intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi & đáp án lý thuyết Quản trị nhà hàng năm 2012 (Mã đề LT25)

Chia sẻ: Vang Vang | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

24
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề thi lý thuyết Quản trị nhà hàng năm 2012 (Mã đề LT25) sau đây có nội dung đề gồm 2 phần với hình thức thi viết và thời gian làm bài trong vòng 150 phút. Ngoài ra tài liệu này còn kèm theo đáp án hướng dẫn giúp các bạn dễ dàng kiểm tra so sánh kết quả được chính xác hơn. Mời các bạn cùng tham khảo và thử sức mình với đề thi nghề này nhé.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi & đáp án lý thuyết Quản trị nhà hàng năm 2012 (Mã đề LT25)

  1. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHÓA 3 (2009 - 2012) NGHỀ: QUẢN TRỊ NHÀ HÀNG MÔN THI: LÝ THUYẾT TỔNG HỢP Mã đề: QTNH – LT 25 Hình thức thi: Viết Thời gian: 150 phút (không kể thời gian chép/giao đề thi) ĐỀ BÀI I. PHẦN BẮT BUỘC (7 điểm – 105 phút) Câu 1 (1.5 điểm) Trình bày quy trình tiếp nhận yêu cầu qua điện thoại phục vụ khách ăn tại phòng. Câu 2 (1.5 điểm) Hãy nêu quy trình và yêu cầu kỹ thuật của phương pháp phục vụ có đĩa (plate service). Câu 3 (1.5 điểm) Phân biệt sự khác nhau của các dòng rượu mạnh. Câu 4 (2.5 điểm) Hãy xây dựng bảng mô tả công việc cho chức danh giám đốc nhà hàng. II. PHẦN TỰ CHỌN (3 điểm – 45 phút) Nội dung phần này do các trường tự ra đề phù hợp với chương trình đào tạo của từng trường. Chú ý: Thí sinh không sử dụng tài liệu, cán bộ coi thi không giải thích gì thêm Ngày … tháng … năm 2012 DUYỆT HỘI ĐỒNG THI TỐT NGHIỆP TIỂU BAN RA ĐỀ THI
  2. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐÁP ÁN ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHÓA 3 (2010 – 2012) NGHỀ: QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ Mã đề thi: ĐA QTDNVVN - LT 25 Câu Nội dung Điểm 1 Trình bày những trình tự và căn cứ chủ yếu để lập kế hoạch kinh doanh? Lập kế hoạch có ý nghĩa như thế nào đối với hoạt động 2 kinh doanh của doanh nghiệp?. 1.Trình tự lập kế hoạch: 0,5 Quá trình lập kế hoạch có thể chia thành 3 giai đoạn: Giai đoạn chuẩn bị, giai đoạn soạn thảo kế hoạch, giai đoạn hoàn chỉnh kế hoạch. - Giai đoạn chuẩn bị lập kế hoạch Công việc chủ yếu của giai đoạn này là thu nhập và phân tích thông tin. Hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, thông tin là một vấn đề sống còn của doanh nghiệp. Có được những thông tin đúng và kịp thời là cơ sở cho nhà kinh doanh ra quyết định đúng. Ngược lại, nếu thiếu thông tin hoặc thông tin sai lệch dễ dàng dẫn đến quyết định sai lầm. Chất lượng lập kế hoạch kinh doanh phụ thuộc rất lớn vào việc thu nhập và xử lý phân tích thông tin. Để lập kế hoạch, doanh nghiệp cần rất nhiều thông tin trong các lĩnh vực khác nhau. Lượng thông tin cần thu thập cũng tùy thuộc vào quy mô hoạt động của doanh nghiệp. Những thông tin cần thu thập có thể chia làm hai loại: + Thông tin về các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp. + Thông tin về các nhân tố bên trong doanh nghiệp.
  3. + Thông tin sau khi thu thập cần phải tiến hành xử lý, phân tích để từ đó rút ra những điểm mạnh, điểm yếu và tiềm năng cần khai thác, những cơ hội cho doanh nghiệp trong kinh doanh. - Giai đoạn soạn thảo kế hoạch Trên cơ sở mục tiêu và kế hoạch hoạt động thực hiện, việc soạn thảo kế hoạch nhằm xác định nhu cầu các nguồn lực cần thiết để thực hiện các kế hoạch hoạt động, các biện pháp đảm bảo thực hiện kế hoạch và dự tính kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. - Giai đoạn hoàn chỉnh kế hoạch Sau khi kế hoạch được dự thảo cần xem xét tổng kết kế hoạch. + Cân nhắc tính khả thi của kế hoạch. + Xem xét kết quả kinh doanh dự tính so với mục tiêu ban đầu. + Xem xét mức độ hợp lý của những giả thiết kinh tế được dùng để dự đoán, phát hiện những sai sót trong những thông tin hoặc những khiếm quyết trong các hoạt động. Trên cơ sở đó bổ sung để kế hoạch được hoàn thiện hơn (bao hàm cả về xem xét điều chỉnh các kế hoạch hoạt động một cách phù hợp hơn). 2. Căn cứ chủ yếu lập kế hoạch 0,5 - Các kế hoạch sản xuất – kỹ thuật (kế hoạch hoạt động) Lập kế hoạch kinh doanh là quá trình cụ thể hóa các việc cần phải làm để thực hiện các kế hoạch sản xuất – kỹ thuật cũng như hiệu quả của các kế hoạch này đưa lại, đồng thời xác định và huy động các nguồn lực để đáp ứng các nhu cầu đó. Vì vậy, mức độ xác thực của kế hoạch kinh doanh tùy thuộc rất lớn vào chất lượng của các kế hoạch sản xuất – kỹ
  4. thuật. Tuy vậy, cũng cần thấy việc lập kế hoạch kinh doanh còn kiểm tra tính hợp lý và hiệu quả của các bộ phận kế hoạch khác. - Kết quả phân tích đánh giá tình hình kinh doanh kỳ trước Những ý kiến rút ra qua phân tích đánh giá tình hình và kết quả kinh doanh kỳ trước cho thấy những điểm mạnh và những điểm yếu trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó gợi lên phương hướng và biện pháp nhằm khai thác thế mạnh, tiềm năng và điều chỉnh khắc phục những điểm yếu của doanh nghiệp trong kỳ kế hoạch. - Các chiến lược hay định hướng kinh doanh Kế hoạch kinh doanh là việc cụ thể hoá hoạt động của doanh nghiệp. Do vậy, khi lập kế hoạch kinh doanh hàng năm cần phải trên cơ sở xem xét các chiến lược của doanh nghiệp như: Chiến lược đầu tư, chiến lược phát triển thị trường, chiến lược sản phẩm, chiến lược cạnh tranh v.v. - Các chính sách, chế độ của Nhà nước đối với doanh nghiệp. Và những vấn đề liên quan trực tiếp đến môi trường kinh doanh của doanh nghiệp. Cần nắm vững các chính sách khuyến khích đầu tư của Nhà nước, các luật thuế, chế độ ưu đãi bảo hộ, các thể lệ và quy chế vay vốn… Và những xu hướng diễn biến thay đổi trong môi trường kinh doanh… Những yếu tố trên đều liên quan đến việc dự kiến các giải pháp kinh doanh của doanh nghiệp. 3. Ý nghĩa của lập kế hoạch kinh doanh 1 - Việc lập kế hoạch kinh doanh giúp cho người lãnh đạo, người quản lý xác định rõ mục tiêu kinh tế cần đạt tới trong một khoảng thời gian nhất định. Từ đó, cân nhắc xem xét tính khả thi, tính hiệu quả của các quyết định đầu tư, tài trợ. - Kế hoạch kinh doanh là công cụ giúp cho người lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp thực hiện tốt hơn việc điều hành hoạt động
  5. kinh doanh, hoạt động tài chính và hơn thế nữa là chủ động ứng phó với những biến động trong kinh doanh so với dự kiến, từ đó điều chỉnh kịp thời các hoạt động để đạt được mục tiêu đề ra. - Kế hoạch kinh doanh là căn cứ quan trọng để xây dựng và kiểm tra các kế hoạch cụ thể khác của doanh nghiệpnhư: kế hoạch tài chính, kế hoạch sản xuất, kế hoạch nhân sự, kế hoạch bán hàng... 2 Quyền hành trong quản trị là gì? Quyền hành trong quản trị bị 2 hạn chế bởi những yếu tố nào? Quyền hành trong quản trị là gì? 1 Quyền hành trong tổ chức là quyền ra quyết định hay đưa ra các chỉ thị và yêu cầu nhân viên cấp dưới phải hành động theo sự chỉ đạo của mình. Quyền hành trong quản trị bị hạn chế bởi những yếu tố nào? 1 - Quyeàn haønh xuaát phaùt töø chöùc vuï - Quyeàn haønh coøn bò haïn cheá bôûi nhieàu yeáu toá nhö luaät phaùp, ñöôøng loái, chính saùch, phong tuïc taäp quaùn, ñaïo ñöùc xaõ hoäi, … 3 1. Những lý thuyết quản trị nào được Toyota Bến Thành vận dụng 3 để rút ngắn thời gian bảo trì xe hơi cho khách hàng ? 2. Năng suất lao động có ý nghĩa như thế nào để nâng cao khả năng cạnh tranh công nghiệp Việt Nam ? Thực tế hiện nay vấn đề nào là đáng quan tâm nhất để nâng cao năng suất lao động qua thực tế của Toyota Bến Thành. 1. Đầu tiên, Sinh viên phải trình bày được các lý thuyết sau: 1 - Lý thuyết quản trị khoa học của F.W.Taylor - Lý thuyết tâm lý – Xã hội Sau đó, bằng trích dẫn các nội dung phù hợp trong tình huống, Sinh viên phải nêu ý kiến cá nhân về các lý thuyết này đã được áp dụng tại Toyota Bến Thành ( Cho điểm đánh giá cao đối với các Sinh viên có phân tích, chứng minh bằng nội dung tình huống
  6. ) 2. Sinh viên phải nêu ra được 2 ý như sau: 2 - Ý 1: Nêu lên được ý nghĩa của năng suất lao động trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh của công nghiệp Việt Nam + năng suất lao động là chỉ tiêu chất lượng có vai trò rất quan trọng đối với doanh nghiệp và lĩnh vực ngành nghề của DN. + Là một yếu tố quan trọng trong các yếu tố do DN chi phối có tác động đến năng lực cạnh tranh của DN công nghiệp VN + Năng suất lao động cao là yếu tố quyết định đến hiệu quả và sức cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ doanh nghiệp - Ý 2: Trình bày các vấn đề chính để nâng cao năng suất lao động : + Tổ chức lao động ở doanh nghiệp hợp lý và khoa học hơn + Nâng cao tỷ lệ đào tạo chính quy, mức độ thuần thục trong công việc + Áp dụng các công cụ quản lí năng suất trong doanh nghiệp hiện đang được áp dụng tại nhiều doanh nghiệp trên thế giới, trong đó có các mô hình, quy trình, hệ thống quản lí như công cụ quản lí lãng phí (7W), mô hình Kaizen của Nhật Bản (5S), hệ thống quản lí chất lượng ISO, TQM... Đặc biệt là quy trình Lean (sản xuất tinh gọn) vì đây là một phương pháp tốt, loại bớt các thao tác thừa và nâng cao ý thức của người lao động. 4 Tự chọn, do trường biên soạn 3 cộng 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0