TRƯỜNG THPT KIẾN VĂN<br />
GV. Nguyễn Thị Phượng<br />
SĐT. 0986250324<br />
ĐỀ THI HỌC KÌ I<br />
MÔN: NGỮ VĂN<br />
THỜI GIAN: 120 PHÚT<br />
I. ĐỌC- HIỂU (3,0 điểm)<br />
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi<br />
Trải qua các cuộc chiến tranh chống xâm lược, những cuộc đọ sức với thiên tai khắc<br />
nghiệt, nhân dân ta đã có truyền thống đoàn kết, yêu thương đùm bọc lẫn nhau. Tình làng,<br />
nghĩa xóm, thương người như thể thương thân đã trở thành đạo lí của dân tộc. Hiện nay, cuộc<br />
sống vật chất ngày càng được cải thiện hơn, người ta dễ có xu hướng lo vun vén cho bản thân<br />
và gia đình mình, ít quan tâm đến những vấn đề của xã hội. Trước kia, ông cha ta phê phán<br />
thói xấu chỉ biết thu vén cho riêng mình: “Đèn nhà ai nấy rạng”, “Cháy nhà hàng xóm bình<br />
chân như vại”. Cuộc sống quanh ta hiện nay không thiếu những người như thế. Họ sống thờ ơ<br />
với mọi việc đang diễn ra, nhà nào đóng cửa biết nhà ấy. Nhà hàng xóm có hoạn nạn, có con<br />
cái bị rơi vào các tệ nạn xã hội họ cũng làm ngơ. Trước cảnh khổ đau của những người tàn tật,<br />
bất hạnh, họ cũng không mảy may xúc động, … Bệnh vô cảm đã làm cho con người như vô tri,<br />
vô giác, không thể hòa nhập với cộng đồng. […]<br />
Tình thương là cái quý giá của con người; bệnh vô cảm đã làm mất phẩm chất ấy,<br />
không khác gì biến dòng máu hồng trở thành máu trắng. Trái tim mỗi con người cần được thắp<br />
sáng ước mơ, khát vọng, ý chí và sự sáng tạo gắn bó với cộng đồng. Điều đó sẽ chống được<br />
bệnh vô cảm và làm cho cuộc đời của con người có ý nghĩa.<br />
(Theo Diệu Hương, báo Nhân dân Chủ nhật, 17-12-2006)<br />
Câu 1: Nội dung chính của văn bản trên là gì? Hãy đặt cho văn bản trên một nhan đề. (0.5 đ)<br />
Câu 2: Hãy giải thích ý nghĩa của từ “vô cảm” (0.25 đ)<br />
Câu 3: Phần đầu văn bản có nhắc đến truyền thống đoàn kết, yêu thương đùm bọc lẫn nhau của<br />
dân tộc ta. Anh (chị) hãy viết hai câu tục ngữ nói về truyền thống tốt đẹp đó. (0.25 đ)<br />
Câu 4: Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào? (0.25 đ)<br />
Câu 5: Xác định phương thức biểu đạt của văn bản trên. (0.25 đ)<br />
Câu 6: Từ “máu hồng”, “máu trắng” trong đoạn cuối văn bản trên có nghĩa như thế nào? (0.5<br />
đ)<br />
Câu 7: Văn bản trên đã gửi thông điệp gì về lối sống cho tuổi trẻ ngày nay? (Viết thành một<br />
đoạn văn ngắn) (1.0 đ)<br />
II. LÀM VĂN (7 điểm)<br />
<br />
Câu 1: (2 Điểm)<br />
<br />
Hãy Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của Anh (chị ) về căn<br />
bệnh vô cảm được đặt ra trong phần đọc- hiểu<br />
Câu 2: (5 điểm)<br />
Cảm nhận của Anh (chị) về đoạn thơ sau:<br />
Con sóng dưới lòng sâu<br />
Con sóng trên mặt nước<br />
Ôi con sóng nhớ bờ<br />
Ngày đêm không ngủ được<br />
Lòng em nhớ đến anh<br />
Cả trong mơ còn thức<br />
<br />
Dẫu xuôi về phương bắc<br />
Dẫu ngược về phương nam<br />
Nơi nào em cũng nghĩ<br />
Hướng về anh - một phương<br />
( Sóng- Xuân Quỳnh)<br />
<br />
HƯỚNG DẪN CHẤM<br />
ĐỀ THI HỌC KÌ II<br />
MÔN: NGỮ VĂN<br />
PHẦN I – ĐỌC HIỂU<br />
Câu 1:<br />
-<br />
<br />
Nội dung chính: tác hại của bệnh vô cảm (0.25 đ)<br />
<br />
-<br />
<br />
Nhan đề: Chống bệnh vô cảm (0.25 đ)<br />
<br />
Câu 2: “Vô cảm” là tình trạng không có tình cảm, cảm xúc; là sự khô cằn, nghèo nàn về tình<br />
cảm, cảm xúc của con người. (0.25 đ)<br />
Câu 3: Lá lành đùm lá rách; Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ; Hàng xóm tối lửa tắt đèn có<br />
nhau; Thương người như thể thương thân...(Thí sinh nêu đúng 02 câu tục ngữ đạt 0.25 đ)<br />
Câu 4: Phong cách ngôn ngữ chính luận (0.25 đ)<br />
Câu 5: Phương thức biểu đạt nghị luận (0.25 đ)<br />
Câu 6: “Máu hồng”: trái tim yêu thương, tâm hồn giàu tình cảm; “Máu trắng”: trái tim vô cảm,<br />
vô tâm, tâm hồn thờ ơ, thiếu sự đồng cảm, yêu thương. (0.5 đ)<br />
Câu 7: Thông điệp (ý chính cần đạt): Hãy sống giàu tình cảm, biết quan tâm, giúp đỡ, đồng<br />
cảm, sẻ chia,… trước những hoàn cảnh khó khăn, những mảnh đời bất hạnh. (1.0 đ)<br />
II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)<br />
Câu 1 (2,0 điểm)<br />
a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận(0,25đ)<br />
Hình thức của một đoạn văn có đầy đủ: câu mở đoạn, các câu phát triển ý và câu kết đoạn.<br />
Đặc biệt, trong đoạn văn, học sinh cần làm nổi bật câu chủ đề (câu mang ý chính của toàn<br />
đoạn)<br />
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: bệnh vô cảm (0,5đ)<br />
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm, vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp<br />
chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng, rút ra bài học nhận thức và hành động.<br />
1. Giải thích:(0,25đ)<br />
Vô cảm đó là không có cảm xúc, hay tình cảm đối với những sự vật, sự việc diễn ra xung<br />
2. Thực trạng (0,25đ)<br />
Hiện đang là một xu hướng của rất nhiều học sinh, thanh niên: sống ích kỉ, ham chơi, chỉ biết<br />
đòi hỏi, hưởng thụ không có trách nhiệm với gia đình, xã hội.<br />
<br />
Bệnh thể hiện ở những hiện tượng sau:<br />
- Không sẵn lòng giúp đỡ những người gặp khó khăn hoạn nạn<br />
- Những người có trách nhiệm ,không quan tâm giải quyết công việc cho người khác<br />
3. Nguyên nhân (0,25đ)<br />
- Xã hội phát triển, đời sống vật chất nâng cao, con người chỉ lo vun vén cho bản thân<br />
- Nền kinh tế thị trường khiến con người coi trọng vật chất, sống thực dụng hơn<br />
- Do phụ huynh nuông chiều con cái...<br />
4. Hậu quả: (0,25đ)<br />
- Ảnh hưởng của nó tới việc phát triển nhân cách, phát triển của XH...nó có sức tàn phá ghê<br />
gớm.<br />
- Vô cảm nguy hiểm với cả chính người bệnh lẫn vả người xung quanh . Ra đường nhiều người<br />
gặp cái tốt không ủng hộ, thấy cái xấu không lên án, không ít nơi cả phố, cả làng sợ tên ăn<br />
trộm, cả xã sợ thằng say rượu vì không muốn bị liên lụy... đang làm cho bệnh vô cảm vốn đã và<br />
đang có nguy cơ lan rộng, càng có điều kiện lây lan mạnh hơn.<br />
5. Giải pháp: (0,25đ)<br />
- Nâng cao nhận thức để thấy được tác hại của căn bệnh vô cảm<br />
- Tập sống hòa đồng với mọi người<br />
- Các bậc cha mẹ phải giáo dục con cái đến nơi đến chốn, không nuông chìu...<br />
Câu 2 (5,0 điểm)<br />
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận(0,25đ)<br />
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,5đ)<br />
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm, vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp<br />
<br />
chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng<br />
- Giới thiệu ngắn gọn về tác giả Xuân Quỳnh và bài thơ Sóng (0,25đ)<br />
- Tình yêu gắn liền với nỗi nhớ khi xa cách: ( 1,75đ)<br />
+ Mượn hình tượng sóng nhớ bờ để diễn tả nỗi nhớ mãnh liệt: nỗi nhớ bao trùm cả không<br />
gian, trải dài theo thời gian, tồn tại lúc thức và cả khi ngủ<br />
+ Dùng cách nói trực tiếp: nỗi nhớ không chỉ tồn tại trong ý thức mà trong cả tiềm thức ,<br />
len lỏi vào cả giấc mơ<br />
<br />
- Tình yêu gắn liền với sự thủy chung son sắc: tình yêu dẫu có đối mặt với bao cách trở thì “<br />
em” vẫn luôn hướng về một phương “anh”(1,25đ)<br />
* Đánh giá khái quát:( 0,75đ)<br />
Thể thơ 5 chữ, ngôn ngữ giản dị, nghệ thuật ẩn dụ hình tượng Sóng, phép liệt kê, đối lập,<br />
đoạn thơ đã bộc lộ khát vọng tình yêu mãnh liệt của Xuân Quỳnh.<br />
d. Sáng tạo: (0,25đ)<br />
<br />