intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC NĂM 2011 MÔN THI: ĐỊA LÍ

Chia sẻ: Thị Diễm | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

54
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Câu I (2,0 điểm): Đặc trưng của thiên nhiên nước ta là nhiệt đới ẩm gió mùa, đặc trưng đó được biểu hiện rõ nhất và trước hết ở thành phần khí hậu. Anh (chị) hãy phân tích nguyên nhân và biểu hiện của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nước ta. Câu II (3,0 điểm): Trong sự phát triển của nền kinh tế - xã hội, ngành năng lượng là một ngành quan trọng, được Nhà nước quan tâm. Anh (chị) hãy trình bày tình hình phát triển và phân bố của công nghiệp điện lực. Câu III...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC NĂM 2011 MÔN THI: ĐỊA LÍ

  1. ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC NĂM 2011 MÔN THI: ĐỊA LÍ Thời gian làm bài: 180 phút I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (8,0 ĐIỂM) Câu I (2,0 điểm): Đặc trưng của thiên nhiên nước ta là nhiệt đới ẩm gió mùa, đặc trưng đó được biểu hiện rõ nhất và trước hết ở thành phần khí hậu. Anh (chị) hãy phân tích nguyên nhân và biểu hiện của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nước ta. Câu II (3,0 điểm): Trong sự phát triển của nền kinh tế - xã hội, ngành năng lượng là một ngành quan trọng, được Nhà nước quan tâm. Anh (chị) hãy trình bày tình hình phát triển và phân bố của công nghiệp điện lực. Câu III (3,0 điểm): Cho bảng số liệu sau: SỐ DÂN NƯỚC TA PHÂN THEO THÀNH THỊ VÀ NÔNG THÔN QUA CÁC NĂM (Đơn vị: nghìn người) Chia ra Năm Tổng số Thành thị Nông thôn 1990 66016,7 12880,3 53136,4 1993 69644,5 13961,2 55683,3 1995 71995,5 14938,1 57057,4 1998 75456,3 17464,6 57991,7 2000 77635,4 18771,9 58863,5 2002 79727,4 20022,1 59705,3 2005 83106,3 22336,8 60769,5 2007 85154,9 23370,0 61784,9 (Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam) Qua bảng số liệu trên, anh (chị) hãy: 1. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi cơ cấu dân số nước ta phân theo thành thị và nông thôn từ 1990 – 2007. 2. Nhận xét và giải thích sự thay đổi cơ cấu đó. II. PHẦN RIÊNG (2,0 ĐIỂM) Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu IV.a hoặc câu IV.b). Câu IV.a. Theo chương trình chuẩn (2,0 điểm): Bắc Trung Bộ là vùng có nền kinh tế đang phát triển, việc hình thành cơ cấu kinh tế ở đây có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Anh (chị) hãy trình bày vấn đề hình thành cơ cấu công nghiệp và phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải của Bắc Trung Bộ. Câu IV.b. Theo chương trình nâng cao (2,0 điểm): Tây Nguyên là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn của nước ta. Anh (chị) hãy giải thích tại sao Tây Nguyên là vùng chuyên canh cây cà phê lớn nhất nước ta? Thí sinh không được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trong phòng thi.
  2. ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC NĂM 2011 MÔN THI: ĐỊA LÍ Câu Ý Nội dung Điểm PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH 8,0 I Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa 2,0 a. Tính chất nhiệt đới: - Nguyên nhân: Vị trí địa lí nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến Bắc bán cầu, trong một năm có 2 lần Mặt Trời lên thiên đỉnh. 0,25 - Biểu hiện: + Tổng xạ lớn: trên 120 Kcl/cm2/năm. + Cân bằng bức xạ: quanh năm luôn dương (trên 80 kcl/cm2/năm). + Nhiệt độ trung bình: trên 200C. + Tổng nhiệt độ hoạt động: 8000 – 90000C. + Tổng số giờ nắng: 1400 – 3000 h/năm. 0,25 b. Lượng mưa, độ ẩm lớn: - Nguyên nhân: Nước ta nằm cạnh Biển Đông – một biển kín và ấm, làm biến tính các luồng gió qua biển vào đất liền. 0,25 - Biểu hiện: + Lượng mưa trung bình năm: 1500 – 2000mm, ở sườn núi đón gió lượng mưa lên đến 3500 – 4000mm. + Độ ẩm cao: trên 80%. Cân bằng ẩm luôn luôn dương. 0,25 c. Gió mùa: - Nguyên nhân: + Nước ta nằm ở khu vực gió mùa Châu Á, hàng năm có 2 mùa gió chính: gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ. + Do nước ta nằm ở vùng nội chí tuyến Bắc bán cầu nên Tín phong (Tm) hoạt động quanh năm, tuy nhiên do gió mùa đã lấn át Tín phong, nên Tm chỉ mạnh lên vào xuân, thu. 0,25 - Biểu hiện: + Gió mùa mùa đông: * Từ tháng XI – IV, miền Bắc chịu ảnh hưởng của NPc theo hướng đông Bắc: nửa đầu mùa đông: thời tiết lạnh khô; nửa sau mùa đông thời tiết lạnh ẩm, có mưa phùn ở vùng ven biển và các đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ. * Khi di chuyển xuống phía Nam, NPc suy yếu dần, bị chặn lại ở dãy Bạch Mã. Từ Bạch Mã trở vào, Tm cùng hướng đông Bắc chiếm ưu thế, gặp địa hình núi gây mưa cho ven biển Trung Bộ, còn Nam Bộ và Tây Nguyên là mùa khô. 0,25 + Gió mùa mùa hạ: * Từ tháng V – X, với 2 luồng gió cùng hướng tây nam vào Việt Nam. * Đầu hạ: TBg vào Việt Nam gây mưa lớn cho Nam Bộ và Tây Nguyên, khi vượt qua Trường Sơn TBg trở nên khô nóng tác động tới ven biển Trung Bộ và Nam Tây Bắc (gió Lào). * Giữa và cuối hạ: Em gây mưa lớn cho Nam Bộ và Tây Nguyên. Do áp thấp Bắc Bộ, Em chuyển hưởng đông nam vào Bắc Bộ. * Hoạt động của gió mùa Tây Nam và CIT (dải hội tụ nhiệt đới) là nguyên nhân chủ yếu gây mưa vào mùa hạ cho cả 2 miền Nam, Bắc. 0,25
  3. - Sự phân mùa khí hậu: + Miền Bắc: mùa đông lạnh ít mưa, mùa hạ nóng mưa nhiều (hoặc thí sinh trình bày 2 mùa chính và 2 mùa chuyển tiếp). + Miền Nam: mùa khô và mùa mưa rõ rệt. + Tây Nguyên và duyên hải Nam Trung Bộ có sự đối lập về mùa mưa và mùa khô. 0,25 II Tình hình phát triển và phân bố công nghiệp điện lực 3,0 - Tình hình phát triển: + Công nghiệp điện lực nước ta phát triển hơn 1 thế kỉ: 1892, nhà máy điện đầu tiên được xây dựng ở Hải Phòng, 1894 ở Hà Nội, sau đó là các địa phương khác. 0,25 + Sản lượng điện tăng nhanh: đến 2005 đạt 52,1 tỉ kWh, do điện là ngành được chú trọng phát triển đi trước một bước, nhu cầu về điện ngày càng cao, xây dựng, nâng cấp các nhà máy điện. 0,25 + Lưới điện: xây dựng đường dây siêu cao áp 500 kV (Hòa Bình – Phú Lâm) dài 1488 km khắc phục tình trạng mất cân đối về điện. 0,25 - Cơ cấu điện: + Nguồn nguyên nhiên liệu để sản xuất điện: than, dầu (nhập), khí, thủy năng dồi dào, các nguồn năng lượng khác khai thác không đáng kể. 0,25 + Cơ cấu sản lượng thay đổi: 1991 – 1996, thủy điện chiếm hơn 70%; đến 2005, nhiệt điện chiếm 70% (trong đó tỉ trọng cao nhất thuộc về khí – điêzen). 0,25 - Sự phân bố: + Thủy điện: các nhà máy xuất hiện ngày càng nhiều dựa trên nguồn thủy năng dồi dào: 0,25 * Miền Bắc: Hòa Bình (trên sông Đà, công suất 1920 MW), Thác Bà (sông Chảy, 110 MW). 0,25 * Miền Trung và Tây Nguyên: Yaly (sông Xê Xan, 720 MW), Hàm Thuận – Đa Mi, Đa Nhim… 0,25 * Miền Nam: Trị An (Đồng Nai, 400 MW). 0,25 * Đang xây dựng: Sơn La (sông Đà, 2400 MW), Tuyên Quang, Bản Mai, Cửa Đạt… 0,25 + Nhiệt điện: * Nhiệt điện than: Phả Lại 1 và 2 (tổng công suất 1040 MW), Uông Bí và Uông Bí mở rộng (tổng 450 MW), Ninh Bình… 0,25 * Tua bin khí: Trung tâm điện lực Phú Mĩ (tổng công suất hơn 4000 MW), Bà Rịa, Cà Mau 1 và 2. 0,125 * Điện điêzen (đốt đầu): Hiệp Phước, Thủ Đức (TP Hồ Chí Minh). 0,125 III Vẽ biểu đồ, nhận xét và giải thích 3,0 1 Vẽ biểu đồ: 2,0 a. Xử lí số liệu: CƠ CẤU DÂN SỐ NƯỚC TA PHÂN THEO TÀNH THỊ VÀ NÔNG THÔN QUA CÁC NĂM (Đơn vị: %) Chia ra Năm Tổng số Thành thị Nông thôn 1990 100,0 19,5 80,5 1993 100,0 20,0 80,0 1995 100,0 20,7 79,3
  4. 1998 100,0 23,1 76,9 2000 100,0 24,2 75,8 2002 100,0 25,1 74,9 2005 100,0 26,9 73,1 2007 100,0 27,4 72,6 0,5 b. Vẽ biểu đồ: Biểu đồ thích hợp nhất là biểu đồ miền: BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN CƠ CẤU DÂN SỐ NƯỚC TA PHÂN THEO THÀNH THỊ VÀ NÔNG THÔN TỪ 1990 – 2007. Nông thôn 1,5 Năm * Yêu cầu: - Biểu đồ miền. - Chia các trục chính xác. - Vẽ miền đúng. - Có tên biểu đồ, đơn vị, chú giải. - Biểu đồ sau khi hoàn thiện là một hình chữ nhật. - Nếu sai hoặc thiếu mỗi tiêu chí trừ 0,25 điểm. - Vẽ biểu đồ khác: không tính điểm. b. Nhận xét và giải thích: 1,0 - Từ 1990 – 2007, cơ cấu dân số nước ta phân theo thành thị và nông thôn có sự thay đổi: tỉ lệ dân số thành thị tăng, tỉ lệ dân số nông thôn giảm (số liệu chứng minh). 0,25 - Sự thay đổi này diễn ra nhanh hơn từ cuối những năm 1990 (từ 1995) đến 2007. 0,25 - Tỉ lệ dân sô nông thôn giảm nhưng vẫn chiếm chủ yếu trong cơ cấu dân số nước ta. Tỉ lệ dân số thành thị tăng nhưng chậm. 0,25 - Nguyên nhân: do quá trình đô thị hóa nước ta diễn ra chậm chạp, trình độ đô thị hóa thấp. 0,25 PHẦN RIÊNG 2,0 Theo chương trình chuẩn: IV a. Vấn đề hình thành cơ cấu công nghiệp và phát triển cơ sở hạ tầng giao 2,0 thông vận tải ở Bắc Trung Bộ: - Phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm và các trung tâm công
  5. nghiệp chuyên môn hóa: + Tài nguyên phát triển công nghiệp: một số khoáng sản trữ lượng lớn (phần lớn còn ở dạng tiềm năng), nguyên liệu của nông, lâm, thủy sản, lao động dồi dào tương đối rẻ. 0,25 + Những hạn chế: kĩ thuật, vốn  cơ cấu công nghiệp chưa định hình và sẽ có nhiều biến đổi trong thời gian tới. 0,25 + Các cơ sở công nghiệp khai thác khoáng sản: xi măng (Bỉm Sơn, Hoàng Mai, Nghi Sơn), thép (Hà Tĩnh), khai thác crômít, thiếc… 0,25 + Cơ sở năng lượng (điện): lưới điện quốc gia, đang xây dựng một số nhà máy điện: Bản Vẽ, Cửa Đạt, Rào Quán. 0,25 + Các trung tâm công nghiệp: Bỉm Sơn – Thanh Hóa, Vinh, Huế với các sản phẩm chuyên môn hóa khác nhau. 0,25 - Xây dựng cơ sở hạ tầng trước hết là giao thông vận tải: + Đẩy mạnh đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng tạo ra những thay đổi lớn trong sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng. Mạng lưới giao thông chủ yếu gồm: quốc lộ 1A, đường sắt thống nhất, các tuyến đường ngang (quốc lộ 7, 8, 9). 0,25 + Đường Hồ Chí Minh: thúc đẩy sự phát triển các huyện phía Tây, phân bố lại dân cư, hình thành mạng lưới đô thị mới. Mở các cửa khẩu để tăng cường giao lưu láng giềng (lớn nhất là Lao Bảo). Quốc lộ 1A được hiện đại hóa, làm hầm ô tô qua Hoành Sơn, Hải Vân làm tăng khả năng vận chuyển Bắc – Nam, tạo sức hút cho các luồng vận tải từ quốc lộ 9 tới cảng Đà Nẵng. 0,25 + Xây dựng cảng nước sâu: Nghi Sơn, Vũng Áng, Chân Mây gắn với sự hình thành các khu kinh tế cảng biển. Các sân bay được nâng cấp (Phú Bài, Vinh) giúp tăng cường thu hút khách du lịch. 0,25 Theo chương trình nâng cao: IV b. Tây Nguyên là vùng chuyên canh cây cà phê lớn nhất nước ta: 2,0 Tây nguyên là vùng chuyên canh cây cà phê lớn nhất nước ta, vì đây là vùng có nhiều thế mạnh cho sự phát triển loại cây này: - Vị trí địa lí: + Tây Nguyên là vùng có diện tích lớn, giáp 2 vùng kinh tế và 2 quốc gia, có đường Hồ Chí Minh, quốc lộ 14 xuyên qua  giao lưu dễ dang trong và ngoài nước. + Nằm cạnh các thị trường lớn, các trung tâm kinh tế phát triển (Đông Nam Bộ)  kích thích sự phát triển của vùng. 0,25 - Thế mạnh về tự nhiên: + Đất đai: đất badan có tầng phong hóa sâu, màu mỡ, phân bố thành những mặt bằng rộng lớn  thuận lợi thành lập các nông trường và vùng chuyên canh cây cà phê trên quy mô lớn. 0,25 + Khí hậu: manh tính cận xích đạo chịu ảnh hưởng của độ cao địa hình  phát triển được cả cây nhiệt đới (cà phê vối, cà phê mít) và cận nhiệt (cà phê chè). 0,25 + Các điều kiện khác: địa hình, nguồn nước nhìn chung có nhiều thuận lợi cho phát triển cây cà phê. 0,125 + Hạn chế: mùa khô kéo dài, sự thiếu nước trong mùa khô, mực nước ngầm bị hạ thấp. 0,125 - Thế mạnh về kinh tế - xã hội: + Dân cư – lao động: có truyền thống, kinh nghiệm trong trồng và chế biến cà phê, thu hút về đông đảo lao động từ các vùng khác tới. 0,25
  6. + Cơ sở vật chất – kĩ thuật: các công trình thủy lợi (hồ thủy điện, khai thác nước ngầm), các cơ sở chế biến, mạng lưới giao thông, các nông trường, vùng chuyên canh… phục vụ trồng và chế biến cà phê. 0,25 + Các điều kiện khác: thị trường, chính sách khuyến khích phát triển, đầu tư trong và ngoài nước… 0,25 + Hạn chế: thiếu lao động, mức sống dân cư thấp, trình độ canh tác chưa cao, thiếu thốn về cơ sở vật chất – kĩ thuật… là những trở ngại lớn đối với phát triển cây cà phê. 0,25 Lưu ý : - Thí sinh có cách trả lời khác, nhưng nếu đúng và đầy đủ vẫn cho điểm tối đa. - Điểm sau khi chấm không được làm tròn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2