ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC NĂM HỌC 2012- 2013 ( LẦN 1) MÔN: HÓA HỌC TRƯỜNG THPT LẤP VÒ 1
lượt xem 7
download
Câu 1. Hỗn hợp khí X gồm propen, etan, buta-1,3-đien, but-1-in có tỉ khối so với O2 là 1,5. Đốt cháy hoàn toàn 0,05 mol hỗn hợp X rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào bình dung dịch Ba(OH)2 (dư) thì khối lượng bình tăng thêm m gam. Giá trị của m là: A. 5,2 B. 13,1. C.10,4 D. 7,3 Câu 2: Hòa tan hoàn toàn 4,64 gam hỗn hợp X ở dạng bột gồm S, FeS và FeS2 trong dung dịch HNO3 đặc nóng dư thu được 0,57 mol NO2 (là sản phẩm khử duy nhất) và...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC NĂM HỌC 2012- 2013 ( LẦN 1) MÔN: HÓA HỌC TRƯỜNG THPT LẤP VÒ 1
- TRƯỜNG THPT LẤP VÒ 1 ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC NĂM HỌC 2012- 2013 ( LẦN 1) MÔN: HÓA HỌC Thời gian: 90 phút ( 50 câu) Câu 1. Hỗn hợp khí X gồm propen, etan, buta-1,3-đien, but-1-in có tỉ khối so với O2 là 1,5. Đốt cháy hoàn toàn 0,05 mol hỗn hợp X rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào bình dung dịch Ba(OH)2 (dư) thì khối lượng bình tăng thêm m gam. Giá trị của m là: A. 5,2 B. 13,1. C.10,4 D. 7,3 Câu 2: Hòa tan hoàn toàn 4,64 gam hỗn hợp X ở dạng bột gồm S, FeS và FeS2 trong dung dịch HNO3 đặc nóng dư thu được 0,57 mol NO2 (là sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch A. Cho dung dịch A tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư, lọc và nung kết tủa đến khối lượng không đổi, được m gam hỗn hợp rắn Z. Giá trị của m là A. 23,875. B. 20,675. C. 15,145. D. 17,545 Câu 3: Để hòa tan hết một miếng kẽm trong dung dịch HCl ở 20oC cần 27 phút. Nếu thực hiện thí nghiệm ở 40oC thì thời gian phản ứng là 3 phút. Nếu thực hiện thí nghiệm ở 55oC thì thời gian phản ứng là A. 37,64 giây B. 44,36 giây C. 44,08 giây D. 34,64 giây Câu 4: Khối lượng riêng của canxi kim loại là 1,55 g/cm3. Giả thiết rằng, trong tinh thể canxi các nguyên tử là những hình cầu chiếm 74% thể tích tinh thể, phần còn lại là khe rỗng. Bán kính nguyên tử canxi tính theo lí thuyết là A. 0,155nm. B. 0,185 nm. C. 0,196 nm. D. 0,168 nm. Câu 5: Cấu hình electron của ion Cu+ và Cr2+ lần lượt là: A. [Ar]3d10 và [Ar]3d4 . B. [Ar]3d84s2 và [Ar]3d24s2. C. [Ar]3d10 và [Ar]3d24s2. D. [Ar]3d84s2 và [Ar]3d4. Câu 6: X là một hidrocacbon, mạch hở. X phản ứng với hidro dư (xúc tác Ni, đun nóng) thu được butan. Có bao nhiêu công thức cấu tạo của X thoả mãn (không kể đồng phân hình học) A. 10. B. 7 C. 8 D. 9 Câu 7: Cho các cặp dung dịch sau: (1) Na2CO3 và AlCl3; (2) NaNO3 và FeCl2; (3) HCl và Fe(NO3)2;(4) NaHCO3 và BaCl2; (5) NaHCO3 và NaHSO4. Hãy cho biết cặp nào xảy ra phản ứng khi trộn các chất trong các cặp đó với nhau? A. (3), (2), (5). B. (1), (4), (5). C. (1), (3), (5). D. (1), (3), (4). Câu 8: Cho các chất sau: NH4HCO3, NaHSO4, Ba(HSO3)2, NaH2PO4, SiO2, Si, Mg, MgO, CuS,KNO3, HCOONa. Số chất phản ứng được với dung dịch HCl là A. 6 chất. B. 7 chất. C. 8 chất. D. 9 chất. Câu 9: Hòa tan hỗn hợp bột gồm a gam Cu và 4,64 gam Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 (loãng, rất dư) sau khi các phản ứng kết thúc chỉ thu được dung dịch X. Dung dịch X làm mất màu vừa đủ 20 gam dung dịch KMnO4 15,8%. Giá trị của a là: A. 2,56 B. 3,2 C. 0,64 D.0,96 Câu 10: Cho dãy các chất: phenyl axetat, vinylaxetat, anlyl axetat, etylacrylat, metylaxetat, etyl fomat, tripanmitin. Số chất trong dãy khi thủy phân trong dung dịch NaOH (dư), đun nóng sinh ra ancol là: A. 4 B. 3 C. 5 D. 6 Câu 11. Hấp thụ hoàn toàn 4,48 lít CO2 (đktc) vào 100 ml dung dịch gồm K2CO3 0,4M và KOH x mol/lít , sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y. Cho toàn bộ Y tác dụng với dung dịch Ba(NO3)2 (dư), thu được 23,64 gam kết tủa. Giá trị của x là: A. 2,0 B 2,8 C. 2,4 D. 1,4 Câu 12: Đốt cháy hoàn toàn 0,22 gam một este X ( tạo nên từ một axit cacboxylic đơn chức và một ancol đơn chức) thu được 0,44 gam CO2 và 0,18 gam H2O. Số este đồng phân của X là: A. 2 B. 5 C. 6 D.4 Giải Câu 13: Cho 400 gam một loại chất béo có chỉ số axit bằng 7 tác dụng vừa đủ với một lượng NaOH, thu được 415,1 gam hỗn hợp muối khan. Khối lượng NaOH đã tham gia phản ứng là: A. 31 gam B. 62 gam C. 60 gam D. 31,45 gam Câu 14: Dẫn 3,36 lít hỗn hợp khí X gồm hai hiđrocacbon vào bình đựng dung dịch brom (dư). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, có 8 gam brom đã phản ứng và còn lại 2,24 lít khí. Nếu đốt cháy hoàn toàn 3,36 lít X thì sinh ra 5,6 lít khí CO2. Công thức phân tử của hai hiđrocacbon là (biết các thể tích khí đều đo ở đktc) A. CH4 và C2H4. B. CH4 và C3 H4. C. CH4 và C3 H6. D. C2 H6 và C3 H6. 1
- Câu 15: Cho dãy các chất: Ca(HCO3)2, NH4Cl, (NH4)2CO3, ZnSO4, Al(OH)3, Zn(OH)2. Cr(OH)3, CrCl2, NaCl, Sn(OH)2, Pb(OH)2, KHCO3 , KHS. Số chất trong dãy có tính chất lưỡng tính là A. 7. B. 10. C. 8. D. 9.c Câu 16: Khi nung hỗn hợp các chất Fe(OH)2, Fe(NO3 )2, Fe(OH)3 và FeCO3 trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được một chất rắn là A. Fe3 O4. B. FeO. C. Fe. D. Fe2 O3. Câu 17: Thủy phân hoàn toàn 120 gam hỗn hợp hai đipetit thu được 127,2 gam hỗn hợp X gồm các amino axit (các amino axit chỉ có một nhóm amino và một nhóm cacboxyl trong phân tử). Nếu cho hỗn hợp X tác dụng với dung dịch HCl (dư), cô cạn cẩn thận dung dịch, thì lượng muối khan thu được là : A. 117,09 gam. B. 70,9 gam C. 156,4 gam D. 141,8 gam. Câu 18: Cho 13,2 gam một anđehit X đơn chức, mạch hở phản ứng với lượng dư AgNO3 (hoặc Ag2O) trong dung dịch NH3, đun nóng. Lượng Ag sinh ra cho phản ứng hết với axit HNO3 loãng, thoát ra 4,48 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, đo ở 2 atm, 2730C ). Công thức cấu tạo thu gọn của X là A. CH3CHO. B. HCHO. C. CH3CH2CHO. D. CH2 = CH-CHO. Câu 19: Hòa tan hoàn toàn 24 gam hỗn hợp Fe, Cu (tỉ lệ mol 1:1) bằng axit HNO3, thu được V lít (ở đktc) hỗn hợp khí X (gồm NO và NO2 ) và dung dịch Y (chỉ chứa hai muối và axit dư). Tỉ khối của X đối với O2 bằng 1,1875. Giá trị của V là A. 11,2. B. 8,96. C. 5,60. D. 6,72. Câu 20: Câu 5. Cho các chất sau: axetilen, axit fomic, fomanđehit, phenyl fomat, glucozơ, etanal, metyl axetat, mantozơ, natri fomat, axeton. Số chất có thể tham gia phản ứng tráng gương là A. 8. B. 9. C. 6. D. 7. 2 Câu 21: Cho dãy các chất và ion: Cl2 , F2, SO2 , C, Na , N2, Ca , Fe , Al3+, Mn2+, S , HCl, Cl-. Số chất và ion + 2+ 2+ trong dãy đều có tính oxi hoá và tính khử là A. 8. B. 7. C. 6. D. 5. Câu 22: Cho từng chất: FeCl2, Fe, FeO, Fe(OH)2, Fe(OH)3, Fe3O4, Fe2O3 , Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, FeSO4, Fe2(SO4)3, FeCO3 lần lượt phản ứng với HNO3 đặc, nóng. Số phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hoá - khử là A. 9. B. 7. C. 8. D. 6. Câu 23: Cho a gam P2O5 vào dung dịch chứa a gam KOH, thu được dung dịch X. Chất tan có trong dung dịch X là: A. KH2PO4 và H3PO4 B. K2HPO4 và K3PO4 C. KH2PO4 và K2HPO4 D. K3PO4 và KOH Câu 24: Hấp thụ hoàn toàn 1,344 lít khí CO2 (đktc) vào 2 lít dung dịch gồm NaOH 0,025M và Ca(OH)2 0,0125M, thu được x gam kết tủa. Giá trị của x là A. 2,5. B. 1,75. C. 2,00. D. 1,25. Câu 25: Hiện tượng xảy ra khi nhỏ vài giọt dung dịch H2SO4 vào dung dịch Na2CrO4 là: A. Dung dịch chuyển từ màu vàng sau không màu B. Dung dịch chuyển từ màu da cam sang màu vàng. C. Dung dịch chuyển từ màu vàng sang màu da cam. D. Dung dịch chuyển từ không màu sang màu da cam Câu 26: Hợp chất hữu cơ A có CTPT C7H8O ( phân tử có vòng benzen). A có x đồng phân cấu tạo, trong số đó có y đồng phân cấu tạo tác dụng với natri nhưng không tác dụng với dung dịch NaOH. Giá trị x và y lần lượt là A. 5 và 3. B. 4 và 1 C. 4 và 3. D.5 và 1. Câu 27: Điện phân dung dịch CuCl2 với điện cực trơ, sau một thời gian thu được 0,64 gam Cu ở catôt và một lượng khí X ở anôt. Hấp thụ hoàn toàn lượng khí X trên vào 400 ml dung dịch KOH (ở nhiệt độ thường). Sau phản ứng, nồng độ KOH còn lại là 0,15M (giả thiết thể tích dung dịch không thay đổi). Nồng độ ban đầu của dung dịch KOH là (cho Cu = 64) A. 0,15M. B. 0,2M. C. 0,1M. D. 0,05M. Câu 28: Sản phẩm hữu cơ của phản ứng nào sau đây không dùng để chế tạo tơ tổng hợp? A. Trùng hợp vinyl xianua. B. Trùng ngưng axit -aminocaproic. C. Trùng hợp metyl metacrylat. D. Trùng ngưng hexametylenđiamin với axit ađipic. 2
- Câu 29: Cho từ từ dung dịch chứa 0,3 mol HCl vào dung dịch chứa m gam hỗn hợp X gồm K2CO3, NaHCO3 thì thấy có m 0,12 mol khí CO2 thoát ra. Cho dung dịch Ca(OH)2 dư vào gam hỗn hợp X như trên thấy có 17 gam kết tủa. Giá trị 2 của m là A. 19,14 B. 38,28. C. 35,08. D. 17,54. Câu 30: Tổng hệ số (các số nguyên, tối giản) của tất cả các chất trong phương trình phản ứng giữa Al với dung dịch HNO3 đặc, nóng ( sản phẩm khử day nhất là N2 )là A. 77. B. 58. C. 66. D. 48. Câu 31: α-aminoaxit X chứa một nhóm -NH2. Cho 30,9 gam X tác dụng với axit HCl (dư), thu được 41,85 gam muối khan. Công thức cấu tạo thu gọn của X là A. H2NCH2 COOH. B. H2 NCH2 CH2 COOH. C. CH3 CH2 CH(NH2 )COOH. D. CH3 CH(NH2 )COOH. Câu 32: Hoà tan 11,2 gam Fe bằng dung dịch H2SO4 loãng (dư), thu được dung dịch X. Dung dịch X phản ứng vừa đủ với x gam dung dịch KMnO4 31,6%. Giá trị của x là A. 40. B. 20. C. 10. D. 30. Câu 33: Cho m gam tinh bột lên men thành ancol etylic với hiệu suất 90%. Toàn bộ lượng CO2 sinh ra được hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ca(OH)2, thu được 560 gam kết tủa và dung dịch X. Đun kỹ dung dịch X thu thêm được 250 gam kết tủa. Giá trị của m là A. 560. B. 504. C. 954. D. 750. Câu 34: Cho dãy các chất: Ca(HCO3)2, NH4Cl, (NH4)2CO3, ZnSO4, Al(OH)3, Zn(OH)2. Cr(OH)3, CrCl2, NaCl, Sn(OH)2, Pb(OH)2, KHCO3 , KHS. Số chất trong dãy có tính chất lưỡng tính là A. 7. B. 10. C. 8. D. 9. Câu 35. Xà phòng hóa 17,6 gam metylpropionat bằng 80 g dung dịch NaOH 4%. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được chất rắn khan có khối lượng là A. 8,56 gam. B. 3,28 gam. C. 7,68 gam. D. 19,2 gam. Câu 36: Hỗn hợp X gồm axit HCOOH và axit CH3COOH (tỉ lệ mol 1:1). Lấy 10,6 gam hỗn hợp X tác dụng với 11,5 gam C2H5 OH (có xúc tác H2SO4 đặc) thu được m gam hỗn hợp este (hiệu suất của các phản ứng este hoá đều bằng 80%). Giá trị của m là (cho H = 1, C = 12, O = 16) A. 10,12. B. 6,48. C. 8,10. D. 12,96. Câu 37: Thủy phân 109,44g mantozơ trong môi trường axit với hiệu suất phản ứng đạt 60% thu được hỗn hợp X. Trung hòa hỗn hợp X bằng NaOH thu được hỗn hợp Y. Cho Y tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư đun nóng thu được m gam Ag kết tủa. Giá trị của m là: A. 69,12 gam B. 110,592 gam C. 138,24 gam D. 82,944 gam Câu 38: Thủy phân hết m gam tetrapeptit Ala-Ala-Ala-Ala (mạch hở) thu được hỗn hợp gồm 56,96 gam Ala, 64 gam Ala-Ala và 55,44 gam Ala-Ala-Ala. Giá trị của m là A. 163,08. B. 111,74. C. 81,54. D. 66,44. Câu 39:Cho bốn dung dịch có cùng nồng độ mol: (1) H2NCH2COOH (2) CH3COOH, (3) CH3CH2NH2, (4) HCOOH. Dãy xếp theo thứ tự pH tăng dần là: A. (3), (1), (4), (2) B. (1), (2), (4),(3) C. (4), (2) , (3) , (1) D. (4) (2), (1), (3) Câu 40: Cho m gam hỗn hợp Fe, Al vào 400 ml dung dịch X chứa hỗn hợp axit HCl 1M và axit H2SO4 0,5M, thu được 8,9152 lít H2 (ở đktc) và dung dịch Y (coi thể tích dung dịch không đổi). Dung dịch Y có pH là A. 1. B. 6. C. 7. D. 2. Câu 41: Cho luồng khí H2 (dư) qua hỗn hợp các oxit Al2O3, CuO, Fe2O3, ZnO, MgO nung ở nhiệt độ cao. Sau phản ứng hỗn hợp rắn còn lại là: A. Cu, Fe, Zn, Al2O3, MgO. B. Cu, Fe, Al, ZnO, MgO. C. Cu, Fe, Zn, Al,Mg. D. Cu, FeO, Al, ZnO, MgO. Câu 42: Câu 15: Hấp thụ hết V lít khí CO2 vào dung dịch chứa 0,42 mol Ca(OH)2 thu được a gam kết tủa. Tách lấy kết tủa, sau đó thêm tiếp 0,6V lít khí CO2 nữa, thu thêm 0,2a gam kết tủa. Thể tích các khí đo ở đktc. Giá trị của V là: A. 7,84 lít. B. 5,60 lít. C. 6,72 lít. D. 8,40 lít. 3
- Câu 43: Thực hiện các thí nghiệm với hỗn hợp gồm Ag và Cu (hỗn hợp X): (a) Cho X vào bình chứa một lượng dư khí O3 (ở điều kiện thường) (b) Cho X vào một lượng dư dung dịch HNO3 (đặc) (c) Cho X vào một lượng dư dung dịch HCl (không có mặt O2) (d) Cho X vào một lượng dư dung dịch FeCl3 Thí nghiệm mà Cu bị oxi hóa còn Ag không bị oxi hóa là: A. (a) B. (b) C. (d) D. (c) Câu 44: Khi tách nước từ một chất X có công thức phân tử C4H10O tạo thành ba anken là đồng phân của nhau (tính cả đồng phân hình học). Công thức cấu tạo thu gọn của X là A. (CH3)3 COH. B. CH3OCH2CH2CH3. C. CH3 CH(OH)CH2CH3. D. CH3 CH(CH3)CH2 OH. Câu 45: Hoà tan hoàn toàn 5,62 gam hỗn hợp gồm Fe2O3, MgO, ZnO trong 500 ml axit H2SO4 0,2M (vừa đủ). Sau phản ứng, hỗn hợp muối sunfat khan thu được khi cô cạn dung dịch có khối lượng là A. 6,81 gam. B. 9,62 gam. C. 7,62 gam. D. 13,62 gam. Câu 46: Trong có thí nghiệm sau : (1) Cho SiO2 tác dụng với axit HF. (2) Cho khí SO2 tác dụng với khí H2S. (3) Cho khí NH3 tác dụng với CuO đun nóng. (4) Cho CaOCl2 tác dụng với dung dịch HCl đặc. (5) Cho Si đơn chất tác dụng với dung dịch NaOH. (6) Cho khí O3 tác dụng với Ag. (7) Cho dung dịch NH4Cl tác dụng với dung dịch NaNO2 đun nóng. (8) Cho Fe vào dung dịch HCl Số thí nghiệm tạo ra đơn chất là: A. 4 B. 7 C. 6 D. 5 Câu 47: Hòa tan hoàn toàn 19,2 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe3O4 và Fe2O3 trong 50 ml dung dịch H2SO4 18M (đặc, dư, đun nóng), thu được dung dịch Y và V lít khí SO2 (đktc và là sản phẩm khử duy nhất). Cho 450 ml dung dịch NaOH 2M vào dung dịch Y thu được 21,4 gam kết tủa. Giá trị của V là: A. 3,36 lít. B. 4,48 lít. C. 6,72 lít. D. 5,60 lít. Câu 48: Hỗn hợp X gồm C2H2 và H2 có cùng số mol. Lấy một lượng hh X cho qua chất xúc tác nung nóng, thu được hh Y gồm C2H4, C2H6, C2H2 và H2. Sục Y vào dd brom (dư) thì khối lượng bình brom tăng 21,6 gam và thoát ra 8,96 lít hh khí (đktc) có tỉ khối so với H2 là 8. Thể tích O2 (đktc) cần để đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y là A. 22,4 lít. B. 67,2 lít. C. 26,88 lít. D. 33,6 lít. Câu 49: Tiến hành các thí nghiệm sau: (1) Cho dung dịch NaOH vào dung dịch Ca(HCO3)2. (2) Cho dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch CuCl2 (3) Sục khí H2S vào dung dịch FeCl2. (4) Sục khí NH3 tới dư vào dung dịch AlCl3. (5) Sục khí CO2 tới dư vào dung dịch NaAlO2 (hoặc Na[Al(OH)4]). (6) Sục khí etilen vào dung dịch KMnO4. (7) Sục khí H2S vào dung dịch CuCl2 (8) Sục khí clo vào dung dịch NaOH (9) Cho etanal vào dung dịch bacnitrat trong amoniac Sau khi các phản ứng kết thúc, có bao nhiêu thí nghiệm thu được kết tủa? A. 7. B. 4. C. 5. D. 6. Câu 50: Thủy phân hoàn toàn a gam đipeptit Glu-Gly trong dung dịch KOH dư, đun nóng thu được 40,32 gam hỗn hợp muối. Giá trị của a là: A. 24,48 gam. B. 34,5 gam. C. 33,3 gam. D. 35,4 gam. ĐÁP ÁN: 1C 2B 3D 4C 5A 6C 7C 8A 9A 10C 11B 12D 13B 14C 15C 16D 17C 18A 19A 20D 21B 22C 23C 24A 25C 26D 27B 28C 29B 30A 31C 32B 33C 34D 35C 36D 37B 38A 39D 40D 41A 42C 43C 44C 45D 46B 47C 48B 40D 50A 4
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi thử Đại học năm 2013 môn Hóa khối A, B - Trường THPT Trần Nhân Tông (Mã đề 325)
6 p | 285 | 104
-
Đề thi thử Đại học năm 2013 môn Toán khối A - Trường THPT chuyên Quốc học
1 p | 201 | 47
-
Đáp án và đề thi thử Đại học năm 2013 khối C môn Lịch sử - Đề số 12
6 p | 186 | 19
-
Đề thi thử Đại học năm 2013 môn Địa lý (có đáp án)
7 p | 149 | 15
-
Đề thi thử Đại học năm 2013 môn tiếng Anh khối D - Mã đề 234
8 p | 154 | 11
-
Đề thi thử Đại học năm 2014 môn Toán - GV Nguyễn Ngọc Hân
2 p | 119 | 10
-
Đề thi thử Đại học năm 2014 môn Vật lý (Mã đề TTLTĐH 6) - Sở GD & ĐT TP Hồ Chí Minh
8 p | 123 | 10
-
Đáp án đề thi thử Đại học năm 2013 môn Ngữ văn khối C, D
3 p | 143 | 9
-
Đề thi thử Đại học năm 2013 môn Ngữ văn khối C, D
3 p | 134 | 9
-
Đề thi thử Đại học năm 2014 môn Vật lý (Mã đề TTLTĐH 8) - Sở GD & ĐT TP Hồ Chí Minh
9 p | 109 | 5
-
Đề thi thử Đại học năm 2015 môn Toán - Đề số 16
8 p | 110 | 4
-
Đề thi thử Đại học năm 2015 môn Toán - Đề số 17
8 p | 101 | 4
-
Đề thi thử Đại học năm 2015 môn Toán - Đề số 28
1 p | 77 | 3
-
Đề thi thử Đại học năm 2015 môn Toán - Đề số 29
1 p | 80 | 3
-
Đề thi thử Đại học năm 2015 môn Toán - Đề số 30
1 p | 76 | 3
-
Đề thi thử Đại học năm 2015 môn Toán - Đề số 20
9 p | 99 | 2
-
Đề thi thử Đại học năm 2015 môn Toán - Đề số 22
9 p | 67 | 2
-
Đề thi thử Đại học năm 2015 môn Toán - Đề số 25
9 p | 94 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn