SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI<br />
TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN<br />
ĐỀ THI SỐ 1<br />
<br />
ĐỀ THI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2012- 2013<br />
Môn: Ngữ văn lớp 11 Cơ bản<br />
<br />
Dành cho các lớp A, Toán, Lý, Hóa, Sinh, Tin<br />
Buổi thi: Sáng ngày 22/12/2012<br />
Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề<br />
<br />
Đề thi gồm 01 trang<br />
----------------------<br />
<br />
Câu 1 (3 điểm)<br />
Cảm nhận của anh / chị về chi tiết : “Huấn Cao, lạnh lùng, chúc mũi gông nặng ,<br />
khom mình thúc mạnh đầu thang gông xuống thềm đá tảng đánh thuỳnh một<br />
cái”.<br />
(Chữ người tử tù – Nguyễn Tuân)<br />
Câu 2 (7 điểm)<br />
Anh/ chị hãy phân tích bức tranh thiên nhiên và con người nơi phố huyện nghèo<br />
trong truyện ngắn “ Hai đứa trẻ”( Thạch Lam)<br />
------------------ HẾT ------------------<br />
<br />
ĐÁP ÁN ĐÈ KIỂM TRA HK1 MÔN VĂN LỚP 11 CB - ĐỀ SỐ 1<br />
Câu<br />
I<br />
<br />
Ý<br />
<br />
1<br />
<br />
2<br />
3<br />
<br />
II<br />
1<br />
<br />
2<br />
<br />
Nội dung<br />
Cảm nhận của anh / chị về chi tiết : “ Huấn Cao, lạnh lùng, chúc<br />
mũi gông nặng , khom mình thúc mạnh đầu thang gông xuồng<br />
thềm đá tảng đánh thuỳnh một cái”.<br />
- Câu văn miêu tả chi tiết “ rỗ gông” của Huấn Cao khi bước chân vào<br />
nhà ngục. Sự hiện hữu của 3 dấu phẩy khiến câu văn dài như được<br />
ngưng lại , ngắt nhịp. Tất cả gợi ấn tượng về hành động rỗ gông<br />
mạnh mẽ,dứt khoát đến lạnh lùng của Huấn Cao.<br />
-Hành động rỗ gông ngang tàng ấy thể hiện thái độ coi khinh, thách<br />
thức quyền lực ở người tử tù Huấn Cao<br />
- Chỉ một chi tiết “ rỗ gông” như thế ,ngòi bút tài hoa của Nguyễn<br />
Tuân đã tô đậm khí phách phi thường của Huấn Cao.Dẫu bị cầm tù về<br />
thân xác , người tử tù ấy vẫn hoàn toàn tự do về tinh thần. Ở chốn<br />
ngục tù, Huấn Cao vẫn hành động theo ý muốn của mình, không ai<br />
ngăn trở được.<br />
Anh/ chị hãy phân tích bức tranh thiên nhiên và con người nơi phố<br />
huyện nghèo trong truyện ngắn “ Hai đứa trẻ”( Thạch Lam)<br />
MỞ BÀI:<br />
- Dẫn dắt và giới thiệu vấn đề bức tranh đời sống phố huyện nghèo<br />
trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ”<br />
THÂN BÀI:<br />
a, Cảm nhận chung về bức tranh đời sống phố huyện nghèo:<br />
Bức tranh đời sống phố huyện nghèo được đan dệt từ thiên nhiên và<br />
con người . Đó là hình ảnh về về một bức tranh thiên nhiên về một<br />
miền quê yên tĩnh. Nhưng cảm giác bình lặng ấy chỉ là bề ngoài, thẳm<br />
sâu bên trong là những cuộc đời nghèo khổ, quẩn quanh.<br />
b, Phân trích bức tranh đời sống phồ huyện nghèo:<br />
-Bức tranh thiên nhiên:<br />
+ Bức tranh thiên nhiên mở ra với những biểu hiện cụ thể:<br />
. Hình ảnh và màu sắc : Hoàng hôn đỏ rực , dãy tre làng đen sẫm. bầu<br />
trời thăm thẳm những vì sao, mặt đất lập lòe đom đóm, bóng tối thăm<br />
thẳm , dày đặc.<br />
. Âm thanh: Tiếng trống thu không “ gọi buổi chiều”, tiếng ếch nhái<br />
văng vẳng, tiêngs muỗi vo ve, tiếng hoa bàng rụng khe khẽ.<br />
. Mùi vị: Mùi quen thuộc của cát bụi, “ mùi riêng của đất, của quê<br />
hương này”…<br />
=> Bức tranh thiên nhiên phố huyện lúc chiều muộn đang đi dần vào<br />
đêm- một thiên nhiên thấm đẫm chất thơ,êm ả, đượm buồn. Tát cả<br />
thấm đượm cảm xúc nâng niu của một nhà văn luôn nặng tình với<br />
những gì là biểu hiện của hồn xưa dân tộc.<br />
+ Vai trò của hính ảnh thiên nhiên :<br />
. Gợi đúng đặc trưng của không gian phố huyện<br />
. Làm nền cho hoạt động của con người<br />
.Gián tiếp thể hiện tâm trạng nhân vật<br />
.Tạo nên chất trữ tình riêng biệt cho truyện ngắn<br />
<br />
Điểm<br />
3,0<br />
<br />
1,0<br />
<br />
1,0<br />
1,0<br />
<br />
7,0<br />
0,5<br />
<br />
0,5<br />
<br />
5,0<br />
2,5<br />
<br />
c,<br />
<br />
3.<br />
<br />
-Hình ảnh con người<br />
+Các hình ảnh và hoạt động: những người bán hàng về muộn đứng<br />
nán lại nói chuyện,mấy đứa trẻ nghèo lom khom nhặt nhạnh các thanh<br />
nứa , thanh tre trên nền chợ, chõng nước tồi tàn của mẹ con chị Tí, 2,5<br />
gánh phở vắng khách của bác Siêu, cảnh nhếch nhác của gia đình bác<br />
Xẩm, cửa hàng tạp hóa nhỏ xíu của chị em Liên…<br />
+Các tâm trạng : buồn bã , ít hi vọng vào lối kiếm sống có tính chất<br />
cầu may hiện tại, mong đợi mơ hồ, xa xôi…<br />
=> Tất cả được vẽ ra bằng một ngòi bút tả chân sắc sảo, rất gần với<br />
các nhà văn hiện thực phê phán…<br />
+Tình cảm nhà văn dành cho những người nghèo khổ nơi phố huyện:<br />
thông cảm, xót thương, muốn có sự thay đổi đến với cuộc đời của họ.<br />
Đánh giá:<br />
- Thạch Lam đã dựng nên bức tranh đời sống phố huyện nghèo<br />
bằng một chất thơ lặng lẽ mà đằm sâu. Những câu văn có nhịp<br />
điệu như những trang thơ cứ thấm vào tâm hồn người đọc.<br />
- Tác phẩm cũng là một khắc khoải đầy nhân ái của tấm lòng<br />
Thạch Lam dành cho con người. Đó là tư tưởng nhân đạo mới 0,5<br />
mẻ chưa từng có trong văn học trung đại, được nảy sinh từ sự<br />
thức tỉnh sâu sắc của ý thức cá nhân, khao khát sự tồn tại thực<br />
sự có ý nghĩa của đời sống cá nhân.<br />
KẾT BÀI : Khẳng đình vấn đề<br />
0,5<br />
<br />
+ Chú ý: Học sinh có thể chọn những phương án lạp ý khác nhau nhưng cần đảm bảo<br />
kiến thức cơ ban, biết khám phá và cảm nhận vẻ đẹp của những tín hiệu nghệ thuật.<br />
Giáo viên linh hoạt trong cách cho điểm, khuyến khích những bài viết sang tạo.<br />
<br />