Đề tài: Ứng dụng CNTT vào giảng dạy tiết ngữ pháp: "will và be going to" ở lớp 10
lượt xem 2
download
Đề tài: Ứng dụng CNTT vào giảng dạy tiết ngữ pháp: "will và be going to" ở lớp 10 với mục tiêu giúp giáo viên có thể chèn một số đoạn hội thoại liên quan đến bài học để học sinh thực hành nghe, nói,... giúp tiết học bớt khô khan, nhàm chán mà còn trở nên sinh động. Giáo viên cũng tiết kiệm được thời gian hướng dẫn học sinh thực hành phát âm từ khó hay giải thích từ, cấu trúc phức tạp nhờ vào tranh ảnh mà công nghệ thông tin mang lại;...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề tài: Ứng dụng CNTT vào giảng dạy tiết ngữ pháp: "will và be going to" ở lớp 10
- CHUYÊN ĐỀ: ỨNG DỤNG CNTT VÀO GIẢNG DẠY TIẾT NGỮ PHÁP: "WILL và BE GOING TO" Ở LỚP 10 Giáo viên: Lê Hồng Bộ Đơn vị: Trường THPT Thới Bình- Cà Mau
- CHUYÊN ĐỀ PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở chọn đề tài 2. Lý do chọn đề tài PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lý luận 2. Cơ sở thực tiển 3. Biện pháp giải quyết vấn đề Nội dung chuyên đề: ỨNG DỤNG CNTT VÀO GIẢNG DẠY TIẾT NGỮ PHÁP: "WILL VÀ BE GOING TO" Ở LỚP 10 PHẦN III: KẾT LUẬN
- PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài: Xuất phát từ thực tế học tiếng Anh ở chương trình tiếng Anh 10 cơ bản làm sao phân biệt được cách dùng "The present progressive with a future meaning với Will và Be going to", vì tất cả điều mang ý nghĩa tương lai. Học sinh rất khó phân biệt cách dùng giữa chúng. Hơn nữa trong chương trình tiếng Anh 10 cơ bản bài tập này rất ít chỉ học trong một tiết ở phần Language focus bài số 5, mãi đến bài 14 lại nhấn mạnh sự khác biệt giữa “Will và Be going to". Trong một tiết học mà cho học sinh làm cả ba phần bài tập như thế rất khó. Hơn nữa, ở phần ví dụ bài số 5 chỉ đề cặp đến "The present progressive with a future meaning với Will và Be going to" nhưng bài tập lại yêu cầu phân biệt "will và "The present progressive with a future meaning" (bài tập số1), bài tập số 2 và 3 tương đối hợp lý là phân biệt "The present progressive with a future meaning với Will và Be going to". Qua nhiều năm dạy phần này tôi nhận thấy học sinh gặp rất nhiều khó khăn khi học đến phần này. Tôi mài mò, tìm hiểu thêm sách tham khảo, bạn bè đồng nghiệp để làm sao đơn giản quá phần này. Tôi mạnh dạn đưa thêm nhiều bài tập cho các em làm thêm và cho các em phân biệt từ cặp một. Ví dụ như cho các em phân biệt giữa "Will và Be going to" trước, sau đó đến "Be going to và The present progressive with a future meaning".
- Ngày nay, cùng với sự hổ trợ của công nghệ thông tin nên tôi có thể cho các em thực hành được nhiều dạng bài tập hơn. Ngoài việc học trên lớp học sinh có thể thực hành ở nhà rất dễ dàng nếu các có được máy tính kết nối mạng. Giáo viên có thể cung cấp một số địa chỉ học tập tiếng Anh để học sinh có cơ hội thực hành ở nhà nhiều hơn. Vì tiết học ngữ phấp rất khô khan, học sinh chủ yếu chép nhiều nên các em không tập trung được vào bài. Với công nghệ thông tin giáo viên có thể chèn một số đoạn hội thoại liên quan đến bài học để học sinh thực hành nghe, nói,... giúp tiết học bớt khô khan, nhàm chán mà còn trở nên sinh động. Giáo viên cũng tiết kiệm được thời gian hướng dẫn học sinh thực hành phát âm từ khó hay giải thích từ, cấu trúc phức tạp nhờ vào tranh ảnh mà công nghệ thông tin mang lại.
- 2. Cơ sở chọn đề tài: Dạy tiết ngữ pháp rất khô khang, dễ gây buồn ngủ. Do vậy, đòi hỏi người dạy phải dạy phải lồng vào bài dạy các kỹ năng: nghe, nói, đọc và viết để tiết học trở nên sinh động hơn. Để làm được điều này, giáo viên phải tốn nhiều thời gian chuẩn bị. Ngày nay, nhờ có sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, giáo viên có thể cho học sinh thực hành được nhiều dạng bài tập hơn, các em nắm được kiến thức tốt hơn. Qua nhiều năm giảng dạy tôi mạnh dạn áp dụng CNTT vào bài dạy và bước đầu đạt hiệu quả tương đối tốt. Bài học không còn nhàm chán, khô cứng, nội dung kiến thức được đảm bảo và các em học sinh bớt căng thẳng.
- PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lý luận. Như đã đề cặp ở phần trên, học Ngoại ngữ không cần đòi hỏi tính sáng tạo nhiều mà đòi hỏi người học phải bắt chước, thực hành nhiều thì hiệu quả mang lại sẽ cao. Một vài năm trước đây việc học ngoại ngữ phụ thuộc hoàn toàn vào người “thầy”, thầy dạy thế nào thì học trò học thế ấy, các em không có sự so sánh đối chiếu, thầy phát âm thế nào thì các em phải làm theo. Hơn nữa, các em rất ít cơ hội và hầu như không có cơ hội để thực hành môn nói nếu ra khỏi phạm vi lớp học, các em dễ quên ngay sau khi học. Đôi khi “thầy” trang bị cho lớp được một băng nghe các em phần nào bắt chước được giọng của người bản xứ nhưng bao nhiêu đó vẫn chưa đủ bởi vì nghe nhưng không thấy hình thì cũng rất khó. Gần đây, với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, các trường đã trang bị được các phòng nghe nhìn giúp học sinh rất nhiều trong việc học tiếng Anh. Giáo viên cũng bớt khó khăn khi phải hướng dẫn học sinh đọc các từ khó, hay giải thích nghĩa các từ trừu tượng,…
- Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy nhằm tạo động lực kích thích sự học tập của học sinh, chất lượng các giờ học ngoại Ngữ ngày càng được cải thiện. Từ thực tế trên, tôi mạnh dạn áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy.
- 2. Cơ sở thực tiển: Về phía nhà trường: Trường lớp hiện nay được trang bị khang trang hơn, mỗi lớp học đều có màng chiếu. Các trang thiết bị phục vụ cho việc ứng dụng công nghệ thông tin như phòng máy, máy chiếu, máy tính, … Về phía giáo viên: Các giáo viên đều đạt chuẩn về trình độ chuyên môn nghiệp vụ và có thêm bằng A hay B tin học nên việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy tương đối dễ dàng. Cùng với sự nhiệt tình giúp đỡ của tổ Tin học nên giáo viên mạnh dạn ứng dụng CNTT vào giảng dạy.
- Về phía học sinh: Nhận thức của phụ huynh học sinh và các em ngày càng cao, thấy được tầm quang trọng của việc học Ngoại ngữ. Một số gia đình có điều kiện đầu tư, trang bị cho các em các phương tiện học Ngoại ngữ như: từ điển, máy tính,…nên hiệu quả học tập của các em ngày càng được cải thiện.
- 3. Biện pháp giải quyết vấn đề: Thông thường bài ngữ pháp mang nặng tính học thuật, học sinh chủ yếu làm cho xong bài tập trong sách giáo khoa. Các em ít có cơ hội thực hành nói, phát âm mà chủ yếu là viết. Nhờ công nghệ thông tin, giáo viên có thể cho học sinh thực hành đa dạng hóa các bài tập ngữ pháp như trắc nghiệm, cho học sinh nghe các tình huống ngữ pháp trong thực tế qua các đoạn video clips trên mạng...
- NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ: ỨNG DỤNG CNTT VÀO GIẢNG DẠY TIẾT NGỮ PHÁP: "WILL và BE GOING TO" Ở LỚP 10 Phần này chủ yếu ôn lại kiến thức ngữ pháp đã học ở các phần trước, nếu có sự hỗ trợ của CNTT giáo viên tiết kiệm thời gian ghi lên bảng các cấu trúc đã học (phần này được chuẩn bị sẵn ở nhà) giáo viên chỉ cần chiếu lên cho các em thấy. Thời gian tiết kiệm được làm được nhiều bài tập hơn.
- Trong sách giáo khoa tiếng Anh 10, phần ngữ pháp trang 70. Sách chỉ đưa ra "The Present progressive (with a future meaning) and Be going to" rồi cho hai ví dụ: - The first term is coming to an end soon. (The Present progressive (with a future meaning) - We are going to enjoy good weather with lots of sunshine. (Be going to- a prediction) Trong khi đó bài tập lại yêu cầu phân biệt "Will và present progressive" (bài 1), bài 2 và 3 yêu cầ phân biệt "The Present progressive và Be going to" như vậy rất khó cho học sinh phân biệt giữa "Will", "Be going to" và "Present progressive"
- Theo tôi để đơn giản vấn đề tôi phải cho thêm ví dụ để học sinh phân biệt giữa "Will", "Be going to" trước, sau đó so sánh giữa "Be going to và Present progressive" thì sẽ hiệu quả hơn.
- 1. Phân biệt Will và Be going to a). Nói về hành động tương lai: Chúng ta dùng cả WILL lẫn BE GOING TO để nói về hành động tương lai, nhưng có sự khác biệt rõ ràng.
- Hãy xem tình huống sau: Xe đạp của Helen bị bể bánh. Cô ấy kể cho cha mình nghe. Helen: My bicycle has a flat tyre. Can you repair it for me? Father: Okay, but I can't do it now. I'll repair it tomorrow. Will: Chúng ta dùng will khi chúng ta quyết định làm điều gì đó ngay vào lúc nói. Trước đó người đó chưa quyết định làm.Trước khi Helen kể cho cha cô ấy nghe ông ta chưa biết gì về chuyện bể bánh xe. Sau đó, mẹ của Helen nói với chồng bà ta. Mother: Can you repair Helen's bicycle? It has a flat tyre. Father: Yes, I know. She told me. I am going to repair it tomorrow. Be going to: Chúng ta dùng Be going to khi chúng ta đã quyết định trước đó làm một điều gì. Cha của Helen đã quyết định sửa chiếc xe đạp trước khi vợ ông ấy nói với ông ấy.
- Sau đây là vài ví dụ khác: Tom đang nấu cơm khi anh ta bất chợt phát hiện ra rằng không có muối: Tom: Ann, we haven't got any salt. Ann: Oh, haven't we? I'll get some from the shop then. (She decides at the time of speaking) Trước khi ra khỏi nhà, Ann nói với Jim: Ann: I'm going to get some salt from the shop. (She has already decided) Can I get you anything, Jim? b). Nói về điều gì sẽ xảy ra (dự đoán những sự việc tương lai) Chúng ta dùng cả Will và Be going to nói về điều mà chúng ta nghĩ sẽ xảy ra trong tương lai: Do you think Tom will get the job? Oh, dear. It's already 4 o'clock. We are going to be late. Chúng ta dùng Be going to (chứ không dùng Will) khi nói một cái gì đó ở tình huống hiện tại cho thấy điều sẽ xảy ra trong tương lai (nhất là tương lai gần). Người nói cảm thấy chắc chắn xảy ra do có tình huống hiện tại.
- Người đàn ông không thể thấy được là mình đang đi đâu. Có một cái hố trước mặt ông ta. He's going to fall into the hole.Ở đây người nói đang nói về điều mà anh ta nghĩ người đàn ông không có ý định ngã xuống hố.Trong trường hợp này chúng ta dùng Be going to khi nói về điều mà chúng ta nghĩ sẽ xảy ra. Thường thì có cái gì đó ở tình huống hiện tại. (Người đàn ông đang đi đến cái hố) làm cho người nói tin vào điều sắp xảy ra. Look at those black clouds. It's going to rain. (The clouds are there now). I feel terrible. I think I'm going to be sick. (I feel terrible now)
- Tóm lại Will Be going to diễn tả quyết định làm diễn tả quyết định làm điều gì đó ngay vào lúc một điều gì trước khi nói nói diễn tả dự đoán những sự việc tương lai. (Người nói cảm thấy chắc chắn xảy ra do có tình huống hiện tại.)
- 2. Phân biệt "Present progressive" và "Be going to" Hãy xem tình huống sau: Sun Thurs Đây là nhật ký của Tom cho tuần tới. Mon Fri tennis 2 dinner He is playing tennis on Monday afternoon. pm with Ann 8 pm He is going to the dentist on Tuesday morning. Turs Sat He is having dinner with Ann on Friday. dentist Trong tất cả các ví dụ này, Tom đã quyết định 10.10 Wed xong và đã sắp xếp để thực hiện những công việc đó.
- Khi bạn đang nói về những việc mà bạn đã sắp xếp để thực hiện, bạn dùng thì hiện tại tiếp diễn. A: What are you doing tomorrow evening? (Bạn làm gì vào tối mai?) B: I'm going to the theater. (Tôi sẽ đi xem hát) A: Are you playing football tomorrow? (Phải ngày mai bạn chơi bóng đá không?) B: Yes, but Tom isn't playing. He há hurt his leg. (Vâng nhưng Tom không chơi. Cậu ấy bị đau chân.) Cũng có thể dùng Be going to trong các câu sau đây. - What are you going to do tomorrow evening? (Bạn làm gì vào tối mai?) - Tom is going to play tennis on Monday afternoon. (Tom sẽ chơi quần vợt vào chiều thứ Hai.) Nhưng thì "Present progressive"thì tự nhiên hơn khi bạn đang nói về những việc đã được sắp xếp. Không dùng will để nói về những việc mà bạn đã thu xếp thực hiện
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
SKKN: Ứng dụng CNTT trong công việc quản lý thu – chi ( kế toán quỹ) tại Trung tâm Giáo dục Thường xuyên tỉnh
12 p | 1675 | 273
-
SKKN: Ứng dụng CNTT trong soạn giảng giáo án điện tử để nâng cao hiệu quả dạy học Địa lý lớp 12 THPT
21 p | 271 | 52
-
SKKN: Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy phân môn Luyện từ và câu lớp 4
16 p | 378 | 41
-
SKKN: Ứng dụng CNTT trong dạy Ngữ Văn ở trường THCS Tuân Đạo
19 p | 233 | 38
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác kế toán
23 p | 258 | 23
-
Ứng dụng CNTT trong đổi mới phương pháp dạy và học
2 p | 140 | 19
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong việc xây dựng giáo án điện tử dạy trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo
12 p | 47 | 13
-
Nhúng hình vẽ Geospace vào bài giảng soạn bằng LectureMaker
2 p | 127 | 13
-
SKKN: Tính hiệu quả trong việc úng dụng CNTT vào giảng dạy môn lịch sử
0 p | 148 | 13
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng CNTT trong tổ chức dạy học theo mô hình 5E bài Phản ứng Oxi hóa – Khử – Hóa học 10 THPT
96 p | 25 | 7
-
Một vài kinh nghiệm sử dụng bài giảng điện tử trong dạy học môn Hình học lớp 9
20 p | 107 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm thông qua một số ứng dụng trên hệ thống Vnedu góp phần thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại trường THPT Mường Quạ
75 p | 16 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên ứng dụng CNTT vào công tác dạy và học tại trường MN Bình Minh – Buôn Tuôr A - Dray sáp - Krông Ana - Đăk lăk
29 p | 54 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số giải pháp chỉ đạo bồi dưỡng ứng dụng CNTT trong trường mầm non
32 p | 29 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy - học tiết thực hành môn Lịch sử 11 thông qua việc sử dụng các kỹ thuật dạy học tích cực và ứng dụng công nghệ thông tin
82 p | 6 | 2
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng mô hình 5E và ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học chủ đề Ba đường conic Toán 10 - THPT
53 p | 1 | 0
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng một số nền tảng CNTT trong quá trình kiểm tra đánh giá môn Ngữ Văn góp phần hình thành và phát triển năng lực số cho học sinh tại trường THPT Nguyễn Đức Mậu
68 p | 0 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn