ĐỀ KIỂM TRA HKI (Năm học 2010 – 2011)<br />
MÔN VĂN - LỚP 11<br />
Thời gian làm bài: 90 phút<br />
******<br />
Câu 1 (2 điểm)<br />
Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 có sự phân hóa<br />
thành hai bộ phận nào ? Trình bày ngắn gọn những điểm khác nhau của hai bộ phận văn học<br />
này.<br />
Câu 2 (3 điểm)<br />
Viết bài văn ngắn (khoảng 01 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của anh/chị về câu nói sau:<br />
“Đừng sống theo điều ta ước muốn, hãy sống theo điều ta có thể”.<br />
Câu 3 (5 điểm)<br />
HS được chọn một trong hai câu sau :<br />
a. Dành cho chương trình Cơ bản:<br />
Trình bày cảm nhận của anh/chị về cảnh đợi tàu của hai chị em Liên – An trong truyện ngắn<br />
Hai đứa trẻ (Thạch Lam).<br />
b. Dành cho chương trình Nâng cao:<br />
Trình bày cảm nhận của anh/chị về cảnh cho chữ trong tác phẩm Chữ người tử tù (Nguyễn<br />
Tuân) – một “cảnh tượng xưa nay chưa từng có”.<br />
****************************************************<br />
<br />
ĐÁP ÁN CHẤM VĂN LỚP 11 - HKI (Năm học 2010 – 2011)<br />
Câu<br />
1.<br />
<br />
2.<br />
<br />
ý<br />
<br />
Nội dung<br />
Sự phân hóa thành hai bộ phận của văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến<br />
Cách mạng tháng Tám năm 1945. Sự khác nhau của hai bộ phận văn học<br />
này.<br />
<br />
Điểm<br />
2.0<br />
<br />
- Nêu được hai bộ phận : bộ phận VH công khai (hoặc hợp pháp), bộ phận VH<br />
không công khai (hoặc bất hợp pháp)<br />
- Sự khác nhau : có thể nêu sự khác nhau về đội ngũ, hoàn cảnh sáng tác, tính<br />
chất, khuynh hướng tư tưởng và nghệ thuật. HS chỉ cần trình bày được 2 trong<br />
các ý trên, ví dụ:<br />
+ VH công khai (hợp pháp) : được tồn tại hợp pháp trong vòng luật pháp của<br />
XH thực dân – PK, VH không công khai (bất hợp pháp) phải lưu hành bí mật.<br />
+ VH công khai tuy có ý thức dân tộc, chứa đựng tư tưởng tiến bộ nhưng<br />
không có tính thần mạnh mẽ trực tiếp chống thực dân ; VH không công khai :<br />
coi văn chương là vũ khí sắc bén trực tiếp chống kẻ thù…<br />
<br />
1.0<br />
<br />
Suy nghĩ của anh/chị về câu nói sau: “Đừng sống theo điều ta ước muốn, hãy<br />
sống theo điều ta có thể”.<br />
<br />
3.0<br />
<br />
1,0<br />
<br />
a.<br />
<br />
- Giải thích câu nói : từ việc giải thích “điều ta ước muốn” (những ước mơ đôi<br />
khi viển vông, xa vời); “điều ta có thể” (những điều nằm trong khả năng, có<br />
thể thực hiện được), rút ra nội dung : lời khuyên về lối sống thực tế, biết trân<br />
trọng và bằng lòng với hiện tại.<br />
<br />
0.5<br />
<br />
b.<br />
<br />
Bàn luận :<br />
- Biểu hiện và tác dụng của lối sống theo “điều ta có thể” : dễ dàng đạt được<br />
thành công nhờ biết được năng lực của bản thân, đặt ra các mục tiêu hợp lí ;<br />
cuộc sống nhẹ nhàng, thanh thản … (HS có thể cùng phân tích tác hại của lối<br />
sống chạy theo “điều ta ước muốn” – dễ rơi vào tình trạng thất vọng, bi quan<br />
khi không đạt được điều mình mong muốn.. để làm bật lên tính chất đúng đắn<br />
của lời khuyên)<br />
- Mặt khác : không nên phủ nhận tầm quan trọng của những khát vọng, ước<br />
mơ đối với mỗi con người trong cuộc sống …<br />
- Phê phán hiện tượng chạy theo ảo vọng, thiếu thực tế; hoặc luôn tự bằng<br />
lòng, thiếu ý chí vươn lên…<br />
Lưu ý : HS dùng dẫn chứng thưc tế để chứng minh (không có d.chứng : trừ<br />
0.5)<br />
Bài học nhận thức và hành động :<br />
- Cần xác định lối sống thực tế, nắm bắt hạnh phúc trong thực tại<br />
- Cần có khát vọng, ước mơ nhưng không được xa rời, thoát li thực tế …<br />
- …<br />
<br />
2.0<br />
<br />
c.<br />
<br />
3a.<br />
a<br />
b<br />
<br />
c<br />
<br />
3.b<br />
a<br />
<br />
0.5<br />
<br />
Cảm nhận cảnh đợi tàu trong truyện Hai đứa trẻ<br />
Giới thiệu tác giả Thạch Lam, tác phẩm Hai đứa trẻ, cảnh đợi tàu<br />
Cảm nhận cảnh đợi tàu :<br />
- Khung cảnh đoàn tàu : rực rỡ, sang trọng với tiếng hành khách ồn ào, các toa<br />
hạng sang đồng và kền lấp lánh…<br />
+ Ý nghĩa biểu tượng của chuyến tàu đêm : là hình ảnh của một cuộc sống<br />
khác, đối lập với cuộc sống buồn tẻ, nghèo nàn, tối tăm nơi phố huyện…<br />
- Tâm trạng đợi tàu của hai đứa trẻ : háo hức, khắc khoải, chăm chú dõi theo,<br />
mơ tưởng về quá khứ, luyến tiếc …<br />
<br />
5.0<br />
0.5<br />
3.5<br />
<br />
Đánh giá chung<br />
- Nghệ thuật thể hiện : khung cảnh đoàn tàu được miêu tả tỉ mỉ với âm thanh,<br />
ánh sáng, từ xa đến gần, theo trình tự thời gian; tâm trạng nhân vật được thể<br />
hiện tinh tê, giọng văn nhẹ nhàng, sâu lắng ….<br />
- Cảnh đợi tàu thể hiện cái nhìn xót thương, đồng cảm của nhà văn trước cuộc<br />
sống tẻ nhạt nơi phố huyện ; sự trân trọng, phát hiện trước khát vọng muốn<br />
được thay đổi cuộc sống của nhân vật ,<br />
Cảm nhận về cảnh cho chữ trong tác phẩm Chữ người tử tù<br />
<br />
1.0<br />
<br />
Giới thiệu tác giả Nguyễn Tuân, tác phẩm Chữ người tử tù, cảnh cho chữ<br />
<br />
0.5<br />
<br />
5.0<br />
<br />
b<br />
<br />
Cảm nhận cảnh cho chữ - cảnh tượng “xưa nay chưa từng có” :<br />
+ Việc cho chữ vốn là việc thanh cao, một sáng tạo nghệ thuật lại diễn ra vào<br />
lúc đêm khuya trong nhà ngục tối tăm chật hẹp, ẩm ướt, cái đẹp được sáng tạo<br />
giữa chốn hôi hám, nhơ bẩn ; thiên lương cao cả lại tỏa sáng ở một nơi mà<br />
bóng tối và cái ác đang ngự trị.<br />
+ Người nghệ sĩ tài hoa say mê viết từng nét chữ là một tử tù nhưng uy nghi,<br />
ung dung đĩnh đạc, kẻ nắm giữ luật pháp (viên quản ngục) thì “khúm núm cất<br />
những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ”, thầy thơ lại “run run bưng chậu<br />
mực”…<br />
+ Trật tự, kỉ cương của nhà tù bị đảo ngược, có thay bậc đổi ngôi : tù nhân trở<br />
thành người ban phát cái đẹp, răn dạy ngục quan, còn ngục quan thì khúm<br />
núm, vái lạy tù nhân…<br />
<br />
3.5<br />
<br />
c<br />
<br />
Đánh giá chung :<br />
- Nghệ thuật thể hiện : nghệ thuật đối lập của bút pháp lãng mạn được sử dụng<br />
triệt để, ngôn ngữ giàu chất tạo hình…<br />
- Cảnh cho chữ thể hiện chủ đề tác phẩm (sự chiến thắng của thiên lương, sự<br />
tôn vinh cái đẹp, cái thiện và nhân cách cao cả), thể hiện quan niệm về cái đẹp<br />
của nhà văn (cái đẹp phải đi cùng với cái thiện, với thiên lương … )<br />
<br />
1.0<br />
<br />
Lưu ý : - Chấp nhận cho HS đánh giá, nhận xét ở kết bài<br />
- Các mức điểm và trường hợp khác, nhóm thảo luận thêm<br />
<br />
ĐỀ KIỂM TRA HKI (Năm học 2010 – 2011)<br />
MÔN VĂN - LỚP 12<br />
Thời gian làm bài: 90 phút<br />
******<br />
Câu 1 (2 điểm)<br />
Nêu tên những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945<br />
đến 1975.<br />
Câu 2 (3 điểm)<br />
Viết bài văn ngắn (khoảng 01 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa của thời<br />
gian trong đời sống con người.<br />
Câu 3 (5 điểm) : HS được chọn một trong hai câu sau :<br />
a. Dành cho chương trình Cơ bản:<br />
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi<br />
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.<br />
Ngày xuân mơ nở trắng rừng<br />
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang.<br />
Ve kêu rừng phách đổ vàng<br />
Nhớ cô em gái hái măng một mình.<br />
Rừng thu trăng rọi hòa bình<br />
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.<br />
(Trích Việt Bắc – Tố Hữu, Ngữ văn 12, tập một, NXB GD, 2008, tr .111)<br />
Cảm nhận của anh/chị về bức tranh thiên nhiên và con người trong đoạn thơ trên.<br />
b. Dành cho chương trình Nâng cao:<br />
Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp trữ tình thơ mộng của hình tượng con sông Đà qua đoạn trích<br />
tùy bút Người lái đò Sông Đà của Nguyễn Tuân.<br />
***************************************************<br />
ĐÁP ÁN CHẤM VĂN LỚP 12- HKI (Năm học 2010 – 2011)<br />
Câu<br />
1.<br />
<br />
ý<br />
<br />
2.<br />
a.<br />
<br />
Nội dung<br />
Tên những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám<br />
năm 1945 đến 1975.<br />
<br />
Điểm<br />
2.0<br />
<br />
Nều đủ tên ba đặc điểm :<br />
- Nền VH chủ yếu vận động theo hướng Cách mạng hóa, gắn bó sâu sắc với<br />
vận mệnh chung của đất nước (HS có thể trình bày theo sách NC : Nền VH<br />
phục vụ Cách mạng, cổ vũ chiến đấu)<br />
- Nền VH hướng về đại chúng<br />
- Nền VH chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn<br />
Lưu ý : thiếu 1 ý trên: trừ 0.5điểm<br />
<br />
2.0<br />
<br />
Suy nghĩ về ý nghĩa của thời gian trong đời sống con người.<br />
<br />
3.0<br />
<br />
Giải thích sơ lược khái niệm thời gian :<br />
Đây là một khái niệm trừu tượng, khá phức tạp, vì vậy HS chỉ cần hiểu và giải<br />
thích, đại thể : một khái niệm dùng để chỉ trình tự, diễn biến một chiều gắn<br />
với quá khứ, hiện tại và tương lai; được đo bằng các đại lượng như giờ, phút,<br />
giây năm, tháng …trong cuộc đời con người …<br />
<br />
0.5<br />
<br />
b.<br />
<br />
c.<br />
<br />
3a.<br />
a<br />
b<br />
<br />
Bàn luận :<br />
- Khẳng định tầm quan trọng của thời gian trong cuộc đời mỗi người ( nhận<br />
thức, làm chủ thời gian, con người sẽ có những thuận lợi gì, lãng phí thời gian,<br />
con người sẽ bị thiệt hại gì)<br />
- So sánh ý nghĩa của thời gian với các phương diện khác trong đời sống:<br />
tiền tài, danh vọng, địa vị, thú vui, hạnh phúc..., để thấy được: thời gian mất<br />
đi, không bao giờ lấy lại được.<br />
-Phê phán những người không biết quý trọng thời gian, dùng thời gian vào<br />
những việc vô bổ…<br />
Lưu ý : HS dùng dẫn chứng thưc tế để chứng minh (không có d.chứng : trừ<br />
0.5)<br />
Bài học nhận thức và hành động :<br />
- Cần sử dụng quỹ thời gian của mỗi người sao cho có hiệu quả<br />
- Liên hệ bản thân<br />
Lưu ý : làm sai quy cách (tức viết đoạn thay vì viết bài văn : trừ 1 đ), các mức<br />
điểm khác, nhóm thảo luận thêm.<br />
Cảm nhận về bức tranh thiên nhiên và con người trong đoạn thơ<br />
Giới thiệu tác giả Tố Hữu, đoạn trích Việt Bắc, vấn đề nghị luận<br />
Cảm nhận về bức tranh thiên nhiên và con người<br />
HS có thể làm theo cách tách riêng hoặc đan xen hai bức tranh. Sau đây là gợi<br />
ý:<br />
- Bức tranh thiên nhiên : bức tranh thiên nhiên Việt Bắc hiện lên với bao vẻ<br />
đẹp đa dạng, phong phú, sinh động (mùa đông với gam màu ấm áp của hoa<br />
chuối rừng, mùa xuân với màu trắng tinh khiết của hoa mơ, mùa hè rộn rã,<br />
tươi tắn với tiếng ve kêu rừng phách đổ vàng, mùa thu với ánh trăng thu trong<br />
trẻo…)<br />
- Con người : nổi bật trên cái nền thiên nhiên tươi đẹp là hình ảnh người dân<br />
Việt Bắc cần cù, khỏe khoắn, dẻo dai …<br />
- Cảnh và người có sự hòa quyện thắm thiết, làm tôn lên vẻ đẹp của nhau.<br />
<br />
2.0<br />
<br />
0.5<br />
<br />
5.0<br />
0.5<br />
3.5<br />
<br />
Đánh giá chung<br />
- Bức tranh thiên nhiên và con người được thể hiện qua nghệ thuật độc đáo :<br />
hình ảnh chọn lọc, tiêu biểu, kết cấu đặc sắc (cứ một câu tả cảnh lại đan xen<br />
một câu tả người), thể thơ lục bát gần gũi ….<br />
- Bức tranh chính là lời ngợi ca vẻ đẹp của con người và thiên nhiên Việt Bắc,<br />
thể hiện sự gắn bó, yêu mến của tác giả; góp phần làm cho bài thơ trở thành<br />
“khúc ca ân tình” của người kháng chiến.<br />
<br />
1.0<br />
<br />
Cảm nhận về vẻ đẹp trữ tình thơ mộng của hình tượng con sông Đà<br />
<br />
5.0<br />
<br />
a<br />
<br />
Giới thiệu tác giả Nguyễn Tuân, tùy bút Người lái đò sông Đà, vấn đề<br />
nghị luận.<br />
<br />
0.5<br />
<br />
b<br />
<br />
Cảm nhận về vẻ đẹp trữ tình thơ mộng của hình tượng con sông Đà<br />
Cần làm bật lên :<br />
- Sông Đà được miêu tả như “ một áng tóc trữ tình…”<br />
- Màu sắc nước Sông Đà thay đổi linh hoạt theo mùa : mùa xuân “dòng xanh<br />
ngọc bích”, mùa thu “lừ lừ chín đỏ” …<br />
- Cảnh hai bên bờ Sông Đà nên thơ, tĩnh lặng hoang dại mà tràn đầy sức sống<br />
<br />
3.5<br />
<br />
c<br />
<br />
3.b<br />
<br />