intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi & đáp án lý thuyết Quản trị nhà hàng năm 2012 (Mã đề LT4)

Chia sẻ: Vang Vang | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

119
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề thi lý thuyết Quản trị nhà hàng năm 2012 (Mã đề LT4) sau đây có nội dung đề gồm 2 phần với hình thức thi viết và thời gian làm bài trong vòng 150 phút. Ngoài ra tài liệu này còn kèm theo đáp án hướng dẫn giúp các bạn dễ dàng kiểm tra so sánh kết quả được chính xác hơn. Mời các bạn cùng tham khảo và thử sức mình với đề thi nghề này nhé.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi & đáp án lý thuyết Quản trị nhà hàng năm 2012 (Mã đề LT4)

  1. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHÓA 3 (2009 - 2012) NGHỀ: QUẢN TRỊ NHÀ HÀNG MÔN THI: LÝ THUYẾT TỔNG HỢP Mã đề: QTNH – LT 04 Hình thức thi: Viết Thời gian: 150 phút (không kể thời gian chép/giao đề thi) ĐỀ THI I. PHẦN BẮT BUỘC (7 điểm – 105 phút) Câu 1 (1.5 điểm) Hãy liệt kê các thông tin cơ bản khi tổ chức tiệc. Câu 2 (1.5 điểm) Hãy liệt kê 10 tai nạn thường xảy ra trong nhà hàng và các biện pháp đề phòng tai nạn. Câu 3 (1.5 điểm) Trình bày phương pháp pha chế cocktail bằng bình lắc. Câu 4 (2.5 điểm) Hãy xây dựng bảng mô tả công việc cho chức danh giám đốc nhà hàng. II. PHẦN TỰ CHỌN (3 điểm – 45 phút) Nội dung phần này do các trường tự ra đề phù hợp với chương trình đào tạo của từng trường. Chú ý: Thí sinh không sử dụng tài liệu, Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm Ngày … tháng … năm DUYỆT HỘI ĐỒNG THI TỐT NGHIỆP TIỂU BAN RA ĐỀ THI
  2. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐÁP ÁN ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHÓA 3 (2010 – 2012) NGHỀ: QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ Mã đề thi: ĐA QTDNVVN - LT 04 Câu Nội dung Điểm 1 Thế nào là tên hiệu, dấu hiệu, nhãn hiệu ? Hãy trình bày các vấn đề 2 về quyết định đặt tên hiệu ? Cho 1 ví dụ cụ thể về 1 tên hiệu đáp ứng được các vấn đề trên ? Khái niệm về tên hiệu, dấu hiệu, nhãn hiệu 0,5 Người tiêu dùng cảm nhận tên hiệu hàng hóa như một phần thực chất của sản phẩm. Việc đặt tên hiệu có thể làm gia tăng giá trị cho sản phẩm. + Tên hiệu (brand name): là tên gọi nhằm xác định hàng hóa hay dịch vụ của người bán và phân biệt những hàng hóa của những doanh nghiệp khác. Tên hiệu là phần đọc lên được. (ví dụ: Pepsi, Cocacola). + Dấu hiệu (brand mark): là những biểu tượng, mẫu vẽ đặc trưng cho một hãng hoặc một loại sản phẩm. + Nhãn hiệu (trade mark): là tên hiệu thương mại đã được đăng ký và được luật pháp bảo vệ tránh hiện tượng làm giả. Các vấn đề về quyết định đặt tên hiệu. 1,5 + Quan điểm người mua + Quan điểm người bán + Quan điểm xã hội 1.Quyết định về người đứng tên hiệu Sản phẩm có thể tung ra với: + Tên hiệu của người sản xuất. + Tên hiệu của người phân phối trung gian. + Người ta cũng có thể mướn tên hiệu. 2.Quyết định về chất lượng tên hiệu Có 4 mức chất lượng: thấp trung bình, cao và hảo hạng. mức lời tăng theo mức chất lượng sản phẩm. công ty nên nhắm vào cất lượng cao. Chất lượng hảo hạng chỉ làm mức lời tăng chút ít mà
  3. chi phí lại lớn. 3. Quyết định về tên riêng hay tên hiệu công ty - Tên hiệu riêng: không ảnh hưởng đến uy tín của công ty. - Tên hiệu có kèm tên của công ty: có nhiều thuận lợi khi công ty nổi tiếng, có uy tín. Tuy nhiên nếu sản phẩm chất lượng yếu ảnh hưởng đến uy tín công ty. 4. Quyết định mở rộng tên hiệu - Các công ty có thể sử dụng một tên hiệu đã thành công để tung ra sản phẩm mới hay sản phẩm cải tiến. 5. Quyết định đa hiệu - Quyết định triển khai nhiều nhãn hiệu trong cùng một loại sản phẩm. 6. Quyết định tái định vị tên hiệu - Tên hiệu được định vị tốt thế nào trong thị trường thì sau đó nhà sản xuất cũng phải tái định vị cho nó. Việc tái định vị có thế đòi hỏi sự thay đổi cả sản phẩm lẫn hình ảnh của nó. 2 Trình bầy các bước tiến hành trong phân tích công việc? Ý 2 nghĩa của Các bước tiến hành trong phân tích công việc đối với hoạt động quản trị nguồn nhân lực? 1/Các bước tiến hành phân tích công việc: 1 Nội dung phân tích công việc bao gồm 6 bước: Bước 1: Xác định mục đích sử dụng các thông tin phân tích công việc, từ đó xác định các hình thức thu thập thông tin phân tích công việc hợp lý nhất. Bước 2: Thu thập các thông tin cơ bản trên cơ sở của sơ đồ tổ chức, các văn bản về mục đích yêu cầu, chức năng quyền hạn của công ty, phòng ban, phân xưởng, sơ đồ quy trình công nghệ và bản mô tả công việc cũ (nếu có). Để thực hiện phân tích công việc chính xác cần sử dụng các loại thông tin sau: - Thông tin về tình hình thực hiện công việc: các thông tin được thu thập trên cơ sở của việc thực hiện công việc như phương pháp làm việc, hao phí thời gian thực hiện công việc, các yếu tố thành phần của công việc... - Thông tin về yêu cầu lao động: bao gồm tất cả các yêu cầu về
  4. nhân viên thực hiện công việc như học vấn, trình độ chuyên môn, kỹ năng, các kiến thức và hiểu biết liên quan đến thực hiện công việc, các thuộc tính cá nhân... - Thông tin về các yêu cầu và đặc điểm, tính năng tác dụng, số lượng chủng loại các loại máy móc, trang thiết bị dụng cụ được sử dụng trong quá trình thực hiện công việc. - Các tiêu chuẩn mẫu trong thực hiện công việc: bao gồm các tiêu chuẩn, định mức thời gian thực hiện, số lượng của sản phẩm hay công việc...Tiêu chuẩn mẫu là cơ sở để đánh giá việc thực hiện công việc của nhân viên. - Các thông tin về điều kiện thực hiện công việc: bao gồm các thông tin liên quan đến các vấn đề về điều kiện làm việc như sự cố gắng về thể lực, điều kiện vệ sinh lao động, thời gian biểu, điều kiện tổ chức hoạt động của công ty, chế độ lương bổng, quần áo đồng phục. Bước 3: Chọn lựa các vị trí đặc trưng và những điểm then chốt để thực hiện phân tích công việc nhằm làm giảm thời gian và tiết kiệm hơn trong phân tích công việc, nhất là khi cần phân tích các công việc tương tự như nhau. Bước 4: Áp dụng các phương pháp khác nhau để thu thập thông tin phân tích công việc. Tuỳ theo yêu cầu về mức độ chính xác và chi tiết của thông tin cần thu thập; tuỳ theo dạng hoạt động và khả năng tài chính, có thể sử dụng một hoặc kết hợp nhiều phương pháp thu thập thông tin như: quan sát, bấm giờ, chụp ảnh, phỏng vấn, sử dụng bảng câu hỏi... Bước 5: Kiểm tra, xác minh lại tính chính xác của thông tin Những thông tin thu thập để phân tích công việc (thực hiện trong 4 bước) cần được kiểm tra lại về mức độ chính xác, đầy đủ bằng chính các nhân viên, công nhân thực hiện công việc và các giám thị viên giám sát tình hình thực hiện công việc đó. Bước 6: Xây dựng bản mô tả công việc và bản tiêu chuẩn công việc. 2.Ý nghĩa của phân tích công việc 1 - Phân tích công việc có ý nghĩa quan trọng, nó cung cấp các thông tin về những yêu cầu, đặc điểm của công việc như các hoạt động
  5. nào cần được tiến hành thực hiện, thực hiện như thế nào và tại sao. - Phân tích công việc cung cấp các thông tin về yêu cầu, đặc điểm của công việc, là tài liệu cơ sở cho việc xây dựng bản mô tả công việc và bản tiêu chuẩn công việc. - Phân tích công việc cung cấp cho nhà quản trị một bản tóm tắt các nhiệm vụ và trách nhiệm của một công việc nào đó, mối tương quan của công việc đó với công việc khác, kiến thức và kỹ năng cần thiết cũng như các điều kiện làm việc. - Phân tích công việc là công cụ rất hữu hiệu giúp các tổ chức, các doanh nghiệp mới thành lập hoặc đang cần có sự cải tổ, thay đổi về cơ cấu tổ chức, tinh giảm biên chế nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. 3 Bài tập 3 1. Mức lãi thô dự kiến: 1 MLT = 1.868,4 * 0,2 +762,3*0,2 + 782,65 *0,8 + 488,9 * 0,1 = 1.201,15 ( triệu đồng ) 2. Hãy đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch lãi thô trong 10 1 tháng đầu năm - Mức lãi thô giờ theo kế hoạch MLTKH = 35.000.000/249.600 = 140,224 ( nghìn đồng / giờ ) - Mức lãi thô giờ thực hiện MLTTH = 28,32 tỷ Số giờ thực hiện ( 10 tháng đầu ) (249.600 *10 )/12 = 208.000 ( giờ ) - Mức lãi thô giờ thực hiện : 28.320.000 / 208.000 = 136,153(nghìn đồng / giờ ) % thực hiện theo kế hoạch 136,153/140,224 = 0,97 ( hay 97 % ) Vậy trong 10 tháng đầu năm doanh nghiệp đã thực hiện được 97 % kế hoạch đề ra. 3. Khi ký kết hợp đồng cuối năm cần quan tâm đến vấn đề gì ? 1 - Số giờ thực hiện 2 tháng cuối năm là : (249.600 *2)/12 = 41.600 ( giờ ) - Mức lãi thô phải thực hiện 2 tháng cuối năm theo kế hoạch
  6. MLT = 35 – 28,32 = 6,68 ( tỷ đồng ) - Mức lãi thô giờ 2 tháng cuối năm : 6.680.000 / 41.600 = 160,577 ( nghìn đồng / giờ ) - Nếu ký hợp đồng 1.11 MLTDự kiến = 7000 * 160.577 = 1,124 ( tỷ đồng ) Sau khi kí xong hợp đồng này thì phải ký tiếp hợp đồng khác để đạt được kế hoạch năm với mức lãi thô là : 6,68 – 1,124 = 5,556 ( tỷ đồng ) Số giờ còn lại : 41.600 – 7.000 = 34.600 ( giờ ) Phải ký thêm hợp đồng với mức lợi nhuận thô giờ là : 5.556.000 / 34.600 = 160,578 ( nghìn đồng / giờ ) Như vậy để đạt được kế hoạch cả năm đặt ra là 35 tỷ đồng cuối năm doanh nghiệp cần tìm thêm hợp đồng và phải đạt được mức lãi thô giờ là 160,578 ( nghìn đồng / giờ ). Điều này cho thấy hợp đồng trên cạnh tranh sẽ rất cao. Doanh nghiệp nên hạ mức kế hoạch xuống. 4 Tự chọn, do trường biên soạn 3 Cộng 10 …………..,ngày…….tháng……năm ……
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2