intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi & đáp án lý thuyết Quản trị nhà hàng năm 2012 (Mã đề LT28)

Chia sẻ: Vang Vang | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

29
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề thi lý thuyết Quản trị nhà hàng năm 2012 (Mã đề LT28) sau đây có nội dung đề gồm 2 phần với hình thức thi viết và thời gian làm bài trong vòng 150 phút. Ngoài ra tài liệu này còn kèm theo đáp án hướng dẫn giúp các bạn dễ dàng kiểm tra so sánh kết quả được chính xác hơn. Mời các bạn cùng tham khảo và thử sức mình với đề thi nghề này nhé.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi & đáp án lý thuyết Quản trị nhà hàng năm 2012 (Mã đề LT28)

  1. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHOÁ 3 (2009 - 2012) NGHỀ: QUẢN TRỊ NHÀ HÀNG MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ Mã đề thi số: QTNH - LT 28 Hình thức thi: (Viết) Thời gian: 150 Phút (Không kể thời gian chép/giao đề thi) ĐỀ BÀI I. PHẦN BẮT BUỘC (7 điểm – 105 phút) Câu 1 (1.5 điểm) Trình bày trình tự, nguyên tắc chung khi đặt bàn. Câu 2 (1.5 điểm) Trình bày mối quan hệ giữa bộ phận phục vụ ăn uống và bộ phận bếp. Câu 3 (1.5 điểm) Trình bày quy trình và tiêu chuẩn phục vụ rượu vang trắng. Câu 4 (2.5 điểm) Trình bày nội dung cụ thể của kế hoạch kinh doanh nhà hàng. II. PHẦN TỰ CHỌN (3 điểm – 45 phút) Nội dung phần này do các trường tự ra đề phù hợp với chương trình đào tạo của từng trường. Chú ý: Thí sinh không sử dụng tài liệu, cán bộ coi thi không giải thích gì thêm Ngày tháng năm DUYỆT HĐ THI TỐT NGHIỆP TIỂU BAN RA ĐỀ THI
  2. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐÁP ÁN ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHÓA 3 (2010 – 2012) NGHỀ: QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ Mã đề thi: ĐA QTDNVVN - LT 28 Câu Nội dung Điểm Quyết định quản trị là gì ? Nêu vai trò của quyết định quản trị. 1 Các quyết định quản trị cần phải đảm bảo những yêu cầu gì ? 2 + Khái niệm 0,5 Quyết định quản trị là sản phẩm sáng tạo của nhà quản trị, nhằm định ra chương trình và tính chất họat động của tổ chức, để giải quyết một vấn đề nào đó trên cơ sở hiểu biết các quy luật vận động khách quan của hệ thống bị quản trị và việc phân tích các thông tin về hiện trạng của tổ chức. 0,5 + Vai trò của quyết định quản trị - Vai trò định hướng các họat động của tổ chức - Vai trò hợp tác về phối hợp và ràng buộc các họat động của các bộ phận - Vai trò áp đặt cưỡng bức hoặc động viên đối với hệ thống bị quản trị 1 - Vai trò đảm bảo các điều kiện , nguồn lực cho việc thực hiện mục tiêu chung. + Yêu cầu đối với các quyết định trong quản trị Bảo đảm tính khoa học: quyết định phải có căn cứ, có cơ sở, có thông tin, có nhận thức và kinh nghiệm của nhà quản trị, phù hợp với các quy luật khách quan. Bảo đảm tính pháp lý: quyết định phải đúng thẩm quyền, hợp pháp, đòi hỏi cấp dưới phải thực hiện. Bảo đảm tính hệ thống, định hướng: quyết định phải thể hiện việc thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu của tổ chức và phải có điạ chỉ rõ ràng. Bảo đảm tính cụ thể: quyết định phải ngắn gọn, dễ hiểu, cụ thể chi tiết và quy định rõ thời gian thực hiện. Bảo đảm tính tối ưu: vừa chính xác, vừa hiệu quả tốt nhất Bảo đảm tính linh họat: nhằm dễ dàng điều chỉnh 2 Giải thích tầm quan trọng của đánh giá thực hiện công việc trong 2,5 tổ chức? Một tổ chức cần làm những gì để đảm bảo hiệu quả của công tác đánh giá thực hiện công việc?
  3. Tầm quan trọng của việc đánh giá nhân viên 1 - Cung cấp các thông tin phản hồi cho nhân viên biết mức độ thực hiện công việc của họ so với các tiêu chuẩn mẫu và so với các nhân viên khác. - Giúp nhân viên điều chỉnh, sửa chữa các sai lầm trong quá trình làm việc. - Kích thích, động viên nhân viên thông qua những điều khoản về đánh giá, ghi nhân và hỗ trợ. - Cung cấp các thông tin làm cơ sở cho các vấn đề đào tạo, trả lương, khen thưởng, thuyên chuyển nhân viên, cải tiến cơ cấu tổ chức,… - Phát triển sự hiểu biết về công ty thông qua đàm thoại về các cơ hội và hoạch định nghề nghiệp. - Tăng cường quan hệ tốt đẹp giữa cấp trên và cấp dưới. Đánh giá năng lực thực hiện công việc của nhân viên sẽ có tác động lên cả tổ chức lẫn các cá nhân. Nhân viên, đặc biệt là những người có xu hướng tự đánh giá họ thấp; những người thường có kết quả thực hiện công việc không cao hoặc những người không tin tưởng là việc đánh giá là công bằng, hợp lý sẽ cảm thấy không an toàn, thậm chí lo lắng, sợ hãi khi làm việc trong doanh nghiệp. Ngược lại, những nhân viên thực hiện công việc ở mức độ xuất sắc, có nhiều tham vọng, cầu tiến sẽ coi việc đánh giá năng lực thực hiện công việc của nhân viên như những cơ hội giúp họ khẳng định vị trí của họ trong doanh nghiệp và thêm cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp. Đối với doanh nghiệp, các thông tin đánh giá năng lực thực hiện công việc của nhân viên sẽ giúp doanh nghiệp kiểm tra lại chất lượng của các hoạt động quản trị nhân lực khác như tuyển chọn, định hướng và hướng dẫn công việc, đào tạo, trả công,… Giải pháp để đánh giá nhân viên có hiệu quả trong một tổ chức 1,5 Để đánh giá có hiệu quả, hệ thống đánh giá thực hiện công việc phải đáp ứng các yêu cầu sau: Tình phù hợp Yêu cầu này đòi hỏi phải có sự liên quan rõ ràng giữa các tiêu chuẩn thực hiện công việc. Các tiêu thức đánh giá với các mục
  4. tiêu của tổ chức.Nói cách khác, hệ thống đánh giá phải phù hợp với mục tiêu quản lý, phục vụ được mục tiêu quản lý. Đồng thời, phải có sự liên quan rõ ràng giữa các yếu tố chủ yếu của công việc đã được xác định thông qua phân tích công việc với các chỉ tiêu đánh giá được thiết kế trong phiếu đánh giá. Tính nhạy cảm Đòi hỏi hệ thống đánh giá phải có những công cụ đo lường có khả năng phân biệt được những người hoàn thành tốt công việc và những người không hoàn thành tốt công việc. Tính tin cậy Được thể hiện ở sự nhất quán của đánh giá. Có nghĩa là, hệ thống đánh giá phải đảm bảo sao cho đối với mỗi một người lao động bất kỳ, kết quả đánh giá độc lập của những người đánh giá khác nhau về họ phải thống nhất với nhau về cơ bản. Tính được chấp nhận Đòi hỏi hệ thống đánh giá phải được chấp nhận và ủng hộ bởi người lao động. Tính thực tiễn Để có thể thực hiện được trên thực tế, các phương tiện đánh giá phải đơn giản, dể hiểu và dể sử dụng đối với người lao động và với người quản lý. 3 Chọn chiến lược sản xuất như thế nào để có chi phí sản xuất nhỏ 2,5 nhất. Sử dụng cây quyết định để tìm phương án tối ưu. SA: phương án thuê thêm lao động SB: phương án làm thêm giờ SC: phương án làm thêm ca E1: nhu cầu thị trường cao
  5. E2: nhu cầu thị trường trung bình E3: nhu cầu thị trường thấp 2.1.Vẽ cây quyết định (chưa có các chỉ số cần tính toán) (chưa có các số in đậm E1(0,2) 746 950 và đường gạch đôi) E2(0,4) 2 87 E3(0,4) 0 43 SA E1(0,2) 0 672 1.080 SB E2(0,4) 1 3 60 E3(0,4) 0 54 E1(0,2) 0 SC 502 1.750 E2(0,4) 4 35 E3(0,4) 0 30 2.2. Tính EMV (đơn vị tính: triệu đồng) EMV2 = 950 x 0,2+ 870 x 0,4 + 430 x 0,4 = 190 + 348 + 172 = 746 EMV3 = 1.080 x 0,2 + 600 x 0,4 + 540 x 0,4 = 216 + 240 + 216 = 672 EMV4 = 1.750 x 0,2+ 350 x 0,4 + 30 x 0,4 = 350 + 140 + 12 = 502 EMV1 = min{EMV2, EMV3, EMV4} = min {746, 672, 502} =EMV4=502 2.3. Kết luận: Công ty G chọn chiến lược sản xuất làm thêm ca để có chi phí sản xuất thấp nhất 4 3 Tự chọn, do các trường biên soạn 10 Cộng ………, ngày ….. tháng….. năm ………
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2