án đúng. Nhằm khắc phục được thực trạng nói trên,    người thầy cần phải chủ  động,  sáng tạo xây dựng nội dung dạy học phù hợp với các phương pháp, kĩ thuật dạy học  tích cực, trong đó dạy học bằng sơ đồ  tư  duy có thể  giải quyết được cơ  bản những  khó khăn trên. 7.3. Giới thiệu về sơ đồ tư duy trong dạy học 7.3.1. Khái niệm * Sơ đồ tư duy hay còn gọi là Lược đồ tư duy, Bản đồ tư duy (Mind Map)  ­ Sơ đồ tư duy là hình thức ghi chép nhằm tìm tòi đào sâu, mở rộng một ý tưởng, tóm  tắt  những ý chính của một nội dung, hệ thống hóa một chủ đề… bằng cách kết hợp   việc sử dụng hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết…Đặc biệt đây là một sơ đồ mở,  việc thiết kế sơ đồ là theo mạch tư duy của mỗi người.     ­ Việc ghi chép thông thường theo từng hàng chữ khiến chúng ta khó hình dung tổng   thể  vấn đề, dẫn đến hiện tượng đọc sót ý, nhầm ý. Còn sơ  đồ  tư  duy tập trung rèn  luyện cách xác định chủ đề rõ ràng, sau đó phát triển ý chính, ý phụ một cách logic.  * Những yếu tố tạo nên hiệu quả cho sơ đồ tư duy là: Với cách thể hiện gần như cơ chế hoạt động của bộ  não, Bản đồ  tư  duy sẽ  giúp học sinh: ­ Sáng tạo hơn ­ Tiết kiệm thời gian. ­ Ghi nhớ tốt hơn. ­ Nhìn thấy bức tranh tổng thể. ­ Tổ chức và phân loại suy nghĩ của học sinh. Sơ  đồ  tư  duy đã thể  hiện ra bên ngoài cách thức mà não bộ  chúng ta hoạt  động. Việc sử dụng các từ khóa, chữ số, màu sắc và hình ảnh đã đem lại một công   dụng lớn vì đã huy động cả bán cầu não phải và trái cùng hoạt động. Sự kết hợp này   4
  5. sẽ làm tăng cường các liên kết giữa 2 bán cầu não, và kết quả là tăng cường trí tuệ và  tính sáng tạo của chủ nhân bộ não. Sơ  đồ  tư  duy là một công cụ  hữu ích trong giảng dạy và học tập  ở  trường  phổ  thông cũng như  ở  các bậc học cao hơn vì chúng giúp giáo viên và học sinh trong   việc trình bày các ý tưởng một cách rõ ràng, suy nghĩ sáng tạo, học tập thông qua biểu   đồ, tóm tắt thông tin của một bài học hay một cuốn sách, bài báo, hệ  thống lại kiến   thức đã học, tăng cường khả năng ghi nhớ, đưa ra ý tưởng mới, v.v… * Giới thiệu một số phần mềm dùng để tạo sơ đồ tư duy  Một sơ  đồ  tư  duy có thể  được thực hiện dễ  dàng trên một tờ  giấy với các  loại bút màu khác nhau, tuy nhiên, cách thức này có nhược điểm là khó lưu trữ, thay   đổi, chỉnh sửa. Một giải pháp được hướng đến là sử dụng các phần mềm để tạo ra sơ  đồ  tư  duy. Một số  phần mềm tiêu biểu trong thể  loại “phần mềm mind mapping”   (mind mapping software).  Phần mềm Buzan’s iMindmap™: Phần mềm do công ty Buzan Online Ltd.  thực hiện. Chức năng mà Imindmap cung cấp cho bạn: ­ Vẽ bản đồ tư duy dễ dàng ­ Trình chiếu sinh động nhờ hiệu ứng 3D ­ Xuất ra một định dạng file thông dụng như: PowerPoint, dạng  ảnh, dạng   Wed…          Phần mềm MindMap5 pro có một giao diện hoàn toàn mới và dễ dàng hơn   để sử dụng hấp dẫn.               Phần mềm Imindmap 7 Portable :  là phần mềm vẽ  bản đồ  tư  duy nổi  tiếng nhất trên thế  giới do tác giả  Tony Buzan viết, đây là phần mềm vẽ  bản đồ  tư  duy duy nhất có tích hợp công cụ  Brainstorm View, giúp nắm bắt được rất nhiều ý  tưởng của người vẽ đồng thời có thể ghim lại những ý tưởng đó trong một không gian   vô hạn. Giờ đây bạn đã có thể  vĩnh biệt bức tường rối rắm với đầy những giấy ghi   chú, nhãn dán, ngay tại iMindmap bạn có thể ghi chú, chèn hình ảnh, gộp nhóm và chia  sẻ chúng với tất cả mọi người.  Phần mềm Visual Mind: Phần mềm dễ sử dụng và linh hoạt trong sắp xếp  các nút chứa từ khóa. Trang chủ tại www.visual­mind.com   Phần mềm FreeMind:  sản phẩm được lập trình trên Java. Các icon chưa  được phong phú, tuy nhiên chương trình có đầy đủ  chức năng để  thực hiện mind   mapping.  7.3.2. Một số lưu ý khi sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học          ­ Đối với giáo viên, để thiết kế một sơ đồ tư duy đối với một bài học, chúng ta   có thể  thiết kế  bằng bảng vẽ  trên giấy, hoặc hệ  thống kiến thức bằng sơ  đồ  trên   5
  6. bảng, hoặc có thể dùng phần mềm Mindmap. Đối với phần mềm này giáo viên có thể  thực hiện thành một giáo án hay một bài giảng điện tử  với kiến thức được xây dựng  thành một sơ đồ, qua đó còn có thể  kết hợp để trình chiếu những nội dung cần lưu ý   hay những đoạn phim có liên quan được liên kết với sơ  đồ. Qua đó có thể  giúp học  sinh hệ thống được kiến thức vừa học, khắc sâu được kiến thức trọng tâm.      ­ Đối với học sinh, trước hết giáo viên phải giới thiệu một số sơ đồ tư duy cho các   em làm quen, sau đó hướng các em từ  từ  xây dựng các sơ  đồ  riêng cho mình. Bước   đầu, chỉ yêu cầu học sinh xác định được vấn đề  trọng tâm, sau đó hệ  thống các kiến  thức liên quan thành sơ đồ phân nhánh, rồi từ đó học sinh sẽ thiết kế thành nhưng sơ  đồ theo tư duy của mỗi cá nhân. Có thể áp dụng dùng sơ đồ trước hay sau khi học một   bài học, với bài học mới, có thể cho học sinh xây dựng theo một nhóm, rồi dựa vào sơ  đồ  học sinh sẽ  thảo luận, sau đó nhóm sẽ  trình bày kiến thức theo hình thức thuyết   trình dựa trên sơ đồ đã xây dựng, sau bài học thì có thể yêu cầu học sinh tự hệ thống  lại kiến thức bằng sơ  đồ  theo cách riêng của mình. Việc phối hợp linh động nhiều   phương pháp trong quá trình giảng dạy, kết hợp với việc thiết lập sơ đồ tư duy để hệ  thống kiến thức đã giúp cho học sinh nắm được bài nhanh hơn và nhớ lâu hơn.        * Cách ghi chép trên sơ đồ tư duy: • Nghĩ trước khi viết. • Viết ngắn gọn • Viết có tổ chức • Viết lại theo ý của mình, nên chừa khoảng trống để có thể  bổ sung ý (nếu sau này cần)         ­ Điều cần tránh khi ghi chép trên sơ đồ tư duy: • Ghi lại nguyên cả đoạn văn dài dòng. • Ghi chép quá nhiều ý vụn vặt không cần thiết. • Dành quá nhiều thời gian để ghi chép.  6
  7. 7.3.3. Hướng dẫn học sinh lập sơ đồ tư duy       Để thiết kế một sơ đồ tư duy, dù vẽ thủ công trên bảng, trên giấy..., hay trên phần  mềm Mind Map, chúng ta đều thực hiện theo thứ tự các bước sau đây:       ­ Bước 1:  Bắt đầu từ trung tâm với hình ảnh của chủ đề, hay có thể  với một từ  khóa được viết in hoa, viết đậm. Một hình  ảnh có thể  diễn đạt được cả  ngàn từ  và  giúp ta sử  dụng trí tưởng tượng của mình. Một hình  ảnh  ở  trung tâm sẽ  giúp ta tập   trung được vào chủ đề và làm cho ta hưng phấn hơn.       ­ Bước 2:  Luôn sử dụng màu sắc. Bởi vì màu sắc cũng có tác dụng kích thích não   như hình ảnh.     ­ Bước 3: Nối các nhánh chính (cấp một) đến hình ảnh trung tâm, nối các nhánh cấp  hai đến các nhánh cấp một,…. bằng các đường kẻ, đường cong với màu sắc khác  nhau.       ­ Bước 4: Mỗi từ/ảnh/ý nên đứng độc lập và được nằm trên một đường kẻ  hay   đường cong.     ­ Bước 5: Tạo ra một kiểu bản đồ riêng cho mình (Kiểu đường kẻ, màu sắc,…)    ­ Bước 6: Bố trí thông tin đều quanh hình ảnh trung tâm. 7
  8. Minh hoạ cách vẽ  sơ đồ tư duy *Lưu ý:   Nên chọn hướng giấy ngang để khổ  giấy rộng, thuận lợi cho việc vẽ các nhánh   con. Nên dùng các nét vẽ  cong, mềm mại thay vì vẽ  các đường thẳng để  thu hút sự  chú ý của mắt, như vậy  SĐTD sẽ lôi cuốn, hấp dẫn hơn. Các nhánh càng ở gần trung tâm thì càng được tô đậm hơn, dày hơn. Chú ý dùng màu sắc, đường nét hợp lý để vừa làm rõ các ý trong sơ đồ đồng thời  tạo sự cân đối, hài hòa cho sơ đồ. Không ghi quá dài dòng, hoặc ghi những ý rời rạc, không cần thiết, nên dùng các  từ, cụm từ một cách ngắn gọn. 8
  9. Không dùng quá nhiều hình ảnh, nên chọn lọc những hình ảnh thật cần thiết góp  phần làm rõ các ý, chủ đề. Có thể đánh số thứ tự ở các ý chính cùng cấp. Không đầu tư  quá nhiều thời gian vào việc “làm đẹp” sơ  đồ  bằng vẽ, viết, tô   màu... Không vẽ quá chi tiết, cũng không vẽ quá sơ sài. Người lập sơ đồ được phép vẽ và trang trí theo cách riêng của mình.  (Lưu ý hướng dẫn học sinh phân biệt cấp độ của các nhánh bằng màu sắc, kí tự hình   học hoặc kí tự  hình học hoặc bằng cách của riêng các em. Điều này sẽ  dẫn đến sự   sáng tạo riêng từng học sinh giúp các em nhớ được nội dung bài, tác phẩm của mình) Quy trình tổ chức hoạt động vẽ sơ đồ tư duy trên lớp: Hoạt động 1: Cho học sinh lập sơ đồ tư duy theo nhóm hay cá nhân thông qua   gợi ý của giáo viên.   Hoạt động 2: Học sinh hoặc đại diện của các nhóm học sinh lênvẽ  hoặc báo   cáo, thuyết minh về sơ đồ tư duy mà nhóm hay cá nhân đã thiết lập.  Hoạt động 3: Học sinh  thảo luận, bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện sơ đồ  tư   duy về kiến thức của bài học đó. Giáo viên sẽ là người cố vấn, là trọng tài giúp học   sinh  hoàn chỉnh sơ đồ tư duy, từ đó dẫn dắt đến kiến thức của bài học. Hoạt động 4: Củng cố kiến thức bằng một sơ đồ  tư duy mà giáo viên đã chuẩn   bị  sẵn hoặc một sơ  đồ  tư  duy mà cả  lớp đã tham gia chỉnh sửa hoàn chỉnh, cho học   sinh lên trình bày, thuyết minh về kiến thức đó 7.4. Giải pháp đã thực hiện Lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 – 2000 được chia làm 6 chủ đề: ­ Chủ đề 1: Sự hình thành trật tự thế giới mới sai Chiến tranh thế giới thứ hai (1945­ 1949) ­ Chủ đề 2: Liên Xô và các nước Đông Âu (1945­1991). Liên bang Nga (1991­2000) ­ Chủ đề 3: Các nước Á ­ Phi ­ Mĩ Latinh (1945­2000) ­ Chủ đề 4: Mĩ ­Tây Âu ­ Nhật Bản (1945­2000) ­ Chủ đề 5: Quan hệ quốc tế( 1945 ­2000) 7.4.1. Chủ đề 1: Sự hình thành trật tự thế giới mới sau Chiến tranh thế giới thứ  hai (1945­1949) a. Xác định mục tiêu của chủ đề  *Về kiến thức: ­ Hệ thống kiến thức cơ bản để học sinh nắm được: + Hội nghị Ianta 2­1945 và những thỏa thuận của 3 cường quốc 9
  10. + Tổ  chức Liên Hợp Quốc: sự  thành lập, mục tiêu, nguyên tắc hoạt động, cơ  cấu tổ chức, vai trò và mối quan hệ giữa Liên hợp quốc và Việt Nam. ­ Từ kiến thức cơ bản, HS vận dụng để giải quyết các vấn đề sau: + So sánh điểm giống và khác nhau của Trât tự thế giới Vecxai – Oasinhtơn với  trật tự 2 cực Ianta, rút ra đặc trưng của trật tự thế giới mới. * Về kĩ năng: ­ Rèn luyện kỹ năng phân tích, nhận xét, đánh giá, khái quát ­ Rèn luyện kỹ năng tổng hợp, trả lời câu hỏi trắc nghiệm ­ Rèn luyện các phương pháp tự học, tự nghiên cứu, khai thác kênh hình,… *Về thái độ: ­ Nhận thức được chính từ đặc trưng đó nên ngay sau chiến tranh thế giới thứ hai tình   hình thế  giới đã diễn ra ngày càng căng thẳng. Quan hệ giữa hai phe trở nên đối dầu  quyết liệt. ­ Hiểu được những chuyển biến khó khăn của nước ta sau Cách mạng tháng Tám và   thấy được mối liên hệ  mật thiết giữa cách mạng nước ta với tình hình thế  giới, với  cuộc đấu tranh giữa hai phe trong cuộc Chiến tranh lạnh.  * Về định hướng phát triển năng lực: + Năng lực chung: năng lực tự  học; năng lực năng lực hợp tác; năng lực phát  hiện và giải quyết vấn đề; năng lực diễn đạt và sử dụng ngôn ngữ, năng lực tin học,  năng lực thẩm mĩ. + Năng lực chuyên biệt: năng lực tái hiện hiện tượng sự kiện lịch sử; năng lực   ghi nhớ  các sự kiện, năng lực vận dụng kiến thức đã học để  giải quyết vấn đề  thực   tiễn.  b. Giáo viên hướng dẫn học sinh xây dựng sơ đồ tư duy Với chủ đề này, xây dựng sơ đồ tư duy sẽ giúp học sinh dễ nhớ, đơn giản hóa   kiến thức. Nhìn vào sơ đồ sẽ giúp học sinh hiểu được Trật tự thế giới sau Chiến tranh  được hình thành như  thế  nào? Trật tự  này có sự  khác biệt gì so với trật tự  thế  giới   trước? GV gợi mở để HS nhớ lại với chủ đề về: “Trật tự thế giới sau Chiến tranh thế  giới thứ  hai(1945­1949), có 2 nội dung chính: Hội nghị  I­an­ta và Tổ  chức Liên hợp  quốc. Từ  vấn đề  cơ  bản của chủ  đề, HS biết mở  rộng, nâng cao: so sánh, đánh giá   điểm giống và khác nhau của trật tự thế giới sau chiến tranh thế giới thứ hai với trật   tự thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ nhất. Từ đó, giáo viên giúp học sinh xác định  các bước xây dựng sơ đồ tư duy. ­ Bước 1: Chọn từ trung tâm là Trật tự thế giới mới sau Chiến tranh thế giới hai ­ Bước 2: xác định nhánh cấp 1: Hội nghị Ianta, Tổ chức Liên hợp quốc ­ Bước 3: xác định nhánh cấp 2, theo từng nhánh cấp 1: 10
  11. + Hội nghị I­an­ta: * Hoàn cảnh: Chiến tranh thế giới 2 bước vào giai đoạn kết thúc, 3 vấn đề cấp   thiết đặt ra, đại biểu 3 cường quốc họp ở I­an­ta (Liên Xô) * Nội dung: Thống nhất mục tiêu tiêu diệt chủ nghĩa phát xít; thành lập tổ chức   Liên hợp quốc; phân chia phạm vi ảnh hưởng * Ý nghĩa ­ tác động: hình thành khuôn khổ  trật tự  thế  giới mới; tạo ra sự đối  đầu Đông –Tây; trật tự 2 cực I­an­ta phản ánh thế cân bằng giữa 2 cực Xô ­ Mĩ ­ Bước 4: +  Học sinh làm việc cá nhân ­ vẽ bản đồ tư duy vào vở.  + Giáo viên gọi 2  học sinh vẽ sơ đồ  trực tiếp lên bảng (mỗi học sinh thiết kế  một   nhánh của sơ đồ) ­ Bước 5:  + Học sinh nhận xét, bổ sung hoàn chỉnh phần sơ đồ + Giáo viên kết luận, đánh giá hoạt động của học sinh.  + Giáo viên có thể trình chiếu sơ đồ tư duy mà giáo viên đã chuẩn bị trước để học sinh  có thể tham khảo và rút kinh nghiệm làm tốt hơn trong các giờ ôn tập sau. Từ sơ đồ tư duy và kiến thức đã học ở lớp 11, giáo viên đặt ra vấn đề mở rộng   và vận dụng: So sánh điểm giống và khác nhau giữa trật tự  2 cực I­an­ta sau Chiến   tranh thế giới thứ hai với trật tự Vecxai – Oasinhtơn sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.   Học sinh suy nghĩ và giải quyết vấn đề giáo viên đặt ra. * Ví dụ minh họa Sơ  đồ  tư duy trong ôn tập chủ đề: Sự hình thành trật tự thế giới mới sau Chiến   tranh thế giới thứ hai (1945­1949) 11
  12. 12
  13. 7.4.2. Chủ đề  2: Liên Xô và các nước Đông Âu (1945­1991). Liên bang Nga (1991­ 2000)  a. Xác định mục tiêu của chủ đề * Về kiến thức ­ Hệ thống kiến thức cơ bản để học sinh nắm được: + Liên Xô từ 1945­ những năm 70: công cuộc khôi phục kinh tế và xây dựng Chủ  nghĩa xã hội của Liên Xô + Nguyên nhân tan rã của chế độ xã hội chủ nghĩa của Liên Xô và Đông Âu + Liên Bang Nga 1991­2000: tình hình kinh tế, chính trị và chính sách đối ngoại       + Hình thành một số khái niệm lịch sử: “Đông Âu”; “nhà nước dân chủ nhân dân”,  “hệ thống xã hội chủ nghĩa”, “cải tổ”, “cơ chế quan liêu, bao cấp”… * Về kỹ năng: Rèn luyện các thao tác tư duy như: Trình bày, kĩ năng giải thích, phân  tích, đánh giá, khai thác tranh ảnh lịch sử. * Về thái độ: 13
  14. ­ Học tập tinh thần vượt khó, lao động cần cù, sáng tạo của nhân dân Liên Xô và các  nước Đông Âu trong công cuộc khôi phục kinh tế và xây dựng cơ sở vật chất của chủ  nghĩa xã hội. ­ Học sinh cần trân trọng mối quan hệ truyền thống quý báu giữa Việt Nam với Liên   Xô (nay là nước Nga) và các nước Đông Âu. Giáo dục học sinh về niềm tin công cuộc  xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam ngày nay. * Về định hướng phát triển năng lực:  + Năng lực chung: năng lực tự  học; năng lực năng lực hợp tác; năng lực phát  hiện và giải quyết vấn đề; năng lực diễn đạt và sử dụng ngôn ngữ, năng lực tin học,  năng lực thẩm mĩ. + Năng lực chuyên biệt: năng lực tái hiện hiện tượng sự kiện lịch sử;  năng lực  giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực vận dụng kiến thức đã học để giải quyết vấn  đề thực tiễn. b. Giáo viên hướng dẫn học sinh xây dựng sơ đồ tư duy   Học sinh ôn tập chủ  đề  trên cơ  sở  thiết lập sơ  đồ  tư  duy theo cách làm việc  nhóm. Giáo viên chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm thiết kế sơ đồ tư duy theo hướng  dẫn của giáo viên (trình bày trên khổ giấy Ao) ­ Bước 1: Chọn từ trung tâm là Liên Xô ­ Đông Âu( 1945 ­1991). Liên bang Nga(1991­ 2000) ­ Bước 2: xác định nhánh cấp 1: Liên Xô (1945 ­1991), Đông Âu, Liên Bang Nga (1991­2000) ­ Bước 3: xác định nhánh cấp 2,3  +  Liên Xô (1945­1991):  * Công cuộc khôi phục kinh tế (1945­1950): Bối cảnh, thành tựu, ý nghĩa * Công cuộc xây dựng chủ  nghĩa xã hội( 1950­1973): Nhiệm vụ, thành tựu, ý   nghĩa * Khủng hoảng, cải tổ và sự  sụp đổ( 1993­1991): Sự  kiện khủng hoảng, công  cuộc cải tổ, Sự kiện sụp đổ + Nguyên nhân sụp đổ chủ nghĩa xã hội * Nguyên nhân chủ quan: đường lối lãnh đạo chủ quan, duy ý chí; không bắt kịp   sự phát triển khoa học kĩ thuật; cải tổ mắc sai lầm… * Nguyên nhân khách quan: Sự chống phá của các thế lực thù địch + Liên Bang Nga: * Sự ra đời: là quốc gia kế tục Liên Xô tại Hội đồng bảo an Liên hợp quốc 14
  15. * Tình hình chính trị: Hiếp pháp 12/1993 quy định chế  độ  Tổng thống Liên   Bang; những khó khăn: li khai, xung đột sắc tộc… * Kinh tế: từ  năm 1991­1995 tốc độ  tăng trưởng âm, từ  năm 1996­ 2000 tăng  trưởng… ­ Bước 4:  + Học sinh làm việc nhóm ­ vẽ bản đồ tư duy vào giấy. + Giáo viên gọi các nhóm lên treo sản phẩm lên bảng, Đại diện nhóm trình bày  ­ Bước 5:  + Học sinh nhận xét, bổ sung hoàn chỉnh phần sơ đồ + Giáo viên kết luận, đánh giá hoạt động của học sinh. * Ví dụ minh họa: Sơ  đồ  tư  duy trong ôn tập chủ  đề: Liên Xô và các nước Đông Âu (1945­1991).   Liên bang Nga (1991­2000) 15
  16. 16
  17. 7.4.3. Chủ đề 3: Các nước Á ­ Phi ­ Mĩ Latinh (1945 ­ 2000) a. Xác định mục tiêu của chủ đề * Về kiến thức:  Ôn tập chủ đề này nhằm giúp HS nắm được: ­ Một số vấn đề cơ bản về các nước châu Á (1945­2000) + Đông Bắc Á: nét chung về khu vực sau Chiến tranh thế giới thứ hai; tình hình   Trung Quốc: cuộc nội chiến (1949­1950) và công cuộc cải cách mở  cửa (từ 1978 đến   nay) + Đông Nam Á: những biến đổi của khu vực Đông Nam Á sau Chiến tranh thế  giới hai: quá trình giành độc lập, sự phát triển kinh tế xã hội, liên kết khu vực­ tổ chức  Asean; Những nét chính cách mạng Lào và Campuchia (1945­2000) +Ấn Độ: Cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân  Ấn Độ  và công cuộc xây  dựng đất nước ­ Những nét chính về phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Phi và Mĩ Latinh sau Chiến   tranh thế giới thứ hai * Về kỹ năng: ­ Quan sát, khai thác lược đồ tranh ảnh.  ­ Các kĩ năng tư duy (so sánh, phân tích, tổng hợp) * Về thái độ: ­ Hiểu, trân trọng, cảm phục những thành tựu đạt được trong công cuộc đấu tranh   giành độc lập và xây dựng phát triển đất nước của các quốc gia  Á, Phi, Mĩ Latinh. Tự  hoà về  những biến đổi lớn lao của bộ mặt khu vực Đông Nam Á hiện nay. ­ Rút ra được những bài học cho sự đổi mới và phát triển của đất nước Việt Nam * Về định hướng phát triển năng lực:  + Năng lực chung: năng lực tự  học; năng lực năng lực hợp tác; năng lực phát  hiện và giải quyết vấn đề; năng lực diễn đạt và sử dụng ngôn ngữ, năng lực tin học,  năng lực thẩm mĩ. + Năng lực chuyên biệt: năng lực tái hiện hiện tượng sự kiện lịch sử;  năng lực  giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực vận dụng kiến thức đã học để giải quyết vấn  đề thực tiễn; năng lực khai thác sự kiện thông qua tranh ảnh, lược đồ, sơ đồ; năng lực  liên hệ thực tế kiến thức thời sự… b. Giáo viên hướng dẫn học sinh xây dựng sơ đồ tư duy Đây là chủ  đề  quan trọng trong chương trình Lịch sử  lớp 12, phần Lịch sử  thế  giới hiện đại. Chủ  đề  này bao gồm nhiều nội dung, được viết trong 3 bài: bài 3­ các  nước Đông Bắc Á; bài 4 ­ các nước Đông Nam Á; bài 5­ Châu Phi và khu vực Mĩ  17
  18. Latinh (sách giáo khoa Lịch sử 12). Vì vậy, thiết kế  sơ  đồ  tư  duy cho chủ  đề  này sẽ  giúp học sinh nắm nhanh kiến thức trọng tâm, phân tích, đánh giá được những vấn đề  một cách hệ  thống. Giáo viên hướng dẫn học sinh xây dựng sơ  đồ  tư  duy theo các   bước sau: ­ Bước 1: Chọn từ trung tâm là Các nước Á­ Phi­ Mĩ Latinh (1945­2000) ­ Bước 2: xác định nhánh cấp 1: Châu Á, Châu Phi ­ khu vực Mĩ Latinh, Ý nghĩa phong   trào giải phóng dân tộc ­ Bước 3: xác định nhánh cấp 2, theo từng nhánh cấp 1: + Châu Á:  * Các nước Đông Bắc Á: những biến đổi về  kinh tế, chính trị  của khu vực;   Trung Quốc từ 1945 đến 2000) * Đông Nam Á: biến đổi của khu vực sau Chiến tranh thế giới thứ hai, khái quát  về lịch sử Lào và Camphuchia * Nam Á ­ Ấn Độ: cuộc đấu tranh giành độc lập, công cuộc xây dựng đất nước + Châu Phi ­ khu vực Mĩ Latinh: những nét chính về phong trào giải phóng dân tộc  ở  Châu Phi và cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc ở khu vực Mĩ Latinh, từ đó có sự  so sánh về kẻ thù, phương pháp đấu tranh chủ yếu, giai cấp lãnh đạo ở 2 khu vực này + Ý nghĩa phong trào giải phóng dân tộc: phân tích được ý nghĩa của phong trào giải  phóng dân tộc ở Á, Phi, Mĩ Latinh sau Chiến tranh thê giới thứ hai * Làm thay đổi bản đồ chính trị thế giới * Làm sụp đổ hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân cũ * Tạo điều kiện cho các nước xây dựng và phát triển kinh tế ­ xã hội * Làm xói mòn và tan rã trật tự hai cực I­an­ta ­ Bước 4: HS làm việc nhóm: chia lớp thành 3 nhóm  + Nhóm 1 ­ xây dựng nhánh Châu Á  + Nhóm 2­ xây dựng nhánh Châu phi và Mĩ Latinh + Nhóm 3 ­ ý nghĩa phong trào giải phóng dân tộc Á Phi ­ Mĩ Latinh.  Các nhóm thiết kế sơ đồ vào giấy Ao ­ Bước 5:  + Học sinh các nhóm trình bày sản phẩm, các nhóm khác đánh giá, bổ sung.  + Giáo viên kết luận, nhận xét để học sinh hoàn chỉnh sơ đồ tư duy.  * Ví dụ minh họa Sơ đồ tư duy dùng trong ôn tập chủ đề: Các nước Á ­ Phi ­ Mĩ Latinh (1945 ­  2000) 18
  19. 7.4.4. Chủ đề 4: Mĩ ­Tây Âu ­ Nhật Bản (1945­2000) a. Xác định mục tiêu của chủ đề * Về kiến thức ­ Nước Mĩ + Học sinh nắm được những nét cơ bản nhất về sự phát triển kinh tế, khoa học kĩ  thuật của nước Mĩ; nguyên nhân của sự phát triển kinh tế và ảnh hưởng của nó tới  chính sách đối nội và đối ngoại của nước Mĩ + Chính sách đối nội, đối ngoại của nước Mĩ từ 1945 – 2000. ­ Tây Âu: + Tình hình kinh tế  và chính sách đối ngoại của Tây Âu từ  sau Chiến tranh thế  giới   thứ hai đến nay. + Hiểu được những nét chính về  sự  thành lập và phát triển của liên minh Châu Âu   (EU). Thấy được đây là một tổ  chức liên kết khu vực có tính chất phổ  biến của thời   đại ngày nay. ­ Nhật Bản: + Quá trình phát triển của Nhật Bản từ  sau Chiến tranh thế giới thứ hai qua các giai  đoạn về kinh tế, khoa học kĩ thuật và đối ngoại. + Nguyên nhân dẫn đến sự phát triển “thần kì” của Nhật Bản  * Về kĩ năng ­ Rèn kỹ năng phân tích, kĩ năng so sánh về sự phát triển kinh tế, chính sách đối ngoại  của ba trung tâm kinh tế, tài chính Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản * Về thái độ ­ Học sinh nhận thức đúng đắn về chủ nghĩa tư bản ở Mĩ ­ Phản đối những chính sách và hoạt động của giới cầm quyền Mĩ đi ngược lại   nguyện vọng của nhân dân Mĩ và thế giới. ­ Nhận thức xu thế hội nhập là phù hợp với khách quan và thuận theo xu hướng đó ­ Nhận thức đúng mối quan hệ giữa Việt Nam với các nước Tây Âu và EU ­ Bồi dưỡng lòng khâm phục và khả năng sáng tạo, ý thức tự cường của người Nhật.   Từ đó, học sinh hình thành ý thức phấn đấu trong học tập và cuộc sống. ­ Ý thức hơn về trách nhiệm của thế hệ trẻ với công cuộc hiện đại hóa đất nước. * Về định hướng phát triển năng lực + Năng lực chung: năng lực tự  học; năng lực năng lực hợp tác; năng lực phát  hiện và giải quyết vấn đề; năng lực diễn đạt và sử dụng ngôn ngữ, năng lực tin học,  năng lực thẩm mĩ. 19
  20. + Năng lực chuyên biệt: năng lực tái hiện hiện tượng sự kiện lịch sử;  năng lực  giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực vận dụng kiến thức đã học để giải quyết vấn  đề thực tiễn b. Giáo viên hướng dẫn học sinh xây dựng sơ đồ tư duy Chủ đề: Mĩ ­Tây Âu ­ Nhật Bản (1945­2000) được xây dựng trên cơ sở 3 bài học   trong sách giáo khoa Lịch sử lớp 12 : Bài 6­ nước Mĩ, bài 7 ­ Tây Âu, bài 8 – nước Mĩ.  Đây là chủ  đề  quan trọng trong ôn thi THPT Quốc gia. Với thời lượng có hạn, trong   khi kiến thức lại nhiều, giáo viên cần gợi mở những vấn đề để học sinh tái hiện kiến  thức và thiết kế, bố trí trên sơ đồ  tư  duy bằng các thuật ngữ  và “từ  khóa” ngắn gọn,   dễ nhớ. . Giáo viên hướng dẫn học sinh xây dựng sơ đồ tư duy theo các bước sau: ­ Bước 1: Chọn từ trung tâm là Mĩ ­Tây Âu ­ Nhật Bản (1945­2000)  ­ Bước 2: xác định nhánh cấp 1: Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản ­ Bước 3: xác định nhánh cấp 2, theo từng nhánh cấp 1: + Mĩ: * Kinh tế: chia theo 3 giai đoạn: 1945­1973, 1973­1991, 1991­2000. Cần nêu rõ  đặc điểm cơ bản từng giai đoạn và nguyên nhân của nó. * Khoa học kĩ thuật: Nước Mĩ là nước khởi đầu  cách mạng KHKT lần 2 * Đối ngoại: chiến lược toàn cầu: cơ  sở, mục tiêu, biện pháp, kết quả; chiến   lược cam kết và mở rộng (1991 ­ nay). + Tây Âu * Kinh tế: chia theo 4 giai đoạn: 1945­1950, 1950­1973, 1973­1991, 1991 ­2000.  Cần nêu rõ đặc điểm cơ bản từng giai đoạn và nguyên nhân của nó. * Đối ngoại: liên với Mĩ, từ 1950 trở đi đa dạng hóa, đa phương hóa; 1973 đến   nay, thoát dần ảnh hưởng khỏi Mĩ. * Liên minh Châu Âu( EU): sự ra đời, mục tiêu, vai trò. + Nhật Bản * Kinh tế: chia theo 3 giai đoạn: 1945­1952, 1952­1973, 1973­1991, 1991 ­2000.  Cần nêu rõ đặc điểm cơ bản từng giai đoạn và nguyên nhân của nó. * Khoa học kĩ thuật: tập trung sản xuất  ứng dụng dân dụng và mua bằng sáng   chế phát minh * Đối ngoại: liên minh chặt chẽ  với Mĩ, từ  1973 mở  rộng quan hệ  với các   nước... ­ Bước 4: Học sinh tự thiết kế sơ đồ tư duy theo ý tưởng của mình ­ Bước 5: Học sinh trình bày ý tưởng của mình. Giáo viên bổ  sung,đóng góp để  học   sinh hoàn chỉnh sơ đồ tư duy.  * Ví dụ minh họa 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2