Đề tài "Vấn đề trách nhiêm xã hội của các doanh nghiệp việt nam hiện nay. Thực trang và giải pháp."
lượt xem 540
download
Trách nhiệm xã hội (CSR) của doanh nghiệp không hề mới nhưng vẫn giữ nguyên tính nóng bỏng đối với doanh nghiệp, với nhà đầu tư, với người tiêu dùng và toàn xã hội. CSR là một trong những yêu cầu đối với doanh nghiệp, nếu doanh nghiệp không tuân thủ CSR sẽ không thể tiếp cận được với thị trường thế giới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề tài "Vấn đề trách nhiêm xã hội của các doanh nghiệp việt nam hiện nay. Thực trang và giải pháp."
- Đề tài "Vấn đề trách nhiêm xã hội của các doanh nghiệp việt nam hiện nay. Thực trang và giải pháp."
- MỤC LỤC Bài tâp 1: Lựa chọn đề tài nghiên cứu khoa học ............................................................... 3 Bài tập 2: Xây dựng đề cương và kế hoạch nghiên cứu .................................................... 5 Chương 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài .......................................................................... 5 Bài tập 3: Viết báo cáo nghiên cứu khoa học ................................................................... 6 2.2.1. Khs khăn của nhà quản trị khi thực hiện trạch nhiệm xã hội ................................... 9 2.2.2. Tư tưởng cơ bản của vấn đề trách nhiệm xã hội ................................................... 10 3.1. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 11 3.2. Phân tích thực trạng ................................................................................................ 11 4.4. Các đề xuất kiến nghị với vấn đề nghiên cứu .......................................................... 13 4.5. Các hạn chế nghiên cứu và vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu ............................ 13 Danh mục tài liệu tham khảo ......................................................................................... 14
- Bài tâp 1: Lựa chọn đề tài nghiên cứu khoa học Đề tài: Vấn đề trách nhiêm xã hội của các doanh nghiệp việt nam hiện nay. Thực trang và giải pháp. Lý do lựa chọn đề tài: Trách nhiệm xã hội (CSR) của doanh nghiệp không hề mới nhưng vẫn giữ nguyên tính nóng bỏng đối với doanh nghiệp, với nhà đầu tư, với người tiêu dùng và toàn xã hội. CSR là một trong những yêu cầu đối với doanh nghiệp, nếu doanh nghiệp không tuân thủ CSR sẽ không thể tiếp cận được với thị trường thế giới. Tuy nhiên ở Việt Nam việc thực hiện CSR còn tương đối khó khăn. Trước hết đó là sự hiểu biết của doanh nghiệp về CSR chưa đầy đủ, doanh nghiệp chỉ hiểu đơn thuần là làm từ thiện mà chưa hiểu rằng việc thực hiện CSR là từ ngay trong DN. Việc làm thứ hai tác động đến việc thực hiện CSR là do DN thiếu nguồn tài chính, và kỹ thuật để thực hiện các chuẩn mực CSR đặc biệt là các DN vừa và nhỏ, mà phần lớn DN Việt Nam là DN nhỏ và vừa. Bản thân công ty khi di vào hoạt dộng dã là một chủ thể của xã hội, sử dụng nguồn lực của xã hội và môi truờng, do dó có thể tác dộng tiêu cực tới xã hội và môi truờng. Vì vậy, doanh nghiệp phải có ý thức về những tác dộng từ hoạt dộng sản xuất kinh doanh của mình và có trách nhiệm với chính hành vi của mình truớc xã hội. Có thể nói bản chất của doanh nghiệp không thể chỉ vì- lợi nhuận mà doanh nghiệp ngay từ dầu dã dóng vai trò của một “công dân” trong xã hội với tất cả nghia vụ và quyền lợi thích hợp của mình trong dó. Nếu chỉ nhìn nhận don giản khi cho rằng doanh nghiệp hoạt dộng duy nhất vì- lợi nhuận và bù dắp lại chi phí xã hội, cung nhu “trả tiền”
- cho các dịch vụ công mà doanh nghiệp huởng lợi thông qua việc dóng thuế, chúng ta sẽ thấy những ô nhiễm môi truờng và chi phí xã hội mà doanh nghiệp gây ra có thể lớn hon rất nhiều lần lợi ích mà công ty này mang lại từ tiền thuế hay tạo việc làm. Tất cả sự kiện của doanh nghiệp nhu khai truong dòng sản phẩm mới, dặt một nhà máy, dóng cửa một chi nhánh…. dều kéo theo những hệ quả xã hội nhất dịnh. Do dó, không thể tách rời hoàn toàn giữa tính chất kinh tế và xã hội khi nhìn nhận bản chất và hoạt dộng của doanh nghiệp. Chính vì vậy mà em lựa chọn đề tài: “Vấn đề trách nhiêm xã hội của các doanh nghiệp việt nam hiện nay. Thực trang và giải pháp”
- Bài tập 2: Xây dựng đề cương và kế hoạch nghiên cứu Chương 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài 1. Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài 2. Vấn đề nghiên cứu trong đề tài 3. Mục tiêu nghiên cứu 4. Câu hỏi đặt ra trong nghiên cứu 5. Phạm vi nghiên cứu 6. Ý nghĩa của nghiên cứu 7. Kết cấu báo cáo nghiên cứu Chương 2: Một số vấn đề lý luận về chủ đề nghiên cứu 1. Một số định nghĩa, khái niệm cơ bản 2. Một số lý thuyết của vấn đề nghiên cứu 3. Tông quan tình hình nghiên cứu 4. Những nghiên cứu co liên quan đến đề tài Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và kết quả phân tích thực trạng vấn đề nghiên cứu 1. Phương pháp nghiên cứu 2. Đánh giá tổng quan tình hình và ảnh hưởng của nhân tố môi trường đến vấn đề nghiên cứu Chương 4: Các kết luận, thảo luận và đề xuất với vấn đề nghiên cứu 1. Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu 2. Các thảo luận và ván đề đặt ra trong nghiên cứu 3. Các dự báo triển vọng về vấn đề trong nghiên cứu 4. Các đề xuất, kiến nghị với vấn đề nghiên cứu 5. Các hạn ché nghiên cứu và vấn đề đặt ra cần tiếp tuc nghiên cứu
- Bài tập 3: Viết báo cáo nghiên cứu khoa học Chương 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài 1. Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là một vấn đề được đề cập khá nhiều ở nước ta trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, nhận thức về vấn đề này của các doanh nghiệp nói chung hiện vẫn còn khá hạn chế; do đó, việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp một cách đầy đủ theo đúng yêu cầu đích thực của nó cũng còn rất nhiều bất cập. Trong thời gian qua, mặc dù công luận và các phương tiện thông tin đại chúng đã thường xuyên đưa tin về những vi phạm gây ô nhiễm môi trường của nhiều doanh nghiệp, nhưng dường như là đa số các cơ quan chức năng của các địa phương đều chưa có những biện pháp đủ mạnh để xử lý các trường hợp đó, trong khi phần lớn các doanh nghiệp thì tìm mọi biện pháp để né tránh trách nhiệm. Nhiều người cho rằng, nói về ý thức tự giác của doanh nghiệp trong việc bảo vệ môi trường trong thời điểm hiện nay dường như là một câu chuyện xa vời và không thực tế! Nhưng rõ ràng ô nhiễm môi trường từ hoạt động sản xuất, chế biến các sản phẩm của các doanh nghiệp hiện nay đã lên tới mức báo động, thể hiện trách nhiệm xã hội của doanh đối với việc bảo vệ môi trường còn rất hạn chế. Tình trạng thiếu trách nhiệm xã hội, thiếu đạo đức, văn hoá trong sản xuất - kinh doanh của không ít các doanh nghiệp là đã để xảy ra hàng loạt các sự kiện liên quan đến các mặt hàng nông sản thực phẩm không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, như nước tương đen chứa 3-MCPD (một chất có thể gây
- ung thư), thực phẩm bảo quản bằng foocmon, hàn the, rau được tưới các chất kích thích tăng trưởng, cá nuôi trong môi trường bị ô nhiễm, nông sản thực phẩm chế biến sử dụng các chất bảo quản độc hại, dư lượng kháng sinh hay thuốc bảo vệ thực vật vượt quá tiêu chuẩn cho phép và gần đây nhất là việc hàng loạt các sản phẩm sữa nhiễm melamine - một chất độc hại gây ra sạn thận ở trẻ em, có thể dẫn tới tử vong. Với những nguyên nhân như vậy, trách nhiệm xã hội là một vấn đề rất cáp thiết hiện nay. Các doanh nghiệp cần phải giải quyết vấn đề trách nhiệm một cách đúng đắn để nâng cao được uy tín cho doanh nghiệp của mình. 2. Vấn đề nghiên cứu trong đề tài Trong thời đại toàn cầu hóa, doanh nghiệp không chỉ là đại diện cho chính mình mà còn là bộ mặt của quốc gia. Chính vì vậy, trách nhiệm xã hội không phải là bề nổi, không là một khía cạnh “cộng thêm” mà là bản chất của doanh nghiệp. Bởi vì, chỉ có đạo đức tốt thì mới kinh doanh tốt được, tức doanh nghiệp càng có trách nhiệm xã hội bao nhiêu, càng có khả năng sinh lợi nhiều bấy nhiêu và ngược lại. Vì vậy vấn đề đặt ra là làm sao để nâng cao hoạt động thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. 3. Các mục tiêu nghiên cứu - Nghiên cứu thực trạng hoạt động thực hiện trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp việt nam hiện nay(co một số doanh nghiệp thực hiện tốt và một số doanh nghiệp thực hiện chưa tốt) - Đưa ra một số kiến nghị , giải pháp nhằm nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.
- 1.4. Các câu hỏi đặt ra trong nghiên cứu - Tại sao phải thực hiện trách nhiệm xã hội? - Thực hiện trách nhiệm xã hội thì đạt được lợi ích gì? -Thực trạng thực hiện trách nhiêm xã hội ở các doanh nghiệp việt nam hiện nay như thế nào? -Giải pháp nào để nâng cao trách nhiêm xã hội của các doanh nghiệp? 1.5. Phạm vi nghiên cứu - Thời gian: Những năm gần đây - Không gian : việt nam - Đối tượng: Các doanh nghiệp Việt Nam 1.6. Ý nghĩa của việc nghiên cứu - Thông qua việc nghiên cứu thấy được thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp việt nam - Kết hợp hai mặt lý thuyết và thực tế việt nam nhằm đưa ra một số kiến nghị, đưa ra một số giải pháp để nâng của trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Chương 2: Một số vấn đề lý luận về chủ đề nghiên cứu Một số định nghĩa, khái niệm cơ bản - Trách nhiệm xã hội:
- + Quan niệm thứ nhất: ..) Chỉ có một trách nhiệm duy nhất, đó là giải quyết các vấn đề nguồn lực và năng lực hoạt động của tổ chức để nâng cao hiệu quả hoạt động, hay là đạt được các mực tiêu mà nhà quản trị mong muốn đạt được trong pahmj vi giới hạn của pháp luật cho phép. ..) Lợi ích xã hội được đảm bảo một cách tốt nhất gián tiếp qua hoạt động kinh tế, cụ thể là qua việc thu lợi ích và sử dụng(phân phối) lợi ích của tổ chức. + Quan niệm thứ hai: ..) Trách nhiệm xã hội được thực hiện không phải chỉ bằng kinh tế, mà phải bằng hàng loạt các yếu tố ngoài kinh tế ..) Quan điểm này coi trách nhiệm xã hội là sự thùa nhận một nghĩa vụ xã hội nằm ngoài phạm vi yêu cầu của luật pháp. Tổng hợp hai quan niệm trên, có thể rút ra kết luận sau đây: + Các tổ chức hoạt động trong nền kinh tế thì phải cân bằng giũa lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội + Các tổ chức phải thực hiện trách nhiệm xã hội trong các lĩnh vực như: . Bảo vệ môi trường sinh thái . Bảo vệ sức khỏe con người . An ninh, An toàn . Quyền công dân . Bảo vệ lợi ích người tiêu dùng… 2.2. Một số lý thuyết của vấn đề nghiên cứu 2.2.1. Khs khăn của nhà quản trị khi thực hiện trạch nhiệm xã hội - Ảnh hưởng đến tình hình tsì chính của tổ chức -Các nhà quản trị thiếu năng lực hiểu biết xã hội để giải quyết các vấn đề xã hội
- - Làm phân tán và lỏng lẻo Các mục tiêu chủ yếu của tổ chức - Việc tham gia thực hiện trách nhieemj xã hội có thể không nhận được sự ủng hộ và chấp nhận của dư luận xã hội vì những lý do khác nhau 2.2.2. Tư tưởng cơ bản của vấn đề trách nhiệm xã hội Là nhà quản trị phải lựa chọn cho mình một hệ thống ứng xử chiến lược và ứng xử tình thế để: - Được môi trường chấp nhận - Đón được cơ hội và hạn chế rủi ro - Tạo ra các cơ hội của môi trường 2.3. Những nghiên cứu có liên quan đến đề tài 2.3.1. Đạo đức kinh doanh - Đạo đức kinh doanh được biểu hiện là những chuẩn mực, nguyên tắc được xã hội cũng như giới kinh doanh thừa nhận, là những quy định về hành vi, quan hệ nghề nghiệp giữa các nhà quản trị với nhau, hay giữa các nhà quản trị với xã hội trong quá trình tiến hành các hoạt động kinh doanh, giúp cho các nhà quản trị xử sự một cách trung thực và có trách nhiệm với cộng đồng và với nhau. - Đạo đức kinh doanh là biểu hiện của sự dung hòa giữa lợi ích của các nhà quản trị trong vệc thực hiện các mực tiêu kinh doanh với lợi ích của người lao động làm việc cho các nhà quản trị, lợi ích của khách hàng, của các đối tác và lợi ích của toàn cộng đồng nói chung. 2.3.2. Văn hóa doanh nghiệp 2.3.2.1. Văn hóa doanh nghiệp là toàn bộ các giá trị văn hoá được gây dựng nên trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp, trở thành các giá trị, các quan
- niệm và tập quán, truyền thống ăn sâu vào hoạt động của doanh nghiệp ấy và chi phối tình cảm, nếp suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên của doanh nghiệp trong việc theo đuổi và thực hiện các mục đích. 2.3.2.2. Những đặc trưng cơ bản của văn hóa doanh nghiệp - Văn hoá doanh nghiệp là sản phẩm của những người cùng làm trong một doanh nghiệp và đáp ứng nhu cầu giá trị bền vững. Nó xác lập một hệ thống các giá trị được mọi người làm trong doanh nghiệp chia sẻ, chấp nhận, đề cao và ứng xử theo các giá trị đó. - Văn hoá doanh nghiệp còn góp phần tạo nên sự khác biệt giữa các doanh nghiệp và được coi là truyền thống của riêng mỗi doanh nghiệp. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và kết quả phân tích thực trạng nghiên cứu 3.1. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp được sử dụng là phương pháp phân tích tổng hợp số liệu. - Phương pháp nghiên cứu tài liệu - Phương pháp quan sát thực tiễn 3.2. Phân tích thực trạng Với nền kinh tế đang phát triển của Việt Nam thì các doanh nghiệp đa phần ở quy mô vừa và nhỏ nên việc áp dụng và thực thi trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp chưa được chú trọng và quan tâm. Điển hình là vụ sữa nhiễm melamine của Trung Quốc và vụ xả trực tiếp chất thải không qua xử lý ra sông Thị Vải của công ty Vedan ở Việt Nam.
- Tuy nhiên có một số doanh nghiệp đã đưa CSR vào chiến lược kinh doanh của mình. Tiêu biểu là những chương trình xã hội như ‘6 triệu ly sữa cho trẻ em Việt Nam’ và quỹ học bổng ‘Đèn đom đóm’ của những thương hiệu lớn như Vinamilk, Dutch Lady gây được tiếng vang và được người tiêu dùng ủng hộ. HUB Cafe là một trong những doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ đang thực hiện CSR bằng việc tạo ra một thư viện cộng đồng với hơn 10.000 đầu sách phục vụ khách hàng. HUB Cafe cũng đang được xây dựng thành một nơi chia sẻ kiến thức, tài liệu giúp ích cho sinh viên và giới nghiên cứu, tổ chức những buổi giao lưu và hội thảo về những vấn đề về học tập, kinh nghiệm làm việc và nghề nghiệp. Chương 4: Các kết luận, thảo luận và đề xuất với vấn đề nghiên cứu Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu - Trách nhiệm xã hội là công cụ đắc lực giúy doanh nghiệp phát triển bền vững - Việc thực hiện trách nhiệm xã hội giúp nhà quản trị doanh nghiệp phát hiện và nắm bắt các thời cơ, cơ hội, đồng thời phòng ngừa các nguy cơ, rủi ro bất trắc xảy ra trong quá trình hoạt động 4.2. Các thảo luận và vấn đề đặt ra trong nghiên cứu Trong điều kiện của từng doanh nghiệp và căn cứ vào chiến lược phát triển của mình, các doanh nghiệp cần cân nhắc sự cân bằng giữa lợi ích của doanh nghiệp và lợi ích của xã hội. Các dự báo triển vọng về vấn đề nghiên cứu
- Trách nhiệm xã hội còn là một vân đề mới ở Việt Nam. Tuy vậy, nhiều doanh nghiệp đã có những hiểu biết cần thiết về vấn đề này. Trách nhiệm Xã hội ở Việt Nam trong tương lai sẽ hoạt động rộng rãi và phổ biến. 4.4. Các đề xuất kiến nghị với vấn đề nghiên cứu Vấn đề trên cần được các doanh nghiệp xem xét một cách nghiêm túc. Các doanh nghiệp cần phải tuân thủ các nguyên tắc trong kinh doanh. 4.5. Các hạn chế nghiên cứu và vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu Sự liên quan giữa tách nhiệm xã hội, đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp.
- Danh mục tài liệu tham khảo 1. Quản trị học căn bản ( Trường Đại học Thương mại)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề tài triết học " TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CẤP BÁCH "
16 p | 301 | 133
-
đề tài nghiên cứu: TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ DO TÀI SẢN GÂY THIỆT HẠI VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
216 p | 226 | 81
-
Đề tài triết học " Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và thực tiễn vận dụng ở Việt Nam hiện nay "
9 p | 185 | 67
-
Đề tài triết học " TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA BÁO CHÍ VIỆT NAM HIỆN NAY "
10 p | 154 | 35
-
Đề tài triết học " TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI – NHIỆM VỤ CỦA KHU VỰC KINH DOANH, CHÍNH TRỊ VÀ XÃ HỘI DÂN SỰ "
11 p | 122 | 22
-
Đề tài triết học " TRÁCH NHIỆM DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM SỰ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP, CHÍNH PHỦ VÀ XÃ HỘI DÂN SỰ "
12 p | 102 | 20
-
Đề tài triết học " TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ TRONG CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG Ở NƯỚC TA "
10 p | 127 | 20
-
Tiểu luận: Ngăn ngừa khủng hoảng tài chính quốc tế, một chương trình cải tổ chưa hoàn tất
21 p | 83 | 8
-
Báo cáo "Luật áp dụng trong xét xử của trọng tài thương mại quốc tế "
6 p | 87 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Thương mại và xây dựng Quốc Thắng
110 p | 9 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Bảo hiểm Nhân Thọ Prudential Việt Nam
121 p | 3 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nâng cao công tác quản trị quan hệ khách hàng tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Cảng Đà Nẵng
118 p | 3 | 2
-
Khóa luận tốt nghiệp Kế toán - Kiểm toán: Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định và chi phí khấu hao tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Kiểm toán – Tư vấn Đất Việt
134 p | 3 | 2
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kênh phân phối tại Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Dược trung ương 3
26 p | 4 | 1
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty trách nhiệm hữu hạn An Khang Hải Âu
125 p | 2 | 0
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh doanh và quản lý: Quản lý tiến độ thi công công trình xây dựng tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Thiên Bình
117 p | 2 | 0
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên tại Công Ty Trách nhiệm hữu hạn Mercedes-Benz Việt Nam
128 p | 1 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn