PHÒNG GIÁO DỤC&ĐÀO TẠO<br />
TRIỆU PHONG<br />
ĐỀ THI HỌC KỲ I, NĂM HỌC 2011-2012<br />
MÔN: NGỮ VĂN LỚP 7<br />
Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)<br />
Câu 1 (3 điểm): Cho hai câu thơ sau:<br />
Cảnh đêm như vẽ người chưa ngủ<br />
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.<br />
a) Trong hai câu thơ trên, có một từ bị chép sai, là từ nào? Hãy chép lại chính<br />
xác câu thơ đó?<br />
b) Hai câu thơ trên được trích từ bài thơ nào? Ai là tác giả? Nêu hoàn cảnh ra<br />
đời của tác phẩm đó?<br />
c) Nêu các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong hai câu thơ trên? Phân tích<br />
tác dụng của những biện pháp nghệ thuật đó?<br />
Câu 2 (7điểm): Nói về ý nghĩa của lời ru, nhà thơ Nguyễn Duy viết:<br />
“Ta đi trọn kiếp con người<br />
Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru…”<br />
(Trích: Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa)<br />
<br />
Từ lời thơ trên, em hãy phát biểu cảm nghĩ của mình về vai trò của lời ru đối<br />
với cuộc đời mỗi con người./.<br />
<br />
PHÒNG GIÁO DỤC&ĐÀO TẠO<br />
TRIỆU PHONG<br />
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIẺM ĐỀ THI HỌC KỲ I<br />
MÔN: NGỮ VĂN LỚP 7<br />
Câu1(3điểm):<br />
a) Từ bị chép sai là từ đêm.(0,25đ)<br />
- Sửa lại: Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ.(0,25đ)<br />
b) Hai câu thơ trên được trích từ bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh.(0,5đ)<br />
- Hoàn cảnh ra đời của bài thơ :<br />
Bài thơ được làm ở chiến khu Việt Bắc vào năm 1947 - thời kì đầu của cuộc kháng<br />
chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1946 – 1954) (0,5đ).<br />
c) Các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong hai câu thơ:<br />
- So sánh: cảnh khuya như vẽ (0,25đ)<br />
- Điệp vòng tròn: chưa ngủ được đặt ở cuối câu trước và đầu câu sau (0,25đ).<br />
- Tác dụng:<br />
+ Vẽ ra một bức tranh thiên nhiên tươi đẹp như một bức tranh sơn mài của núi rừng<br />
Việt Bắc khi màn đêm buông xuống. Qua đó, ta thấy vẻ đẹp tâm hồn của người nghệ sĩ: say<br />
mê trước vẻ đẹp nên thơ của đêm trăng (0,5đ).<br />
+ Điệp ngữ chưa ngủ ở cuối câu trước và đầu câu sau như một bản lề mở ra 2 cung<br />
bậc tâm trạng của nhân vật trữ tình: niềm say mê cảnh sắc thiên nhiên và nỗi lo nước nhà.<br />
Hai tâm trạng đó thống nhất trong con người Bác, thể hiện sự hoà hợp giữa nhà thơ và người<br />
chiến sĩ trong vị lãnh tụ (0,5đ).<br />
Câu 2 (7điểm):<br />
- Viết được một bài văn bộc lộ tình cảm, cảm xúc của mình về ý nghĩa của lời ru đối<br />
với cuộc đời mỗi con người.<br />
Cần đáp ứng các yêu cầu: Viết đúng thể loại văn biểu cảm. Bài viết có đầy đủ 3<br />
phần: Mở bài, thân bài, kết bài.<br />
a) Mở bài:<br />
- Giới thiệu đối tượng biểu cảm: Lời ru của mẹ.<br />
- Khái quát được tình cảm của mình đối với tình mẹ được thể hiện qua lời ru.<br />
b) Thân bài: Bộc lộ được những tình cảm, cảm xúc của mình đối với tình mẹ thông<br />
qua lời mẹ ru. Cần đảm bảo các ý:<br />
- Mẹ ru con từ khi còn nằm trong nôi, lời ru thường là những bài ca dao, lời hát dân<br />
gian.<br />
- Mẹ ru con để mong con khôn lớn từng ngày => bộc lộ tình cảm yêu thương với đứa<br />
con của mình và gửi gắm những ước mơ của mẹ về tương lai của con…<br />
- Lời ru của mẹ khiến con ngủ ngon, lời ru là mạch ngầm nuôi dưỡng tâm hồn con từ<br />
tuổi ấu thơ… khiến tâm hồn con người trở lên sâu sắc hơn.<br />
- Lời ru là sợi gắn kết tình cảm giữa con và mẹ.<br />
- Khi lớn lên, lời ru của mẹ vẫn theo con đến suốt cuộc đời như một lời nhắc nhở: dù<br />
con có lớn khôn nhưng với mẹ bao giờ con cũng vẫn còn bé nhỏ, mẹ luôn theo dõi bước đi<br />
của con và mẹ luôn là chỗ dựa tinh thần cho con khi con vấp ngã trong cuộc đời.<br />
c) Kết bài:<br />
- Qua đây, ta thấy mẹ luôn là người nặng lòng với con cái…<br />
- Con cái cần phải phấn đấu học tập và rèn luyện để xứng đáng với lời ru của mẹ,<br />
xứng với tình cảm bao la mà mẹ dành cho mình.<br />
*Quá trình viết bài cần bộc lộ rõ tình cảm: trân trọng, kính yêu, thương mến đối với<br />
lời ru của mẹ.<br />
*Các phần, các đoạn trong bài phải có sự liên kết chặt chẽ, mạch lạc.<br />
*Viết đúng chính tả, không mắc lỗi dùng từ, đặt câu; trình bày sạch đẹp, rõ ràng.<br />
Biểu điểm:<br />
<br />
Điểm 7: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên.<br />
Điểm 5- 6: Đáp ứng cơ bản các yêu cầu, có thể thiếu một số ý không cơ bản, có thể<br />
sai sót một số lỗi chính tả, lỗi dùng từ…<br />
Điểm 3-4: Viết đúng thể loại, nêu được một số ý chính theo yêu cầu của đề, tình cảm<br />
bộc lộ chưa thật sâu sắc, chân thành; còn mắc một số lỗi diến đạt.<br />
Điểm 1- 2: Các trường hợp còn lại.<br />
*Lưu ý: Giáo viên căn cứ vào bài làm thực tế của học sinh để cho điểm phù hợp.<br />
Giáo viên cần có điểm khích lệ đối với những bài có tìm tòi, phát hiện mới<br />
lạ, sáng tạo.<br />
<br />