SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TN<br />
TRƯỜNG THPT CHUYÊN<br />
ĐỀ CHÍNH THỨC<br />
<br />
KÌ THI CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I<br />
NĂM HỌC 2012 – 2013<br />
Môn thi: Ngữ văn – Lớp 11<br />
Chương trình nâng cao<br />
Thời gian làm bài: 90<br />
<br />
phút<br />
<br />
Câu 1 (2,0 điểm)<br />
Trình bày ý nghĩa tình huống truyện “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân.<br />
Câu 2 (8,0 điểm)<br />
Phân tích quá trình thức tỉnh và bi kịch không được trở lại làm người lương<br />
thiện của nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm “Chí Phèo” của Nam Cao.<br />
---------Hết---------<br />
<br />
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm.<br />
Họ và tên thí sinh:……………………….. Chữ kí của giám thị:……..…..<br />
<br />
1<br />
<br />
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÁI NGUYÊN<br />
TRƯỜNG THPT CHUYÊN<br />
THI<br />
2013<br />
MÔN NGỮ VĂN LỚP 11<br />
<br />
HƯỚNG DẪN CHẤM<br />
Thi học kì I Năm học 2012 (NÂNG CAO)<br />
<br />
CÂU<br />
ĐÁP ÁN<br />
Câu1 Ý nghĩa tình huống truyện “Chữ người tử tù” của<br />
Nguyễn Tuân<br />
<br />
ĐIỂM<br />
2,0 đ<br />
<br />
- Đó là cuộc gặp gỡ đầy trớ trêu, éo le trong chốn lao<br />
tù giữa tử tù Huấn Cao với viên quản ngục. Xét về<br />
phương diện xã hội, họ ở thế đối lập nhau. Nhưng<br />
xét về phương diện nghệ thuật, họ là những người<br />
có tâm hồn đồng điệu.<br />
- Ý nghĩa, hiệu quả nghệ thuật của tình huống truyện:<br />
+ Làm bộc lộ, thay đổi quan hệ, thái độ của các nhân<br />
vật; làm toả sáng vẻ đẹp của cái Tài, cái Dũng, cái<br />
Thiên lương.<br />
+ Góp phần khắc họa tính cách của các nhân vật; tô<br />
đậm chủ đề, tăng kịch tính và sức hấp dẫn của tác<br />
phẩm.<br />
Câu2 Phân tích quá trình thức tỉnh và bi kịch không được<br />
trở lại làm người lương thiện của Chí Phèo<br />
1. Vài nét về tác giả, tác phẩm (0,5 điểm)<br />
- Nam Cao là nhà nhân đạo lớn, một cây bút hiện thực<br />
xuất sắc có nhiều đóng góp quan trọng cho sự phát triển<br />
của văn xuôi Việt Nam hiện đại.<br />
- Truyện ngắn “Chí Phèo” ra đời năm 1941 đã khẳng định<br />
vị trí của Nam Cao trên văn đàn ở một mảng đề tài có<br />
nhiều cây bút tài năng khám phá và đã có những tác phẩm<br />
xuất sắc dường như không thể vượt qua: đề tài nông dân.<br />
Qua bi kịch không được trở lại làm người lương thiện của<br />
nhân vật Chí Phèo, nhà văn muốn phản ánh số phận bi<br />
thảm của người nông dân trong xã hội Việt Nam thời kì<br />
trước Cách mạng tháng Tám năm 1945.<br />
<br />
1,0<br />
<br />
2.<br />
2.1<br />
2.2<br />
<br />
Phân tích quá trình thức tỉnh và bi kịch không được<br />
trở lại làm người lương thiện của Chí Phèo (7,0 điểm)<br />
Giới thiệu về nhân vật: quãng đời lương thiện; quá trình<br />
tha hoá.<br />
Quá trình thức tỉnh và bi kịch không được trở lại làm<br />
2<br />
<br />
1,0<br />
<br />
8,0 đ<br />
0,5<br />
<br />
0,5<br />
<br />
người lương thiện (3,0 điểm)<br />
2.2.1 Quá trình thức tỉnh<br />
* Thời điểm bắt đầu: sau cuộc gặp gỡ và được thị Nở<br />
0,5<br />
chăm sóc.<br />
* Chí Phèo thức tỉnh:<br />
2,5<br />
- Ngủ dậy muộn, bâng khuâng, mơ hồ buồn, sợ rượu;<br />
nghe thấy những âm thanh bình dị của cuộc sống, buồn,<br />
nhớ về quá khứ với ước mơ bình dị…; nghĩ đến hiện tại<br />
và tương lai, thấy mình già và cô độc, sợ cô độc…<br />
=> Ý thức về cuộc sống, nhận biết tình trạng của thân<br />
phận.<br />
- Được thị Nở mang cháo cho, Chí Phèo ngạc nhiên,<br />
xúc động; bâng khuâng, vừa vui vừa buồn, cảm thấy ăn<br />
năn; nhớ chuyện bà Ba sai bóp chân; muốn làm nũng<br />
với thị Nở như với mẹ; lo khi nghĩ đến tương lai; thèm<br />
lương thiện, muốn làm hoà với mọi người…<br />
=> - Diễn biến tâm trạng cho thấy ý thức đã trở về, bản<br />
chất lương thiện chỉ bị vùi lấp chứ chưa hoàn toàn mất<br />
đi.<br />
- Tình người đã cứu được tính người.<br />
<br />
2.2.2<br />
<br />
3.<br />
<br />
Bi kịch không được trở lại làm người lương thiện của<br />
Chí Phèo (3,5 điểm)<br />
* Thị Nở từ chối lấy Chí Phèo do bà cô phản đối.<br />
* Chí Phèo:<br />
- Khi bị thị Nở từ chối: nghĩ ngợi, hiểu, ngẩn người,<br />
như hít thấy hơi cháo hành…; sửng sốt gọi lại, nắm lấy<br />
tay, bị giúi ngã…; muốn đâm chết cả nhà thị Nở, uống<br />
rượu, khóc…; quên rẽ vào nhà thị Nở…<br />
=> - Nỗi đau khổ, tuyệt vọng của Chí Phèo; tha thiết<br />
muốn trở lại cuộc đời lương thiện.<br />
- Chứng tỏ mối thù vẫn âm ỉ trong Chí Phèo dù hắn<br />
đã biến chất và trở thành tay sai của kẻ thù.<br />
- Khi đến nhà Bá Kiến:<br />
+ Lời nói thể hiện khát vọng hoàn lương, đòi quyền làm<br />
người, đòi bộ mặt người; kết án xã hội.<br />
+ Hành động: giết Bá Kiến rồi tự sát => Hành động lấy<br />
máu rửa thù khi đã thức tỉnh; kết thúc cuộc đời vì bế tắc và<br />
vì không chấp nhận cuộc sống toàn đau khổ và lầm lỗi như<br />
trước.<br />
Đánh giá chung (0,5 điểm)<br />
- Giá trị nội dung và ý nghĩa tư tưởng:<br />
+ Phản ánh nỗi thống khổ và số phận bi kịch của người<br />
nông dân thời kì trước Cách mạng tháng Tám năm<br />
1945.<br />
3<br />
<br />
0,5<br />
1,5<br />
<br />
1,5<br />
<br />
+ Thể hiện tư tưởng nhân đạo sâu sắc (phát hiện và<br />
khẳng định bản chất tốt đẹp của người nông dân ngay<br />
trong khi họ bị chà đạp, bị nhục mạ một cách bất công,<br />
độc ác; tố cáo và kết án xã hội phi nhân đạo đã huỷ<br />
hoại cả nhân hình, nhân tính và cướp đi quyền sống<br />
lương thiện của con người).<br />
- Về nghệ thuật: thể hiện tài năng bậc thầy của Nam<br />
Cao trong miêu tả và phân tích tâm lý nhân vật; bút<br />
pháp điển hình hóa; lối kể chuyện linh hoạt, giọng văn<br />
biến hoá; ngôn ngữ tự nhiên, sống động.<br />
<br />
Lưu ý chung:<br />
- Trên đây là những ý cơ bản thí sinh cần đáp ứng. Thí sinh có<br />
thể làm bài theo những cách khác nhau, nhưng phải đảm bảo<br />
những yêu cầu về kiến thức.<br />
- Chỉ cho điểm tối đa khi bài làm đạt yêu cầu cả về kĩ năng và<br />
kiến thức.<br />
<br />
4<br />
<br />
TRƯỜNG THPT CHUYÊN<br />
TN<br />
<br />
KÌ THI CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I NĂM HỌC 2012 2013<br />
Môn thi: Ngữ văn – Lớp 11 – Chương trình Cơ bản<br />
Thời gian làm bài: 90 phút<br />
<br />
ĐỀ THI CHÍNH THỨC<br />
Câu 1 (2 điểm):<br />
Anh (chị) hãy trình bày những nội dung chính trong quan điểm nghệ thuật của nhà văn<br />
Nam Cao?<br />
Câu 2 (8 điểm):<br />
Anh (chị) hãy phân tích vẻ đẹp độc đáo của hình tượng nhân vật Huấn Cao trong tác<br />
phẩm “Chữ người tử tù” của nhà văn Nguyễn Tuân?<br />
<br />
-------------------------HẾT-----------------------Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm.<br />
Họ và tên thí sinh:…………………...................Chữ kí giám thị:………………………<br />
<br />
1<br />
<br />