TRƯỜNG THPT CHUYÊN<br />
<br />
KÌ THI CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I NĂM HỌC 2012 -<br />
<br />
TN<br />
<br />
2013<br />
Môn thi: Ngữ văn – Lớp 11 – Chương trình Cơ bản<br />
Thời gian làm bài: 90 phút<br />
<br />
ĐỀ THI CHÍNH THỨC<br />
Câu 1 (2 điểm):<br />
<br />
Anh (chị) hãy trình bày những nội dung chính trong quan điểm nghệ thuật của nhà văn<br />
Nam Cao?<br />
Câu 2 (8 điểm):<br />
Anh (chị) hãy phân tích vẻ đẹp độc đáo của hình tượng nhân vật Huấn Cao trong tác<br />
phẩm “Chữ người tử tù” của nhà văn Nguyễn Tuân?<br />
<br />
-------------------------HẾT-----------------------Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm.<br />
Họ và tên thí sinh:…………………...................Chữ kí giám thị:………………………<br />
<br />
1<br />
<br />
TRƯỜNG THPT CHUYÊN TN<br />
<br />
ĐÁP ÁN, THANG ĐIỂM ĐỀ THI CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I<br />
NĂM HỌC 2012 - 2013<br />
Môn thi: Ngữ văn – Lớp 11 – Chương trình Cơ bản<br />
<br />
Câu<br />
<br />
Ý<br />
<br />
I<br />
<br />
Nội dung<br />
Những nội dung chính trong quan điểm nghệ thuật của Nam Cao<br />
<br />
1<br />
<br />
Điểm<br />
2,0<br />
<br />
Nam Cao là nhà văn có quan điểm nghệ thuật tiến bộ. Những quan điểm nghệ thuật 1,0<br />
của ông được thể hiện khá hệ thống và nhất quán trong một số tác phẩm.<br />
- Nam Cao lên án VHLM thoát li cũng có nghĩa là khẳng định VHHT. Nhà văn yêu<br />
cầu nghệ thuật phải gắn bó với đời sống nhân dân lao động, “nghệ thuật có thể chỉ là<br />
những tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp lầm than”, và nhà văn cần phải “đứng<br />
trong lao khổ, mở hồn ra đón lấy tất cả những vang động của đời” (Giăng sáng).<br />
- Bên cạnh việc phê phán không khoan nhượng VHML thoát li, Nam Cao còn chỉ rõ<br />
những hạn chế của những tác phẩm phản ánh hiện thực một cách mờ nhạt, non kém.<br />
Theo Nam Cao, một tác phẩm phải có giá trị hiện thực phổ quát “vượt lên bên trên tất<br />
cả các bờ cõi về giới hạn”, phải thấm nhuần nội dung nhân đạo, nó phải “chứa đựng<br />
được một cái gì lớn lao mạnh mẽ, vừa đau đớn, lại vừa phấn khởi, nó ca tụng lòng<br />
thương, tình bác ái, sự công bình….Nó làm cho người gần người hơn” (Đời thừa).<br />
<br />
2<br />
<br />
Trong số những nhà văn hiện thực trước CM, Nam Cao là người có ý thức trách nhiệm 1,0<br />
cao về ngòi bút của mình.<br />
Theo Nam Cao, nhà văn luôn phải là người có sáng tạo trong nghề nghiệp của mình,<br />
“văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn<br />
chưa ai khơi và sáng tạo những cái gì chưa có”. Người cầm bút phải có lương tâm<br />
nghề nghiệp, không được dễ dãi, không được cẩu thả, bởi “sự cẩu thả trong bất cứ<br />
nghề gì cũng là sự bất lương rồi, nhưng sự cẩu thả trong văn chương thì thật là đê<br />
tiện”( Đời thừa). Đặc biệt, tinh thần nhân đạo là một đòi hỏi không thể thiếu đối với<br />
mỗi nhà văn.<br />
<br />
II<br />
<br />
Vẻ đẹp độc đáo của hình tượng nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm “Chữ người 7,0<br />
tử tù” của nhà văn Nguyễn Tuân.<br />
1<br />
<br />
0,5<br />
<br />
Vài nét về tác giả, tác phẩm.<br />
- Nguyễn Tuân là nhà văn có vị trí quan trọng trong nền VHVN hiện đại, một người<br />
nghệ sĩ “suốt đời đi tìm cái đẹp”, phong cách nghệ thuật tài hoa độc đáo. Nhà văn có<br />
đóng góp đặc biệt ở thể loại tùy bút, bút kí.<br />
- Tác phẩm “Chữ người tử tù” in trong tập “Vang bóng một thời” là kết tinh tài năng<br />
của Nguyễn Tuân trước CM, một tác phẩm “đạt gần tới sự toàn thiện, toàn mĩ”. Nhân<br />
vật chính là Huấn Cao – một con người tài hoa, không chỉ có tài, Huấn Cao còn có cái<br />
2<br />
<br />
tâm trong sáng và khí phách hiên ngang bất khuất.<br />
2<br />
<br />
Phân tích vẻ đẹp độc đáo của nhân vật Huấn Cao<br />
<br />
6,0<br />
<br />
Vẻ đẹp Huấn Cao là vẻ đẹp lãng mạn, được lí tưởng hóa, được thể hiện một cách khác<br />
thường trong hoàn cảnh tưởng như không thể nào xảy ra được. Huấn Cao hiện lên một<br />
cách rực rỡ, sáng chói nhờ được tô vẽ bằng hàng loạt sự tương phản gay gắt.<br />
2.1. Huấn Cao – một nghệ sĩ thư pháp tài hoa: (2 điểm)<br />
- Mở đầu tác phẩm, Huấn Cao chưa xuất hiện trực tiếp mà được thể hiện gián tiếp<br />
qua lời đồn đại, qua thái độ trầm trồ, ngưỡng mộ của thầy trò ngục quan: “tài viết chữ 0,5<br />
rất nhanh và rất đẹp”, “văn võ đều có tài cả”, “chà chà!”.<br />
- Qua sự khao khát của ngục quan: “có được chữ ông Huấn mà treo là có một vật<br />
báu trên đời”, bởi “chữ ông đẹp lắm, vuông lắm”.<br />
- Được thể hiện trực tiếp qua lời Huấn Cao: “chữ thì quý thực”, “nét chữ vuông tươi 0,5<br />
tắn, nó nói lên những cái hoài bão tung hoành của một đời con người”.<br />
Ca ngợi tài hoa của Huấn Cao, Nguyễn Tuân thể hiện sự kính trọng và ngưỡng mộ 0,5<br />
những con người tài hoa, sự trân trọng nghệ thuật thư pháp cổ truyền của dân tộc.<br />
<br />
0,5<br />
<br />
2.2. Huấn Cao – khí phách hiên ngang, bất khuất:(2 điểm)<br />
- Huấn Cao không bị khất phục bởi quyền uy: Bước vào đề lao với thái độ ung dung 0,5<br />
tự tại, coi cái chết nhẹ tựa lông hồng, khinh bỉ bọn “tiểu nhân thị oai”, ngang nhiên<br />
“rỗ gông” đuổi rệp trước đám quân lính.<br />
- Không thể mua chuộc được bằng vật chất: thản nhiên nhận rượu thịt và mắng đuổi 0,5<br />
ngục quan “ngươi hỏi ta muốn gì? Ta chỉ muốn có một điều. Là nhà ngươi đừng đặt<br />
châ vào đây”.<br />
- Giàu lòng tự trọng: không vì quyền lực hay tiền bạc mà ép mình cho chữ, chỉ cho 0,5<br />
chỗ tri kỉ “ta nhất sinh không vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình viết câu đối bao<br />
giờ”, “tính ông vốn khoảnh”…<br />
Nguyễn Tuân khẳng định khí phách, cốt cách một nhà nho, một người anh hùng 0,5<br />
“chọc trời khuấy nước”.<br />
<br />
2.3. Huấn Cao – thiên lương trong sáng, nhân cách cao cả:(2 điểm)<br />
- Trước khi nhận ra tấm lòng ngục quan: ông có thái độ cao ngạo, coi thầy trò ngục 0,5<br />
quan chỉ là loại “tiểu nhân đắc chí”, “cặn bã”…<br />
- Khi nhận ra tấm lòng “biệt nhỡn liên tài” của ngục quan: Huấn Cao ngạc nhiên, 0,5<br />
3<br />
<br />
băn khoăn nghĩ ngợi, rồi ân hận vì đã vô tình: “thiếu chút nữa ta đã phụ mất một tấm<br />
lòng trong thiên hạ”; quyết định cho chữ, coi quản ngục là người bạn tri kỉ.<br />
- Nhân cách của Huấn Cao tỏa sáng chói lọi trong cảnh cho chữ - cảnh tượng “xưa<br />
nay chưa từng có”, đó là sự chiến thắng của cái đẹp, cái thiện đối với cái ác, cái xấu; 0,5<br />
giữa bóng tối và ánh sáng; giữa những hôi hám bẩn thỉu với sự tinh khiết, thơm tho…<br />
- Sau khi cho chữ, Huấn Cao còn khuyên bảo quản ngục những lời chân thành: “Tôi<br />
bảo thực đấy….hãy thoát khỏi cái nghề này đi đã, rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ”,<br />
<br />
3<br />
<br />
lời khuyên có giá trị cảm hóa sâu sắc.<br />
<br />
0,5<br />
<br />
Đánh giá chung<br />
<br />
0,5<br />
<br />
- Nguyễn Tuân xây dựng thành công hình tượng nhân vật Huấn Cao, vẻ đẹp toàn<br />
thiện, toàn mĩ.<br />
- Qua đó nhà văn thể hiện quan niệm về cái đẹp, khẳng định sự bất tử của cái đẹp và<br />
kín đáo bộc lộ tấm lòng yêu nước.<br />
Lưu ý: Trên đây chỉ là những yêu cầu cơ bản về kiến thức thí sinh cần đáp ứng. Thí sinh có thể làm<br />
bài theo những cách khác nhau, giám khảo cần căn cứ cụ thể từng câu để cho điểm linh hoạt.<br />
<br />
4<br />
<br />
5<br />
<br />