SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI<br />
TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN<br />
<br />
ĐỀ THI SỐ 1<br />
<br />
ĐỀ THI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2012- 2013<br />
<br />
Môn: Ngữ văn lớp 11 Nâng cao<br />
Dành cho các lớp D, chuyên xã hội,<br />
Anh, Pháp, Nhật, Sinh<br />
Buổi thi: Chiều ngày 21/12/2012<br />
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề<br />
<br />
Đề thi gồm 01 trang<br />
<br />
---------------------Câu 1: (4 điểm)<br />
Suy nghĩ của anh (chị) về câu nói: “Đời phải trải qua giông tố nhưng không được<br />
cúi đầu trước giông tố”.<br />
Câu 2: (6 điểm)<br />
Phân tích hiệu quả của nghệ thuật tương phản trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của<br />
Thạch Lam.<br />
----------------- HẾT ----------------<br />
<br />
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HK1 MÔN VĂN LỚP 11 NC - ĐỀ SỐ 1<br />
Câu 1:<br />
1. Mở bài: 0.25 điểm<br />
2. Thân bài<br />
a. Giải thích<br />
+ Giông tố: những gian nan, thử thách, những khó khăn xảy ra với con<br />
người trong cuộc sống.(0.25 điểm)<br />
+ Cúi đầu: đầu hang, lùi bước, chấp nhận thất bại(0.25 điểm)<br />
→ Câu nói khuyên con người không đầu hang, lùi bước trước những khó<br />
khăn, thất bại trong cuộc đời, dám chấp nhận giông tố (0.5 điểm)<br />
b. Bàn luận (2 điểm)<br />
- Khẳng định ý nghĩa sâu sắc của câu nói: cuộc đời con người thường có<br />
nhiều khó khăn, thử thách, thăng trầm<br />
- Muốn thành công, con người phải trải qua nhiều song gió. Trước sóng<br />
gió, mỗi người phải tự vươn lên bằng niềm tin và nghị lực bản thân, vượt<br />
qua những yếu đuối, hèn nhát của chính mình<br />
- Gian nan chính là môi trường rèn luyện, tôi luyện ý chí của con người<br />
- Nếu có ý chí nghị lực, vượt khó thì công việc nào cũng đi đến đích<br />
- Phê phán lối sống thiếu nghị lực, bản lĩnh<br />
c. Bài học nhận thức, hành động (0.5 điểm)<br />
3. Kết bài: (0.25 điểm)<br />
Câu 2:<br />
`1. Yêu cầu về kiến thức<br />
Trên cơ sở những hiểu biết về nhà văn Thạch Lam và tác phẩm Hai đứa trẻ,<br />
thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần làm rõ những ý cơ bản<br />
sau<br />
- Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm (0.5 điểm)<br />
- Nêu khái niệm nghệ thuật tương phản: Là một bút pháp mang đậm dấu<br />
ấn của chủ nghĩa lãng mạn. Các nhà văn thường vận dụng thủ pháp này<br />
để tô đậm sự đối lập gay gắt giữa các hiện tượng, sự vật, từ đó làm nổi<br />
bật tư tưởng, chủ đề tác phẩm (0.5 điểm)<br />
- Nghệ thuật tương phản trong truyện ngắn Hai đứa trẻ<br />
+ Tương phản giữa bóng tối và ánh sáng (phân tích dẫn chứng)<br />
(1.5điểm)<br />
+ Tương phản giữa quá khứ và hiện tại (phân tích dẫn chứng) (0.5 điểm)<br />
+ Nghệ thuật tương phản thể hiện tập trung nhất ở phần cuối câu chuyện:<br />
khi đoàn tàu chạy qua phố huyện: bóng tối- ánh sáng, quá khứ-hiện tại,<br />
hiện tại-tương lai, âm thầm, lặng lẽ-ồn ào, náo nhiệt,.. (2.0 diểm)<br />
→ Tất cả nhằm thể hiện cuộc sống quẩn quanh, bế tắc, tẻ nhạt, tăm tối<br />
của những con người nơi phố huyên đang héo mòn vì bóng tối cuộc đời<br />
và niềm khao khát một cuộc sống tươi sáng tốt đẹp hơn, từ đó thấy được<br />
tấm long chan chứa yêu thương của tác giả với những cuộc đời bé nhỏ<br />
nơi phố huyện (1 điểm)<br />
Tạo nên vẻ đẹp lãng mạn, giàu chất thơ cho tác phẩm (0.5 điểm)<br />
--------------- Hết ---------------<br />
<br />