SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI<br />
TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN<br />
<br />
ĐỀ THI SỐ 2<br />
<br />
ĐỀ THI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2012- 2013<br />
<br />
Môn: Ngữ văn lớp 11 Nâng cao<br />
Dành cho các lớp D, chuyên xã hội,<br />
Anh, Pháp, Nhật<br />
Buổi thi: Chiều ngày 21/12/2012<br />
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề<br />
<br />
Đề thi gồm 01 trang<br />
<br />
---------------------Câu 1 (4 điểm)<br />
Anh (chị) hãy viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ về "Điểm tựa".<br />
Câu 2 (6 điểm)<br />
Phân tích sự thể hiện của bút pháp lãng mạn trong việc xây dựng hình tượng<br />
nhân vật Huấn Cao ở tác phẩm "Chữ người tử tù" của Nguyễn Tuân.<br />
----------------- HẾT ------------------<br />
<br />
ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2012- 2013<br />
<br />
Môn Ngữ văn lớp 11 Nâng cao - Đề số 2<br />
Câu 1(4 điểm)<br />
Học sinh có thể triển khai theo nhiều hướng khác nhau song cần hợp lý, chặt chẽ<br />
và làm rõ được các ý chính sau:<br />
1. Giải thích (1 điểm)<br />
- "Điểm tựa" là gì? Có thể hiểu theo nghĩa đen, nghĩa bóng như thế nào? (Nơi làm<br />
chỗ dựa chính cho hoạt động nào đó => Những giá trị bền vững giúp con người nhờ đó<br />
mà vững vàng hơn trong sinh tồn và phát triển ...).<br />
- Có thể có những loại "điểm tựa" gì?<br />
2. Bàn luận (2điểm)<br />
- Mỗi người trong cuộc sống có cần "điểm tựa" không? Vì sao?<br />
- Ý nghĩa của "điểm tựa"? Có thể xem "điểm tựa" nào là quan trọng nhất?<br />
- Thái độ của con người đối với "điểm tựa" như thế nào?<br />
- Phân biệt "điểm tựa" với "điểm dựa"?<br />
3. Bài học nhận thức và hành động (1điểm)<br />
Câu 2 (6 điểm)<br />
1. Mở bài (0.5 điểm)<br />
2. Thân bài (5 điểm)<br />
a. Khái niệm và biểu hiện của bút pháp lãng mạn (0.5 điểm)<br />
- Khái niệm: Là hệ thống những phương tiện, biện pháp, cách thức thể hiện cái<br />
nhìn lãng mạn của nhà văn trước cuộc đời (cái nhìn mang đậm màu sắc chủ quan đầy cảm<br />
xúc)...<br />
- Biểu hiện: Nhà văn thường chú trọng việc xây dựng những tương quan đối lập<br />
giữa tính cách và hoàn cảnh; có xu hướng tìm đến những yếu tố phi thường, kì lạ; sự thể<br />
hiện của hình ảnh nhà văn qua nhân vật ...<br />
b. Phân tích những biểu hiện của bút pháp lãng mạn trong việc xây dựng hình<br />
tượng nhân vật Huấn Cao của Nguyễn Tuân (4 điểm)<br />
- Đặt nhân vật trong một tình huống kì lạ: Cuộc gặp gỡ của Huấn Cao - quản ngục,<br />
hai con người ở thế đối lập nhau về phương diện xã hội nhưng lại là những người có tâm<br />
hồn đồng điệu về phương diện nghệ thuật.<br />
- Khắc họa tính cách kì lạ, vẻ đẹp phi thường, lý tưởng ở Huấn Cao (con người<br />
nghệ sĩ tài hoa; người anh hùng có khí phách hiên ngang, bất khuất; con người có thiên<br />
lương cao đẹp)<br />
- Khắc họa cảnh tượng "xưa nay chưa từng có" để làm nổi bật sự thống nhất của<br />
cái tài, cái tâm và khí phách anh hùng ở hình tượng Huấn Cao<br />
- Sử dụng triệt để nghệ thuật tương phản với những chi tiết đặc sắc để làm nổi bật<br />
vẻ đẹp kì lạ ở nhân vật<br />
- Qua nhân vật Huấn Cao, Nguyễn Tuân thể hiện rõ quan niệm về cái đẹp, tài năng,<br />
tấm lòng của mình<br />
c. Đánh giá (0.5 điểm)<br />
- Với bút pháp lãng mạn, Nguyễn Tuân đã xây dựng thành công hình tượng nhân<br />
vật Huấn Cao<br />
- Với bút pháp lãng mạn, Nguyễn Tuân đã làm nên một tác phẩm có giá trị lớn về<br />
nội dung tư tưởng và nghệ thuật; đem đến sức hấp dẫn với độc giả<br />
...<br />
3. Kết bài (0.5 điểm)<br />
<br />
----------------- HẾT ------------------<br />
<br />