ĐỀ THI KIỂM TRA HỌC KỲ I<br />
<br />
SỞ GD-ĐT AN GIANG<br />
TRƯỜNG THPT NGUYỄN KHUYẾN<br />
<br />
MÔN NGỮ VĂN KHỐI 11<br />
<br />
*****************************<br />
ĐỀ CHÍNH THỨC<br />
<br />
NĂM HỌC 2012-2013<br />
THỜI GIAN:90 PHÚT<br />
(Không kể thời gian<br />
<br />
chép đề)<br />
Câu 1:(2đ)<br />
Chi tiết kết thúc truyện ngắn Chữ người tử tù –Nguyễn Tuân là gì? Cho biết ý nghĩa của<br />
chi tiết đó?<br />
Câu 2:(3 đ)<br />
Viết bài văn ngắn khoảng 400 từ nêu suy nghĩ của em về vấn đề :Hiện nay có nhiều hoạt<br />
động kinh doanh buôn bán thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm khiến<br />
xã hội phải quan tâm.<br />
Câu 3:(5đ)<br />
Em cảm nhận thế nào về cuộc gặp gỡ giữa Chí Phèo và thị Nở.Tiếng hát vút cao của<br />
tình người, đỉnh cao của giá trị nhân đạo.<br />
<br />
******************Hết*************<br />
<br />
SỞ GD-ĐT AN GIANG<br />
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM<br />
TRƯỜNG THPT NGUYỄN KHUYẾN<br />
Độc lập-Tự do-Hạnh phúc<br />
TỔ VĂN<br />
***********************<br />
BIÊN BẢN THỐNG NHẤT ĐÁP ÁN<br />
MÔN NGỮ VĂN KHỐI 11<br />
HỌC KỲ I-NĂM HỌC 2012-2013<br />
Thời gian :15 h 30 phút<br />
Ngày 24/12/2012<br />
Địa điểm :Phòng GV- Trường THPT Nguyễn Khuyến<br />
I/Thành phần tham dự:<br />
-Tổ trưởng:Nguyễn Thị Lan Chi<br />
-Các thành viên:<br />
Mai Thị Lệ Quyên<br />
Nguyễn Ngọc Trường<br />
Lê Hữu Phước<br />
Trần Quang Diệu Huyền<br />
Nguyễn Thị Thúy<br />
Trần Thị Phi Vân<br />
II/Nội dung thống nhất:<br />
A-Tinh thần chung :<br />
1-Về nội dung và chuẩn cho điểm chỉ nêu những nét cơ bản , HS có thể nêu những ý mới theo một dàn ý<br />
khác ,hợp lý vẫn chấp nhận, vận dụng biểu điểm để đánh giá .(tính sáng tạo củaHS)<br />
2-Đáp án thống nhất một số mức điểm. Các mức điểm khác, GV dựa vào hai mức điểm trên và dưới để<br />
quyết định .Đối với bài tự luận NLVH GV chấm bài trên tinh thần xem xét đáng giá tổng thể toàn vẹn<br />
bài làm, không đếm ý cho điểm.Không nên bám sát câu chữ khi chấm .<br />
<br />
3- Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giáo khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng<br />
đáp án và thang điểm ; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo.<br />
B-Yêu cầu:<br />
1-KỸ NĂNG:<br />
a-Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng (Mở, thân ,kết)(Câu 3)<br />
b-Trình bày ý mạch lạc, diễn đạt ý rõ ràng, viết sai ít lôĩ chính tả, ngữ pháp, sạch sẽ, chữ đọc được.Chú<br />
ý sự sáng tạo ( Lý luận VH)<br />
c-Thực hiện đúng kỹ năng của bài văn NL là cách cảm nhận đoạn văn xuôi.<br />
d-Câu 1 không được gạch đầu dòng phải viết thành đoạn văn.<br />
C/NỘI DUNG CỤ THỂ:<br />
<br />
Câu 1 (2,0 điểm) :<br />
*HS viết thành đoạn, không gạch đầu dòng nếu gạch đầu dòng và không có mở đầu trừ<br />
0,25 đ<br />
-Kết thúc là chi tiết cảnh cho chữ (0,25 đ)<br />
-Trong phần kết thúc đó Huấn Cao đã cho viên quan ngục lời khuyên<br />
→ lời khuyên của Huấn Cao và thái độ cung kính tiếp nhận lời khuyên đó của quản ngục “ kẻ mê muội<br />
này xin bái lĩnh”( 0,75 đ)<br />
<br />
-Ý nghĩa của lời khuyên HS có thể nói bằng nhiều cách khác nhau đều có thể chấp nhận( 1 đ)<br />
( HS có thể trình bày một trong các ý sau)<br />
+Cái đẹp không thể cùng tồn tại với cái ác , cái xấu.Cái đẹp chỉ gắn liền với cái thiện , cái thiên lương .<br />
+Qua cảnh tượng cho chữ , ta thấy được sự chiến thắng của cái đẹp , cái thiện đối với cái ác và cái xấu<br />
.Trong nơi tăm tối , hỗn loạn và xô bồ , cái đẹp vẫn được sáng tạo và sản sinh<br />
+Huấn Cao đã giải thoát cho quản ngục khỏi cái nhà tù vô tình .<br />
Có thể nói cảnh cho chữ chính là sự nổi loạn của cái đẹp, đẹp của nhân cách của tài hoa, tạo nên quyền<br />
lực của cái đẹp.Cái cúi đầu của viên quản ngục chính cúi đầu trước vẻ đẹp của thiên lương và cái đẹp<br />
của nhân cách.<br />
+Truyên ngắn chữ người tử tù đã khắc họa thành công hình tượng nhân vật Huấn Cao –một con người<br />
tài hoa, có cái tâm trong sáng khí phách hiên ngang bất khuất.Qua đó nhà văn thể hiện quan niệm về cái<br />
đẹp, khẳng định sự bất tử của cái đẹp và bộc lộ thầm kín tình yêu nước….<br />
Câu 2: ( 3 đ)<br />
a. Yêu cầu về kỹ năng :<br />
- Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội.<br />
- Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát ; không mắc lỗi chính tả, dùng từ và lỗi ngữ pháp.<br />
b. Yêu cầu về kiến thức :<br />
Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng lý lẽ và dẫn chứng phải hợp lý và cần làm rõ được các<br />
ý chính sau :<br />
- Nêu được vấn đề cần nghị luận<br />
Vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay<br />
1/Giải thích<br />
-Thực phẩm là gì?là thức ăn nước uống mang lại dinh dưỡng nuôi sống cơ thể<br />
-Thực phẩm có vệ sinh an toàn : mang lại sức khỏe cho con người sống và làm việc có hiệu quả hơn.<br />
-Thế nhưng hiện nay vấn đề thực phẩm không an toàn, kém chất lượng đã trở thành vấn đề nan giải.<br />
2/Nguyên nhân<br />
-Do lợi nhuận cá nhân<br />
-Do thói quen sinh hoạt<br />
-Quản lý lỏng lẻo của nhà nước<br />
3/Thực trạng<br />
-Thực phẩm nông nghiệp không an toàn<br />
+Lúa gạo, hoa màu… nhiễm thuốc trừ sâu…<br />
+Vật nuôi: gia cầm, gia súc, thủy sản…thức ăn bị nhiễm kháng sinh…<br />
-Thực phẩm công nghiệp<br />
+Hàng giả, hàng nhái..Sử dụng chất bảo quản..<br />
+Nguồn nước ô nhiễm..<br />
*CM :Rượu giả, nước tương, nông sản Trung Quốc , sữa, kẹo…<br />
4/Hậu quả:<br />
-Ngộ độc thực phẩm<br />
-Ảnh hưởng sức khỏe, môi trường sống<br />
*CM : Thức ăn của công nhân→ngộ độc; H1 N1 gia cầm; Trẻ em. HS ăn uống khi đến trường,…<br />
*Bàn luận cuộc sống cần có sức khỏe cần có lương tâm, cần sử dụng những thức ăn có dinh dưỡng, an<br />
toàn..<br />
ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP:<br />
- Tuyên truyền cho mọi người biết tác hại và hậu quả nghiêm trọng của thực phẩm không an toàn<br />
<br />
-Tăng cường kiểm soát…<br />
- Về phía chính quyền, cần xử lí thật nghiêm minh hơn nữa những trường hợp vi phạm.<br />
c. Cách cho điểm :<br />
- Điểm 3 : Đáp ứng các yêu cầu trên, có thể mắc một vài lỗi nhỏ về diễn đạt.<br />
- Điểm 2 : Trình bày được một nửa yêu cầu trên, mắc một số lỗi về diễn đạt.<br />
- Điểm 1 : Nội dung sơ sài, diễn đạt yếu.<br />
- Điểm 0 : Hoàn toàn lạc đề.<br />
Câu 3 (5,0 điểm).<br />
a. Yêu cầu về kỹ năng :<br />
- Biết làm bài nghị luận về một tác phẩm văn xuôi dạng cảm nhận. Biết lý luận Vh ( sáng tạo)<br />
- Kết cấu chặt chẽ ; diễn đạt lưu loát ; không mắc lỗi ngữ pháp và chính tả.<br />
b. Yêu cầu về kiến thức :<br />
Trên cơ sở những hiểu biết về Chí Phèo - tác giả Nam Cao thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách,<br />
nhưng cần làm rõ các ý chính sau :Phần giá trị nhân đạo có thể trình bày theo nhiều cách<br />
*Cuộc gặp gỡ của Chí phèo với Thị Nở- sự thức tỉnh linh hồn của Chí Phèo.Tiếng hát vút cao<br />
của tình người, đỉnh cao của giá trị nhân đạo.<br />
1/Khái niệm về giá trị nhân đạo<br />
-Bênh vực người dân lao động →tố cáo bọn thống trị hủy hoại nhân tính nhân hình, đẩy họ vào con<br />
đường lưu manh hóa.<br />
<br />
-Thông cảm thấu hiểu, sẻ chia→khát vọng sống của dân lao động<br />
-Thấy được phẩm chất tốt đẹp của người dân lao động…<br />
2/Cảm nhận<br />
a/Sau khi gặp Thị Nở → Ước mơ<br />
-Khi tỉnh dậy Chí thấy lòng “ bâng khuâng” , “ mơ hồ buồn”.<br />
-Lần đầu tiên, rung động truớc những âm thanh cuộc sống: nghe tiếng chim hót, tiếng người đi chợ…<br />
- Nhìn lại cuộc đời của mình:<br />
+Nhớ lại những ngày rất xa xôi, “ hắn ao ước có một gia đình nho nhỏ……..ruộng làm”<br />
-> Quá trình chuyển biến từ con quỷ dữ thành con người bình thường.<br />
* Khi ăn bát cháo hành của Thị Nở:”Đó là một nồi cháo hành còn nóng nguyên”→Tình người<br />
Với Thị Nở đây là bát cháo tình nguyện, bát cháo đem cho, đem tặng,bát cháo tình yêu mở đầu cho<br />
hạnh phúc.<br />
Với Chí Phèo: bát cháo hành đầu tiên và cuối cùng ăn trong tình yêu và hạnh phúc dẫu muộn màng<br />
nhưng có tác dụng mạnh mẽ.<br />
- Chí ngạc nhiên và xúc động “mắt ươn uớt”<br />
-Aên cháo biết ngon -> cảm nhận được tình yêu mộc mạc của thị<br />
-Thấy lòng thành trẻ con, muốn làm nũng với thị-> hạnh phúc<br />
- Bỗng “thèm lương thiện biết bao”→say đời.<br />
- Chí tin Thị Nở mở đường cho hắn trở về cuộc sống đúng với kiếp làm người -> khát khao tình yêu,<br />
thiết tha đến với cuộc đời lương thiện.Thì ra trong bản chất của con quỷ dữ làng Vũ Đại vẫn là con<br />
người thật đáng thương, bản chất người lương thiện chưa mất hẳn trong Chí Phèo. => Tình yêu chân<br />
thành , tình người nồng ấm đã thức tỉnh bản chất tốt đẹp của Chí.Bát cháo hành thể hiện tình cảm chứa<br />
chan nhân đạo của nhà văn.<br />
b/Chí Phèo rơi vào bi kịch bị cự tuyệt làm người:<br />
<br />
.Bởi CP đã tự ý thức CP đang chuẩn bị cuộc hành trình thực hiện ước mơ làm người của hắn “Thị Nở<br />
sẽ mở đường cho hắn…..Họ sẽ nhận lại hắn vào xã hội bằng phẳng thân thiện của những người lương<br />
thiện” thì con đường ấy bỗng đóng chặt cửa bởi:<br />
- Nguyên nhân:<br />
+Trực tiếp: Bà cô Thị Nở đã không cho thị quan hệ với Chí<br />
+Sâu xa:Bà cô đại diện cho định kiến xã hộiCái tình người ở Thị nở đã bị định kiến ở bà cô giết<br />
chết một cách phủ phàng.Tình người mong manh đã bị định kiến xã hội thôn tính.<br />
c/Phản ứng quyết tâm đòi lại quyền làm người<br />
+Chí thất vọng, đau đớn. Nỗ lực cuối cùng của CP nhằm níu giữ TN về phía mình đã bị gạt phắt đi<br />
một cách vô tình mà phủ phàng.”Hắn ôm mặt khóc rưng rức” Từ hy vọng đến tuyệt vọng khởi đầu là<br />
nước mắt và kết thúc lại là nước mắt.<br />
+Căm uất cao độ : toan đập đầu, hăm giết cả nhà Thị Nở, uống rượu,<br />
+Xách dao đến nhà Bá Kiến, lí sự khôn ngoan với Bá Kiến “ Tao không đến đây để xin ăn…tao muốn<br />
làm người lương thiện,…”, giết chết Bá Kiến và kết liễu cuộc đời -> tuyệt vọng và bế tắc.<br />
thèm khát quyền được sống và sống có ý nghĩa. Cái chết của Chí là tất yếu . Đây không phải là<br />
một hành động mù quáng mà là sự thức tỉnh của một con người khát khao quyền được sống, quyền<br />
được làm người lương thiện.<br />
Chính Bá Kiến đã đẩy CP vào con đường tội lỗi để giờ đây CP muốn làm người lương thiện cũng<br />
không được.Cp đã chết trên ngưỡng cửa trở về cuộc sống lương thiện.Cái chết của CP là cái chết tiêu<br />
cực .Cái chết CP góp phần giúp Nam Cao lên tiếng tố cáo xã hội ở làng Vũ Đại.<br />
d/Nghệ thuật:<br />
-Xây dựng nhân vật điển hình bất hủ: CP điển hình cho người nông dân trước CM 8,làng Vũ Đại điển<br />
hình cho Xã hội Việt Nam trước CM 8 (XH TD nửa PK)<br />
-Nghệ thuật trần thuật linh hoạt, tự nhiên, nhất quán, chặt chẽ.( kết cấu từ hiện tại trở về quá khứ trở về<br />
hiện tại..)<br />
-Ngôn ngữ độc thoại, đối thoại đặc sắc.<br />
<br />
c. Cách cho điểm :<br />
- Điểm 5 : Đáp ứng các yêu cầu trên, có thể mắc vài lỗi nhỏ về diễn đạt.<br />
- Điểm 3 : Đáp ứng được khoảng nửa các yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi diễn đạt.<br />
- Điểm 1 : Nội dung sơ sài, diễn đạt yếu.<br />
- Điểm 0 : Hoàn toàn lạc đề.<br />
Thống nhất<br />
Biên bản kết thúc lúc 17h 30 phút cùng ngày<br />
Thư ký<br />
Duyệt TT<br />
<br />
Nguyễn Thị Lan Chi<br />
<br />
Lê Hữu Phước<br />
<br />