Đề thi học sinh giỏi lớp 12 môn Văn
lượt xem 35
download
Hãy tham khảo đề thi học sinh giỏi môn Văn lớp 12 để giúp các em biết thêm cấu trúc đề thi như thế nào, rèn luyện kỹ năng giải bài tập và có thêm tư liệu tham khảo chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt điểm tốt hơn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi học sinh giỏi lớp 12 môn Văn
- UBND TỈNH QUẢNG TRỊ KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VĂN HÓA LỚP 12 THPT SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Năm học: 2012 – 2013 Khóa thi ngày: 06/03/2013 ĐỀ THI CHÍNH THỨC Môn thi: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1. (1,5 điểm) Trong nhiều truyện ngắn của Nam Cao, cũng như của các nhà văn hiện thực khác, có hiện tượng nhân vật bị tha hóa (Tư cách mõ), rơi vào tình cảnh bi đát (Một dám cưới, Tắt đèn - Ngô Tất Tố) và thường tìm đến cái chết để giải thoát khỏi khổ đau (Lang Rận, Chí Phèo). Hãy lý giải hiện tượng trên dựa vào những hiểu biết của em về đặc điểm văn học hiện thực Việt Nam giai đoạn 1930-1945. Câu 2. (1,5 điểm) Bài thơ “Nhớ rừng” của Thế Lữ kết thúc bằng câu: “Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu!”. Theo em câu thơ hàm chứa nội dung tâm trạng gì? Câu 3. (2 điểm) Trong truyện ngắn “Đôi mắt” viết năm 1948, có hai chi tiết nói về nhân vật Hoàng như sau: - Hoàng giải thích việc lâu nay mình không viết được gì bởi “một cái bàn viết cho ra hồn cũng không có”. - Hoàng lấy làm tiếc vì Vũ Trọng Phụng không còn sống đến lúc này (tức thời kháng chiến chống Pháp), để họ có thể viết được “mấy cái Số đỏ”. Hãy viết một lời bình ngắn về nhân vật Hoàng ở hai chi tiết trên. Câu 4. (15 điểm) Cảm nhận của em về bài thơ sau: MÙA XUÂN CHÍN (Hàn Mặc Tử) Trong làn nắng ửng: khói mơ tan. Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng. Sột soạt gió trêu tà áo biếc, Trên giàn thiên lý. Bóng xuân sang. Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời. Bao cô thôn nữ hát trên đồi: - Ngày mai trong đám xuân xanh ấy Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi... 1/5
- Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi, Hổn hển như lời của nước mây... Thầm thĩ với ai ngồi dưới trúc, Nghe ra ý vị và thơ ngây... Khách xa, gặp lúc mùa xuân chín, Lòng trí bâng khuâng sực nhớ làng, - Chị ấy năm nay còn gánh thóc, Dọc bờ sông trắng nắng chang chang? (Trích trong Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh và Hoài Chân Nxb Văn học, Hà Nội 1996) -------------------- Hết -------------------- Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm. 2/5
- UBND TỈNH QUẢNG TRỊ KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VĂN HÓA LỚP 12 THPT SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Năm học: 2012 – 2013 Khóa thi ngày: 06/03/2013 ĐỀ THI CHÍNH THỨC Môn thi: NGỮ VĂN HƯỚNG DẪN CHẤM Câu 1. (1,5 điểm) Cho 1,5 điểm khi HS lý giải được: - Chủ nghĩa hiện thực quan niệm hoàn cảnh có tác động rất lớn đến tính cách và số phận con người, số phận con người là hệ quả của hoàn cảnh. - Các nhà văn hiện thực VN do chịu ảnh hưởng của quan niệm trên và do ý thức tố cáo tính chất vô nhân đạo của xã hội cũ nên đã xây dựng nhiều nhân vật bất hạnh, bị cuộc sông nghèo đói và bị chính những người sống xung quanh đẩy họ vào đường cùng không lối thoát: HS có thể nêu dẫn chứng: Anh Mõ từ một người hiền lành, giàu tự trọng thành một người thản nhiên, vô cảm trước sự khinh trọng của người đời; Chí Phèo từ một người nông dân hiền lành, lương thiện trở thành một kẻ gàn dở, thành quỷ dữ của làng Vũ đại… -Đây là cái nhìn bi quan và cũng là hạn chế của các nhà văn: họ không thấy được khả năng vượt lên hoàn cảnh của con người. Câu 2. (1,5 điểm) Bài thơ “Nhớ rừng” của Thế Lữ kết thúc bằng câu: “Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu!”. Theo em câu thơ hàm chứa nội dung tâm trạng gì? Cho 1,5 điểm , nếu nêu được: -Bài thơ Nhớ rừng thuộc cảm hứng hoài cổ, một trong những cảm hứng chủ đạo của Thơ Mới. -Nội dung tâm trạng của của bài thơ tập trung ở câu cuối này phản ánh sự tiếc nuối quá khứ và thái độ phủ nhận hiện thực giả dối, tẻ nhạt, vô nghĩa đương thời. Câu 3. (2 điểm) Lời bình bảo đảm các yêu cầu sau: -Yêu cầu của một đoạn văn có chủ đề, có nhiều câu văn liên kết nhau theo một hình thức diễn đạt nhất định: diễn dịch hay quy nạp. 0,5 điểm -Yêu cầu về nội dung: + Phát hiện được ở Hoàng lối sống coi trọng vật chất, coi đó như là điều kiện quyết định của sáng tạo, nhằm che dấu sự bất tà hoặc thiếu tâm huyết của mình; 0,5 điểm 3/5
- + Thấy được Hoàng còn là một người có cái nhìn đầy ác cảm với thời cuộc: đánh đồng những cái xấu xa trong xã hội cũ mà Vũ Trọng Phụng phê phán trong Số đỏ với cuộc sống kháng chiến sôi động đương thời. 0,5 điểm. Câu chủ đề: Hai chi tiết trên cùng với nhiều chi tiết khác về nhân vật Hoàng cho thấy ông là một nhà văn bất tài và không có tâm. 0,5 điểm. Câu 4. (15 điểm) Cảm nhận của em về bài thơ sau: MÙA XUÂN CHÍN (Hàn Mặc Tử) Trong làn nắng ửng: khói mơ tan. Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng. Sột soạt gió trêu tà áo biếc, Trên giàn thiên lý. Bóng xuân sang. Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời. Bao cô thôn nữ hát trên đồi: - Ngày mai trong đám xuân xanh ấy Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi... Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi, Hổn hển như lời của nước mây... Thầm thĩ với ai ngồi dưới trúc, Nghe ra ý vị và thơ ngây... Khách xa, gặp lúc mùa xuân chín, Lòng trí bâng khuâng sực nhớ làng, - Chị ấy năm nay còn gánh thóc, Dọc bờ sông trắng nắng chang chang? (Trích trong Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh và Hoài Chân Nxb Văn học, Hà Nội 1996) Yêu cầu chung: Đây là bài viết của HS giỏi, nên không đặt ra những yêu cầu thông thường. Người chấm cần chú ý phát hiện những bài viết có cảm nhận tốt, mới mẻ, cách diễn đạt vừa mang màu sắc nghị luận vừa như là một lời tâm tình. Bài thơ này các em đã học ở lớp dưới và đã có độ chín nhất định về cảm xúc nên cần chắt lọc những ý văn có chất lượng, biết rung cảm thật sự và có cái nhìn tinh tế. Những bài văn viết sáo rỗng, tán tụng chung chung cần xếp ở thư hạng thấp. 4/5
- Yêu cầu cụ thể. Gợi ý: Giám khảo dựa vào những nội dung sau để đánh giá theo dạng định tính. 1. HS có am hiểu nhất định về TG Hàn mặc Tử: về cuộc đời, về đặc điểm sáng tác, về một số bài thơ cùng đề tài và cùng cảm hứng. Những hiểu biết này có thể viết ở phần vào đề hoặc lồng trong bài viết. 2. Hiểu được cảm hứng chung của bài thơ: tình yêu quê hương thiết tha đằm thắm thông qua những hình ảnh về mùa xuân thơ mông, sáng trong, những kỷ niệm đáng nhớ thuở hoa niên 3. Tâm trạng hoài cổ quán xuyến cả bài thơ tập trung vào hai câu thơ vừa như thảng thốt dự cảm một cái đẹp sẽ ra đi vừa như nhớ tiếc một cái đẹp khác của quá khứ vàng son chỉ còn trong ký ức của nhà thơ Ngày mai trong đám xuân xanh ấy Có kẻ theo chông bỏ cuộc chơi .... Chị ấy năm nay còn gánh thóc Dọc bờ sông trắng nắng chang chang? 4. Thấy được tài năng của nhà thơ - trong cách dùng từ mới lạ, độc đáo: làn nắng ửng, khói mơ tan, gió trêu tà áo biếc, tiếng ca lắt lẻo, thầm thĩ - trong cách dùng các kiểu câu ngắt dòng thú vị: ...Trên giàn thiên lý. Bóng xuân sang, cách sử dụng câu tu từ: chi ấy năm nay...?- 5/5
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH PHÚ YÊN NĂM HỌC 2009-2010 LỚP 12 THPT ĐỀ CHÍNH THỨC Môn thi: NGỮ VĂN Ngày thi: 26/11/2009 Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian phát đề) Câu 1 (8 điểm) Những bài thơ hay sẽ sống mãi với thời gian. Điều đó có đúng không? Hãy nhìn nhận nhận định trên ở bài thơ Lá đỏ của Nguyễn Đình Thi. Lá đỏ Gặp em trên cao lộng gió Rừng lạ ào ào lá đỏ Em đứng bên đường như quê hương Vai áo bạc quàng súng trường. Đoàn quân vẫn đi vội vã Bụi Trường Sơn nhòa trời lửa. Chào em, em gái tiền phương Hẹn gặp nhau nhé giữa Sài Gòn. Em vẫy cười đôi mắt trong. (Trường Sơn, 12/1974) Câu 2 (12 điểm) Từ 2 tác phẩm: Đời thừa của Nam Cao, Hai đứa trẻ của Thạch Lam và những tác phẩm văn xuôi khác thuộc bộ phận văn học phát triển hợp pháp của Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám 1945 mà em biết, hãy phát biểu ý kiến của mình về nhận định: “Nhân đạo đâu phải chỉ có nghĩa là thông cảm với cảnh nghèo khổ, đói khát của con người…” --------Hết-------
- ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM Đề thi chọn học sinh giỏi 12 môn Ngữ văn Đề chính thức --------***------- CÂU 1: A/ Yêu cầu cần đạt I/ Phát biểu được suy nghĩ của mình về nhận định trên 1/ Đồng ý với nhận định trên (Nhận định đó là đúng) a/ Giá trị vĩnh cửu của tác phẩm văn chương: Phản ánh hiện thực cuộc sống con người trong một thời kỳ lịch sử nhất định; phản ánh sâu sắc tinh thần thời đại; phấn đấu cho quyền lợi của con người, vì con người. Dẫn chứng bằng sức sống của một vài tác phẩm văn học thế giới (nói khái quát; chủ yếu nêu đúng tên tác phẩm, tác giả). b/ Các tác phẩm hay của văn học Việt nam sống mãi trong tâm trí người đọc nhiều thế hệ: phản ánh hiện thực cuộc sống, tâm hồn, tính cách của con người Việt Nam, phản ánh tinh thần của dân tộc trong một thời kì lịch sử. Chiến tranh đã qua đi nhưng những tác phẩm hay viết về nó vẫn sống mãi. Dẫn chứng nhiều tác phẩm (nói khái quát; chủ yếu nêu đúng tên tác phẩm, tác giả). 2/ Chỗ không đồng ý với nhận định trên (nếu có) a/ Giải thích vì sao không đồng ý. b/ Chứng minh II/ Nhìn nhận sức sống của tác phẩm Lá đỏ (Phạm Tiến Duật) 1/ Hoàn cảnh ra đời và hiện thực phản ánh của bài thơ: thời kháng chiến chống Mỹ xâm lược. Hoàn cảnh sáng tác và hiện thực phản ánh đều thuộc thời đã qua, song trong thực tế, bài thơ vẫn sống mãi trong tâm trí của thế hệ chúng ta hiện nay và chắc chắn là cả các thế hệ mai sau. 2/ Giá trị nổi bật của bài thơ: a/ Từ hình tượng cô gái tiền phương gặp giữa rừng Trường Sơn lộng gió tác giả đã thể hiện hình ảnh, tư thế của Đất Nước, của dân tộc Việt Nam trong kháng chiến chống giặc xâm lược. Vì vậy, bài thơ mang tầm khái quát lớn. b/ Với sự sử dụng nghệ thuật thơ ca độc đáo, sáng tạo, bài thơ đã thật sự vượt thời gian, làm sống lại lịch sử, làm xao động lòng người: -Hiện thực khốc liệt, dữ dội của cuộc kháng chiến đã qua hiện lên sống động với những đường nét rất gợi cảm: Đoàn quân vẫn đi vội vã Bụi Trường Sơn nhòa trời lửa. -Nỗi vất vả, hi sinh lớn lao của một thế hệ thanh niên sẵn sàng cống hiến tuổi thanh xuân cho Đất Nước. Đó cũng hiện thực rất nên thơ, dễ làm xao động lòng người gợi nhớ đến kỉ niệm của hôm qua, kỉ niệm của ngàn xưa qua con mắt nhìn lãng mạn của nhà thơ: Rừng lạ ào ào lá đỏ Em đứng bên đường như quê hương Vai áo bạc quàng súng trường (…)
- Bụi Trường Sơn nhòa trời lửa -Bài thơ sáng lên lấp lánh mãi trong tâm trí người đọc bỡi hình ảnh lạc quan cuối tác phẩm: Em vẫy cười đôi mắt trong. Dường như ý nghĩa câu thơ không chỉ như vậy. Nụ cười ấy, đôi mắt ấy ta đã gặp rồi đâu đó trong suốt chiều dài của thơ văn, lịch sử dân tộc. Ánh mắt và nụ cười ấy thể hiện một tư thế sẵn sàng chấp nhận thử thách, sẵn sàng quyết tử cho Tổ Quốc quyết sinh. Bài thơ đã động đến được trái tim mỗi một con người người Việt Nam mang trong mình dòng máu anh dũng, kiên cường trong chiến đấu chống ngoại xâm và cần cù, sáng tạo trong trong lao động xây dựng đất nước. Và có lẽ, vì vậy, bài thơ sống mãi. B/ Biểu điểm -Điểm 7, 8 Thể hiện được đầy đủ các nội dung của mục I và II phần A. Hiểu sâu sắc và nghị luận tốt về các chi tiết thơ để tạo sức thuyết phục cho lí lẽ. Diễn đạt tốt. viết có cảm xúc. -Điểm 5,6 Thể hiện được các nội dung của mục I và II phần A. Ở mục II, khẳng định sức sống của tác phẩm. Có thể nêu quan điểm riêng của mình về chỗ chưa đúng của nhận định ở bài thơ này (nếu có). song phần nghị luận về tác phẩm để minh họa chưa đầy đủ, chưa sâu sắc nên sức thuyết phục chưa cao. Diễn đạt tốt. -Điểm 3,4 Thể hiện được các nội dung của mục I phần A. Mục II phần A còn sơ sài. Khẳng định tác phẩm có sức sống, song phần nghị luận về các chi tiết thơ còn sơ sài. Nhiều chi tiết thơ chưa hiểu và cảm nhận được. Kỹ năng nghị luận còn hạn chế. Diễn đạt còn mắc lỗi. -Điểm 1,2 Hiểu được yêu cầu của câu hỏi song chưa thể hiện được rõ ràng suy nghĩ của mình. Lý lẽ chưa có sức thuyết phục. Chưa nghị luận được bài thơ. Diễn đạt còn yếu. -Điểm 0 Không viết được gì hoặc viết một đoạn nhưng không liên quan đến vấn đề. CÂU 2: A/ Yêu cầu cần đạt I/ Hiểu được ý nghĩa của nhận định: 1/ Nhân đạo là thông cảm với cảnh nghèo khổ, đói khát của con người. Nhưng không chỉ có như vậy. 2/ Nhân đạo còn là sự thông cảm với kiếp “sống mòn” của những “đời thừa”: cuộc sống vô vị, đơn điệu, quẩn quanh, tàn lụi, không ý nghĩa ở hiện tại và bế tắt ở tương lai. Nhân đạo còn là cái nhìn trân trọng của nhà văn với sự khát khao khẳng định sự tồn tại có ý nghĩa của mỗi cá nhân, khao khát sống sâu sắc, đầy đủ cuộc sống của bản thân mình. Đi sâu vào các chi tiết của tác phẩm để minh họa tạo sức thuyết phục (chủ yếu ở 2 tác phẩm đã nêu). II/ Phát biểu suy nghĩ về nhận định trên qua 2 tác phẩm: Đời thừa của Nam Cao và Hai đứa trẻ của Thạch Lam.
- 1/ Các nhân vật trong 2 tác phẩm này đều không phải là những người nghèo khổ, đói khát như nhiều nhân vật thường thấy trong văn học hiện thực chủ nghĩa giai đoạn đầu những năm 1930. Đó là văn sĩ Hộ ăn lương của tòa soạn, đó là hai chị em Liên và An trông coi cửa hàng tạp hóa nhỏ giúp mẹ ở một phố huyện nghèo. 2/ Đó là những con người: -Giàu tình thương, khát khao được sống một cuộc sống có ý nghĩa, thực hiện được hoài bão tốt đẹp của cuộc đời nhưng luôn bị cuộc sống áo cơm ghì sát đất không thể ngóc đầu lên nổi. Cuối cùng rơi vào bi kịch không lối thoát (Hộ trong Đời thừa của Nam cao). -Đó là số phận những con người phố huyện buồn chán quá: quẩn quanh, đơn điệu, nhàm chán, tàn lụi, tối tăm và nhất là vô nghĩa. Những kiếp sống nhỏ nhoi không biết sống để làm gì, không chút hy vọng, không một niềm vui, không có gì để chờ đợi… Cũng như chị em Liên và An – những kiếp người vô danh, vô nghĩa, không bao giờ được biết đến ánh sáng, hạnh phúc, đến trong ước mơ cũng không dám ước mơ gì hơn một chuyến tàu đêm vụt đi qua một phố huyện tiêu điều, buồn tẻ, xơ xác, của cuộc đời mình. 3/ Phải có sự thức tỉnh sâu sắc của ý thức các nhân, khao khát khẳng định sự tồn tại có ý nghĩa của mỗi các nhân, khao khát sống sâu sắc, sống đầy đủ cuộc sống của bản thân mình… mới thấy cái buồn chán, tội nghiệp của những kiếp sống lờ mờ nhân ảnh , những kiếp sống vô danh, vô nghĩa, sống mà như chưa hề được sống. Đây là chủ đề nhức nhối của tác phẩm hiện thực đương thời. Thể hiện được những điều như vậy, văn học hiện thực đã làm sâu sắc thêm giá trị nhân đạo vốn có của mình. B/ Biểu điểm -Điểm 11, 12 Thể hiện được đầy đủ các nội dung của mục I và II phần A. Hiểu và nghị luận về tác phẩm đúng hướng, có sức thuyết phục Diễn đạt tốt. viết có cảm xúc. -Điểm 9,10 Thể hiện được các nội dung cơ bản của mục I và II phần A. Hiểu và nghị luận được tác phẩm (thể hiện được nội dung 1,2 mục II phần A). Diễn đạt tốt. -Điểm 7,8 Thể hiện được nội dung của mục I phần A. Nghị luận chưa sâu sắc hoặc chưa thật đúng hướng về tác phẩm, nói lan man về tác phẩm. Diễn đạt được. -Điểm 5,6 Hiểu đề. Có hướng nghị luận về tác phẩm để làm rõ nhận định. Tuy nhiên bài viết còn dàn trải, chung chung về tác phẩm. Ý không sâu sắc. Diễn đạt còn mắc lỗi. -Điểm 3,4 Chưa thật hiểu đề. Nghị luận chung chung về giá trị nhân đạo của tác phẩm. Diễn đạt còn yếu. -Điểm 1,2 Viết chung chung về giái trị nhân đạo của tác phẩm. Điễn đạt yếu. -------Hết-----
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI LẬP ĐỘI TUYỂN DỰ THI QUỐC GIA TỈNH ĐẮK LẮK NĂM HỌC 2013 - 2014 ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN: NGỮ VĂN (Đề thi gồm 01 trang) (Thời gian làm bài 180 phút, không kể giao đề) Câu 1 (8 điểm): Karl Marx nói: “Thực tế đã chứng minh rằng người hạnh phúc nhất chính là người làm cho người khác hạnh phúc”. Từ ý kiến trên, anh/chị hãy phát biểu quan niệm của mình về hạnh phúc. Câu 2 (12 điểm ): Nguyễn Đình Thi cho rằng: “Nguyễn Tuân là một nhà văn suốt đời đi tìm cái đẹp”. Anh/chị hãy cảm nhận và so sánh vẻ đẹp khác nhau của nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm “Chữ người tử tù” và nhân vật ông lái đò trong tác phẩm “Người lái đò sông Đà” để làm sáng tỏ ý kiến trên. -------------- HẾT -------------- Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh……………………............……………… Số báo danh………....
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI LẬP ĐỘI TUYỂN DỰ THI QUỐC GIA TỈNH ĐẮK LẮK NĂM HỌC 2013 - 2014 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: NGỮ VĂN (Hướng dẫn này gồm 3 trang) I. YÊU CẦU CHUNG 1. Nắm được kiến thức cơ bản chương trình Ngữ văn THPT. 2. Vận dụng tốt các kỹ năng làm văn Nghị luận xã hội và Nghị luận văn học để giải quyết các yêu cầu cụ thể. 3. Diễn đạt trôi chảy, trong sáng, bố cục mạch lạc, văn giàu hình ảnh và cảm xúc, khuyến khích sự sáng tạo mới mẻ trong ý tưởng và diễn đạt. II. YÊU CẦU CỤ THỂ ( Đáp án và biểu điểm) Câu 1. (8 điểm) Các ý chính cần đạt : 1. Giới thiệu vấn đề quan niệm về hạnh phúc, dẫn câu trích. ( 1 điểm) 2. Giải thích câu nói của Karl Marx ( 3 điểm ) - Hạnh phúc là cảm giác sung sướng, thỏa mãn khi được đáp ứng những nhu cầu chính đáng về vật chất hoặc tinh thần. Cần chú ý phân biệt hạnh phúc với sự thỏa mãn. Hạnh phúc là một trạng thái tinh thần cao quý của con người. - Vì sao “Người hạnh phúc nhất là người làm cho người khác hạnh phúc” ? Có nhiều con đường để đạt đến hạnh phúc, trong đó, sự dâng hiến là một con đường. Khi ta đem lại hạnh phúc, niềm vui đến cho người khác thì ta cũng được thỏa mãn, sung sướng về mặt tinh thần, tình cảm. - Thực tế đã có nhiều vĩ nhân, anh hùng dân tộc, các nhà khoa học .v.v.. đã có niềm hạnh phúc lớn lao khi cống hiến cho xã hội, cho nhân loại. - Câu nói của Marx đã nhấn mạnh yêu cầu để con người có hạnh phúc nhất, đó là sự dâng hiến, chia sẻ,“ làm cho người khác hạnh phúc”. Đây là một quan niệm đúng đắn và sâu sắc, cần được học tập và phát huy. 3. Quan niệm về hạnh phúc ( 3 điểm ) - Hạnh phúc là một giá trị tinh thần cao quý cần phải biết trân trọng, dày công tìm kiếm, vun đắp. - Để có hạnh phúc chân chính, con người phải phấn đấu, vươn lên trên mọi mặt của cuộc sống để thỏa mãn những nhu cầu chính đáng về vật chất và tinh thần của mình. - Quan trọng hơn là mỗi người phải biết dâng hiến cho xã hội, cống hiến cho đất nước, phải biết giúp đỡ, yêu thương, san sẻ , đem đến niềm vui, hạnh phúc cho người khác. Như thế , ta mới là người hạnh phúc nhất. 4. Kết luận chung ( 1 điểm) -1-
- Câu 2. (12 điểm), ý chính cần đạt: 1. Giới thiệu Nguyễn Tuân – nhà văn có phong cách nghệ thuật độc đáo, dẫn câu trích. Giới thiệu nhân vật Huấn Cao và ông lái đò trong hai tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Tuân ở hai thời kỳ sáng tác. ( 1,0 điểm) 2. Giải thích ý kiến của Nguyễn Đình Thi : ( 2,0 điểm) - Bản chất của nghệ thuật là phát hiện và thể hiện cái đẹp của cuộc sống. - Nguyễn Tuân là nhà văn luôn khát khao đi tìm cái đẹp trong suốt cuộc đời cầm bút của mình. Đó là cái đẹp của thiên nhiên đất nước, cái đẹp của những giá trị văn hóa cổ truyền dân tộc. Đặc biệt là cái đẹp của con người. - Tuy nhiên, quan niệm của Nguyễn Tuân về cái đẹp của con người ở mỗi thời kỳ có những nét khác nhau. Điều đó thể hiện qua hai nhân vật Huấn Cao và ông lái đò. 3. Cảm nhận về vẻ đẹp của nhân vật Huấn Cao. (2,5 điểm) - Giới thiệu tác phẩm Chữ người tử tù và nhân vật Huấn Cao - Vẻ đẹp tài hoa - Vẻ đẹp khí phách - Vẻ đẹp thiên lương - Ý nghĩa của nhân vật - Nghệ thuật xây dựng nhân vật 4. Cảm nhận vẻ đẹp của nhân vật ông lái đò (2,5 điểm ) - Giới thiệu về tùy bút Người lái dò sông Đà và nhân vật ông lái đò. - Vẻ đẹp ngoại hình - Vẻ đẹp tài hoa, trí dũng - Vẻ đẹp tâm hồn giản dị, khiêm tốn - Tình cảm của tác giả đối với ông lái đò - Nghệ thuật xây dựng nhân vật 5. So sánh hai nhân vật ( 3,0 điểm) - Hai nhân vật của hai tác phẩm ở hai thời kỳ sáng tác khác nhau: trước và sau Cách mạng tháng Tám. - Trước cách mạng, là một nhà văn lãng mạn, Nguyễn Tuân đi tìm cái đẹp trong quá khứ một thời nay chỉ còn vang bóng. Vì vậy, nhân vật Huấn Cao được xây dựng để thể hiện quan niệm của Nguyễn Tuân về cái đẹp và đem cái đẹp đó đối lập với cái tầm thường, dung tục, giả dối của cuộc đời. - Sau Cách mạng, Nguyễn Tuân đã trở thành một nghệ sĩ lớn của nhân dân, hòa mình vào sự nghiệp vĩ đại của dân tộc. Ông đi tìm cái đẹp trong cuộc sống lao động, chiến đấu của nhân dân. Vì vậy, vẻ đẹp của nhân vật ông lái đò là vẻ đẹp bình dị, vô danh của người lao động trong cuộc đời mới. -2-
- - Do đặc điểm thể loại, nhân vật Huấn Cao là nhân vật truyện ngắn, tuy dựa vào nguyên mẫu trong quá khứ nhưng chủ yếu do nhà văn hư cấu, tưởng tượng, sáng tạo. Nhân vật ông lái đò là nhân vật tùy bút, chủ yếu dựa vào quan sát và cảm nhận thực tế của nhà văn. 6. Kết luận chung ( 1,0 điểm) Thí sinh có thể triển khai bằng nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo những ý chính cần đạt của bài. ----------HEÁT---------- -3-
- MỘT SỐ ĐỀ KIỂM TRA BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THAM KHẢO _________________________________________ Đề1: Trong tác phẩm Tuỳ viên thi thoại, Viên Mai – nhà lí luận phê bình nổi tiếng của Trung Quôc thời Thanh cho rằng: “Kẻ làm thơ không được đánh mất đi tấm lòng trẻ thơ’’. (Dẫn theo SGK Ngữ văn 10 – NXB GD 2006 – Tr 208) Anh (chị) hiểu gì về ý kiến của Viên Mai? Chọn và phân tích một bài thơ để minh hoạ cho ý kiến trên. Đề 2: Bàn về thơ Tố Hữu, Xuân Diệu từng khẳng định: “Tố Hữu đã đưa thơ chính trị lên đến trình độ là thơ rất đỗi trữ tình’’. (SGK Văn học 12 – NXB GD 2000 – Tr 151). Dựa vào sự nghiệp thơ ca của Tố Hữu, anh (chị) hãy làm sáng rõ nhận định trên. Đề 3: Anh (chị) có suy nghĩ gì nếu kết thúc truyện ngắn Mùa lạc của Nguyễn Khải là cảnh đám cưới của Đào với Dịu và kết thúc truyện ngắn Mảnh trăng cuối rừng của Nguyễn Minh Châu là cảnh Lãm gặp lại Nguyệt Đề 4: Hình ảnh người phụ nữ trong ba tác phẩm: Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài, Vợ nhặt của Kim Lân và Mùa lạc của Nguyễn Khải. Đề 5: Đánh giá về những thành tựu của Thơ mới, trong bài Một thời đại trong thi ca - Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh cho rằng: “Thực chưa bao giờ thơ Việt Nam buồn và nhất là xôn xao như thế. Cùng lòng tự tôn, ta mất luôn cả cái bình yên thời trước’’. Bằng những hiểu biết về Thơ mới, anh (chị) hãy chững minh ý kiến trên. Đề 6: Nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật trong hai tác phẩm: Hai đứa trẻ của Thạch Lam và Đời thừa của Nam Cao. Đề 7: Trong bài Thời và thơ Tú Xương, Nguyễn Tuân viết: “Thơ là mở ra một cái gì mà trước trước câu thơ đó, trước nhà thơ đó, vẫn như là bị phong kín’’. Từ ý kiến này, anh (chị) hiểu gì ở quan niệm về thơ của Nguyễn Tuân? Bình luận ý kiến trên.
- Đề 8: Có ý kiến cho rằng: “Thơ ra đời cốt để nói những điều tinh vi nhất, sâu kín nhất, mong manh nhất, mơ hồ nhất của tâm hồn con người’’. (Nguyễn Đăng Mạnh / Nhà văn Việt Nam hiện đại - Chân dung và phong cách / NXB Văn học / 2003 – Tr 104). Phân tích một hoặc một số bài thơ để chứng minh ý kiến trên. Đề 9: Sự nhất quán và vận động, phát triển của phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân qua hai tác phẩm: Chữ người tử tù và Người lái đò sông Đà. Đề 10: Kết thúc tác phẩm Chí Phèo, Nam Cao đã để cho nhân vật Chí Phèo giết Bá Kiến và tự sát. Theo em, có thể có những cách kết thúc khác không? Vì sao Nam Cao lại chọn cho Chí Phèo một kết cục như vậy? Đề 11: Nhà thơ Trần Đăng Khoa cho rằng: “Thơ hay là thơ giản dị, xúc động và ám ảnh. Để đạt được một lúc ba điều ấy đối với các thi sĩ vẫn là điều bí mật’’. Anh (chị) hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ ý kiến trên bằng một bài thơ mà anh (chị) tâm đắc. Đề 12: Trong lời đề tự tập thơ của mình, Sóng Hồng viết: “Thơ là sự thể hiện con người và thời đại một cách cao đẹp .... Thơ là một hình thái nghệ thuật cao quý, tinh vi. Người làm thơ phải có tình cảm mãnh liệt thể hiện sự nồng cháy trong lòng’’ Anh (chị) hiểu gì về ý kiến trên? Làm sáng rõ bằng việc phân tích một vài bài thơ mà anh (chị) tâm đắc. Đề 13: “Sự phù hợp giữa nội dung và hình thức là nguyên tắc mĩ học tạo nên cái đẹp của tác phẩm thi ca’’ (Béc-tôn Brêch – Nhà viết kịch Đức). Anh (chị) hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm rõ bằng một vài trường hợp cụ thể. Đề 14: Nhà thơ Tố Hữu đã nói: “Thơ phải làm cho người ta không còn thấy câu thơ, chỉ còn cảm thấy tình người’’. Anh (chị) hãy bình luận câu nói trên. Đề 15: “Ngoài việc phản ánh đầy đủ sự thật của đời sống, văn học còn có nhiệm vụ buộc người đọc nhìn chăm chú hơn, nghiêm khắc hơn vào bản thân mình. Từ đó hiểu được sâu sắc hơn sự thật của bản thân mình’’
- (Hoàng Ngọc Hiến / Văn học và học văn / NXB VH 1997 - Tr23) Anh (chị hãy bình luận và làm sáng tỏ ý kiến trên. Đề 16: Lép Tônxtôi nói: “Khi đọc tác phẩm văn học, hứng thú chủ yếu là tính cách tác giả thể hiện trong đó” Anh (chị) hiểu thế nào về ý kiến trên? Liên hệ với những tác phẩm của Nguyễn Tuân hoặc Nam Cao để làm sáng tỏ vấn đề. Đề 17: Nhà văn Tuôc-ghê-nhep đã nói về những đặc điểm tiêu biểu của một nghệ sĩ chân chính: “Cái quan trọng trong tài năng văn học ... và tôi nghĩ rằng cũng có thể trong bất cứ tài năng nào, là cái mà tôi muốn gọi là tiếng nói của mình. Đúng thế, cái quan trọng là tiếng nói của mình, là cái giọng riêng biệt của chính mình không thể tìm thấy trong cổ họng của bất kỳ người nào khác”. Bình luận ý kiến trên. Đề 18: Cùng viết về số phận người lao động trong xã hội cũ nhưng kết thúc truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao là cảnh Chí Phèp giết Bá Kiến rồi tự sát và hình ảnh "cái lò gạch cũ'' còn kết thúc truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân là hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng trong tưởng tượng của Tràng. Hai kết thúc này gợi cho anh (chị) những suy nghĩ gì?
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tổng hợp đề thi học sinh giỏi lớp 12 các môn
17 p | 2422 | 830
-
Đề thi học sinh giỏi lớp 10 - Sở Gd&ĐT Bạc Liêu
17 p | 1612 | 319
-
Đề thi học sinh giỏi lớp 12 môn Toán cấp tỉnh kèm đáp án
7 p | 1055 | 319
-
Đề thi học sinh giỏi lớp 12 môn Sinh cấp quốc gia năm 2011
17 p | 1297 | 296
-
Đề thi học sinh giỏi lớp 5 môn Tiếng Việt cấp tỉnh
6 p | 2406 | 250
-
Đề thi học sinh giỏi lớp 9 môn Toán (2008 – 2009) - Sở GD&ĐT Hải Dương
13 p | 554 | 80
-
Đề thi học sinh giỏi lớp 12 môn Sử cấp tỉnh - Kèm đáp án
10 p | 948 | 76
-
Đề thi học sinh giỏi lớp 12 cấp tỉnh - Sở GD&ĐT Cà Mau
12 p | 939 | 66
-
Đề thi học sinh giỏi lớp 9 môn Lý lớp 9 cấp tỉnh - Kèm đáp án
19 p | 1072 | 64
-
Đề thi học sinh giỏi lớp 8 môn Hóa học năm học 2015-2016 có đáp án (Đề số 1)
5 p | 405 | 59
-
Đề thi học sinh giỏi lớp 11 cấp tỉnh năm 2012 - 2013
10 p | 414 | 57
-
Đề thi học sinh giỏi lớp 12 môn Tin cấp quốc gia
12 p | 361 | 47
-
Đề thi học sinh giỏi lớp 12 môn Lý kèm đáp án
7 p | 228 | 45
-
Đề thi học sinh giỏi lớp 12 Toán cấp thành phố năm 2009 - 2010
2 p | 317 | 43
-
Đề thi học sinh giỏi lớp cấp tỉnh năm 2010 - 2011
17 p | 363 | 39
-
Đề thi học sinh giỏi lớp 11 năm 2012-2013 môn Toán - Sở GD&DT Bắc Giang
6 p | 106 | 5
-
Đề thi học sinh giỏi lớp 11 năm 2012-2013 môn Toán - Sở GD&DT Quảng Bình
18 p | 76 | 3
-
Đề thi học sinh giỏi lớp 11 năm 2011-2012 môn Toán - Sở GD&DT Long An
9 p | 120 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn