Đề thi KSCL môn GDCD 10 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT Quế Võ 1 (Lần 1)
lượt xem 3
download
Tham khảo Đề thi KSCL môn GDCD 10 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT Quế Võ 1 (Lần 1) dành cho các bạn học sinh lớp 10 và quý thầy cô tham khảo, để hệ thống lại kiến thức học tập để chuẩn bị cho kì thi sắp tới, cũng như trau dồi kinh nghiệm ra đề kiểm tra cho quý thầy cô. Hi vọng với đề thi này làm tài liệu ôn tập sẽ giúp các bạn đạt kết quả tốt trong kì thi.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi KSCL môn GDCD 10 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT Quế Võ 1 (Lần 1)
- SỞ GD-ĐT BẮC NINH ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LẦN 1 - NĂM HỌC 2020-2021 TRƯỜNG THPT QUẾ VÕ 1 BÀI THI: KHOA HỌC XÃ HỘI --------------- MÔN: GDCD 10 (Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề) ĐỀ CHÍNH THỨC Mã đề: 103 Đề gồm có 4 trang, 40 câu (Thí sinh không được sử dụng tài liệu) Họ tên thí sinh:............................................................SBD:............................................................... Câu 81: Chỉ ra một mâu thuẫn triết học trong các ví dụ sau? A. Sản xuất và tiêu dùng trong nền kinh tế. B. Hùng đến trường bằng xe đạp còn An đi xe máy. C. Cây xà cừ thì to lớn mà cây hoa giấy thì bé tí. D. Hoa mặc áo trắng, còn Hương mặc áo đỏ. Câu 82: Biểu hiện nào dưới đây là mâu thuẫn theo quan điểm Triết học? A. Hai gia đình hàng xóm tranh chấp đất đai B. Nam và Lan hiểu lầm nhau dẫn đến to tiếng C. Giai cấp nông dân đấu tranh chống lại địa chủ trong xã hội phong kiến D. Mĩ thực hiện chính sách cấm vận I-ran Câu 83: Cái mới ra đời phải trải qua quá trình đấu tranh giữa A. Cái mới và cái cũ B. Cái trước và sau C. Cái hoàn thiện và cái chưa hoàn thiện D. Cái hiện đại và truyền thống Câu 84: Theo quan điểm của Triết học duy vật biện chứng thì quan điểm nào dưới đây là đúng? A. Không phải sự phát triển nào cũng là vận động. B. Vận động và phát triển không có mối quan hệ với nhau. C. Mọi sự vận động đều là phát triển. D. Không phải bất kì sự vận động nào cũng là phát triển. Câu 85: Vận động có mấy hình thức? A. 7 B. 5 C. 6 D. 4 Câu 86: Sự vật, hiện tượng nào dưới đây là mặt đối lập của mâu thuẫn theo quan điểm Triết học? A. Bảng đen và phấn trắng B. Cây cao và cây thấp. C. Mặt thiện và ác trong con người. D. Thước dài và thước ngắn Câu 87: Sự vận động nào dưới đây không phải là sự phát triển? A. Học cách học →biết cách học. B. Học lực yếu →học lực trung bình → học lực khá C. Nước bốc hơi →mây →mưa →nước. D. Bé gái → thiếu nữ →người phụ nữ trưởng thành →bà già. Câu 88: Khẳng định nào dưới đây đúng khi nói về sự phát triển A. Muối tan trong nước B. Cây ra hoa kết quả. C. Máy bay cất cánh D. Nước bay hơi Câu 89: Tháng bảy âm lịch, mẹ H mua nhiều vàng mã cúng giải hạn cho cả nhà. Bà thì không sát sinh và chỉ đi ra khỏi nhà vào những cung giờ đẹp. Anh trai H thì mong tháng cô hồn qua nhanh để đầu tư mua một miếng đất. Còn H đang lo ôn thi, nên suốt ngày đóng cửa ngồi trong phòng học bài. Bố thấy vậy nên bảo mẹ mua nhiều đồ ăn để H có sức ôn thi cho tốt. Những ai trong gia đình H là người có thế giới quan duy tâm? A. Bố và H. B. Cả bà, bố mẹ, anh trai và H. C. Mẹ và bà H. D. Mẹ, bà và anh trai H. Trang 1/6 - Mã đề thi 103
- Câu 90: Hiện tượng nào dưới đây thể hiện mặt lượng của sự vật? A. Lan là một học sinh thông minh, nhiệt tình giúp đỡ bạn B. Muối tồn tại ở dạng tinh thể màu trắng, vị mặn dễ hòa tan trong nước. C. Cuốn tiểu thuyết mới ra mắt được bạn đọc nồng nhiệt đón nhận D. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2015 cao hơn so với năm 2014 Câu 91: Dựa vào quy luật lượng – chất để lí giải tại sao việc kết hôn của các cô gái Việt Nam với người nước ngoài thông qua môi giới thường tan vỡ? A. Trình độ các cô dâu Việt Nam còn thấp B. Do không hòa hợp được về văn hóa C. Người nước ngoài có lối sống tự do, phóng khoáng trong hôn nhân. D. Chưa đủ thời gian tìm hiểu nhau để xây dựng tình yêu đích thực Câu 92: Từ chỗ dùng những công cụ bằng đá, xương, tre gỗ, con người đã biết chế tạo và sử dụng công cụ kim khí. Nhờ đó, người ta có thể khai phá những vùng đất đai mà trước kia chưa khai phá nổi, có thể cày sâu cuốc bẫm, có thể xẻ gỗ đóng thuyền đi biển, xẻ đá làm lâu đài. Khi năng suất lao động tăng cao, xuất hiện sản phẩm dư thừa, chế độ tư hữu có cơ sở để tồn tại. Xã hội thị tộc bộ lạc của công xã nguyên thủy dần bị tan vỡ. Con người đang đứng trước ngưỡng cửa của thời đại xã hội có giai cấp đầu tiên – xã hội cổ đại. Hãy chỉ ra hình thức vận động xã hội (hình thức vận động cao nhất) trong đoạn thông tin trên? A. Năng suất lao động tăng cao, xuất hiện sản phẩm dư thừa. B. Biết chế tạo và sử dụng công cụ kim khí. C. Công xã nguyên thủy dần bị tan vỡ nhường chỗ cho xã hội cổ đại. D. Cày sâu cuốc bẫm, xẻ gỗ đóng thuyền đi biển, xẻ đá làm lâu đài. Câu 93: Để tạo ra sự biến đổi về chất trong học tập và rèn luyện, em chọn phương án nào dưới đây? A. Kiên trì học tập từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp B. Sử dụng “phao” trong thi học kì C. Cái dễ không cần học vì có thể tự hiểu được. D. Chép bài của những bạn học giỏi trong giờ kiểm tra Câu 94: Theo quan điểm Triết học, quan điểm nào dưới đây không cản trở sự phát triển của xã hội? A. Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ B. Trọng nam, khinh nữ. C. Trời sinh voi, trời sinh cỏ D. Môn đăng hộ đối Câu 95: Trí tuệ của con người đã phát triển không ngừng, từ việc chế tạo ra công cụ lao động thô sơ đến những máy móc tinh vi là thể hiện sự phát triển trong lĩnh vực nào dưới đấy? A. Xã hội B. Tư duy C. Tự nhiên D. Lao động Câu 96: Câu nào dưới đây không đúng khi nói về triển vọng của cái mới? A. Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời B. Sông có khúc người có lúc C. Sai một li đi một dặm D. Ăn chắc, mặc bền Câu 97: Biều hiện nào dưới đây chỉ ra cách thức làm thay đổi chất của sự vật, hiện tượng? A. Kiên trì tích lũy về lượng đến một mức cần thiết B. Bổ sung cho chất những nhân tố mới C. Liên tục thực hiện các bước nhảy D. Thực hiện các hình thức vận động. Câu 98: Câu viết của Lênin “Cho rằng lịch sử thế giới phát triển đều đặn không va vấp, không đôi khi nhảy lùi những bước rất lớn là không biện chứng, không khoa học, không đúng về mặt lí luận”, là thể hiện điều gì dưới đây của sự vật, hiện tượng? A. Chu kì phát triển của sự vật, hiện tượng. B. Cách thức phát triển của sự vật, hiện tượng C. Khuynh hướng phát triển của sự vật, hiện tượng D. Nguồn gốc phát triển của sự vật, hiện tượng Câu 99: Trong các câu ca dao tục ngữ sau, câu nào không phải là phương pháp luận biện chứng? A. Con vua thì lại làm vua B. Rút dây động rừng C. Có công mài sắt có ngày nên kim D. Nước chả đá mòn Câu 100: Nội dung nào dưới đây không đúng về sự thống nhất giữa các mặt đối lập của mâu thuẫn? A. Hai mặt đối lập liên hệ gắn bó với nhau. Trang 2/6 - Mã đề thi 103
- B. Hai mặt đối lập cùng tồn tại trong một mâu thuẫn C. Hai mặt đối lập làm tiền đề tồn tại cho nhau D. Hai mặt đối lập cùng gạt bỏ nhau. Câu 101: Trong đời sống văn hóa ở nước ta hiện nay, bên cạnh những tư tưởng văn hóa tiến bộ còn tồn tại những hủ tục lạc hậu. Cần làm gì để xây dựng nền văn hóa mới xã hội chủ nghĩa theo quan điểm mâu thuẫn Triết học? A. Tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới. B. Đấu tranh xóa bỏ những hủ tục cũ C. Giữ nguyên đời sống văn hóa như hiện nay. D. Phát huy truyền thống văn hóa dân tộc. Câu 102: “Trải qua nhiều cuộc đấu tranh giữa giai cấp nông dân và giai cấp địa chủ trong xã hội phong kiến, mà đỉnh cao là thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã dẫn đến việc thành lập Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”. Đoạn văn trên thể hiện những quy luật nào của Triết học? A. Quy luật lượng – chất, quy luật vận động, quy luật phủ định của phủ định. B. Quy luật mâu thuẫn, quy luật lượng – chất, quy luật phủ định của phủ định. C. Quy luật lượng – chất, quy luật phủ định của phủ định, quy luật tiến hóa. D. Quy luật mâu thuẫn, quy luật phủ định của phủ định, quy luật biến đổi. Câu 103: Kết quả của sự đấu tranh giữa các mặt đối lập là A. Sự vật hiện tượng được giữ nguyên trạng thái cũ. B. Sự vật, hiện tượng cũ được thay thế bằng sự vật, hiện tượng mới. C. Sự vật, hiện tượng bị biến đổi theo chiều hướng tích cực D. Sự vật, hiện tượng bị tiêu vong. Câu 104: Câu nào dưới đây không nói về khuynh hướng phát triển của sự vật, hiện tượng? A. Tre già măng mọc B. Trời nắng tốt dưa, trời mưa tốt lúa C. Nước chảy đá mòn D. Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài Câu 105: Để thực hiện tốt quy luật lượng – chất, cần tránh tư tưởng nào dưới đây? A. Ngại khó ngại khổ B. Nôn nóng đốt cháy giai đoạn C. Dĩ hòa vi quý D. Trọng nam khinh nữ. Câu 106: Hiện tượng nào dưới đây được coi là sự phát triển? A. Học sinh lớp 10 lên lớp 11. B. Mưa. C. Bán hàng giả thu nhiều lợi nhuận. D. Đột biến gen. Câu 107: Trong những câu dưới đây, câu nào thể hiện mối quan hệ lượng đổi dẫn đến chất đổi A. Góp gió thành bão B. Mưa dầm thấm lâu C. Ăn vóc học hay D. Học thầy không tày học bạn Câu 108: Nghỉ hè, H lên Hà Nội thăm chị gái. H nhận thấy ở thủ đô toàn nhà cao tầng, chứ không có nhiều nhà cấp bốn như ở quê. Trên đường phố, mọi người đi lại đông đúc, nhưng ai cũng rất vội vã. Trong lúc chờ chị đón, H thấy có một bạn nhỏ đến xin tiền mua đồ ăn. Nhìn bạn nhỏ rất đáng thương nên H cũng muốn cho em ấy tiền, nhưng nhớ lời mẹ dặn ở trên thành phố nhiều trộm cắp lừa đảo nên H lại thôi. H cứ băn khoăn mãi, không biết nên quyết định ra sao. Hãy chỉ ra mâu thuẫn triết học trong tình huống trên? A. Thủ đô nhiều nhà cao tầng, ở quê nhiều nhà cấp bốn. B. Trạng thái băn khoăn vừa muốn giúp lại vừa sợ bị lừa của H. C. H nhà thì ở quê, nhưng hôm nay được lên thành phố chơi. D. Mọi người đi lại đông đúc, nhưng ai cũng rất vội vã. Câu 109: Nguyên nhân của sự phủ định nằm ngay trong bản thân sự vật hiện tượng. Điều này thể hiện đặc điểm nào dưới đây của phủ định biện chứng? A. Tính hiện đại. B. Tính khách quan. C. Tính truyền thống. D. Tính kế thừa. Câu 110: Mỗi sinh vật có quá trình đồng hóa thì phải có quá trình dị hóa, nếu chỉ có một quá trình thì sinh vật sẽ chết, theo quan điểm Triết học đây là A. Sự thống nhất giữa các mặt đối lập B. Sự liên hệ giữa các mặt đối lập C. Sự đồng nhất giữa các mặt đối lập D. Quy luật tồn tại của sinh vật Trang 3/6 - Mã đề thi 103
- Câu 111: Trong ba năm học ở phổ thông năm nào bạn A cũng đạt danh hiệu học sinh giỏi, nên mặc dù điểm xét tuyển vào trường đại học X là 25 điểm nhưng bạn vẫn vượt qua và trở thành sinh viên đại học. Điểm nút trong ví dụ trên là A. Học sinh giỏi B. Sinh viên đại học C. 25 điểm D. Ba năm học phổ thông Câu 112: Câu tục ngữ nào dưới đây không thể hiện sự phát triển? A. Góp gió thành bão. B. Tre già măng mọc. C. Đánh bùn sang ao. D. Kiến tha lâu cũng đầy tổ. Câu 113: Nội dung nào dưới đây thuộc kiến thức triết học? A. Hơi nước gặp lạnh ngưng tụ thành mưa. B. Mọi sự vật hiện tượng luôn luôn vận động. C. Hiện tượng oxi hóa của kim loại. D. Sự hình thành và phát triển của xã hội. Câu 114: Có mấy loại mâu thuẫn? A. 1 B. 3 C. 2 D. 4 Câu 115: Bố bạn N không cho con chơi với bạn H vì cho rằng bố bạn H nghiện ma túy thì sau này bạn H cũng nghiện ma túy, nếu chơi với bạn H, N sẽ cũng bị lôi kéo vào con đường nghiện ngập. Theo em, quan niệm của bố bạn N thể hiện cách xem xét sự vật theo A. phương pháp luận siêu hình. B. phương pháp luận biện chứng. C. thế giới quan duy tâm. D. thế giới quan duy vật. Câu 116: Thế giới quan duy tâm có quan điểm thế nào dưới đây về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức? A. Vật chất và ý thức cùng xuất hiện. B. Chỉ tồn tại ý thức. C. Vật chất là cái có trước và quyết định ý thức. D. Ý thức là cái có trước và sản sinh ra giới tự nhiên. Câu 117: Trong các câu tục ngữ dưới đây, câu nào có yếu tố biện chứng? A. An cư lạc nghiệp. B. Đánh bùn sang ao. C. Bắt nhái bỏ sàng. D. Tre già măng mọc. Câu 118: Cái mới không ra đời từ hư vô mà ra đời từ trong lòng cái cũ. Điều này thể hiện đặc điểm nào dưới đây của phủ định biện chứng? A. Tính thời đại B. Tính truyền thống C. Tính kế thừa D. Tính khách quan Câu 119: Điều kiện để hình thành một mẫu thuẫn theo quan điểm Triết học là A. Có hai mặt đối lập liên hệ chặt chẽ với nhau B. Có nhiều mặt đối lập trong một sự vật. C. Có những mặt đối lập xung đột với nhau. D. Có hai mặt đối lập ràng buộc, tác động lẫn nhau. Câu 120: Em không đồng ý với quan điểm nào dưới đây khi bàn về phát triển? A. Cần tránh bảo thủ, thái độ thành kiến về cái mới. B. Cần xem xét và ủng hộ cái mới, cái tiến bộ C. Cần giữ nguyên những đặc điểm của cái cũ D. Sự phát triển diễn ra quanh co, phức tạp, không dễ dàng. ----------------------------------------------- ----------- HẾT ---------- Trang 4/6 - Mã đề thi 103
- STT 121 249 363 487 503 625 747 869 981 103 225 347 81 A D D A A C C D B A D B 82 C C D A A C A A C C B D 83 B A B B D D A D C A A A 84 A A C A C D C D A D A D 85 B B D D B A D C B B B C 86 B C B A B C C A D C C C 87 D A A D D B A B A C A A 88 D A D B C B B D C B C B 89 B D B D C B B C C D A B 90 A D D C A A D C D D A B 91 C C A B B A B D B D C A 92 C A C A C B D B D C C D 93 D C A B B C B D A A A A 94 D B A B D A C C C A C C 95 D D C B C D C C B B D B 96 C B D A C C D B A D C A 97 A D A C C D A B D A C D 98 C A C C A B B C C C C B 99 A B A D D C D A B A B B 100 C C B D A D B B B D C C 101 D C C C C D C B A B D C 102 B B C A B C B A D B B A 103 D D A A C B C D B B B A 104 B D A D A B D D B D B A 105 B A A A C C B A D B B D 106 A A B D B C A A D A B B 107 D B B D D A D A D A A C 108 B A A B A A A A A B A C 109 A A D A D B C B D B D D 110 B D B B B B B D B A D D Trang 5/6 - Mã đề thi 103
- 111 D B B B D D D B C C D B 112 A B B C D B B B A C B D 113 C C C C A D D B A B D A 114 B C C C D D A C C C A C 115 C B C D D A A C C A C B 116 D D D D A A C C B D D C 117 A C D C B C D A A D A D 118 C D D C B A A A D C B D 119 A B C C A A A D C D D C 120 C C B B B D C C A C D A Trang 6/6 - Mã đề thi 103
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi KSCL lần 1 môn GDCD lớp 10 năm 2017-2018 - THPT Quế Võ 1 - Mã đề 105
4 p | 323 | 16
-
Đề thi KSCL lần 3 năm 2017-2018 môn GDCD lớp 10 - THPT Đồng Đậu - Mã đề 307
6 p | 191 | 9
-
Đề thi KSCL môn GDCD lớp 10 năm 2021-2022 (Lần 1) - Trường THPT Triệu Sơn 4, Thanh Hóa
2 p | 3 | 3
-
Đề thi KSCL lần 3 năm 2017-2018 môn GDCD lớp 10 - THPT Đồng Đậu - Mã đề 302
5 p | 59 | 3
-
Đề thi KSCL lần 3 năm 2017-2018 môn GDCD lớp 10 - THPT Đồng Đậu - Mã đề 310
5 p | 46 | 3
-
Đề thi KSCL lần 3 năm 2017-2018 môn GDCD lớp 10 - THPT Đồng Đậu - Mã đề 309
8 p | 61 | 3
-
Đề thi KSCL lần 1 môn GDCD lớp 10 năm 2017-2018 - THPT Quế Võ 1 - Mã đề 108
4 p | 77 | 2
-
Đề thi KSCL lần 3 năm 2017-2018 môn GDCD lớp 10 - THPT Đồng Đậu - Mã đề 301
5 p | 46 | 2
-
Đề thi KSCL lần 3 năm 2017-2018 môn GDCD lớp 10 - THPT Đồng Đậu - Mã đề 311
7 p | 24 | 1
-
Đề thi KSCL lần 1 môn GDCD lớp 10 năm 2017-2018 - THPT Quế Võ 1 - Mã đề 107
4 p | 45 | 1
-
Đề thi KSCL lần 1 môn GDCD lớp 10 năm 2017-2018 - THPT Quế Võ 1 - Mã đề 106
4 p | 48 | 1
-
Đề thi KSCL lần 3 năm 2017-2018 môn GDCD lớp 10 - THPT Đồng Đậu - Mã đề 308
5 p | 23 | 1
-
Đề thi KSCL lần 3 năm 2017-2018 môn GDCD lớp 10 - THPT Đồng Đậu - Mã đề 306
7 p | 14 | 1
-
Đề thi KSCL lần 3 năm 2017-2018 môn GDCD lớp 10 - THPT Đồng Đậu - Mã đề 305
5 p | 29 | 1
-
Đề thi KSCL lần 3 năm 2017-2018 môn GDCD lớp 10 - THPT Đồng Đậu - Mã đề 304
5 p | 50 | 1
-
Đề thi KSCL lần 3 năm 2017-2018 môn GDCD lớp 10 - THPT Đồng Đậu - Mã đề 312
6 p | 26 | 1
-
Đề thi KSCL lần 3 năm 2017-2018 môn GDCD lớp 10 - THPT Đồng Đậu - Mã đề 303
5 p | 39 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn