SỞ GDĐT TỈNH ĐỒNG THÁP<br />
TRƯỜNG THPT CHÂU THÀNH 1<br />
––––––––––––<br />
GV: Võ Thị Xuân Kiều<br />
SĐT: 0907650725<br />
-<br />
<br />
ĐỀ THI HỌC KỲ I - NĂM HỌC 2016-2017<br />
Môn: Ngữ Văn 12<br />
Thời gian: 50 phút<br />
<br />
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)<br />
Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:<br />
“Bất cứ ai cũng đã từng thất bại, đã từng vấp ngã ít nhất một lần trong đời như một quy<br />
luật bất biến của tự nhiên. Có nhiều người có khả năng vực dậy, đứng lên rồi nhẹ nhàng bước<br />
tiếp như thể chẳng có chuyện gì xảy ra, nhưng cũng có nhiều người chỉ có thể ngồi một chỗ và<br />
vẫn luôn tự hỏi lí do vì sao bản thân lại có thể dễ dàng “mắc bẫy” đến như thế…<br />
Bất kì vấp ngã nào trong cuộc sống cũng đều mang lại cho ta một bài học đáng giá: Về một<br />
bài toán đã áp dụng cách giải sai, về lòng tốt đã gửi nhầm chủ nhân hay về một tình yêu lâu<br />
dài bỗng phát hiện đã trao nhầm đối tượng.<br />
(...)<br />
Đừng để khi tia nắng ngoài kia đã lên, mà con tim vẫn còn băng lạnh. Đừng để khi cơn mưa<br />
kia đã tạnh, mà những giọt lệ trên mi mắt vẫn còn tuôn rơi. Thời gian làm tuổi trẻ đi qua<br />
nhanh lắm, không gì là mãi mãi, nên hãy sống hết mình để không nuối tiếc những gì chỉ còn lại<br />
trong quá khứ mà thôi...”<br />
(Trích: Hãy học cách đứng lên sau vấp ngã - Nguồn: www.vietgiaitri.com, 4/6/2015)<br />
Câu 1: Hãy chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn văn? (0,5 điểm)<br />
Câu 2: Đoạn văn trên đề cập đến nội dung gì? (0,5 điểm)<br />
Câu 3: Hãy giải thích vì sao tác giả lại cho rằng “Bất kì vấp ngã nào trong cuộc sống cũng đều<br />
mang lại cho ta một bài học đáng giá”? (1,0 điểm)<br />
Câu 4: Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì trong hai câu văn sau: “Đừng để khi tia nắng<br />
ngoài kia đã lên, mà con tim vẫn còn băng lạnh. Đừng để khi cơn mưa kia đã tạnh, mà những<br />
giọt lệ trên mi mắt vẫn còn tuôn rơi”? Hãy phân tích hiệu quả biểu đạt của biện pháp tu từ đó?<br />
(1điểm)<br />
II. PHẦN LÀM VĂN(7,0 điểm)<br />
Câu 1: (2,0 điểm)<br />
Viết một đoạn văn ngắn ( khoảng 200 từ ) trình bày ý kiến của anh / chị về nhận xét sau: “Học<br />
tập là cuốn vở không có trang cuối”.<br />
Câu 2: (5,0điểm)<br />
Mở đầu bản Tuyên ngôn Độc lập của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng hoà Hồ Chí Minh<br />
viết :<br />
“Hỡi đồng bào cả nước ,<br />
<br />
“Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hoá cho họ những quyền không<br />
ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy có quyền được sống, quyền tự do và quyền<br />
mưu cầu hạnh phúc” .<br />
Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ. Suy rộng ra, câu<br />
ấy có nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền<br />
sống , quyền sung sướng và quyền tự do .<br />
Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791 cũng nói :<br />
“Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, và phải luôn luôn được tự do và bình<br />
đẳng về quyền lợi” .<br />
Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được” .<br />
(Trích Tuyên ngôn Độc lập – Hồ Chí Minh )<br />
Anh ( chị ) hãy phân tích giá trị nổi bật của đoạn văn trên ở hai phương diện nội dung tư<br />
tưởng và nghệ thuật lập luận .<br />
<br />
HƯỚNG DẪN CHẤM<br />
A. HƯỚNG DẪN CHUNG<br />
1. Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài<br />
làm của học sinh,tránh việc đếm ý cho điểm. Do dặc trưng của môn Ngữ văn nên giám<br />
khảo cần chủ động linh hoạt trong quá trình chấm; khuyến khích những bài viết giàu cảm xúc,<br />
sáng tạo.<br />
2. Việc chi tiết hóa điểm số các câu trong hướng dẫn chấm phải bảo đảm không sai<br />
lệch với tổng điểm của mỗi câu và phải được thống nhất trong tổ chấm.<br />
B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ<br />
Phần<br />
Câu<br />
Nội dung yêu cầu<br />
Điểm<br />
- Yêu cầu về kỹ năng:<br />
+ Thí sinh có kỹ năng đọc - hiểu văn bản.<br />
+ Diễn đạt rõ ràng không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ<br />
pháp.<br />
- Yêu cầu về kiến thức:<br />
Phương thức biểu đạt chính là nghị luận.<br />
0,5<br />
Câu 1<br />
Nội dung đoạn trích:<br />
0,5<br />
Câu 2<br />
Đừng sợ vấp ngã và hãy biết sống nhiệt tâm hơn, mạnh mẽ<br />
hơn.<br />
<br />
3,0 điểm<br />
Câu 3<br />
<br />
* Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng vẫn<br />
hướng vào nội dung nói trên<br />
Những bài học rút ra:<br />
- Sự vấp ngã giúp ta nhận ra điểm yếu của mình, thấy được<br />
những sai lâm, khờ dại của mình.<br />
- Sự vấp ngã giúp ta biết mình cần phải làm gì và đừng nên<br />
làm gì để bước tiếp tới trước, giúp ta trở nên mạnh mẽ hơn<br />
và trưởng thành hơn.<br />
<br />
1,0<br />
<br />
* Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng vẫn<br />
hướng vào những bài học nêu trên.<br />
Câu 4<br />
Học sinh trả lời được một trong ba phép tu từ sau:<br />
* Biện pháp tu từ:<br />
- Điệp ngữ (Đừng để khi) ; điệp cấu trúc câu<br />
- Đối lập (tia nắng...đã lên>