intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi HK 1 môn Ngữ văn lớp 11 nâng cao năm 2012

Chia sẻ: Mai Mai | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

118
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn học sinh lớp 11 nắm vững kiến thức ôn tập môn Ngữ văn để chuẩn bị cho kỳ thi học kì 2 sắp tới, TaiLieu.VN đã sưu tầm, chọn lọc và xin giới thiệu đến bạn Đề thi HK 1 môn Ngữ văn lớp 11 nâng cao năm 2012. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi HK 1 môn Ngữ văn lớp 11 nâng cao năm 2012

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TN<br /> TRƯỜNG THPT CHUYÊN<br /> ĐỀ CHÍNH THỨC<br /> <br /> KÌ THI CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I<br /> NĂM HỌC 2012 – 2013<br /> Môn thi: Ngữ văn – Lớp 11<br /> Chương trình nâng cao<br /> Thời gian làm bài: 90 phút<br /> <br /> Câu 1 (2,0 điểm)<br /> Trình bày ý nghĩa tình huống truyện “Chữ người tử tù” của<br /> Nguyễn Tuân.<br /> <br /> Câu 2 (8,0 điểm)<br /> Phân tích quá trình thức tỉnh và bi kịch không được trở lại làm<br /> người lương thiện của nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm “Chí Phèo” của<br /> Nam Cao.<br /> ---------Hết---------<br /> <br /> Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm.<br /> <br /> Họ và tên thí sinh:……………………….. Chữ kí của giám thị:……..…..<br /> <br /> SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÁI NGUYÊN<br /> TRƯỜNG THPT CHUYÊN<br /> <br /> Thi học kì I Năm học 2012 - 2013<br /> <br /> HƯỚNG DẪN CHẤM THI<br /> MÔN NGỮ VĂN LỚP 11<br /> (NÂNG CAO)<br /> <br /> CÂU<br /> Câu1<br /> <br /> ĐÁP ÁN<br /> Ý nghĩa tình huống truyện “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân<br /> <br /> -<br /> <br /> Đó là cuộc gặp gỡ đầy trớ trêu, éo le trong chốn lao tù giữa<br /> <br /> ĐIỂM<br /> 2,0 đ<br /> <br /> 1,0<br /> <br /> tử tù Huấn Cao với viên quản ngục. Xét về phương diện xã<br /> hội, họ ở thế đối lập nhau. Nhưng xét về phương diện nghệ<br /> thuật, họ là những người có tâm hồn đồng điệu.<br /> -<br /> <br /> Ý nghĩa, hiệu quả nghệ thuật của tình huống truyện:<br /> <br /> + Làm bộc lộ, thay đổi quan hệ, thái độ của các nhân vật; làm<br /> <br /> 1,0<br /> <br /> toả sáng vẻ đẹp của cái Tài, cái Dũng, cái Thiên lương.<br /> + Góp phần khắc họa tính cách của các nhân vật; tô đậm chủ đề,<br /> tăng kịch tính và sức hấp dẫn của tác phẩm.<br /> Câu2<br /> <br /> Phân tích quá trình thức tỉnh và bi kịch không được trở lại làm<br /> <br /> 8,0 đ<br /> <br /> người lương thiện của Chí Phèo<br /> 1.<br /> <br /> Vài nét về tác giả, tác phẩm (0,5 điểm)<br /> - Nam Cao là nhà nhân đạo lớn, một cây bút hiện thực xuất sắc có<br /> nhiều đóng góp quan trọng cho sự phát triển của văn xuôi Việt Nam<br /> hiện đại.<br /> - Truyện ngắn “Chí Phèo” ra đời năm 1941 đã khẳng định vị trí của<br /> Nam Cao trên văn đàn ở một mảng đề tài có nhiều cây bút tài năng<br /> khám phá và đã có những tác phẩm xuất sắc dường như không thể<br /> vượt qua: đề tài nông dân. Qua bi kịch không được trở lại làm người<br /> lương thiện của nhân vật Chí Phèo, nhà văn muốn phản ánh số phận<br /> <br /> 0,5<br /> <br /> bi thảm của người nông dân trong xã hội Việt Nam thời kì trước<br /> Cách mạng tháng Tám năm 1945.<br /> <br /> Phân tích quá trình thức tỉnh và bi kịch không được trở lại làm<br /> 2.<br /> <br /> người lương thiện của Chí Phèo (7,0 điểm)<br /> Giới thiệu về nhân vật: quãng đời lương thiện; quá trình tha hoá.<br /> <br /> 2.1<br /> <br /> 0,5<br /> <br /> Quá trình thức tỉnh và bi kịch không được trở lại làm người<br /> lương thiện (3,0 điểm)<br /> <br /> 2.2<br /> <br /> Quá trình thức tỉnh<br /> * Thời điểm bắt đầu: sau cuộc gặp gỡ và được thị Nở chăm sóc.<br /> <br /> 2.2.1<br /> <br /> * Chí Phèo thức tỉnh:<br /> <br /> 0,5<br /> <br /> - Ngủ dậy muộn, bâng khuâng, mơ hồ buồn, sợ rượu; nghe thấy<br /> những âm thanh bình dị của cuộc sống, buồn, nhớ về quá khứ<br /> với ước mơ bình dị…; nghĩ đến hiện tại và tương lai, thấy mình<br /> già và cô độc, sợ cô độc…<br /> => Ý thức về cuộc sống, nhận biết tình trạng của thân phận.<br /> - Được thị Nở mang cháo cho, Chí Phèo ngạc nhiên, xúc động;<br /> bâng khuâng, vừa vui vừa buồn, cảm thấy ăn năn; nhớ chuyện bà<br /> Ba sai bóp chân; muốn làm nũng với thị Nở như với mẹ; lo khi<br /> nghĩ đến tương lai; thèm lương thiện, muốn làm hoà với mọi<br /> người…<br /> => - Diễn biến tâm trạng cho thấy ý thức đã trở về, bản chất<br /> lương thiện chỉ bị vùi lấp chứ chưa hoàn toàn mất đi.<br /> - Tình người đã cứu được tính người.<br /> <br /> 2.2.2<br /> <br /> Bi kịch không được trở lại làm người lương thiện của Chí Phèo<br /> (3,5 điểm)<br /> <br /> 2,5<br /> <br /> * Thị Nở từ chối lấy Chí Phèo do bà cô phản đối.<br /> <br /> 0,5<br /> <br /> * Chí Phèo:<br /> - Khi bị thị Nở từ chối: nghĩ ngợi, hiểu, ngẩn người, như hít thấy<br /> <br /> 1,5<br /> <br /> hơi cháo hành…; sửng sốt gọi lại, nắm lấy tay, bị giúi ngã…;<br /> muốn đâm chết cả nhà thị Nở, uống rượu, khóc…; quên rẽ vào<br /> nhà thị Nở…<br /> => - Nỗi đau khổ, tuyệt vọng của Chí Phèo; tha thiết muốn trở<br /> lại cuộc đời lương thiện.<br /> - Chứng tỏ mối thù vẫn âm ỉ trong Chí Phèo dù hắn đã biến<br /> chất và trở thành tay sai của kẻ thù.<br /> - Khi đến nhà Bá Kiến:<br /> + Lời nói thể hiện khát vọng hoàn lương, đòi quyền làm người, đòi<br /> bộ mặt người; kết án xã hội.<br /> + Hành động: giết Bá Kiến rồi tự sát => Hành động lấy máu rửa thù<br /> khi đã thức tỉnh; kết thúc cuộc đời vì bế tắc và vì không chấp nhận<br /> cuộc sống toàn đau khổ và lầm lỗi như trước.<br /> Đánh giá chung (0,5 điểm)<br /> 3.<br /> <br /> - Giá trị nội dung và ý nghĩa tư tưởng:<br /> + Phản ánh nỗi thống khổ và số phận bi kịch của người nông dân<br /> thời kì trước Cách mạng tháng Tám năm 1945.<br /> + Thể hiện tư tưởng nhân đạo sâu sắc (phát hiện và khẳng định<br /> bản chất tốt đẹp của người nông dân ngay trong khi họ bị chà<br /> đạp, bị nhục mạ một cách bất công, độc ác; tố cáo và kết án xã<br /> hội phi nhân đạo đã huỷ hoại cả nhân hình, nhân tính và cướp đi<br /> quyền sống lương thiện của con người).<br /> - Về nghệ thuật: thể hiện tài năng bậc thầy của Nam Cao trong<br /> miêu tả và phân tích tâm lý nhân vật; bút pháp điển hình hóa; lối<br /> kể chuyện linh hoạt, giọng văn biến hoá; ngôn ngữ tự nhiên,<br /> sống động.<br /> <br /> 1,5<br /> <br /> Lưu ý chung:<br /> - Trên đây là những ý cơ bản thí sinh cần đáp ứng. Thí sinh có thể làm bài<br /> theo những cách khác nhau, nhưng phải đảm bảo những yêu cầu về kiến thức.<br /> - Chỉ cho điểm tối đa khi bài làm đạt yêu cầu cả về kĩ năng và kiến thức.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2