intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi HK 1 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2016 - THPT Thanh Bình 1

Chia sẻ: Nguyễn Văn AA | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

73
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo Đề thi HK 1 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2016 của trường THPT Thanh Bình 1 dành cho các em học sinh đang chuẩn bị cho kỳ thi HK 1, với đề thi này các em sẽ được làm quen với cấu trúc đề thi và củng cố lại kiến thức căn bản nhất.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi HK 1 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2016 - THPT Thanh Bình 1

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐỒNG THÁP<br /> TRƯỜNG THPT THANH BÌNH 1<br /> GV: Nguyễn Thị Kim Loan<br /> 091699808037<br /> (Đề thi gồm có 01 trang)<br /> <br /> ĐỀ THI ĐỀ XUẤT HỌC KÌ I<br /> NĂM HỌC 2016- 2017<br /> Môn: Ngữ văn – Lớp 12<br /> Thời gian làm bài: 120 phút<br /> ( không kể thời gian phát đề)<br /> <br /> I. ĐỌC HIỂU:(3,0 điểm)<br /> Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 4:<br /> Đọc sách là sinh hoạt và nhu cầu trí tuệ thường trực của con người có cuộc sống trí<br /> tuệ.(…) Không đọc sách tức là không còn nhu cầu về cuộc sống trí tuệ nữa. Và khi không<br /> còn nhu cầu đó nữa, thì đời sống tinh thần của con người nghèo đi, mòn mỏi đi, cuộc sống<br /> đạo đức cũng mất luôn nền tảng. Đây là một câu chuyện nghiêm túc, lâu dài và cần được<br /> trao đổi, thảo luận một cách cũng rất nghiêm túc, lâu dài. Tôi chỉ muốn thử nêu lên ở đây<br /> một đề nghị: Tôi đề nghị các tổ chức thanh niên của chúng ta, bên cạnh những sinh hoạt<br /> thường thấy hiện nay, nên có một cuộc vận động đọc sách trong thanh niên cả nước; và vận<br /> động từng nhà gây dựng tủ sách gia đình. Gần đây có một nước đã phát động phong trào<br /> trong toàn quốc mỗi người, mỗi ngày đọc lấy 20 dòng sách. Chúng ta cũng có thể làm như<br /> thế, hoặc vận động mỗi người trong một năm đọc lấy một cuốn sách. Cứ bắt đầu bằng việc<br /> rất nhỏ, không quá khó. Việc nhỏ đấy nhưng rất có thể là việc nhỏ khởi đầu một công cuộc<br /> lớn.<br /> ( Theo Nguyên Ngọc, Một đề nghị, tạp chí Điện tử<br /> Tiasang.com.vn, ngày 19-7-2007)<br /> Câu 1:(0,5 điểm) Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên.<br /> Câu 2:(0,5 điểm) Vì sao tác giả cho rằng:“ Không đọc sách tức là không còn nhu cầu về<br /> cuộc sống trí tuệ nữa? ”<br /> Câu 3:(1,0 điểm) Theo anh/ chị việc nhỏ và công cuộc lớn mà tác giả đề cập đến trong<br /> đọan văn là gì?<br /> Câu 4:(1,0 điểm) Nêu thông điệp mà tác giả gửi gắm qua đoạn trích ?<br /> II. LÀM VĂN (7,0 điểm)<br /> Câu 1: (2,0 điểm)<br /> Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về ý<br /> kiến được nêu trong đoạn trích ở phần đọc hiểu: “ Đọc sách là sinh hoạt và nhu cầu trí tuệ<br /> thường trực của con người có cuộc sống trí tuệ. ”<br /> Câu 2:(5,0 điểm)<br /> Phân tích hình tượng sông Đà trong tác phẩm Người lái đò sông Đà của nhà<br /> văn Nguyễn Tuân.<br /> ( Phần trích trong Ngữ văn 12 Nâng cao, tập một,<br /> NXB giáo dục- 2009)<br /> ...HẾT...<br /> <br /> SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐỒNG THÁP<br /> TRƯỜNG THPT THANH BÌNH 1<br /> *<br /> <br /> ĐỀ THI ĐỀ XUẤT HỌC KÌ I<br /> NĂM HỌC 2016- 2017<br /> Môn: Ngữ văn – Lớp 12<br /> <br /> HƯỚNG DẪN CHẤM<br /> (Hướng dẫn chấm gồm có 02 trang)<br /> _______<br /> <br /> PHẦN<br /> ĐỌC<br /> HIỂU<br /> (3,0 đ)<br /> <br /> CÂU<br /> Câu 1<br /> Câu 2<br /> <br /> Câu 3<br /> <br /> Câu 4<br /> <br /> LÀM Câu 1<br /> VĂN (2,0 đ)<br /> (7,0đ )<br /> <br /> Nội dung yêu cầu<br /> Điểm<br /> Phương thức biểu đạt chính: phương thức nghị luận.<br /> 0,5<br /> “Không đọc sách tức là không còn nhu cầu về cuộc sống trí<br /> 0,5<br /> tuệ nữa? ”vì: Không đọc sách thì đời sống tinh thần sẽ nghèo<br /> đi, mòn mỏi đi, cuộc sống đạo đức cũng mất luôn nền tảng.<br /> - Việc nhỏ: là vận động đọc sách và gây dựng tủ sách trong mỗi 0,5<br /> gia đình, mỗi người có thể đọc từ vài chục dòng mỗi ngày đến<br /> một cuốn sách trên một năm.<br /> - Công cuộc lớn: đọc sách trở thành ý thức, thành nhu cầu mỗi 0,5<br /> người, mỗi gia đình trong xã hội, phấn đấu đưa việc đọc sách trở<br /> thành văn hóa của quốc gia, dân tộc.<br /> Thông điệp: từ việc khẳng định đọc sách là biểu hiện của con 1,0<br /> người có cuộc sống trí tuệ, không đọc sách sẽ có nhiều tác hại, tác<br /> giả đưa ra lời đề nghị về phong trào đọc sách và nâng cao ý thức<br /> đọc sách ở mọi người.<br /> Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của<br /> anh/ chị về ý kiến được nêu trong đoạn trích: “ Đọc sách là<br /> sinh hoạt và nhu cầu trí tuệ thường trực của con người có cuộc<br /> sống trí tuệ. ”<br /> a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận: Có đủ ba phần: câu mở 0,25<br /> đoạn, các câu thân đoạn và câu kết đoạn.<br /> b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận<br /> 0,25<br /> c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt<br /> các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ lí lẽ và dẫn chứng; rút ra<br /> bài học nhận thức và hành động.<br /> - Giải thích: “ nhu cầu trí tuệ thường trực” là nhu cầu thường<br /> 0,25<br /> xuyên, cần thiết, mở rộng tri thức, tầm hiểu biết,...<br /> - Phân tích, bàn luận những tác dụng lớn lao của đọc sách:<br /> 0,25<br /> + Đọc sách giúp con người suy nghĩ, phân tích, tổng hợp, tư<br /> duy, biến tri thức thành của mình và vận dụng tri thức vào cuộc<br /> sống.<br /> + Đọc sách giúp nâng cao nhận thức, hiểu biết về đời sống, xã<br /> hội, con người và nhận thức chính mình “Sách mở ra trước mắt<br /> tôi những chân trời mới”.( M.Gorki)<br /> + Việc đọc sách tác động mạnh mẽ tới tư tưởng, tình cảm và<br /> thái độ, góp phần hoàn thiện nhân cách và làm giàu đời sống tinh<br /> thần của con người.<br /> - Phê phán thực trạng xuống cấp của văn hóa đọc hiện nay, đặc<br /> 0,25<br /> biệt là giới trẻ. Khẳng định tính đúng đắn của ý kiến .<br /> <br /> Câu 2<br /> (5,0 đ)<br /> <br /> - Bài học nhận thức và hành động: Rút ra bài học cho bản thân.<br /> d.Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc,<br /> mới mẻ về vấn đề nghị luận.<br /> e.Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo qui tắc chính tả, dùng từ,<br /> đặt câu.<br /> Phân tích hình tượng sông Đà trong tác phẩm Người lái đò<br /> sông Đà của nhà văn Nguyễn Tuân.<br /> a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: Có đủ ba phần mở bài,<br /> thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai<br /> được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.<br /> b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: hình tượng sông Đà trong<br /> Người lái đò sông Đà của nhà văn Nguyễn Tuân.<br /> c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt<br /> các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ lí lẽ và dẫn chứng.<br /> - Sông Đà dữ dằn, hung bạo: đá bờ sông dựng vách thành<br /> hiểm trở; mặt ghềnh dữ dội; những hút nước nguy hiểm; thác<br /> nước cuồng cuộng; trùng vi thạch trận hiểm độc.<br /> - Sông Đà thơ mộng, trữ tình: dòng chảy mềm mại; sắc nước<br /> thay đổi theo mùa, bờ bãi hoang sơ, tĩnh lặng, gợi cảm, giàu chất<br /> thơ.<br /> - Nhà văn đã nhìn, cảm nhận dòng sông bằng tình yêu, niềm say<br /> mê tha thiết và miêu tả thành nhân vật có tính cách phức tạp.<br /> - Nghệ thuật: Vận dụng kiến thức uyên bác; liên tưởng, so sánh,<br /> nhân hóa độc đáo, tài hoa; ngôn ngữ đa dạng, sống động, giàu<br /> hình ảnh,…<br /> - Đánh giá chung về ý nghĩa và nghệ thuật khắc họa hình tượng.<br /> d.Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc,<br /> mới mẻ về vấn đề nghị luận.<br /> e.Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo qui tắc chính tả, dùng từ,<br /> đặt câu.<br /> ...HẾT...<br /> <br /> 0,25<br /> 0,25<br /> 0,25<br /> <br /> 0,25<br /> <br /> 0,5<br /> <br /> 1.0<br /> <br /> 1,0<br /> <br /> 0,25<br /> 0,5<br /> <br /> 0,5<br /> 0,5<br /> 0,5<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2