Trường THCS<br />
Nguyễn Quốc Phú<br />
<br />
ĐỀ THI HỌC KỲ I ( 2011– 2012)<br />
ĐỀ THAM KHẢO<br />
Môn: Ngữ văn<br />
Thời gian: 90 phút ( không kể phát đề)<br />
<br />
I. TRẮC NGHIỆM: ( 3 đ ; 12 câu, mỗi câu 0,25 điểm)<br />
Hãy ghi lại chữ cái đứng đầu mỗi câu sau đây mà em cho là đúng nhất<br />
Câu 1: Câu văn:“ Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố mà tìm hiểu họ, thì<br />
ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi,…toàn những cớ để cho ta tàn<br />
nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta<br />
thương…” trích trong văn bản nào ?<br />
A/ Tôi đi học<br />
B/ Lão Hạc<br />
C/ Tức nước vỡ bờ<br />
D/ Trong lòng mẹ<br />
Câu 2: Các từ in đậm sau đây thuộc trường từ vựng nào ?<br />
“ Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh,<br />
đầu mẫu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi”.<br />
A/ Hoạt động của lưỡi.<br />
B/ Hoạt động của miệng.<br />
C/ Hoạt động của răng.<br />
D/ Hoạt động của tay.<br />
Câu 3: Câu nào dưới đây là câu ghép ?<br />
A/ Trong những phút này, chúng tôi được người ta ngắm nhìn nhiều hơn hết.<br />
B/ Mấy cậu học trò trong lớp ba cũng đua nhau quay đầu nhìn ra.<br />
C/ Ông đốc nhìn chúng tôi với cặp mắt hiền từ và cảm động.<br />
D/ Các em phải gắng học để thầy mẹ được vui lòng và để thầy dạy các em được sung<br />
sướng.<br />
Câu 4: Câu nào dưới đây sử dụng biện pháp nói quá ?<br />
A/<br />
<br />
“ Bàn tay ta làm nên tất cả<br />
Có sức người, sỏi đá cũng thành cơm”.<br />
<br />
B/<br />
<br />
“ Thân em vừa trắng lại vừa tròn<br />
Bảy nổi ba chìm với nước non”.<br />
<br />
C/<br />
<br />
“ Bác đã đi rồi sao Bác ơi ?<br />
Mùa thu đang đẹp nắng xanh trời”.<br />
<br />
D/<br />
<br />
“ Rồi cứ mỗi năm rằm tháng tám<br />
Tựa nhau trông xuống thế gian cười”.<br />
<br />
Câu 5: Văn thuyết minh là gì ?<br />
A/ Trình bày, giới thiệu, giải thích,… nhằm cung cấp tri thức về các hiện tượng và sự vật<br />
trong tự nhiên và xã hội.<br />
B/ Dùng lí lẽ và dẫn chứng để làm sáng tỏ một vấn đề nhằm thuyết phục người đọc,<br />
người nghe về một quan điểm, tư tưởng.<br />
C/ Trình bày sự việc, diền biến, nhân vật, nhằm giải thích sự việc, tìm hiểu con người và<br />
bày tỏ thái độ khen chê.<br />
D/ Dùng các chi tiết, hình ảnh,…nhằm tái hiện một cách sinh động để người đọc hình<br />
dung rõ nét về sự việc, con người, phong cảnh.<br />
Câu 6: Ý nào nói lên đúng nhất nội dung của truyện ngắn “Lão Hạc”?.<br />
A/ Tác động của cái đói và miếng ăn đến đời sống của con người.<br />
B/ Cái phẩm chất cao quý của người nông dân<br />
C/ Số phận đau thương của người nông dân<br />
D/ Cả 3 ý đều đúng.<br />
Câu 7: Dấu hai chấm và dấu ngoặc kép trong ví dụ sau được dùng để làm gì?<br />
Hôm sau, bác sĩ bảo Xiu: “ Cô ấy khỏi nguy hiểm rồi, chị đã thắng. Giờ chỉ còn<br />
việc bồi dưỡng và chăm nom – thế thôi”.<br />
A/ Đánh dấu sự thuyết minh và lời dẫn trực tiếp.<br />
B/ Đánh dấu sự bổ sung và lời dẫn trực tiếp.<br />
C/ Cùng đánh dấu lời dẫn trực tiếp.<br />
D/ Đánh dấu sự giải thích và lời dẫn trực tiếp.<br />
Câu 8: Từ nào dưới đây là từ tượng thanh ?<br />
A/ Kì quặc<br />
B/ Mạnh mẽ<br />
C/ Tàn nhẫn<br />
D/ Lộp bộp<br />
Câu 9: Khi nào thì không nên nói giảm, nói tránh ?<br />
A/ Khi cần nói năng lịch sự, văn hóa.<br />
B/ Khi cần nói thẳng, nói đúng nhất sự thật.<br />
C/ Khi muốn bày tỏ tình cảm.<br />
D/ Khi muốn trao đổi thẳng với đối tượng giao tiếp.<br />
Câu 10: Câu ghép : “ Anh đi, hay là tôi đi ”.<br />
Quan hệ ý nghĩa giữa các vế của câu ghép trên là :<br />
A/ Quan hệ đồng thời.<br />
<br />
B/ Quan hệ lựa chọn.<br />
C/ Quan hệ tiếp nối.<br />
D/ Quan hệ tăng tiến.<br />
Câu 11: Câu văn nào dưới đây có chứa tình thái từ ?<br />
A/ “ Ôi! Sáng xuân nay xuân 61”.<br />
B/ Này ! con đừng làm như thế.<br />
C/ Vệ sĩ thân yêu ở lại nhé!<br />
D/ Chiều biên giới em ơi!<br />
Câu 12: Câu thơ sau đây sử dụng biện pháp tu từ gì ?<br />
“Bác Dương thôi đã thôi rồi<br />
Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta”<br />
( Khóc Dương Khuê – Nguyễn Khuyến)<br />
A/ Nói quá<br />
B/ Ẩn dụ<br />
C/ Nói giảm, nói tránh<br />
D/ Hoán dụ<br />
II. TỰ LUẬN: 7 điểm<br />
Câu 1: ( 1 điểm)<br />
Chứng kiến cái chết của lão Hạc, ông giáo nghĩ: “ Không! cuộc đời chưa hẳn<br />
đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác”.<br />
Theo em, “nghĩa khác” của cái đáng buồn ấy là gì ?<br />
Câu 2: ( 6 điểm)<br />
Viết bài giới thiệu về một vật dụng hoặc phương tiện trong gia đình em.<br />
-------------------------------------Hết---------------------------------------Người soạn đề<br />
<br />
Phạm Thị Ngọc Phượng<br />
<br />
Trường THCS<br />
Nguyễn Quốc Phú<br />
<br />
ĐỀ THAM KHẢO<br />
<br />
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM CỦA ĐỀ THI HỌC KỲ I ( 2011 – 2012)<br />
Môn: Ngữ văn 8<br />
I/ ĐÁP ÁN TRẮC NGHIỆM:<br />
Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm<br />
Câu<br />
<br />
1<br />
<br />
2<br />
<br />
3<br />
<br />
4<br />
<br />
5<br />
<br />
6<br />
<br />
7<br />
<br />
8<br />
<br />
9<br />
<br />
10<br />
<br />
11<br />
<br />
12<br />
<br />
Đề 1<br />
<br />
B<br />
<br />
C<br />
<br />
D<br />
<br />
A<br />
<br />
A<br />
<br />
D<br />
<br />
C<br />
<br />
D<br />
<br />
B<br />
<br />
B<br />
<br />
C<br />
<br />
C<br />
<br />
Đề 2<br />
Đề 3<br />
Đề 4<br />
II/ ĐÁP ÁN TỰ LUẬN: (7 điểm)<br />
1/ Câu 1: ( 1 điểm)<br />
“Nghĩa khác” của cái đáng buồn ấy là :<br />
- Con người có nhân cách cao đẹp như lão Hạc mà phải tìm đến với cái chết đau<br />
đớn, dữ dội, kinh hoàng. (hoặc: Vì người tốt như lão Hạc không có đất dung thân trong<br />
XH cũ. Chỉ có cái chết mới có thể bảo toàn nhân phẩm của mình).(0,5 điểm)<br />
- Xã hội không có tình người đã bức bách con người, dồn người nông dân đến<br />
bước đường cùng, không có lối thoát. (0,5 điểm)<br />
2/ Câu 2: ( 6 điểm)<br />
Viết bài giới thiệu về một vật dụng hoặc phương tiện trong gia đình em.<br />
- Hình thức (1 điểm):<br />
Viết đúng thể loại văn thuyết minh, bố cục chặt chẽ, diễn đạt lưu loát. Bài văn mắc<br />
lỗi dùng từ, lỗi ngữ pháp, lỗi chính tả sẽ bị trừ điểm ( 4 lỗi trừ một điểm).<br />
- Nội dung ( 5 điểm):<br />
Dàn bài gợi ý:<br />
- Mở bài (1 điểm): Giới thiệu về vật dụng hoặc phương tiện trong gia đình.<br />
- Thân bài (3 điểm):<br />
+ Giới thiệu hình dạng, trình bày cấu tạo, chất liệu của vật dụng hoặc phương tiện.<br />
(2 điểm)<br />
+ Trình bày công dụng, cách sử dụng và bảo quản của vật dụng hoặc phương tiện.<br />
( 2 điểm)<br />
- Kết bài ( 1 điểm): Nêu vai trò của phương tiện hoặc vật dụng trong đời sống con<br />
người.<br />
--------------- Hết---------------Người soạn đề<br />
<br />
Phạm Thị Ngọc Phượng<br />
<br />
Trường THCS<br />
Nguyễn Quốc Phú<br />
<br />
ĐỀ THI HỌC KỲ I ( 2011– 2012)<br />
ĐỀ THAM KHẢO<br />
Môn: Ngữ văn<br />
Thời gian: 90 phút ( không kể phát đề)<br />
<br />
I. TRẮC NGHIỆM: ( 3 đ ; 12 câu, mỗi câu 0,25 điểm)<br />
Hãy ghi lại chữ cái đứng đầu mỗi câu sau đây mà em cho là đúng nhất<br />
Câu 1: Câu văn:“ Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố mà tìm hiểu họ, thì<br />
ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi,…toàn những cớ để cho ta tàn<br />
nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta<br />
thương…” trích trong văn bản nào ?<br />
A/ Tôi đi học<br />
B/ Lão Hạc<br />
C/ Tức nước vỡ bờ<br />
D/ Trong lòng mẹ<br />
Câu 2: Các từ in đậm sau đây thuộc trường từ vựng nào ?<br />
“ Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh,<br />
đầu mẫu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi”.<br />
A/ Hoạt động của lưỡi.<br />
B/ Hoạt động của miệng.<br />
C/ Hoạt động của răng.<br />
D/ Hoạt động của tay.<br />
Câu 3: Câu nào dưới đây là câu ghép ?<br />
A/ Trong những phút này, chúng tôi được người ta ngắm nhìn nhiều hơn hết.<br />
B/ Mấy cậu học trò trong lớp ba cũng đua nhau quay đầu nhìn ra.<br />
C/ Ông đốc nhìn chúng tôi với cặp mắt hiền từ và cảm động.<br />
D/ Các em phải gắng học để thầy mẹ được vui lòng và để thầy dạy các em được sung<br />
sướng.<br />
Câu 4: Câu nào dưới đây sử dụng biện pháp nói quá ?<br />
A/<br />
<br />
“ Bàn tay ta làm nên tất cả<br />
Có sức người, sỏi đá cũng thành cơm”.<br />
<br />
B/<br />
<br />
“ Thân em vừa trắng lại vừa tròn<br />
Bảy nổi ba chìm với nước non”.<br />
<br />
C/<br />
<br />
“ Bác đã đi rồi sao Bác ơi ?<br />
Mùa thu đang đẹp nắng xanh trời”.<br />
<br />
D/<br />
<br />
“ Rồi cứ mỗi năm rằm tháng tám<br />
Tựa nhau trông xuống thế gian cười”.<br />
<br />